Hôm nay,  

Thư Gửi Người Chồng Cũ Ở Mỹ

08/06/200500:00:00(Xem: 122837)
Người viết: VÌ DÂN
Bài số 764-1343-189-vb4060805

Tác giả tên thật Vày A Cẩu, sinh năm 1953, cựu sĩ quan cảnh sát, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO, hiện là cư dân Los Angeles, công việc: School Bus Driver.

Tây Ninh, ngày.... tháng.... năm...
Anh yêu!
Em viết thư này gửi đến anh không mong anh tha thứ, không muốn đánh động lòng trắc ẩn hay sự thương hại, càng không mong hồi âm. Vì vậy, như anh thấy, thư sẽ không ghi địa chỉ người gửi. Xin anh đừng hiểu lầm, kẻo tội nghiệp em lắm.
Gần ba mươi năm trôi qua, gạt bỏ dĩ vãng, xóa đi tất cả mọi tị hiềm, em bình tâm ghi lại vài dòng tâm sự riêng em. Nhắc lại chuyện cũ càng thêm đau lòng nhau, ích chi. Anh và em, chúng mình đã hiểu vì sao tan vỡ, vì sao mỗi người một phương trời.
Ba năm anh làm Trưởng Cuộc Cảnh Sát Quốc Gia, tám năm anh tù đày cộng sản, hai mươi lăm năm chúng mình không còn có nhau. Em hai đời chồng, anh cũng hai đời vợ. Duyên nợ đã xong. Anh đang sống ở nước Mỹ. Em vẫn ba chìm bẩy nổi ở quê hương. Hai cảnh đời. Hai thế giới. Còn gì nữa để viết"
Vậy mà em vẫn viết lá thư này, viết chỉ để gửi lòng mình vào nơi vô vọng.
*
Chắc anh chưa quên chúng ta đã từng tha thiết yêu nhau bằng cả trái tim son trẻ. Em biết mình sẽ còn giữ tình yêu ấy cho đến ngày nhắm mắt. Cho tới phút cuối cùng ấy, chắc em sẽ vẫn cảm nhận được tình yêu của anh đã dành cho em thuở ban đầu.
*
Chắc hẳn anh còn nhớ năm ấy chúng mình gặp nhau, quen nhau rồi mê muội yêu nhau. Anh là chàng cảnh sát Việt Nam Cộng Hòa trẻ trung, tương lai đầy triển vọng, em chỉ là hương đồng cỏ nội. Thế mà anh gạt phứt nhiều mối ngon ăn, chuyên tâm đeo đuổi chỉ mình em thôi.
Anh quỷ quái thật "dê" người ta bằng ánh mắt, nụ cười, không một lời tán tỉnh hoa mỹ, chẳng cần cục kẹo ngọt bùi, thế mà em "chịu" anh mới là lạ. Hầu như hàng ngày chúng mình đụng đầu nhau trên con đường đất đỏ giữa hai làng, cách nhau khoảng chừng một cây số. Em thì cắm cúi đạp xe qua thị trấn kế bên học may mỗi sáng, còn anh thì khỏi nói, lúc nào cũng diện bộ cảnh phục mới tinh, mang đôi giày da láng coóng cài hai quả lựu đạn mini, bên hông đeo xề xệ cây súng rulô, đã thế trên đôi vai áo lại còn thêm đôi bông mai vàng phản chiếu ánh mặt trời lấp lánh ra vẻ ta đây. Em nhủ thầm: "Coi chừng VC thịt đấy! Chàng công tử bột ạ, ông có biết đây là vùng xôi đậu không"".
Ngày lại ngày qua, chúng mình trao nhau ánh mắt nồng nàn, nụ cười duyên dáng nhân thành tình yêu tự bao giờ. Anh xạo sự thì rằng là bị tiếng sét ái tình, còn em yêu anh chàng thật thà như đếm, tin anh hết mình. Quả là như vậy. Chẳng biết bằng cách nào mà anh tự dưng được ba má em cho phép anh đường hoàng vô ra nhà em...ăn cơm tháng, bỏ đi những ngày cơm hàng cháo chợ. Kỳ cục gì đâu á! Tự dưng bắt người ta hầu hạ cơm nước như hầu hạ ông...chồng. Từ đó, em cảm thấy hạnh phúc tràn trề, cả nhà vui vẻ. Ba má với các em hiểu chuyện chúng mình, thông cảm hoàn toàn. Đâu cần phải len lén hẹn gặp nhau đâu đó ngoại bụi chuối sau hè dưới vầng trăng khi tỏ khi mờ vào những đêm xuân gió mát mới là thơ mộng đâu, chỉ cần sau những buổi cơm chiều, ba má giả bộ có chuyện qua nhà hàng xóm, các em thì đứa học bài, đứa đánh đũa, đứa khác đang chơi bi. Lợi dụng thiên thời, địa lợi, nhất là nhân...hòa, chúng mình ngồi xích lại càng lúc càng gần, tay trong tay len lén trao nhau nụ hôn vội vàng bồi hồi. Hạnh phúc trong tầm tay.
Ở nhà, em là chị hai, về làm dâu nhà anh, em lại được làm chị hai. Thế nhưng có sự khác nhau giữa hai chị hai: Chị hai nhà em được ba má cưng chiều từ tấm bé, muốn sao được vậy, các em nể trọng một vành. Chị hai nhà anh cực khổ muôn chiều, thức khuya dậy sớm, phục vụ cơm nước cả nhà. Nhiều lúc quá mệt mỏi, đôi chân cùng đôi vai sưng vù vì do chưa quen gánh gồng nặng nhọc ngoài đồng cả ngày, em thầm khóc, anh vỗ về, an ủi, em cũng tạm nguôi ngoai, bớt đi phần nào tủi hổ.


Gặp nhau, yêu nhau rồi được lấy nhau, em tin tưởng tuyệt đối không có gì có thể ngăn cách chúng mình mặc dù quê hương đang trong cơn khói lửa. Ai có ngờ đâu ngày ba mươi tháng tư đen ập đến, bóng tối phủ trùm quê hương, bất hạnh chẳng từ ai. Anh lâm cảnh tội tù không biết ngày về, em mỏi mòn chờ đợi trong tuyệt vọng.
Chim lìa cành thương cây nhớ cội
Vợ xa chồng tội lắm người ơi!
Từ ngày anh xa vắng, mấy chốc em hạ sinh một đứa con gái đầu lòng mụ mẫm, kết quả tình yêu của chúng mình, món quà quý báu anh cho em, mong em giữ vững lòng trung trinh, hãy đợi anh về! Nhưng hỡi ôi, Thần chết đã cướp con tôi khi nó chưa kịp đầy tháng, chưa kịp tập nói tiếng má....ba.
Sau hơn ba năm nhẫn nhục, đi thăm nuôi anh lúc gặp lúc không, bên nội xua đuổi, bên ngoại khước từ, em không còn lối thoát, đành đoạn phụ anh, lòng em quả thật chẳng đặng đừng. Hoàn cảnh quả thật quá éo le, như anh nói với cha em sau khi được tin em đã phụ anh: anh đang sống mà như đã chết trong tù. Sau ba năm thủ tiết thờ chồng, em đã tròn bổn phận vợ hiền. Em có quyền tự quyết định tương lai riêng mình.
Em hiểu dù anh nói thế chứ trong hoàn cảnh lúc ấy anh đã đau khổ vô cùng.
*
Sau khi sang ngang em khổ nhục trăm bề. Gặp phải người chồng sau trẻ hơn em vài tuổi, tối ngày chỉ lo ăn nhậu, chẳng chịu chân chất làm ăn, mọi việc trong ngoài đều một tay em định liệu. Tủi cực lắm anh ơi!
Không biết từ khi nào em trở thành con buôn. Em mua đi bán lại đủ mọi thứ thực phẩm, lúc thì dăm ba con gà, con vịt, khi thì vài chục ký đậu, ký mì. Từ hừng sáng em mải miết đạp xe từ xóm này qua làng khác len lén thu mua hàng. Người mua và kẻ bán phải khéo léo tránh những cặp mắt của công an rình mò ngày đêm. Sau khi gom được kha khá, em lại phải dấu hàng trong bụi rậm cạnh đường lộ, đón xe tải quốc doanh chở mía hay chở mì về Saigon. Cái bọn lơ xe, tài xế vô lương tâm luôn luôn lợi dụng thời cơ, bắt chẹt hành hạ bọn bạn hàng đàn bà con gái chúng em. Tiền xe, tiền hàng chúng đã gom đủ không thiếu một xu, chúng còn bầy ra thế trận phải luồn lách trong rừng cao su rồi tạm ngừng chờ trời khuya mới vượt trạm kiểm soát của công an.
Giữa rừng cao su trời tối đen như mực, đàn muỗi vo ve tha hồ hút máu no nê. Muỗi là những con sinh vật chuyên hút máu người nhưng vẫn chưa đáng sợ bằng những con người đang nắm giữ dúm hàng của chúng em, đó là cả một gia tài sản nghiệp cuối cùng còn lại, nếu mất nó là mất cả cuộc đời. Cái bọn lơ xe tài xế ấy hiểu quá kỹ hoàn cảnh bạn hàng, cho nên chúng nó dở đủ trò cợt nhả, nài hoa ép liễu. Nếu ai không chìu thì chỉ cần một cái nháy mắt với công an khi qua trạm là chúng em sẽ trắng tay. Thế là đành nhắm mắt xuôi tay trên mảnh ni lông rách nát, dưới gốc cao su già, mặc cho bọn quỷ sứ dày vò.
Đấy là đoạn đường ô nhục nhất đời em, ai người hiểu thấu.
*
Ba mươi năm, biết bao chuyện để kể. Em đã kể tới đoạn đường ô nhục nhất mà mình từng trải qua, không phải để biện bạch hay cầu xin điều gì, mà chỉ vì em nhớ lới anh nói là sau ba năm thủ tiết thờ chồng, em đã tròn bổn phận vợ hiền, có quyền tự quyết định tương lai riêng mình.
Mấy tiếng "tự quyết định tương lai" nghe sao mai mỉa quá. Tương lai nào" Quyết định gì trong hoàn cảnh của chúng ta thời ấy"
Như đã kể với anh từ đầu thư, lá thư này không mong hồi âm.
Đây là thư không địa chỉ người gửi, cũng chẳng có địa chỉ người nhận.
Lá thư được em viết ra chỉ là dịp cho dòng lệ tuôn trào, nhớ những ngày hạnh phúc bên nhau.

Vi Dân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,614,607
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới, tựa đề được đặt lại theo nội dung.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây là bài mới ghi chép sơ lược ngày 30 tháng Tư năm xưa.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ. Bài mới của ông, tuy không phải chuyện nước Mỹ nhưng là chuyện trong lòng người Việt tị nạn cộng sản tại Mỹ thường nghĩ tới, được viết về việc Saigon bị đổi tên với lời ghi trân trọng: Để kỷ niệm 30 năm ngày Quốc Hận 30 tháng Tư trên đất Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Tampa, Florida, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới của ông mở đầu bằng câu “Đôi khi tôi nghĩ, viết về một nơi chốn khác, cũng là một cách Viết Về Nước Mỹ.” Cách viết đối chiếu chi tiết tinh tế của tác giả cho thấy không chỉ đúng như ông nghĩ mà còn làm hiện rõ cả tính cách người (hơi hơi) Mỹ gốc Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Maui là hòn đảo du lịch nổi tiếng của Hawaii. Du ký vui được cùng viết bởi “Ba Bà Ca Li”, ba tác giả thân quen với bạn đọc Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả là một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, sinh trưởng ở Bếntre, sang Mỹ năm 1973, đã về hưu từ lâu và đang định cư ở Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, được chấm giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông viết về bà Mẹ hơn 100 tuổi và tâm trạng tế nhị, phức tạp của người con khi cầu nguyện cho Mẹ thân yêu.
Nhạc sĩ Cung Tiến