Hôm nay,  

Vì Sao Ông Phải Ra Đi?

29/05/200500:00:00(Xem: 224871)

Người viết: TRƯƠNG TẤN THÀNH
Bài số 756-1335-102-vb6270505

Tác giả Trương Tấn Thành, ngụ tại Lacey, Washington State. Tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, hiện là trợ giáo cho trường dạy người da đỏ và giảng viên Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Trong số những bài góp cho Viết Về Nước Mỹ, ông đã viết đặc biệt về thân phận người da đỏ trong lịch sử lập quốc của Hoa Kỳ. Sau đây là bài mới nhất, viết về ông hiệu trưởng Jon Claymore, tại ngôi trường mà ông đang phục vụ.

Tin ông hiệu trưởng ra đi vào niên học tới làm ai nấy trong trường đều sửng sốt. Mà không sửng sốt sao được vì ông là người bốn năm về trường đã đưa trường đi lên , học sinh tăng điểm trong kỳ thi, phụ huynh tham gia vào các hoạt động của trường nhiều hơn và các hoạt động thể thao cũng phát triển mạnh. Vậy mà không hiểu tại sao ông lại phải ra đi.
Tin xì xầm mấy lúc rầy đãï thành sự thật khi trong buổi họp cả trường ông tuyên bố là mình không còn phục vụ trong trường nữa. Đối với riêng tôi đây gần như là tin "sét đánh ngang mày". Tôi và vợ tôi rất có cảm tình với ông và gia đình ông. Tụi tôi thường nấu nướng món ăn Việt và bánh mứt để biếu gia đình năm người của ông. Đối với tôi, ngoài là hiệu trưởng của trường , ông còn là một người ơn của tôi nưã.
Lúc tôi vừa mới ra trường cách đây bốn năm chưa biết xin việc làm ở đâu vì cái ngành giáo dục mà tôi chọn tìm việc rất gay go khi phải tranh với các thầy cô người bản xứ. Vậy mà ông đã sẵn sàng mời tôi cộng tác với trường. Nói cho công bằng thì đây cũng là nhờ sự giới thiệu tôi của bà hiệu trưởng cũ với ông. Tôi đã được bà chọn làm nhân viên part time xuất sắc của trường. Tôi trở thành nhân viên chính thức nhà trường khi ông bắt đầu nhiệm kỳ năm thứ nhất.
So với khả năng điều hành trường thì ông trội hẳn so với bà hiệu trưởng cũ. Ông đã đưa trường vào nề nếp. Tổ chức hợp lý, tạo được sự mến yêu của học sinh lớn bé và được cảm tình của các phụ huynh người da đỏ vốn thờ ơ với việc học hành của con em họ. Ông tổ chức đội bóng rổ nhà trường và các hoạt động hào hứng muà hè cũng như trong suốt niên học. Đối với thầy giáo ông tổ chức tu nghiệp tại trường cũng như đi dự các hội thảo ở tiểu bang khác. Năm rồi khi ngân sách bị thu hẹp rất trầm trọng, ông đã nghĩ ra biện pháp để khỏi phải cắt giảm nhân viên một cách vô vùng hiệu quả. Ông giúp đỡ cho những ai cần nâng cao trình độ và giúp họ được học bổng cuả bộ sắc tộc để tốt nghiệp ra trường. Mỗi tháng ông tổ chức những buổi khen thưởng và bầu các học sinh và thầy cô, nhân viên xuất sắc trong không khí vô cùng hào hứng và vui nhộn do chính ông đứng ra điều khiển. Tinh thân mọi người lên thật cao.


Cũng xin được nói thêm là đa số phụ huynh của các trẻ em da đỏ đều nghiện rượu, thuốc lá, đời sống gia đình của họ ở trong tình trạng thật là tiêu cực. Do vậy mà việc học của các em rất tệ và sức học cũng kém đi vì môi ttrường sống kém lành mạnh của cha mẹ và không được chăm sóc như các trẻ em thông thường. Thêm vào đó họ được trợ cấp mỗi tháng của chánh phủ nên họ không coi cái học là cần thiết để kiếm sống sau này và họ cũng chẳng xem việc được giáo dục là quí là trọng. Nói sâu xa hơn thì họ có mặc cảm với người da trắng đã giết hại và lấn chiếm đất đai nên tiềm ẩn trong họ là một sự đối kháng với nền giáo dục hiện tại. Vậy mà ông là người đã làm giảm đi được tất cả những tiêu cực đó ở nhà trường.
Nói về mặt tư cách thì ông là một người hành xử một cách xứng đáng ở cương vị của mình. Ông rất nhã nhặn với mọi người, luôn luôn hăng hái để cải tiến công việc, sẵn sàng nghe ý kiến của người khác và thực lòng muốn "make a difference", làm một cái gì đó cho trường và cho học sinh của trường. Ông có óc khôi hài cao và biết tự châm biếm mình và nhẫn nại, mềm mỏng trước cái sai của người khác. Tôi đã học được thật nhiều ở ông những đức tính của một người biết chỉ huy, biết mình muốn gì và phải làm gì để có lợi cho tập thể.
Vậy mà ông vẫn phải ra đi!
Trường này do một cụ bà da đỏ và gia đình thuộc bộ tộc Nisqually thành lập và được sự giúp đỡ của chính phủ liên bang nên quyền sinh sát là ở trong tay họ. Vì bị đối xử tàn tệ vào những thập niên trước nên họ rất ác cảm đối với người da trắng. Từ khi bà phó hiệu trưởng là bạn thân của gia đình ban quản trị này, có ý định lên nắm quyền hiệu trưởng của trường thì ông hiệu trưởng ở một thế rất bất lợi. Cho dù khả năng ông có thưà nhưng nó đã đi ngược lại ý muốn của bà phó. Hơn nữa bà phó đã lấy xong bằng hiệu trưởng trong khi ông thì chưa. Ở trong cái thế bất lợi như vậy thì việc gì phải đến đã đến. Thêm vào đó, ông chỉ là người mới về trường trong khi nhiều nhân viên đã ở trường từ khi mới thành lập, có người lại không thích lối làm việc hăng hái của ông. Đó là cô thư ký trường. Cô này rất thích chưng diện và ở thế "lâu năm lên lão làng" lại rất thân với bà phó nữa. Một người đàn bà không ưa đã là nguy hiểm, thêm một người nữa thì trước sau gì ông cũng bị "bà sẽ cho biết tay của bà"
Tôi rất buồn khi ông phải ra đi và nhiều người nữa cũng vậy nhưng chẳng ai dám hó hé. Sau đó tôi có gọi điện thoại đến nhà để chia buồn với ông nhưng không gặp ông. Mãi tới hôm qua sau khi họp tôi mới tới nói nhỏ vài lời chia buồn. Ở đời này không còn gì buồn cho bằng thấy người ngay bị mắc nạn nhưng khi nhớ tới câu tục ngữ Mỹ chí lý là "One door closes the other opens" Nghiã tựa tựa như câu "tái ông thất mã" của ta, tôi tin là điều tốt lành sẽ đến với ông trong tương lai.
Tôi định mùa hè này tôi sẽ mời gia đình ông tới nhà để ăn uống cho thật no và trò chuyện để "xả hết xú bắp" một bữa cho tôi đở tức ngực..

TRƯƠNG TẤN THÀNH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,151,672
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư kèm bài, ông viết: “Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Saui đây là bài viết thứ hai.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2010. Ông là một Linh mục Dòng Truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago. Nhiều năm qua, ông lãnh việc truyền giáo tại Alice Springs, Northern Territory, vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu. Từ 2016, nhiệm sở truyền giáo mới của Linh mục là một thành phố vùng cao nguyên Tagaytay,Philippinnes. Truyện ngắn sau đây của tác giả, trích báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ tư của cô.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm, hiện là cư dân Dayton, Ohio. Sau đây, thêm bài viết đầu năm mới Kỷ Hợi của ông.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001, thêm giải Việt Bút 2008. Từ hơn 10 năm qua ông là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây là bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia. Ông góp bài Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua và đã ấn hành 4 tập truyện ngắn. Nhà văn Võ Phiến nhận xét về các nhân vật truyện của Phạm Thành Châu đã phải kêu là “Tuyệt vời. Sao mà họ chung tình đến thế.” Sau đây, thêm một truyện ngắn Phạm Thành Châu.
Nhạc sĩ Cung Tiến