Hôm nay,  

Giải Bóng Đá “khổ Lạ”

29/06/200500:00:00(Xem: 108810)
Người viết: VẠN THÀNH
Bài số 774-1353-199-vb2062705

Tác giả Vạn Thành, trước khi lên đường vượt biên, là một huấn luyện viên bóng tròn tại Việt Nam, sau này gọi là bóng đá. Năm 1990, ông cùng gia đình tới định cư tại tiểu bang Iowa, thuộc miền Trung nước Mỹ. Đây cũng là vùng bộ môn bóng đá rất thịnh hành. Sau đây là bài viết của ông kể chuyện về các giải bóng đá tại địa phương.
*

Trên đường vào nước Mỹ, gia đình chúng tôi đã trải qua những điều cơ cực tại trại tị nạn bên xứ Phi Luật Tân. May thay, sau sáu tháng học tại Phillipine, vào mùa hè 1990, chúng tôi tới định cư tại thành phố Davenport thuộc tiểu bang Iowa.
Đây là một trong bốn thành phố nằm sát con sông Mississippi nổi tiếng của xứ sở Hoa Kỳ. Bên kia sông là hai thành phố của tiểu bang Illinois và bên này là hai của Iowa gọi chung là Quad City.
Tiểu bang Iowa thuộc miền Trung nước Mỹ có 4 mùa, vào mùa hè cây cỏ xanh tươi, bông hoa đua nở. Tại Daveport, trường học nào cũng có sân bóng đá, sân Tennis, sân nào cũng được chăm sóc thật đẹp. Vốn là huấn luyện viên tại Sài Gòn, khi gặp lại cái sân bóng đá, tôi thấy mình như cá gặp nước.
Trước khi được vào đất Mỹ, tôi đãù đinh ninh là từ nay mình sẽ không bao giờ có cơ hội trở lại sân cỏ, dù chỉ là để làm khán giả, và nhứt là gặp lại những cầu thủ trẻ Việt Nam và các cộng đồng khác. Vậy mà tại vùng chúng tôi định cư, tình hình khác hẳn.
Tại miền trung Hoa Kỳ, cộng đồng Việt định cư không đông, các cửa tiệm Việt cũng không nhiều, nhưng hầu như tất cả cư dân Việt tại đây đều hết lòng cổ võ phong trào bóng đá. Nhờ đó mà việc tuyển chọn cầu thủ lập các đội bóng diễn ra rất vui vẻ. Mỗõi cuối tuần, khi có tổ chức những trận đấu giao hữu hay tranh giải là cầu thủ thân nhân hay cửa tiệm người Việt đều ủng hộ và khích lệ. Bóng đá trở thành đề tài chung được bàn tán. Đi tới đâu dân bóng đá cũng được hỏi thăm hôm qua thắng bại ra sao"
Mùa he,ø từ tháng sáu đến tháng mười một, được coi là mùa bóng đá rất sôi nổi. Mỗi cuối tuần đều có các trận thi đấu với đội bạn như thành phố Chicago, Des Moines hơi xa tí là Kansas City, Omaha.


Thường thì trong một mùa bóng đá có hai giải, một là của Davenport chúng tôi, hai là giải do Des Moine tổ chức. Mỗi giải như vậy thì phải có từ 6 tới 12 đôi tham dự, cho nên một khi tham dự giải là chúng tôi phải chuẩn bị, đóng lệ phí cho ban tổ chức, lo ẩm thực trong ngày và di chuyển lên đó khoảng bốn tiếng đồng hồ xe chạy.
Với tư cách là huấn luyện viên, phần vụ của tôi là dẫân dắt đội bóng đi tham dự các trận đấu giao hữu hay tranh giải.
Bình thường, cứ mùa hè là các đội bóng đá gặp nhau đấu giao hữu. Hai đội đấu với nhau một trận trên sân nhà rồi một trận trên sân bạn. Mỗi trận trong vòng 150 phút tức một tiếng ba mươi phút mà thôi.
Tiếp theo đó là các trận đấu tranh giải (tournament) có từ sáu đến mười hai thành phố tham dự. Thường là những đội bóng đá như Chicago, Des Moine, Davenport, Kansas City, Cedar Rapid, Iowa City, Omaha, Nebraska..v..vv đặc biệt là phải giải quyết trong vòng một ngày, như vậy có khi cầu thủ phải đá bốn trận trong một ngày hoặc ba hay là hai trận.
Càng vô sâu vòng chung kết càng khổ sở, sở dĩ có nạn này là vì ở miền Trung nước Mỹ này (Mid West) không có thời gian, ngoài ngày Chủ Nhật, hơn nữa di chuyển cũng đã từ sáu đến tám tiếng đồng hồ xe chạy nên mỗi khi tranh giải về là hầu như toàn bộ đều mềm nhũn hết, và ngày hôm sau không ai đi làm nổi, và cũng nhiều người bệnh luôn. Vì từ trận thứ hai trở đi là kiệt sức rồi, cho nên đội nào cũng thay người khoảng 15 phút đá.
Quý vị xem đá ba tiếng đồng hồ trên sân, hay là có bớt giờ lại cũng hai tiếng rưỡi, làm sao chịu nổi. Đôi khi chính tôi là ngươìi chịu trách nhiệm cũng muốn trốn để có chút sức lực trở lại, nói chi đến cầu thủ. Cho nên trong khi tranh giải đủ đều lo lắng sợ cầu thủ không đủ sức, sợ trốn nằm nghỉ đâu đó, ôi đủ thủ chuyện, nào là đấm bóp bắp thịt, rồi dùng nước uống hoặc thức ăn cho tiêu hoá dễ, và cứ thế rồi chung cuộc vẫn đến.
Ấy thế mà vùng này, họ thích thế vì họ mến thể thao, nhất là bóng đá Việt Nam cũng bởi không còn giải pháp nào hết. Nếu mình muốn chơi bóng đá, nhứt là bóng đá tranh giải, và đây là do các cộng đồng bạn gây nên, chấp nhận thôi, nhứt là cộng đồng Lào, cứ tổ chức, và toàn vùng cứ đưa đội đi dự giải, như vậy các bạn có thấy lạ không, nhưng đại đa số người thích bóng đá không thấy lạ chuyện khó tin nhưng có thật. Cho nên tôi đặt tên giải bóng đá này là giải bóng đá Khổ Lạ.

Vạn Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,339,779
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Thụy Nhã, sinh năm 1980, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, khi vừa học vừa làm “full time job” tại trạm kiểm soát hành khách trong phi trường Salt Lake City. Năm 2001, khủng bố cướp phi cơ tấn công nước Mỹ, cô viết “Check Point, Những Ngày Ta Mất Nhau” và nhận giải bán kết Vinh Danh Tác Phẩm. Bẩy năm sau, cô nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2008, với bài “Chuyện của Cây Vông”. Tác giả tốt nghiêp cử nhân ngành tâm lý học và đã hoàn tất chương trình thạc sĩ (master) ngành điều dưỡng, chuyên về AGNP, hiện làm việc tại một bệnh viện và là cư dân Nam California. Bài sau đây, chuyện từ một dòng suối trên cao nguyên miền Nam tới Bolsa Chica, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 194, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Bài trước đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Sau đây là bài tiếp.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới, về chương trình Hospice cung cấp cho người bệnh trong tình trạng chờ mãn phần, không phân biệt tuổi tác, tình trạng gia đình hay lợi tức.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông tiếp tục làm thơ và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên.
Nhạc sĩ Cung Tiến