Hôm nay,  

Những Dòng Sông Trôi

31/05/200500:00:00(Xem: 241077)
Người viết: VÀNH KHUYÊN
Bài số 758-1337-104-vb3310505

Người viết sinh năm 1965, là thứ nữ một gia đình HO, tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm; hiện là nhân viên xã hội tại Salem Oregon.
*

Thủy đã từng kể cho tôi nghe cô chạy một người đàn ông từ New Jersey qua Cali. Lúc đó tôi cứ nghĩ là chuyện bình thường, Thủy đẹp, lắm đàn ông theo, quá là bình thường đi chớ. Nhưng tôi chưa từng hỏi tại sao phải chạy, sao lại chạy"
Kể cũng lạ, mình không thương ai cứ nói quách với họ cho xong. Đời người có bao lâu mà chạy chi cho người ta đuổi, càng chạy càng bị đuổi và đến lúc hụt hơi , lại có khi là con mồi ngon cho người ta trờ tới mình đúng lúc.
Tôi lúc đó thì chưa có ai, cuộc đời còm cõi còng lưng kiếm tiền nuôi thân. Tôi nghe các cô bạn kể đám cưới của họ lên đến mười lăm, mười sáu ngàn thì tá hỏa.
Tôi đã không đẹp, lại nghèo, làm sao mà mơ đến lấy tỉ phú, triệu phú còn chưa có. Còn mơ trúng số thì tính tôi lại không thích đỏ , đen mấy , dù mua vé số là đỏ đen hợp pháp chớ có bất hợp pháp chi đâu.
Tôi vẫn tin , đời có số cả.
Không có số sao được, ngay cả Hằng, dù chả phải lang thang như tôi và Thủy trên cái xứ sở xa lạ này, làm vương làm tướng bên Việt Nam mà vẫn còn than buồn , đơn chiếc vì thấp không kham, cao không tới...
Chúng tôi đã buồn , buồn lắm, tự nhủ không biết tới bao giờ mới nhìn thấy nhau có đôi, có cặp và hạnh phúc đây.

OoO

Bẳng đi một thời gian không liên lạc , mỗi đứa tự lao vào đời sống của riêng mình. Tôi trước giờ vẫn quan tâm tới bạn bè lắm, nay trôi lạc qua đây, tiếng tăm thì không rành, sáng cuốc, tối cày, tôi tự thu mình vào cái vỏ tự ti hồi nào không haỵ Có bạn gọi tôi vừa vui, vừa bực , cứ cầu cho các cô ấy quên mình đi , đừng bao giờ hỏi thăm tới nữa. Tôi sơ , tôi đã sợ và rất sợ tôi là người kém may mắn nhất trong số bạn bè, rồi họ lại nhìn tôi thương hại, an ủi, chán lắm.
Lần chót, sự thương hại của họ mang đến cho tôi một anh, chẳng ra người, chẳng ra ngợm. Họ bảo thấy anh đó đơn chiếc, tôi cũng vậy hai người hợp lại cho vui nên sau chuyện đó, tôi chả dám tâm sự với họ điều gì nữa.
Lần này tôi lầm. Cuộc đời mà, biết có ai may mắn mãi hay khổ đau mãi chưa"
Tôi bấm bụng gọi cho Thủy trước , câu đầu tiên lọt ra cửa miệng " ày , có ai chưa"”.
Thủy như chưa định được mình , tôi nghe Thủy thủ thỉ "Theo quá mày ơi, đòi bỏ vợ theo tao , đứng ở tiệm tao bán cho người ta ngày đêm luôn !"
Tôi tỉnh bơ "Thế hắn sống bằng gì mà ngày đêm bên màỷ "
Thủy thật lòng "Ai mà biết , đã sâu đậm đâu mà hỏi!"
Tôi lạ Thủy vô cùng , những gì tôi biết về Thủy bên VN rất khác với những gì Thủy mới nói với tôi. Trước đây, Thủy luôn biết Thủy thích gì, thay vì lúc này, tôi không hiểu phải Thủy mới vừa nói với tôi những điều đó không nữa.
Thủy như vừa nhớ ra " Ê Hằng đang chơi với Tuyến á!"
Tôi chỉ ậm ừ " Vậy sao. Chừng nào thắt nút" Mong trôi chảy đi!"
Tôi cũng vừa mới nhận ra tôi cũng khác, tôi trước kia rất tận tâm hỏi tới những việc riêng của bạn bè , mà nay cái gì nghe qua cũng như nước đổ lá khoai hết.
Đúng là cuộc sống , có đi xa mới hiểu tại sao" Tôi cảm giác như mình đang chờ những điều khác xảy tới nữa. Cuộc đời tôi dường như bắt đầu từ lúc này, đã tập quen với chấp nhận nhiều hơn là đón nhận. Các bạn tôi dường như cũng vậy thì phải !
OoO
Những ngày tháng cuối của một cuộc đời đơn chiếc sao mà trống vắng đến la.. Không người thân quen, không vương vấn, cuộc đời đối với tôi sao chẳng còn gì để mà tiếc. Đi làm được gần 5 năm, bảo hiểm nhân thọ, tiền hưu, tôi để tên cha mẹ là người thừa hưởng hết vì tôi đã bi quan đến cùng cực rồi. Mình cũng sẽ đi vào lòng đất một mình, không người đưa tiễn.
Chính lúc đó, tự nhiên tôi thấy mình quan trọng hơn chút qua lời nhờ của Tuyến. Tuyến nhờ tôi nói hộ với Hằng là Tuyến muốn bảo lãnh Hằng như vợ qua đây. Ôi trời ơi, còn gì bằng.
Tôi không thích Tuyến ở một số điểm nhưng tôi sẳn sàng ca hắn cho bạn tôi bằng lòng qua đây, tôi không nghĩ tới hắn, tôi không nghĩ tới Hằng, tôi chỉ nghĩ tới tôi có thêm một người bạn là tôi làm.
Những ngày đó, tiền điện thoại về VN còn mắc, tôi bị giật dây là gọi. Sau cùng gần ngày cưới của tôi, tôi mới biết hai người đã thôi nhau. Tôi bực Tuyến không thể tả. Bực tới độ tôi không mời Tuyến dự đám cưới tôi luôn.
Tình yêu đâu thể gượng ép. Tôi biết mà, nhưng tôi đang bị gượng ép trong đám cưới này, và tôi nghĩ ai cũng có thể bị gượng ép , tại sao người ta lại không làm như tôi.
Tôi điên mất rồi.
Thủy nghe tôi sắp đám cưới cũng báo luôn sẽ đám cưới sau tôi hai tháng.
Ba người bạn , hai đứa thành, một đứa không thành. Trong ba đứa, ai may mắn hơn ai" Chắc không phải là tôi.

OoO

Hai đám cưới qua nhanh chóng. Chúng tôi bặt tin nhau một thời gian, tôi ngụp lặn trong những bất ngờ của đời sống hôn nhân chóng vánh, nghe chừng nhiều nỗi buồn hơn niềm vui.
Chồng tôi phải dọn từ Cali qua đây. Anh lúc nào cũng như người thất thần, nhớ ai, nhớ cái quán cà phê ngồi đánh cờ tướng suốt buổi hơn là ngồi trong cái apartment dơ dáy tôi mướn ở tạm từ lúc chưa lấy nhau, nghe tôi than mệt vì cái thai đang lớn nhanh. Tiền nào của đó mà. Đám cưới chúng tôi cũng nghèo như cái nghèo chúng tôi đang sống.
Đã có sao đâu, chỉ cần có nhau và có thêm đứa con , mà sống bên cạnh chứ thật sự có nhau không thì chưa biết.
Là chồng tôi, chớ mà là tôi phải dọn xuống Cali, lạ nước, lạ cái, lạ cả nơi ăn chốn ở , tôi chắc đã bao lần phải bỏ nhà đi vì những cải vã không đâu trong cuộc sống hôn nhân ban đầu.


Thủy không kể cho tôi nghe gì, chẳng gọi, chẳng nghe gì từ nhau, tôi thật chẳng còn tâm trí đâu mà biết.
Buồn nhiều hơn vui làm cho tôi không chú tâm lắm trong cuộc sống đời thường, tôi bị sẩy thai hai tháng sau đó. Nhìn đứa con ra đời tím ngắt khi người ta bơm thuốc giục đẻ, tôi đau đớn, xót xa vô ngần, bỏ mình cũng tội, bỏ con càng tội hơn. Tôi trở thành người câm và càng trốn sâu vào tâm thức của mình, bỏ mặc chồng tôi với dằn vặt và tội lỗi anh tự khoác cho mình, không biết từ đâu ra mà nhiều như vậy.
Hằng vẫn viết thư đều cho tôi, lúc này, sau khi chia tay với Tuyến, Hằng đi chùa thường hơn, tại sao, tôi không rõ, nhưng tôi hiểu sự bình an không bao giờ dễ dàng tìm được hệt như tôi lúc này đâỵ
Sau ngày mất con, tôi và chồng có xuống lại Cali trong kỳ nghỉ hè năm đó. Gặp lại Thủy, tôi không ngờ Thủy đang mang thai con thứ hai khi con đầu chưa đầy năm.
Lúc đó, Thủy là bà chủ của một tiệm giặt ủi, không còn sang trọng nữa mà coi cực vô cùng. Cái thai đã to, gần ngày sinh mà vẫn còn phải ra tiệm, đứng gần lò hấp để ủi cho khách cho kịp giao áo quần.
Tôi muốn nhắm mắt cho qua, cho quên tất cả những đau buồn xảy ra với mình và bè bạn.

OoO

Gặp nhau sau lần đó tôi thấy gần với Thủy hơn. Tôi nghĩ Thủy cảm được cái khổ mất con của tôi, còn tôi cảm được cái cực của Thủy trong đời sống.
Ngày Thủy sinh con trai thứ hai, Thủy gọi tôi từ nhà thương báo cho tôi biết. Tôi gọi lại rất mừng rỡ thằng bé ra đời mạnh khoẻ và an toàn. Đó là lần đầu tiên sau ngày có gia đình, tôi cảm thấy gần với một người bạn hơn với chồng mình.
Bỗng một ngày, Thủy gọi tôi nức nở, "Trâm, chồng mình ngoại tình!, nếu mình bỏ đi, lên đó Trâm cưu mang dùm ba mẹ con mình từ đầu một thời gian được không""
Tôi nghe lùng bùng lỗ tai, tự nhiên thấy hận đàn ông quá, vợ mới sanh mà đi ngoại tình, hận tới độ quên trả lời để Thủy phải nhắc "Sao , được hông" Giúp Thủy với! "..
Tôi ừ với Thủy và bảo cứ yên tâm , mọi việc tôi sẽ lo. Mấy ngày sau, Thủy báo tôi sẽ không lên chỗ tôi nữa.
Năm đó cũng là cái năm mà bà Hillary được nể phục trước tai họa chồng bà bị bắt gặp ngoại tình ngay tại nhà Trắng. Thủy tâm sự với tôi "Người ta có chức phận vậy còn phải ở lại, thôi chồng mình đã thôi thì mình không đi nữa đâu Trâm!"
Tôi ngán ngẩm quá, tôi không thấy cái sự liên quan nào giữa bà Hillary với Thủy, còn một bên là ông Clinton với chồng Thủy thì tôi thấy có liên quan chút chút là đều ham của lạ.
Nghĩ vậy, nhưng tôn trọng Thủy, tôi không dám nói thêm lời nào, chỉ bảo khi nào quyết định lại tôi vẫn đón.
Chúng tôi liên lạc đều hơn. Tôi khuyên Thủy trở lại trường, có mẹ Thủy trông cháu, nếu Thủy có thể ráng học cho xong một nghề để tự bảo trọng mình và hai con.
Còn tôi , đời sống gia đình có khá hơn chút nào đâu. Nếu giữa Thủy và chồng là sự chêch lệch giữa cung và cầu thì giữa tôi với chồng lại là thiếu hẳn một sự đồng cảm. Tôi nghĩ gì anh không biết, anh nghĩ gì tôi cũng có hiểu đâu.
Hằng thì cả năm mới cho tôi được lá thư sau ngày thiệp cưới tôi gửi về tới Hằng đúng trong ngày sinh nhật.
Xa thì xa mỗi năm một lần chúng tôi vẫn nhớ nhau vào ngày đó. Ba đứa chúng tôi, đứa có chồng cũng như đứa chưa có chồng, đứa chưa con cũng như đứa đã có con , cuộc đời vẫn còn lênh đênh, chưa định hướng.

OoO

Bao nhiêu năm nữa đã trôi qua.
Tôi tưởng mình không còn muốn có con mà giờ tôi đã hai đứa .
Thuỷ trước đây tin rằng có lẽ mãi mãi cô sẽ phụ thuộc vào người chồng bạc bẽo của mình nhưng có phải đâu. Hiện cô đang là một broker rất thành công tại California. Lần nào điện cho tôi, Thủy cũng vui mừng báo cho tôi biết những thành công cô vừa mới có và những niềm kiêu hãnh là bao nhiêu người đàn ông nữa vẫn còn đang rơi rụng dưới chân cô.
Hằng vừa mới rời Mỹ về lại Việt Nam sau một chuyến du lịch kết hợp công tác với thăm người thân và bạn bè ở đây. Hằng vẫn đơn chiếc, bao nhiêu mối lái, bao nhiêu người quen, cô muốn lắm nhưng đều từ khước . Cô chán cuộc sống độc thân nhưng tình yêu đến vào lứa tuổi này từ phía người đàn ông, khó có ai mà còn mạnh, đam mê và nồng cháy đủ kéo Hằng ra khỏi những sinh hoạt phong phú của cô từ lúc trở thành giám đốc của một công ty da giày lớn nhất thành phố. Cô đơn vẫn hoàn cô đơn. Dù sao, Hằng đã và đang tập vui với điều đó.
Một ngày, tôi nhận được email của Hằng báo tin đứa cháu trai mới ra đời. Hằng chia xẻ với tôi rằng “nhìn cháu mà thèm có đứa con của riêng mình.” Tôi hiểu điều đó vô cùng nhưng rất ngạc nhiên khi nghe Hằng hỏi thêm nếu Hằng chỉ muốn có con thì tôi có bất ngờ không dù không chồng, Hằng sẽ đến với ai đó một đêm để đạt được ước mơ của mình.
Tôi đã thận trọng hỏi cô rằng cô đang hỏi đùa hay thật vì tôi rất sợ làm Hằng tự ái . Khi biết cô bảo hỏi thật , tôi chỉ vỏn vẹn mấy dòng "Hằng à , đứa con là kết quả của tình yêu, còn Trâm không nghĩ đó là kết quả của một mong muốn "
Hằng tin tôi thì tin ,không tin tôi cũng chịu.

OoO

Cuộc đời chúng tôi như những dòng sông trôi, những dòng sông chảy về nhiều hướng như cuộc đời chúng tôi mỗi đứa mỗi ngả. Rồi sẽ hội tụ về những điểm có thể giống nhau đôi chút, có thể khác hoàn toàn nhưng xá chi, tôi nghĩ cả ba chúng tôi đều nghiệm ra một điều mà đánh đổi cả đời cũng có người chưa hiểu ra ...vui với cái mình đang có và hài lòng với nó ..
Những dòng sông trôi.
Vâng chúng tôi vẫn trôi và đang cố lái cuộc đời mình đi về những hướng tốt đẹp.

VÀNH KHUYÊN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,656,500
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến