Hôm nay,  

Trái Tim Thủy Tinh

14/06/200500:00:00(Xem: 135572)
Người viết: HIỀN VY
Bài số 767-1346-192-vb8061205

Hiền Vy là tác giả đã được trao tặng giải thưởng Viết Về Nước Mỹ năm thứ tư, 2004, với bài viết “Bà Cháu,” truyện về quan hệ giữa bà -người “đem bố mày với các bác mày sang đây”- với cháu, thế hệ được sinh và học hành tại Mỹ. Tác giả hiện là cư dân Houston, Texas; la`m việc cho Continental Airlines. Sau đây là bài viết mới nhất của bà.

Lấy xong hành lý, Hiền đi ra phía cửa nơi đến của phi trường Seatle đã thấy Tùng chờ sẵn, nàng mừng rỡ hỏi:
- Tùng chờ lâu không"
- Không lâu lắm, chị mệt không"
- Không, chị ngủ một giấc gần 3 tiếng đồng hồ trên máy bay rồi.
- Chị đói không, mình đi ăn nhé"
- Tùng cần ăn thì chị đi cùng, chứ khuya rồi, chị không ăn nữa đâu.
- Mới tám giờ mà khuya gì"
- Bên chị là 11 giờ rồi.
- Ừ nhỉ, em quên. Thôi mình về nhà, em cũng ăn sơ sơ rồi.
- Thu với bé Na khỏe không"
- Mấy hôm nay bé Na hơi bịnh.
- Hai mẹ con bé Na chắc giờ này ngủ rồi"
- Dạ, chắc vậy. À chị, mai em có buổi họp quan trọng nên phải vào sở buổi sáng, mốt thì em ở nhà, chị ở nhà một mình sáng mai nghe, bé Na đi học buổi sáng, Thu lỡ hẹn giúp lớp bé Na từ trước mà không tìm được người thế.
- Được, đừng bận tâm, Tùng! Chị sẽ đi bộ quanh xóm, nhân thể xem nhà cửa trong vùng luôn.
*
Đang nằm theo dõi hơi thở, nghe có tiếng gõ cửa nhè nhẹ, Hiền lên tiếng:
- Chị đây, ai đó"
- Thu. Chị ngủ rồi hả"
- Chưa, Thu vào đi.
Thu hé cửa nhìn vào:
- Chị chưa ngủ thì qua phòng tụi tui coi TV.
- Chị qua liền.
Nói là qua coi TV mà Hiền chỉ ngồi để nghe Thu than vãn. Lâu lâu nàng chêm vào vài chữ, như: vậy hả, ô, vậy sao ...
Cảm nhận được sự giận dữ của Thu, khi kể lại những chuyện đã xẩy ra trong quá khứ, có chuyện đã gần hai mươi năm, chuyện mới thì cũng năm sáu năm, Hiền thương em nhiều hơn. Cứ ôm ấp bao nhiêu sân hận như thế, thì làm sao mà tâm hồn được thảnh thơi!
Trước khi quyết định qua chơi với vợ chồng Tùng, Hiền đã đắn đo, do dự. Biết Thu không mấy ưa mình, nên khi Tùng gọi, mời qua chơi và luôn tiện dạy em nấu ăn chay, vì bác sĩ khuyên Tùng nên ăn nhiều rau đậu, bớt thịt, để lượng mỡ trong máu bớt lại, Hiền hơi ngại. Nhưng với bản tính hiền lành, và thương em, Hiền quyết định đi, mặc cho cô em gái Hà Uyên hăm dọa: “Chị đi thật đấy à" Chị không nhớ bao nhiêu lần bà Thu vu oan giá họa cho chị hả" Chị không nhớ là bả không ưa gì chị sao" Chị không nhớ là bả đã làm chị điêu đứng bao nhiêu phen sao"" Hiền đã cười với Uyên: "Chuyện xưa rồi Uyên à, nhớ làm chi cho nó già người, em! Tùng nhờ, thì chị đi. Thu vui, chị ở chơi vài bữa, không vui, thì chị về ngay." Uyên đã lắc đầu: "Chị thiệt dại, ai la, ai mắng chị cũng không giận. Ai chơi xấu cách mấy, chị cũng tỉnh bơ. Chắc chị tu "tới" rồi. I wish you luck on your trip."
Tiếng Thu tiếp câu chuyện đang nói về ba Thu:
- Tui nói với ổng, thôi thì ổng với tui không hợp, ổng ở nhà ổng, tui ở nhà tui. Bà già tui chết chưa tới hai năm mà ổng đã có bà khác, thì tui thấy ổng là người không tình không nghĩa. Hôm đám giỗ mẹ tui, tui làm cơm cúng, xong tui chụp hình rồi gởi cho ổng với "con mẻ" coi, chứ tui đâu có thèm kêu ổng tới.
Hiền nhìn Thu ái ngại:
- Bác có khỏe không em"
- Tui đâu cần biết, ổng sống hay chết cũng chẳng ăn nhằm gì tới tui.
Hiền yên lặng không dám hỏi gì thêm, sợ làm Thu tức giận khi nhắc tới ông ngoại của bé Na. Thu tiếp:
- Mà chị Hiền, tại sao ông nội con Na đối xử với chị tệ vậy mà tui không bao giờ nghe chị than phiền hết vậy"
Thu cười nhẹ, rồi chậm rãi đáp:
- Cũng có chứ em, nhưng chẳng lợi ích gì hơn, nên chị không than nữa.
- Tui mà như chị là tui chửi cho ổng với mụ vợ ổng te tua luôn. Chứ không họ tưởng mình ngu.
- Thì chị ngu thật chứ đâu cần ai tưởng, em! Khi mà mình biết là mình bị xử tệ, thì mọi việc đã xong rồi. Khi mà mình nghĩ ra được câu để đáp lại, thì mọi người đã tan hàng từ lâu rồi. Bây giờ chị chỉ biết 'chạy' thôi Thu à.
- 'Chạy' là sao"
- Là mình không đủ sức để chống đỡ thì mình trốn. Mình không cho người ta cơ hội để abuse mình nữa.
- Như vậy tức chết"
- Không tức đâu em.
- Sao mà không tức" Bộ chị là thánh là thần gì sao"
- Không, chị có "bùa" em à.
- Ủa, chị có bùa hả " Chị thỉnh bùa ở đâu vậy"
- Chị 'thỉnh' ngoài tiệm sách.
- Chị cứ giỡn hoài, tiệm sách làm gì có bùa! Chị nói đàng hoàng được không"
- Ðược, chị nói đàng hoàng đây. Chị thỉnh cuốn "Nhật Tụng Thiền Môn 2000" về, đọc xong, thấy hay quá nên chị công phu theo trong Kinh dạy, và đó là "bùa" của chị.
- "Nhật Tụng Thiền Môn 2000" là gì"
- Là cuốn Kinh toàn bằng chữ Quốc Ngữ của thầy chị dịch.
- Tui tưởng kinh là phải bằng tiếng Phạn chứ.
- Dạo sau này Kinh bằng tiếng Việt nhiều lắm em. Nhờ đó mà chị hiểu được lời Phật dạy tường tận hơn.
Thu đưa tay che miệng ngáp, rồi nhìn Hiền, nói:
- Ngày mai tui phải vào trường bé Na để phụ cô giáo nó, tui có hỏi cổ hôm qua là chị đi với tui được hông, cổ nói được. Mai chị muốn đi với tui hông"
- Có tiện không em" Chị ở nhà không sao đâu.
- Được mà, chị vô phụ tui làm giúp cổ. Ở nhà một mình làm gì"
*
Thu loay hoay sắp xếp bàn ghế trong lúc Hiền viết tên của học sinh lớp cô giáo Henderson lên tập giấy home work cô giáo để sẵn trên bàn. Hai chị em luôn tay làm hết việc này đến việc khác cho tới giờ ra chơi. Thu nhìn Hiền hỏi:
- Chị khát nước không" Biết chị không uống nước ngọt, em có mang cho chị chai nước lọc đó.
- Cám ơn em.
Hiền nhận chai nước từ tay em, lòng bồi hồi khi nghe Thu thay đổi cách xưng hô. Từ ngày Thu làm vợ Tùng, rất ít khi Hiền nghe Thu nói năng từ tốn, lúc nào Thu cũng ồn ào, có lẽ bản tính người miền Nam như vậy chăng, Hiền vẫn thầm nghĩ như thế, khi Thu mới gia nhập vào gia đình nàng. Lúc đầu, nghe không quen tai, Hiền thấy chướng chướng, nhưng từ từ rồi quen nên sự xưng hô và cách nói chuyện của Thu không còn làm Hiền bận tâm nữa.
Những giọt nước lạnh chảy qua cổ cho Hiền một cảm giác dễ chịu, nàng đang chậm rãi thưởng thức sự mát dịu của nước thì Thu cắt ngang sự yên lặng:
- Chị có muốn ra ngoài đi bộ một chút không"
Hiền hỏi lại:
- Em có muốn đi bộ chậm với chị không"
- Chị đi thì em đi với.
Hiền vừa theo dõi hơi thở vừa bước chậm trên lối đi. Thời tiết Seatle buổi sáng tháng Năm thật dễ chịu. Hai chị em đi bên nhau được một lát thì Thu lên tiếng:
- Sao chị đi chậm vậy" Đi vậy biết bao giờ mới tới"
- Tới đâu em"
- Ơ..., thì tới lại trường bé Na.
- Giờ ra chơi được bao lâu, em"
- Bốn mươi lăm phút.
- Vậy cũng còn nửa giờ, mình quay lại, hả em"
- Không cần quay lại đâu chị, tới góc đường kia mình quẹo phải là sẽ về lại trường.
- Tốt quá.
Thu thắc mắc hỏi:
- Chị à, tại sao lúc đi bộ, chị đi thong dong vậy" Như không có chuyện gì có thể làm chị bận tâm, lo lắng. Đi như vậy thì làm sao mà xuống cân được" Em nghe anh Tùng nói là chị 'jog' mỗi sáng cả giờ đồng hồ mà. Ảnh xạo với em hả chị"


Hiền mỉm cười, nhìn em:
- Tùng không xạo với em đâu. Chị vẫn chạy mỗi sáng, nhưng chị cũng đi thiền hành mỗi ngày hai lần.
Thu ngơ ngác hỏi:
- Thiền hành là sao hả chị"
- Thiền hành là mình thiền trong lúc mình đi bộ.
- Em tưởng thiền là mình phải ngồi xếp bằng trước bàn thờ, tâm hồn phải yên, thì mình mới xuất hồn được. Em chưa nghe ai nói “Thiền đi bộ” bao giờ cả chị.
- Thầy chị dạy không những 'Thiền đi bộ' mà còn “Thiền rửa chén,” “Thiền nhặt rau,” “Thiền lái xe” và nhiều loại Thiền khác nữa.
Thu phá ra cười:
- Chị chọc em hả chị" Ai lại có thiền gì mà tùm lum vậy"
Hiền cười theo:
- Chị nói thật mà, chị có chọc Thu đâu!
- Vậy thì chị giải thích cho em nghe coi, chứ sao em “nghi” quá!
- Này nhé, “Thiền” theo chị hiểu là mình làm gì thì mình biết mình đang làm cái đó. Thí dụ: mình nhặt rau, mình phải biết, mình đang nhặt rau. Mình rửa chén, mình phải biết, mình đang rửa chén.
Thu ngắt ngang lời chị:
- Chị nói gì khó hiểu quá, mình rửa chén thì lo mà rửa cho lẹ rồi còn làm chuyện khác, chứ mà cứ từ từ thì chừng nào mới xong" Rửa chén thì mình phải nghe nhạc hay xem TV thì mới đỡ phí thì giờ, chứ mà cái gì cũng từ từ thì uổng thì giờ quá. Có lúc mình vừa rửa chén, vừa nấu thức ăn, lại vừa coi TV để tranh thủ thời gian.
- Thế lúc em vừa nấu thức ăn, vừa rửa chén, có bao giờ thức ăn của em bị cháy hay bị hư không"
- Ờ, thì cũng có khi ham làm nhiều việc một lúc, em cũng bị cháy thức ăn hay bị bỏng tay vì vô ý.
- Vậy thì có mất thì giờ hơn không"
- Cũng có, thì em phải nấu lại, hay đi băng tay, nhưng chỉ vài lần thôi, còn thường thường thì tiết kiệm được thì giờ. Mà chị à, chị nói 'làm gì phải biết mình đang làm gì' nghĩa là sao chị "
- Là lúc em đang rửa chén, em không nghĩ tới việc khác, em không lo là ngày mai em sẽ nấu món gì hay là hôm qua em đã quên trả bills. Em chỉ biết là em đang rửa chén thôi. Không lo đến việc khác.
- Bằng cách nào để làm như vậy được chị" Cái đầu mình nó chạy tùm lum, chạy từ Seatle về tới Việt nam rồi sang New York.
- Chị theo dõi hơi thở trong lúc rửa chén. Khi nào cái đầu chị nó muốn "đi du lịch" thì chị "kéo" nó lại bằng cách đếm hơi thở. Cách đếm hơi thở giúp mình làm chủ được cái đầu của mình. Thầy chị bảo đó là 'Thiền rửa chén.'
- 'Thiền' dễ vậy sao chị"
- Theo chị, Thiền không có gì khó cả. Nếu mình muốn làm, thì mình sẽ làm đuợc.
*
Bày những món ăn ra bàn xong, Thu gọi bé Na:
- Na, con lên mời bố xuống dùng cơm, cô Christine nấu xong cả rồi.
Bé Na mè nheo:
- Con muốn cô Christine đọc với con hết cuốn sách này rồi mới ăn cơm.
Tiếng Tùng từ cầu thang:
- Na, con cất sách đi, cô đã đọc với con cả buổi chiều rồi.
- Con muốn đọc nữa.
Hiền đến bên cháu, nựng con bé một cái, rồi bảo:
- Ăn cơm xong mình còn đi ăn Ice Cream, rồi về đọc nữa. Na không nhớ là cô sẽ 'treat' Na vì Na giỏi sao"
Bé Na liếng thoắng:
- Bố nghe chưa, cô Christine thưởng con đó. Sáng nay trong lớp, con là giỏi nhất, cô giáo hỏi gì con cũng biết hết.
Tùng trêu con gái:
- Chứ không phải tại có Mẹ với Cô nên cô giáo phải cho con giỏi để lấy lòng sao"
Bé Na phụng phịu:
- Bố kỳ quá hà, con giỏi thiệt mà bố.
Hiền bênh cháu:
- Bé Na vừa giỏi lại vừa ngoan, vậy nên cô mới thưởng Ice Cream. Thôi cả nhà đi ăn cơm, xong rồi mình còn đi ăn Ice Cream nữa.
Ngồi vào bàn, Hiền hỏi em:
- Thu với Tùng cho chị cầu nguyện một chút trước khi ăn được không"
Thu ngạc nhiên:
- Ủa, em tưởng chỉ có bên Công Giáo mới cầu nguyện thôi chứ. Được, chị cứ tự nhiên.
Hiền chắp tay, thành khẩn đọc:
Thức ăn này là tặng phẩm của đất trời và công phu lao tác.
Xin nguyện sống xứng đáng để thọ nhận thức ăn này.
Xin nhớ ngăn ngừa những tật xấu, nhất là tật tham lam.
Xin chỉ ăn những thức có tác dụng nuôi dưỡng và ngăn ngừa tật bệnh.
Vì muốn thành tựu đạo nghiệp nên thọ nhận thức ăn này.
Ăn thử vài miếng các món chay do Hiền nấu, Tùng khen:
- Ủa, sao đồ chay gì mà ngon quá vậy chi" Thu đã học nấu với chị chưa"
Thu đáp lời chồng:
-- Rồi ông ơi, tui biên xuống hết cả rồi. Từ từ rồi tui sẽ trổ tài.
Thấy vợ chồng Tùng và Bé Na ăn bữa cơm chay do mình nấu với sự thích thú, Hiền vui vui trong lòng. Suốt buổi chiều, chỉ Thu làm thức ăn theo lối thiền tập, Hiền còn chỉ Thu ngừng lại thở, khi nghe phone reng. Lúc đầu, Thu chưa quen, thấy ngượng, nhưng chỉ sau vài lần Thu đã biết tự dừng lại, khi có tiếng phone.
*
Nhìn những giọt cà phê màu đen đậm rơi xuống trên phần sữa đặc màu vàng lóng lánh qua chiếc tách thủy tinh, Tùng hỏi:
- Mấy giờ máy bay cất cánh, chị"
- Ba giờ
- Vậy ăn trưa xong, tụi em sẽ đưa chị ra phi trường. Tối hôm qua, Thu nói với em là hai mẹ con muốn đi cùng.
- Sao không cho bé Na ở nhà ngủ trưa"
- Không sao, bé Na có thể ngủ trong xe được. Thu nói chị thay đổi nhiều quá. Từ bề ngoài lẫn bên trong, chị như trẻ ra cả chục tuổi. Thu thắc mắc, không hiểu có phải do chị ăn chay mà được vậy không.
Hiền cười:
- Chị cũng không biết có phải là do ăn chay không. Nếu do ăn chay thì có lẽ Trâu Bò sẽ không bao giờ già, vì trâu bò ăn chay truờng. Nhưng trâu bò cũng già, cũng bệnh, cũng chết. Chị nghĩ chắc tại Thu không ghét chị nữa nên Thu thấy chị thay đổi. Chứ chị thấy chị cũng vậy thôi. Mà Tùng này, sao hồi đó Thu găng với chị dữ thần vậy"
- Thu than phiền là chị bênh Hà Uyên quá.
- Sao Thu biết chị bênh Uyên"
- Thì Thu bảo, hồi xưa, Uyên còn ở chung với ba và tụi em, mỗi lần Uyên làm gì trái, Thu kể chị nghe, không bao giờ chị la Uyên hết.
- Sao Thu biết là chị không la Uyên"
- Thì Thu không bao giờ thấy chị la Uyên trước mặt Thu.
Hiền nhìn em, cười nhẹ:
- Thế Tùng có nhớ là đã bao lần chị kể cho Tùng nghe là Uyên khóc lóc với chị, bảo là: "Em là em chị, sao chị không thương em mà chị cứ bênh chị Thu hoài," không"
- Có, em vẫn nhớ.
Hiền khuấy ly cà phê, màu cà phê sữa đậm đà đẹp mắt, nàng đưa tách cà phê lên môi, nhắp một ngụm nhỏ, rồi chậm rãi nói:
- Đời khó vậy đó Tùng thấy chưa" Mới trong gia đình, mà đã nhiêu khê như thế. Chị ở giữa, không bênh ai, cũng không bỏ ai. Mà cả hai bên đều cho là chị bênh phía 'bên kia'.
- Đời khó thật chị ha!
- Ừ, thôi để chị sửa soạn cơm trưa, Thu với bé Na cũng sắp về, mình ăn xong rồi còn đi.
*
Hiền kéo cái thiệp ra khỏi phong bì sau khi đọc giòng chữ bên ngoài: "Gởi chị Thục Hiền." Lúc tiễn Hiền vào cửa máy bay, Thu đã nhét vào briefcase của Hiền gói quà nhỏ cùng với tấm thiệp.
Nhìn nét chữ không quen thuộc của Thu, Hiền từ từ đọc: "Chị Thục Hiền thân, Em cám ơn chị đã qua chơi với tụi em, dạy em nấu món chay, và thực tập Thiền lúc làm việc. Những ngày chị ở chơi với tụi em, em rất vui. Mong chị qua chơi với tụi em thường hơn.”
Hiền yên lặng ngắm món quà Thu tặng, một trái tim bằng thủy tinh xinh xắn. Bất giác Hiền mỉm cười mà thấy mắt rướm lệ./.

Hiền Vy - An Nghiêm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,305,573
Vân Hải Nguyễn Xuân Hùng là Cựu Sĩ Quan Tiểu Đoàn 20 Chiến Tranh Chính Trị (Khoá 16 Thủ Đức)
Tên thật: Trịnh Thị Đông. Sanh quán: Bình Dương, Việt Nam. Nghề nghiệp: Giáo viên cấp 2, môn Anh Văn. Hiện cư ngụ tại thành phố Fort Smith, tiểu bang Arkansas, Hoa Kỳ.
Trần Nguyên Đán là bút hiệu của Mục sư Lữ Thành Kiến, từng quản nhiệm Hội Thánh Maryland, miền Đông, rồi Fort Worth, Texas. Sau giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ năm 2007, ông nhận thêm giải Việt Bút 2009 và là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2010. Ngoài Việt Báo Online, nhiều thơ và truyện của ông hiện có trên tạp chí văn chương trên mạng internet, như da mầu, tiền vệ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Anne Khánh Vân, sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống và làm việc tại miền Đông Hoa Kỳ. Năm 2007, cô nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ với tự truyện “Duyên Nợ Với Nước Mỹ.” Chỉ ít tuần sau đó, cô “chạy” đủ giấy tờ đón ba má từ Việt Nam dự lễ phát giải. Sau chuyến du lịch, hồ sơ bảo lãnh gia đình được hoàn tất và từ 2011, ba má, và vợ chồng người em trai đã chính thức định cư, đoàn tụ. Hiện nay, cô là một thành viên trong ban điều hành Mount Vernon, di sản của vị Đệ nhất Tổng Thống Hoa Kỳ George Washington, tại Alexandria, Virginia.
Tác giả là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Viết Về Nước Mỹ, ngày 18 -12-2012 phổ biến bài viết trực tiếp bằng tiếng Việt đầu tiên của ông, kể chuyện tình 40 năm trước giữa chàng thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ và một cô gái Việt. Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", Sáu Steve Brown đã nhận Giải Việt Bút mang tên Bà Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông bà nay có 7 người con, hiện ở Ohio. Sau đây, thêm một bài mới của ông Sáu.
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 12 trong năm.
Tác giả Tâm Chánh là người con gái của Trung Tá Từ Tôn Khán, Tỉnh Đoàn Trưởng Tỉnh Đoàn Cán Bộ Xây Dựng Nông Thôn, Huế, thời 1968. Ông bị Việt Cộng bắt và sát hại trong Tết Mậu Thân tại Huế. Hiện nay Tâm Chánh là Vice President of the Real Estate Entitlement Development Incorporation tại Southern California.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 2018 tại Hoa Kỳ. Mời đọc bài viết về thân phụ của một nhà giáo. Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt Bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến