Hôm nay,  

Ba Tôi: Father’s Day Và Ngày Quân Lực

19/06/200500:00:00(Xem: 118839)
Người viết: DƯƠNG THỊ SỚM MAI
Bài số 771-1350-196-vb8061905

“Tôi nhìn tờ lịch, "Father's day" năm nay cũng là ngày Quân lực 19 tháng 6.” Trong bài viết về nước Mỹ đầu tiên, tác giả Dương Thị Sớm Mai viết vậy, khi kể về người cha thân yêu của bà. Bài viết sau đây gồm 3 phân đoạn, được chuyển tới từ một địa chỉ email mang tên “Sao Mai.” Mong tác giả bổ túc sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc. Và xin ghi chú thêm: Tác giả Dương Thị Sớm Mai của bài viết này hoàn toàn khác với Lê Thị Sớm Mai, người viết về ba nhân vật Aung San Suu Kyi, Condoleezza Rice và Yuliya Tymoshenko trong loạt bài “Nữ Lưu Năm Dậu” đăng trong báo xuân Việt Báo Tết Ất Dậu, 2005.
*

Đứa con gái nằm bên cạnh lay tôi dậy: "mommy, mommy, you’re talking". Tôi còn dạ dạ thêm vài tiếng trong giấc mơ rồi mới giương mắt ra nhìn con, gục gặc đầu: "okay, okay!" cho con bé yên tâm là tôi đã tỉnh.
Còn hai ngày nữa là giỗ má tôi. Tôi cũng đã định hôm ấy sẽ ở nhà nấu mâm cơm chay cúng mẹ. Tôi gởi tiền về VN cho đứa em út cúng 100 ngày cho Ba, và làm giỗ cho má tôi từ cả tháng nay. Tôi mới vừa nằm mơ, thấy Ba tôi đang đứng trước bàn Phật, thắp hương. Mừng lắm, tôi la lớn : “Ba!" Ba tôi thắp xong nén hương, bước qua bàn thờ ông bà, ba tôi quay lại hỏi: “về có mua cái gì cúng không"" , tôi trả lời: "dạ có". Vừa lúc đứa con gái lay tôi tỉnh dậy.
Nhìn đồng hồ trên bàn cạnh giường chỉ hai giờ sáng. Tôi trằn trọc, quay qua quay lại không dỗ tiếp được giấc ngủ. Nằm thao thức đến gần sáng, tôi nhớ Ba tôi rồi nước mắt rưng rưng ướt gối.
Mùa hè năm ngoái tôi định không về Việt Nam. Nhưng rồi đứa em út điện qua cho hay Ba tôi bịnh nặng. Nhận tin buổi sáng, là tối hôm đó chị tôi lập tức lên máy bay về VN gấp, mặc dù chị tôi vừa từ VN trở lại Mỹ mới được hơn hai tuần . Ít ngày sau anh em tôi cũng lên đường.
Về đến nhà, nghe chị tôi kể, mấy hôm nay ngồi nhìn Ba nằm mê man trên giường mà chị tôi khóc suốt ngày. Mới tháng trước chị tôi từ Mỹ về lo cúng giỗ năm thứ ba cho Má tôi. Lúc đó Ba vẫn còn khỏe , chị tôi mới yên tâm trở lại Mỹ. Hai ngày nay, anh em tôi về đến nhà, ba tôi vẫn khi mê khi tỉnh. Có đôi lúc tỉnh, anh chị tôi đỡ Ba tôi ngồi dậy. Chị tôi hỏi ba có nhìn ra ai đây không" Đôi mắt Ba tôi nhìn xa vắng rồi nói tên một người hàng xóm rất xa xưa.
Anh chị tôi quỳ dưới chân Ba tôi mà khóc nức nở. Anh tôi là đứa con trai được Ba Má tôi cưng nhất nhà hồi còn nhỏ, mà lúc nầy Ba tôi nhìn không ra, dù anh tôi mới về thăm Ba cách đây hai năm.
Tôi ngồi bên cạnh, mân mê cánh tay của Ba nhưng tôi không khóc. Có điều gì đó khiến tôi không tin là Ba tôi sẽ ra đi. Tôi tỉnh bơ. Hình như tôi suy nghĩ rằng còn nhìn thấy Ba là tôi còn hạnh phúc. Ba có nhận ra lũ con không, tôi không quan tâm. Trong lúc anh, chị, và các em tôi quây quần chung quanh Ba ai cũng ràn rụa giọt ngắn, giọt dài thì tôi ôm Ba rồi chọc cười.
Thế đó, qua cơn mê man, ít ngày sau Ba tôi tỉnh hẳn, nhận ra lũ chúng tôi từ Mỹ về. Ba tôi lo lắng cho chị tôi vừa mới ở đây sao nay thấy về nữa" Nghỉ hoài không sợ mất việc sao" Ba tôi hỏi anh tôi về có một mình, còn thằng cháu nội đâu" Chị tôi mang cuốn album hình của gia đình ra, chỉ tấm ảnh lúc Ba còn trẻ khen: "ông ngoại đẹp trai quá chừng". Ba tôi gật đầu cười. Con gái tôi: " wow, ông ngoại was so cool!”.
Một buổi tối sau khi giăng mùng và ngồi thoa chân cho Ba tôi, thình lình Ba tôi ngẩng dậy hỏi chuyện nhà tôi. Gia đình tôi đang đi vào một ngả rẽ lớn, và sắp tan vỡ. Từ bao nhiêu năm nay, anh em trong nhà tôi đều biết chuyện, tuy nhiên không ai đem kể một lời nào cho Ba tôi nghe. Ba tôi cứ an tâm là tôi vẫn sống yên lành và hạnh phúc.
Thế rồi một hôm: “Thấy ba vui, với lại biết chuyện ly dị của chị gần xong rồi, em mới nói thiệt cho Ba nghe. Ai dè nghe xong Ba buồn quá. Bỏ ăn, bỏ ngủ mấy ngày. Em hối hận vô cùng. Biết vậy em đâu có kể". Đó là lời con em út tôi "tự thú“ khi điện thoại cho tôi trước đây.
Buổi tối hôm ấy Ba hỏi "nghe nói tụi bây ở bển ly dị hả", tôi đành thú thật. Ba tôi lắc đầu, ánh mắt chứa đầy niềm thất vọng. Khó khăn lắm Ba tôi mới nói được ít lời, toàn những lời dồn hết tình thương và lo lắng cho con gái tôi. Ba tôi nói: " Sao vậy con" có gì tới phải bỏ nhau" vợ chồng bỏ nhau, chỉ nghĩ cho mình, nhưng mà rồi đứa con lãnh hết. Tội nó quá. Cả đời tao với Má mầy làm gì cũng chỉ suy nghĩ tới con cái. Tính lại đi con. Đừng có để cho con mầy nó khổ".
Miệng tôi cười để cho Ba yên lòng, mà hai dòng nước mắt chảy không ngăn được. Liền sau đó tôi hứa với Ba, và dứt khoát quyết định thật nhanh: "ba đã nói như vậy, trở về bển con sẽ hủy hết giấy tờ. Ba yên chí, con hứa không làm gì cho Ba buồn. Con hứa".
Ngay khi nói những lời đó, chính vì tôi suy nghĩ, ba đứa tụi tôi về nhà cả tuần nay, Ba không tỉnh. Anh tôi, chị tôi khóc hết nước mắt, Ba vẫn nằm thiêm thiếp. Chừng tỉnh dậy, Ba chỉ lo lắng hỏi han mẹ con tôi. Ngày xưa nuôi con, Ba lo cho đàn con. Ngày nay con của Ba nuôi cháu, Ba lại chuyền tình thương đó xuống cho cháu. Ba toàn nghĩ tới người khác. Ba không đòi hỏi một điều gì cho Ba.
Ba tôi nói đúng, có lẽ tôi đã chỉ lo cho riêng tôi khi muốn thoát ra những lụy phiền của cuộc sống, mà quên rằng cả cuộc đời dài của con gái tôi rồi sẽ như thế nào, khi tương lai nó không được nuôi dưỡng bằng tình thương của cha lẫn mẹ như anh em chúng tôi đã được hưởng.
*
5 tuần lễ ở nhà với Ba tôi và anh em, có những lúc buồn nhưng tôi không khóc. Thế mà lúc ngồi trên phi cơ, hình ảnh Ba hiện ra, tôi lau hoài mà nước mắt không ngưng.
Tôi nhớ Ba tôi vô cùng. Từ bên nầy đại dương tôi gọi điện thoại về thăm Ba hàng tuần. Lần nào nghe được giọng Ba tôi, tôi thấy lòng vui và hạnh phúc. Tôi đã dự tính hè năm nầy lại sẽ về thăm Ba. Nhưng rồi chưa hết mùa đông. Ngay sau ngày Giáng Sinh, cùng một tin với thiên tai Tsunami.
Buổi sáng sớm ngày 26 tháng 12 thằng cháu gọi điện thoại cho hay Ba tôi mất. Đứa con gái còn ngủ nướng trên giường, nghe tin buồn và biết trước rằng tôi không chịu đựng nổi, con bé tung mền nhào đến ôm tôi rồi thỏ thẻ: "Mommy, mommỵ Mẹ có muốn đi VN thăm ông ngoại thì mẹ đi đi. Con ở đây đi học and I’ll be good. "
Tôi đứng nhìn tấm ảnh Ba trên bàn thờ mà tôi tưởng như đang ở cạnh Ba, mân mê cánh tay và đang kể chuyện cho Ba tôi nghe, gần gũi.
Từ nhỏ tôi vẫn tôn thờ Ba là thần tượng. Cho đến bây giờ cũng chỉ một mình Ba là thần tượng của tôi thôi. Tôi đã từng "tuyên bố " với bạn bè cũ của tôi rằng: “Trong cuộc đời mình, hai người đàn ông tôi yêu thương nhất, tôn thờ nhất, là Ba và anh tôi. Tôi nói câu nầy có vẻ tuyệt đối quá, cho nên mấy con bạn gái trề môi: “đồ .. cận ". Có đứa xỉ mặt tôi: "mầy quơ đũa cả nắm. Còn bao nhiêu đàn ông đáng tôn thờ, đâu phải mình ba với anh mầy"". Đám con trai không dám phản đối vì Ba tôi là người lớn. Với lại từ những ngày còn đi học, đứa nào cũng ngán Ba tôi khi tới nhà chơi. Vậy mà cũng có tên lắc đầu: “nghe bà nói như đinh đóng cột là trên đời nầy bà chỉ phục có Ba và anh bà, tui nghe mà buồn quá. "


*
Tôi nhìn tờ lịch, "Father's day" năm nay cũng là ngày Quân lực 19 tháng 6.
Tôi muốn viết về Ba tôi, Father's day, như một nén hương thắp trên bàn thờ Ba mỗi tối. Như một lời của đứa con gái mất cha thì thầm với Ba mỗi sáng trước khi đi làm, và mỗi chiều khi tôi trở về.
Ngày quân lực 19 tháng 6 tôi muốn viết về Ba tôi với ngưỡng mộ những người lính VNCH đã hy sinh để giữ gìn đất nước. Mặc dù Ba tôi không trực tiếp cầm súng ra chiến trường như những người lính chiến đấu. Mặc dù Ba tôi không tuẫn tiết ngày miền Nam sụp đổ như những vị tướng trung liệt khác, nhưng Ba tôi đã nuôi dưỡng chúng tôi không chỉ bằng mồ hôi, mà còn bằng máu của ông, cũng như những người lính chiến đấu đã đem máu xương mình để bảo vệ nửa phần đất nước. Ba tôi có một tấm lòng trung kiên, đã nêu một tấm gương sáng cho đàn con noi theo để sống.
Ba tôi là mẫu người rất ít nói, it' đùa. Hồi còn nhỏ, tôi nhớ, trong nhà mỗi lần mà nghe có tiếng Ba tôi nói chuyện, ngoại tôi nói: "Ông Cọp mở miệng".
Ngoại tôi kể có một lần bà gây gì đó với Ba tôi. Từ đầu tới cuối Ba tôi ngồi im thin thít không hé môi một chữ. Ngoại tôi giận quá, lại đấm thình thịch vô ngực Ba tôi, biểu Ba tôi nói cái gì chứ ngồi nín thinh, bộ khinh người hả. Ba tôi vẫn không nói tiếng nào. Đợi ngoại tôi "quê" quá, tự nhiên bà phải nín. Trong nhà có gây gổ gì với Má tôi cũng thế, toàn là Má tôi độc diễn. Hễ Má tôi ngồi "nhai“ ở nhà sau thì Ba tôi thả bộ ra nhà trước. Má tôi đuổi theo ra nhà trước hát tiếp thì Ba tôi tàn tàn bỏ xuống lầu. Ba tôi lý luận rằng: "người nầy nói một tiếng, người kia nói một tiếng, nói qua nói lại có hồi nói bậy. Làm thinh cho xong. Nói riết hồi mỏi miệng thì nín ".
Từ nhỏ và cho đến bây giờ, chúng tôi không biết rõ Ba tôi làm nghề gì. Hồi còn bé hỏi thì Ba bảo Ba làm tuỳ phái. Lớn lên hỏi thì Ba bảo ba làm công chức. Đến năm Mậu Thân, lúc Việt cộng đã vào tới Chợ lớn, Ba tôi không ngủ ở nhà. Mỗi tối Ba chở tôi và đứa em út về nhà nội ngủ, vì nhà nội tôi ở sát bót cảnh sát. Rồi một buổi sáng Má tôi về nhà nội rất sớm, để cho Ba tôi hay đừng nên về nhà, cả ban ngày. Vì đêm hôm trước một lũ Việt cộng nằm vùng lục soát nhà, tìm Ba tôi. Lúc đó nhà tôi đang cho những người tỵ nạn từ miệt Rạch Cát, Phú Định ra ở rất đông, nên nửa đêm Việt cộng gõ cửa xét nhà. Lợi dụng lúc chúng vừa mới vào, Má tôi thoát ra cửa hông sang ngủ nhờ nhà hàng xóm.
Ba tôi đi làm ở đâu chúng tôi cũng không biết. Sau nầy lớn lên, nghe Ba tôi nói: "Việt cộng đi hỏi già về nhà hỏi trẻ. Muốn rộng đường đi tới đi lui, không nên nói gì cho trẻ con biết".
Bây giờ tôi không nhớ rõ, nhưng tôi nhớ một lần nghe Ba tôi nói chuyện với khách. Ba tôi kể, một buổi chiều, đã 6 giờ tối, Ba tôi còn một mình một xe ở tuốt Tây Ninh. Hôm ấy Ba tôi đi "ăn đám cưới việt cộng" mà ở nhà mẹ con tôi không ai hay biết. Trong bữa tiệc cưới ngồi nhìn quanh nhìn quất chỉ có "thằng đàn em đi theo là người của mình". Buổi sáng hôm đó đi làm Ba tôi không dám cho Má tôi biết sợ ở nhà Má tôi lo. Ba nói đêm đó mà bỏ xác trong khu tụi nó thì vợ con cũng không hay biết. Nghe Ba kể lại mà tôi thương Ba tôi vô ngần.
Kỳ Tết Mậu Thân đợt tháng 5, Ba tôi muốn tránh phải "chăn" chị em tôi, vì phải chở chúng tôi đi ngủ nhờ nay nhà người nầy, mai nhà người khác và Ba tôi còn phải vô sở. Ba tôi bàn với Má đưa chị em tôi về quê ngoại tôi ở Long Hải. Về đó ở cũng gặp "giặc".
Buổi trưa đang giờ cơm trong nhà, thì nghe có tiếng mở nắp lu nước bên hè. Tôi theo bà tôi bước ra coi. Gặp một người mà thoạt nhìn tôi tưởng là lính quốc giạ Anh ta mặc quần lính với chiếc áo sơ- mi trắng ngắn tay, chân mang dép. Bà tôi lắc đầu ra dấu: "mấy ổng". Bà tôi hỏi: "quýnh ở đâu vậy chú em"" - "Đụng mấy ổng trong núi, bắn dữ quá". Nói xong, uống ngụm nước, và anh chàng "giải phóng " biến mất.
Chừng độ xế chiều đang ngồi trong nhà thì một nhóm lính từ xa đang trên đường rẽ vào nhà ngoại tôi. Má tôi buớc ra chào. Có một vị sĩ quan bước vào nhà hỏi thăm. Nhìn thấy lính, tự nhiên Má tôi khóc ròng. Tôi đứng sát bên chưng hửng. Làm như gặp được phe ta, Má tôi mừng vì cảm thấy an toàn. Má tôi kể tình hình trên nhà và về đây trốn mấy ổng mà cũng không khỏi. Ngoại tôi mang tấm hình nhỏ của Ba tôi ra chỉ "thằng nầy là rể tui, là cha của đám nầy đây". Ôi tôi hãnh diện vì Ba tôi biết bao nhiêu. Bà tôi kể dưới nầy cứ mỗi lần gặp lính mình ghé vô là bà tôi mang hình Ba tôi ra khoe.
Năm 1974, anh tôi thi đậu Tú Tài, Má tôi thúc Ba tôi tìm đường lo cho anh tôi đi du học. Ba tôi không chịu, còn xúi anh tôi đi lính. Ba tôi nói giặc giã vầy đi đâu. Ba tôi động viên anh tôi nộp đơn lên Võ Bị Đà Lạt. Ba tôi nói làm trai cho đáng nên trai. Bỏ đi hết ai đánh giặc. Má tôi kể công, đẻ con trai ra rồi đẩy cho nó đi lính, cho mau chết hả. Ba tôi hỏi: “Bộ ai đi lính cũng chết hay saỏ". Ba má tôi cứ thế mà gây nhau .
Cả đời tôi chỉ thấy Ba tôi khóc hai lần. Một lần đầu tiên ngày 30 tháng 4, khi Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng. Lần thứ hai ngày bà nội tôi mất.
Buổi trưa ngày 30 tháng 4 đứng nhìn Ba tôi khóc mà tôi thật ngỡ ngàng. Thế mới biết Ba tôi thiết tha với đất nước dường nào! Tôi chưa từng thấy Ba đau khổ, tức tưởi như thế bao giờ.
Nhìn mấy người trẻ tuổi đeo băng đỏ, cầm súng đi dưới đường, Ba tôi nghẹn ngào trong nước mắt: "Tụi bây có làm gì cũng ráng nhớ một điều. Ba đã góp phần trong việc tạo dựng hai nền Đệ nhứt và đệ nhị Cộng Hòa để bảo vệ tự do dân chủ ở xứ nầy. Đừng bao giờ phản bội đất nước. Đừng bao giờ phản bội những người lính đã nằm xuống. Thiệt đau lòng quá! Bao nhiêu quân lính hy sinh, chỉ một lệnh đầu hàng, trở thành vô nghĩa hết. Tụi bây phải ghi nhớ, ngày nầy là ngày mất nước, không phải giải phóng, giải phiếc gì hết. Việt cộng vô rồi thì trước sau gì cũng chết. Chưa biết chết cách nào đây thôi".
Nghe mà tôi không hiểu "đệ nhứt và đệ nhị Cộng Hòa" có nghĩa gì.
Suốt mấy ngày liền, Ba tôi không ăn một hạt cơm. Ba tôi đã ít nói, những ngày đó Ba tôi càng không nói tới ai. Tôi không biết Ba tôi suy nghĩ gì. Chỉ nghe Ba tôi nói ông Thiệu ra đi, còn để lại một câu đúng hơn bất cứ lúc nào "đất nước còn, còn tất cả. Đất nước mất, mất tất cả". Nói chuyện, không bao giờ Ba tôi kêu: "ngày giải phóng". Ba tôi vẫn bảo: "sau ngày mất nước" hoặc " sau ngày 30 tháng 4 ".

Kỳ tới: Ba tôi bị bắt giam
DƯƠNG THỊ SỚM MAI

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,263,648
Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN. Sau 30.4.1075: giáo viênVật Lý - Q.10 -Tp HCM – VN. Theo chồng và 3 con gái đi Mỹ diện HO năm 1999, định cư tại Chicago-IL-USA. Đây là bài viết đầu tiên tham dự VVNM. Mong tác giả tiếp tục gửi bài
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Mùa hè, 16 tháng 9, ngày quân lực VNCH. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Ông sinh năm 1939. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang. Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị bắt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư tại Houston, Texas. Sau đây là hồi kết bài viết mới nhất của ông về những mùa hè khó quên.
Mùa hè, 19 tháng 6, ngày quân lực VNCH. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Ông sinh năm 1939. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH. Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang. Ra tù 1984. Vượt biên 1986. Bị bắt giam ở nông trường dừa 30/04, tỉnh Trà-vinh. Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989. Tháng 05/1993 định cư tại Houston, Texas. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Đây là bài viết mới nhân mùa bóng đá.
Tác giả Phan là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư gửi kèm bài tác giảviết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau đây là bài viết thứ hai của cô.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng, sinh năm 1975, qua Mỹ định cư năm 1992. Từ năm 2000-2005 hành nghề dược sĩ (Consultant Pharmacist), sau đó trở lại học và tốt nghiệp Y Khoa. Nghề nghiệp hiện tại là Physician tại thành phố Chicago, tiểu bang Illinois.
Nhạc sĩ Cung Tiến