Hôm nay,  

Đời Sống Đổi Thay

18/05/200500:00:00(Xem: 98987)
Người viết: NGUYỄN TUYẾT LANG
Bài số 750-1329-96-vb4180505

Tác giả Nguyễn Tuyết Lang, sinh năm 1943 (62 tuổi), vượt biên, tới Mỹ năm 1987, hiện là cư dân tiểu bang Washington. Công việc bà từng làm là phụ trách các chương trình định cư trẻ lai, gia đình H.O. và sau cùng là làm việc tại Trung Tâm Cao Niên, chức vụ: Phối trí viên (Outtreach Coordinator) Sau đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của bà.

*

Cha tôi là giáo viên tiểu học, mẹ tôi mất lúc tôi 2 tuổi, gia đình di cư vào miền Nam 1954, cha tôi ở vậy nuôi 4 người con và qua đời năm 1978 ở miền Nam. Tôi lập gia đình năm 1960 có 4 người con, 3 trai 1 gái,
Từ năm 1964, tôi làm việc ở Tòa Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn cho đến tháng 4/1975. Với chức vụ phụ tá tiếp liệu, tôi được lệnh di tản đi nước ngoài nhưng vì thiếu phương tiện di chuyển nên phải ở lại và sau này đi tìm đường vượt biển.
Ông xã và hai con trai (một đứa 12 và 11 tuổi) tìm đường đi vượt biển trước năm 1980, tôi và hai cháu nữa cũng vượt biển năm 1987. May mắn thay chỉ một lần vượt biển mà từ Sài Gòn tới Thái Lan rồi định cư tại Mỹ, gia đình đoàn tụ diện ODP.
Sau nhiều năm xa cách, gặp lại mừng rơi nước mắt. Các cháu nhỏ ghi danh đi học còn tôi nghỉ ngơi trong 6 tháng. Vì vào Mỹ theo diện ODP, tôi phải tự đi tìm việc làm, không có hội từ thiện nào giúp đỡ về tài chánh, y tế và phẩm vật.
Sẵn vốn anh ngữ, tôi đi học lớp y tá phụ trong 2 tháng rồi đi làm ở Nursing home. Việc làm không hợp với sức lực của tôi vì người Mỹ già rất nặng cân so với tôi nên tôi đọc báo dò mục tìm việc. Tôi đệ đơn xin làm thư ký cho một cơ sở Hội thiện nguyện Lutheran Community Services từ năm 1990 cho đến hết năm 2003.
Đầu tiên tôi làm cho chương trình con lai ở Oregon. Chức vụ Amerasian Assistant giúp các em đi học thêm anh ngữ, tìm việc làm, kiếm người dạy kèm anh ngữ tại nhà, xin trợ cấp, nhà ở, vật dụng...
Tôi được nghe các em kể hoàn cảnh các trẻ lai Mỹ ở bên nhà rất là bi đát, khổ sở, bị ruồng bỏ bắt làm nô lệ, tự kiếm cơm nuôi thân.... Số em được cho ăn học hết tiểu học hoặc trung học đếm được bằng ngón tay. Các em được đến Mỹ diện con lai với cha mẹ muôi hoặc với những gia đình bỏ tiền ra mua chuộc các em để được đi theo.
Nhờ chương trình con lai, mà giờ này các em được cứu thoát và được đền bù... Tôi hết lòng giúp đỡ các em vì các em kể hoàn cảnh đã đày đọa các em bao năm tháng qua. Bây giờ có những em đã lập gia đình được hạnh phúc bên đàn con nhỏ, nhưng cũng có những em tinh thần không bình thường vì những vết thương thân xác hay tinh thần từng bị hành hạ không bao giờ có thể chữa lành.
Chương trình chấm dứt vì con lai đã hết hạn đi Mỹ. Tôi được thuyên chuyển qua chương trình tỵ nạn. Sau phỏng vấn tôi được nhận làm nhân viên bảo quản hồ sơ (case manager) cho các gia đình được tới Mỹ theo diện HO. Công việc đầu tiên của tôi là tìm gặp người bảo trợ để họ giúp phương tiện di chuyển và giúp hiểu biết thêm về xã hội văn hóa cho những gia đình mới tới.
Người bảo trợ là những người tình nguyện giúp cho những gia đình mới tới Mỹ, họ là mục sư, thân nhân, bạn bè). Tôi giúp họ xin trợ cấp, y tế, thực phẩm, đồ dùng, quần áo, nhà ở. Hướng dẫn các lớp học thêm anh ngữ, tìm việc làm, làm hẹn bác sĩ, thông dịch, di chuyển, giải đáp thắc mắc...
Chương trình HO rồi cũng hết người đến, tôi lại được thuyên chuyển làm cho chương trình cao niên và khuyết tật. Sau phỏng vấn tôi được nhận với chức vụ Outreach Coordinator.
Công việc của tôi là giúp các ông, các bà cao niên và khuyết tật đến trung tâm câu lạc bộ của thành phố hàng tuần để sinh hoạt, thông tin những thay đổi, chia xẻ, hỏi thăm, học thêm chút anh ngữ, giải đáp thắc mắc giấy tờ....
Mỗi lần đến trung tâm này họ được họp mặt với bữa cơm trưa và tập dưỡng sinh, có những buổi học hỏi về những bệnh thông thường đến với họ "đề phòng hơn chữa bệnh" như bệnh cảm cúm, cao máu, cao đường, tim, thấp khớp xương...do các nhân viên của thành phố gởi đến.


Ngoài ra trung tâm còn tổ chức các ngày lễ văn hóa truyền thống và Tết Nguyên Đán hàng năm với âm nhạc quê hương và những vũ điệu dân ca trong câu lạc bộ để phổ biến văn hóa, phong tục của người Việt, Lào, Đại Hàn, Nhật Bản, Phi Luật Tân, Trung Hoa và xe buýt thành phố đưa đón họ đến tận nhà. Vào mùa hè cho họ đi chơi xem thắng cảnh, vườn hoa, đi biển.... Các ông bà cao niên rất thích sinh hoạt này vì họ được dịp gặp gỡ nhau thăm hỏi, chuyện trò vui vẻ làm tinh thần họ bớt buồn chán và khỏe mạnh hơn để vui sống thêm tuổi già với con cái cháu chắt.
Khi các ông các bà đến năm tháng muốn vào công dân Hoa Kỳ thì Trung tâm có lớp dạy cho họ chuẩn bị bài học để đi thi. Phần nhiều họ không có đủ khả năng trình độ anh ngữ để qua kỳ thi phỏng vấn.
Tôi đã gặp nhiều người kể cho tôi nghe về cuộc đời của họ sau năm 1975, nhất là các ông đi cải tạo trong bao năm tù. Họ đã trải qua bao năm tháng bị áp bức, hành hạ, tra khảo, đánh đập, gông cùm, lao động khổ sở, thiếu thuốc men, thực phẩm...
Ban đêm ngủ không yên vì kiểm soát gắt gao. Khi họ đi lao động làm rẫy hay đốn cây trong rừng, họ phải làm cho đủ chỉ tiêukhông thì bị quản thúc hay bớt phần ăn, lúc nào cũng có vài tên cán bộ đi theo dõi, kiểm soát, rình mò xem có ai tẩu thoát hay làm sai chỉ thị. Họ luôn luôn phải tuân lệnh cán bộ cai tù không được cưỡng lại hỏi han vì "không có thông cảm mà chỉ có tuân lệnh". Thăm nuôi thì bị hạn chế cho người đến thăm, lần thăm và quà cũng bị hạn chế luôn.
Có người kể rằng họ đi lao động trong rừng bị cây đè lên mà trời thương họ không bị thương nhiều, sơ sơ thôi rồi vài ngày cũng khỏi. Có người kể rằng họ đi trong rừng bước vào chỗ đất lở, té từ trên đồi xuống vũng nước, đau quá ngất xỉu, anh em đồng đội đưa về trại thuốc men sơ xài rồi tuần lễ sau cũng lành mạnh đi làm lại, họ nói trời còn phù hộ cho họ.
Theo chuyện kể, cũng có người đi khổ sai trong rừng bụng đói quá lấy lá sắn ăn cho no bụng, họ đã bị cơn hành hạ hai ba ngày rồi không sao thoát khỏi tử thần. Họ không được thông báo cho thân nhân đến để nhận xác mang về mãi cho tới lần hẹn thăm nuôi cán bộ mới cho hay tin thì họ đã ra người thiên cổ. Thân nhân phải làm giấy xin phép bốc mộ, tự tìm mồ mả để đào lấy và hốt bộ xương về nhà.
Khi các ông đi lao tù thì các bà khốn đốn phải tự mình đi kiếm sống nuôi con và nuôi chồng, hàng tuần còn phải đi họp khóm phường, phải thi hành lệnh tham gia hợp tác xã, đi lao động vùng kinh tế mới để chồng được mau trở về. Các bà kiếm cơm bữa này lại lo cho ngày mai và còn phải dành dụm, vay mượn để đi thăm nuôi chồng. Ngày đi thăm thì đôi tay xách nặng, đi xe lam, đi bộ, đến trại trình diện cán bộ, chờ đợi để ông ra thăm, hạn chế giờ thăm, hạn chế từng lời ăn tiếng nói, phải “động viên” chồnghọc tập giỏi để mau về nhà với con cái mà quên hẳn cái thân mình vất vả ngược xuôi.
Công việc cũng cho tôi cơ hội gặp gỡ những cựu thuyền nhân người Việt. Người vượt biển cũng gian nan không kém gì người đi tù. Họ kể lại biết bao thảm cảnh: Có người chưa kịp lên tàu đã bị công an cộng sản bắt ngay tại bãi, thân bị tù tội, của cải tài sản bị trấn lột bằng hết. Có những gia đình đã bị mất tích, cả tàu bị sóng đánh chìm, bị hải tặc giết hoặc con cái đi theo tàu chết nơi biển cả hoặc bị bắt cóc để bán cho tú ba.ø
Tôi được nghe rất nhiều câu chuyện tang thương, trên đây chỉ là một số nhỏ tôi gặp được chính họ kể cho nghe. Còn biết bao nhiêuchuyện bi thảm hơn nữa tôi chưa nghe kể.
Tại Trung tâm cao niên tôi làm việc, có bà muốn học thêm chữ Việt hay ngoại ngữ, nhưng tuổi đã già, làm sao nhồi nhét vô đầu nữa. Nhiều bà mong muốn thi đậu quốc tịch, thành công dân thì mới được hưởng những quyền lợi của chính phủ để mình tự túc không phải phiền lụy đến con cháu.
Trong thời kỳ làm việc tại Trung tâm cao niên, nhờ nhiệt tình với công việc, tôi đã gặt gái được sự quý mến nơi các gia đình và các ông bà cao niên. Sau nhiều năm tận tụy phục vụ, nay tôi đã nghỉ việc, tuy nhiên cũng còn lảng vảng những cú phone gọi tới nhà riêng, muốn được giúp đỡ. Khi có người cần sự trợ giúp của mình, tôi không hề từ chối vì tôi hiểu rằng mình giúp người thì mai này mình sẽ được người khác giúp lại.

NGUYỄN TUYẾT LANG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,715,136
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến