Hôm nay,  

Giải Bóng Đá “khổ Lạ”

29/06/200500:00:00(Xem: 108834)
Người viết: VẠN THÀNH
Bài số 774-1353-199-vb2062705

Tác giả Vạn Thành, trước khi lên đường vượt biên, là một huấn luyện viên bóng tròn tại Việt Nam, sau này gọi là bóng đá. Năm 1990, ông cùng gia đình tới định cư tại tiểu bang Iowa, thuộc miền Trung nước Mỹ. Đây cũng là vùng bộ môn bóng đá rất thịnh hành. Sau đây là bài viết của ông kể chuyện về các giải bóng đá tại địa phương.
*

Trên đường vào nước Mỹ, gia đình chúng tôi đã trải qua những điều cơ cực tại trại tị nạn bên xứ Phi Luật Tân. May thay, sau sáu tháng học tại Phillipine, vào mùa hè 1990, chúng tôi tới định cư tại thành phố Davenport thuộc tiểu bang Iowa.
Đây là một trong bốn thành phố nằm sát con sông Mississippi nổi tiếng của xứ sở Hoa Kỳ. Bên kia sông là hai thành phố của tiểu bang Illinois và bên này là hai của Iowa gọi chung là Quad City.
Tiểu bang Iowa thuộc miền Trung nước Mỹ có 4 mùa, vào mùa hè cây cỏ xanh tươi, bông hoa đua nở. Tại Daveport, trường học nào cũng có sân bóng đá, sân Tennis, sân nào cũng được chăm sóc thật đẹp. Vốn là huấn luyện viên tại Sài Gòn, khi gặp lại cái sân bóng đá, tôi thấy mình như cá gặp nước.
Trước khi được vào đất Mỹ, tôi đãù đinh ninh là từ nay mình sẽ không bao giờ có cơ hội trở lại sân cỏ, dù chỉ là để làm khán giả, và nhứt là gặp lại những cầu thủ trẻ Việt Nam và các cộng đồng khác. Vậy mà tại vùng chúng tôi định cư, tình hình khác hẳn.
Tại miền trung Hoa Kỳ, cộng đồng Việt định cư không đông, các cửa tiệm Việt cũng không nhiều, nhưng hầu như tất cả cư dân Việt tại đây đều hết lòng cổ võ phong trào bóng đá. Nhờ đó mà việc tuyển chọn cầu thủ lập các đội bóng diễn ra rất vui vẻ. Mỗõi cuối tuần, khi có tổ chức những trận đấu giao hữu hay tranh giải là cầu thủ thân nhân hay cửa tiệm người Việt đều ủng hộ và khích lệ. Bóng đá trở thành đề tài chung được bàn tán. Đi tới đâu dân bóng đá cũng được hỏi thăm hôm qua thắng bại ra sao"
Mùa he,ø từ tháng sáu đến tháng mười một, được coi là mùa bóng đá rất sôi nổi. Mỗi cuối tuần đều có các trận thi đấu với đội bạn như thành phố Chicago, Des Moines hơi xa tí là Kansas City, Omaha.


Thường thì trong một mùa bóng đá có hai giải, một là của Davenport chúng tôi, hai là giải do Des Moine tổ chức. Mỗi giải như vậy thì phải có từ 6 tới 12 đôi tham dự, cho nên một khi tham dự giải là chúng tôi phải chuẩn bị, đóng lệ phí cho ban tổ chức, lo ẩm thực trong ngày và di chuyển lên đó khoảng bốn tiếng đồng hồ xe chạy.
Với tư cách là huấn luyện viên, phần vụ của tôi là dẫân dắt đội bóng đi tham dự các trận đấu giao hữu hay tranh giải.
Bình thường, cứ mùa hè là các đội bóng đá gặp nhau đấu giao hữu. Hai đội đấu với nhau một trận trên sân nhà rồi một trận trên sân bạn. Mỗi trận trong vòng 150 phút tức một tiếng ba mươi phút mà thôi.
Tiếp theo đó là các trận đấu tranh giải (tournament) có từ sáu đến mười hai thành phố tham dự. Thường là những đội bóng đá như Chicago, Des Moine, Davenport, Kansas City, Cedar Rapid, Iowa City, Omaha, Nebraska..v..vv đặc biệt là phải giải quyết trong vòng một ngày, như vậy có khi cầu thủ phải đá bốn trận trong một ngày hoặc ba hay là hai trận.
Càng vô sâu vòng chung kết càng khổ sở, sở dĩ có nạn này là vì ở miền Trung nước Mỹ này (Mid West) không có thời gian, ngoài ngày Chủ Nhật, hơn nữa di chuyển cũng đã từ sáu đến tám tiếng đồng hồ xe chạy nên mỗi khi tranh giải về là hầu như toàn bộ đều mềm nhũn hết, và ngày hôm sau không ai đi làm nổi, và cũng nhiều người bệnh luôn. Vì từ trận thứ hai trở đi là kiệt sức rồi, cho nên đội nào cũng thay người khoảng 15 phút đá.
Quý vị xem đá ba tiếng đồng hồ trên sân, hay là có bớt giờ lại cũng hai tiếng rưỡi, làm sao chịu nổi. Đôi khi chính tôi là ngươìi chịu trách nhiệm cũng muốn trốn để có chút sức lực trở lại, nói chi đến cầu thủ. Cho nên trong khi tranh giải đủ đều lo lắng sợ cầu thủ không đủ sức, sợ trốn nằm nghỉ đâu đó, ôi đủ thủ chuyện, nào là đấm bóp bắp thịt, rồi dùng nước uống hoặc thức ăn cho tiêu hoá dễ, và cứ thế rồi chung cuộc vẫn đến.
Ấy thế mà vùng này, họ thích thế vì họ mến thể thao, nhất là bóng đá Việt Nam cũng bởi không còn giải pháp nào hết. Nếu mình muốn chơi bóng đá, nhứt là bóng đá tranh giải, và đây là do các cộng đồng bạn gây nên, chấp nhận thôi, nhứt là cộng đồng Lào, cứ tổ chức, và toàn vùng cứ đưa đội đi dự giải, như vậy các bạn có thấy lạ không, nhưng đại đa số người thích bóng đá không thấy lạ chuyện khó tin nhưng có thật. Cho nên tôi đặt tên giải bóng đá này là giải bóng đá Khổ Lạ.

Vạn Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,703,909
Tác giả hiện đang giảng dạy Việt ngữ Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside). Bà thường xuyên tham gia sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là góp phần duy trì văn hoá và ngôn ngữ Việt. Viết Về Nước Mỹ 2017, bà nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những tác giả góp phần phát triển chữ Việt, văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Ông đã đoạt giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 18. Bài mới nhất của ông được đăng 2 kỳ. Sau đây là phần kết.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của tác giả viết nhân Ngày Lễ Vu Lan năm nay.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu và hiện vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước năm 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, ông đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, tác giả về hưu tại Riverside, Nam California.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Bài mới của ông viết về lễ cưới của hai con Cúc Phương và Quang Nhật. Lễ cưới được tổ chức tại Texas 19/8/2017, kế cận mùa bão lụt.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết về nước Mỹ của Ngọc Anh cho năm thứ 18 là chuyện Bắc Houston, nơi cô đang sống, Tháng 8, 2017
Sau lớp tập cuối cùng trong ngày Thứ Sáu, Châu ngỏ lời mời vợ chồng Phong ra ngoài dùng cơm tối. Phong muốn thoái thác nhưng Châu nói nhân dịp sinh nhật của hắn; hơn nữa, hắn cũng muốn mượn cơ hội này để thảo luận với chàng về lời đề nghị mai mối mấy tuần trước.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà,
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016)
Nhạc sĩ Cung Tiến