Hôm nay,  

Tình Người Nơi Miền Bắc

15/05/200500:00:00(Xem: 270791)
Người viết: SAO NAM TRẦN NGỌC BÌNH
Bài số 748-1327-94-vb8150505

Tác giả Sao Nam Trần Ngọc Bình, cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, hiện là cư dân Greenville, tiểu bang South Carolina. Bài viết của ông lần này kể về một kỷ niệm đặc biệt thời đi tù cải tạo tại miền Bắc.
*

Nhân đọc bài "Tạp ghi" của ký giả Lô Răng đăng trên Ngày Nay số 541 ngày 01 tháng 1 năm 2004, nói về chuyện ăn mía thì tôi thấy tôi và bạn tôi, anh H. đã may mắn hơn nhiều, so với ông ký giả thuộc bậc đàn anh trong quân đội - nếu tính về cấp bậc cũng như về tuổi tác.
Hồi đó, chúng tôi bị đưa ra "cải tạo" ở Lào Cai. Trại giam ở trong một thung lũng, bao quanh là những ngọn đồi. Nơi chốn địa ngục này chỉ có sinh vật duy nhất là con vắt sinh sống mà thôi, theo như lời dân địa phương cho chúng tôi biết sau này. Tuy nhiên, tại nơi này chúng tôi vẫn có thể phóng tầm mắt để thấy lờ mờ dãy núi Hoàng Liên Sơn qua lànø sương mù trắng đục. Vì nơi đây giao thông cách trở nên mỗi khi trại gần cạn lương thực là chúng tôi phải lội bộ đi tải lương về.
Cứ mỗi lần đi như vậy là phải vượt qua một cái đèo tuy không cao lắm nhưng bụng đói thì dĩ nhiên chân phải run và vì thế mỗi bước chân của người tù khốn khổ hình như lại làm cho đèo "cao" thêm và"dài thêm" ra, thêm mãi hình như bất tận.
Kiếp tù khổ sai không án, ngày ngày thì leo lên đồi chặt tre, đốn gỗ y như số phận của người lính thú đời xưa:
Chém tre đẵn gỗ trên ngàn
Thân tù "cải tạo " phàn nàn cùng ai
Một hôm, ùnhân lúc rảnh rỗi, tôi ra chỗ vắng hỏi anh T., anh bạn cùng khóa, xem có hy vọng gì thoát khỏi cảnh tù đầy này không thì anh khuyến khích tôi cứ chịu đựng, sau này lời nói của anh lại đúng phong phóc mà không cần gieo quẻ như Quỷ Cốc Tử tiên sinh:
“Ráng giữ sức khỏe, sẽ đến ngày dù họ có muốn bỏ tù mình đễ trả thù và đày đọa vợ con mình ở nơi" nhà tù lớn" cũng không được nữa mà sẽ phải thả mình ra cho mình đi nước ngoài sống. Cứ yên tâm.“
Đi lấy lương thực mà chúng tôi không có được một cái bao để đựng nhưng do sáng kiến của anh em, chúng tôi buộc hai ống quần của bộ đồ trận của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa mà họ đã tịch thu được để phát cho mỗi người tù hai bộ, rồi đổ bột mì đến ngang chỗ đáy quần, buộc thắt ngang ở chỗ này rồi đeo vào cổ và trở về trại tù. Lần nào cũng vậy, thế nhưng lần này, khi đến kho thì được lệnh trở về vì trong kho trống rỗng, lương thực chưa về kịp, thế là, chúng tôi chẳng ai bảo ai đều lầm lũi vượt đèo cho mau để trở về trại tù trước khi trời tối.
Cứ lầm lầm, lũi lủi đoàn tù uốn éo, vòng vèo, quanh co mải miết leo đèo, không ai nói với ai một lời, như đoàn âm binh đi giữa ban ngày. Chẳng ai bảo ai, như những người câm, chúng tôi cùng cúi đầu lặng lẽ bước, người phía trên, kẻ phía dưới như cùng thầm bảo nhau cố gắng thu ngắn khoảng cách giữa dốc đèo và đỉnh đèo. Một lúc sau, trong khi đang cố gắng leo dốc tôi nghe một tiếng "huỵch" ở phía sau, nặng nề vang lên. Giật mình, tôi quay lại, phản xạ rất tự nhiên, vừa ráng chạy xuống đèo vùa nghĩ: "Chết rồi, thân ốc không mang nổi mình ốc, lại còn phải lo cho ông này nữa". Tới chỗ anh bạn bị té, tôi ngồi xuống, nhẹ nhàng xoay người anh lại để anh nằm ngửa, nới thắt lưng cho anh dễ thở thì cũng vừa lúc đó một giọng nói đầy ngạc nhiên từ sau lưng tôi vang lên:
- A, anh cũng học ngành y à!
Giật mình, tôi quay đầu lại, ngửng lên thì ra là anh y tá đi theo đoàn tù đang đứng ở phía sau lúc nào mà tôi không hay. Tôi bèn bình thản trả lời:
- Đây là kiến thức phổ thông mà, ở trong Nam, ai mà không biết điều này, cán bộ.
Vừa trả lời, tôi vừa đứng lên, lách mình tránh lối, để nhường chỗ cho anh y tá ngồi xuống cạnh nạn nhân. Bằng những thao tác rất lanh lẹ và chuyên nghiệp, chỉ thoáng một cái là anh ta đã sửa soạn xong một liều thuốc, chích liền cho nạn nhân rồi nói:
- Anh ấy tỉnh ngay thôi.
Quả đúng như vậy, anh ta vừa dứt lời thì nạn nhân mở mắt liền và cho biết anh tên là H. vừa lúc đó anh vệ binh đi theo đoàn tù tay cầm AK sẵn sàng "chơi' chúng tôi, nếu chúng tôi vô tình mà đi lạc khỏi đoàn chỉ cần lối 50 mét thôi vì với khoảng cách như vậy họ cho là chúng tôi có ý định trốn trại, cũng vừa ở phía dưới đèo chạy đến chổ chúng tôi đang đứng, nhanh nhẩu nói:
- Thôi, ta vào đây nghỉ cái đã.
Anh ta vừa dứt lời, không ai bảo ai, cả ba chúng tôi liền theo anh vệ binh đi ngược xuống phía dốc đèo. Được một quãng khá xa, rẽ vào một căn nhà lá bao quanh là một hàng rào đơn sơ làm bằng nan tre, sát bên lề đường.
Giữa cảnh núi rừng, một căn nhà trong tầm mắt, khiến khách bàng quang cảm thấy ấm lòng, nhất là lại về mùa Đông. Khi chúng tôi vừa bước qua cổng, thì một người đàn bà từ phía sau nhà chạy vụt ra bụi mía ngang hông nhà, tiếp theo đó là tiếng chặt mía "bụp, bụp" vang lên trong cảnh tịch mịch, vắng vẻ.
Một lát sau, bà ta trở vào nhà, từ cái cửa phía sau căn nhà, trên tay là rổ mía đã được chặt thành từng lóng, xếp ngay ngắn, tiến tới chỗ chúng tôi ngồi trên tấm ván ngựa bằng gỗ. Đặt rổ mía bên cạnh, bà mời chúng tôi, giọng nói dịu dàng như nói chuyện với người thân kèm theo nụ cười tươi nở trên môi:
- Mời hai anh dùng mía.
Nghe giọng nói, cách mời cùng những lóng mía được xếp ngay ngắn, tôi hiểu và đoán ra bà không phải là người địa phương mà là từ miền xuôi lên mạn ngược sinh sống.
Cùng nhau nhìn những lóng mía tươi mát xếp đều đặn trong rổ và sự thèm khát chất ngọt của cơ thể sau những năm tháng lao động vất vả mà không có đủ chất bổ bồi dưỡng, tôi và anh H. im lặng, quay lại nhìn nhau, rồi nhìn rổ mía, không nói gì.


Lệnh cấm tù không được tiếp xúc, nói chuyện với dân vẫn còn đó. Hai người cán binh vẫn còn ngồi kia. Họ với chúng tôi tuy cùng màu da, cùng máu đỏ, cùng con Hồng, cháu Lạc, nhưng tư tưởng họ mang trong đầu đã khiến họ trở thành những "ngoại nhân" ngay chính trên quê hương mà họ đang sống và họ đã thực sự trở thành những kẻ "xâm lược" ngay chính trên tổ quốc thân yêu mà ông cha để lại.
Lúc đó, cả hai chúng tôi đều im lặng, nhưng đều ngầm hiểu là đừng để vì mấy lóng mía mà bị coi thường. Anh em "cải tạo" chúng tôi chắc chắn là ø"rách" hơn trong câu “Giấy rách phải giữ lấy lề.” Vì thế, tuy cả hai không nói nhưng cũng đều đồng ý để cho chút còn" rách" của mình khỏi bị tả tơi thêm nữa.
Tiếng nói chuyện râm ran, tiếng lọc xọc của chiếc điếu bát không ngớt vang lên, khói thuốc lào được liên tục nhả ra, quyện vào khí lạnh mùa đông như luyến tiếc cảnh ấm cúng trong căn nhà cứ lởn vởn quấn lấy nhau dịu dàng, xoắn xít.
Thấy chúng tôi ngồi im như hai pho tượng, ông chủ nhà mới chợt nhận ra, bèn đích thân lần lượt cầm từng chén trà một, mời chúng tôi, giọng lịch sự, ấm áp rõ ra ông ta là người từng trải:
- Mời hai anh dùng trà.
Ngụm nước trà tươi, cóø vị ngọt khi nuốt qua khỏi cổ, khiến người uống cảm thấy khoan khoái. Như biết ý, ông chủ nhà tiếp tục châm trà vào chén của chúng tôi khi thấy chén đã cạn và như để làm tăng hương vị của nước trà nên ông ta chêm vào:
- Trời lạnh mà uống trà nóng như thế này là thú vị đấy!
Sau ba tuần trà mà thấy chúng tôi vẫn không đụng tới rổ mía, bà chủ nhà vừøa nói, vừa nhìn anh vệ binh như để nhắc khéo:
- Hai anh dùng mía đi, anh vệ binh đồng ý rồi mà.
Khi nói câu này, hẳn là bà cũng đã rành rẽ về cái lệnh cấm tù tiếp xúc với dân và cấm dân tiếp xúc với tù. Nghe bà chủ nhà nhắc khéo, có lẽ chẳng đặng đừng vì là chỗ quen biết nên anh vệ binh vội vàng tiếp lời:

- Bà chủ nhà đã có lời mời, hai anh cứ tự nhiên, đừng e ngại gì, cứ dùng mía đi.
Được lời như "cởi hai tay" chúng tôi thong thả ăn mía, ăn vào tới đâu thấy ngọt tới đó mà là vừa ngọt lịm trong miệng và" ngọt lịm" cả trong tâm hồn.
Thấy chúng tôi đã dùng hết chỗ mía, anh vệ binh ngưng nói chuyện với ông chủ nhà, rồi quay qua chúng tôi giọng vui vẻ:
- Hai anh khỏe chưa, thôi chúng ta lên đường.
Vừa nghe thấy thế, bà chủ nhà thoắt một cái, lại dzọt ra ngoài vườn từ phía cửa sau của căn nhàøvà tôi lại nghe tiếng chặt mía "bụp, bụp" vang lên. Khi chúng tôi ra đến cổng thì bà ta cũng bắt kịp và vừa ấn vào tay chúng tôi những lóng mía mà bà mới chặt vừa nhìn anh y tá lẫn anh vệ binh, vừa nói bằng lời vừa nói bằng mắt:
- Hai anh cứ cầm lấy, hai anh ấy đồng ý rồi đó.
Vừa dứt lời, bà ta liền quay người trở lại để vào nhà, không để chúng tôi có thời gian kịp nói lời cám ơn. Cùng lúc đó tiếng anh vệ binh lại vang lên:
- Thôi chúng ta đi kẻo muộn.
Khi ra tới đường cái, tôi còn ngoái cổ lại nhìn về phía căn nhà thì vẫn còn thấy bà chủ nhà nhân hậu đang đứng tần ngần nhìn về hướng chúng tôi chứ chưa đi hẳn vào trong nhà.
Đi được một quãng, tới chỗ có mấy tảng đá to nằm bên lề đường có thể ngồi tạm được, đột nhiên cả hai người, anh y tá lẫn anh vệ binh ngừng lại và anh vệ binh nói với chúng tôi, giọng nói ôn tồn có pha chút lo ngại:

- Hai anh ngồi đây, ăn hết mía đi. Khi về trại nhớ đừng cho ai biết nhé, nếu Trại mà biết được thì chết chúng tôi.
Nghe anh vệ binh dặn dò, tôi chợt thấy hiện ra trước mắt tôi bây giờ không phải là một anh cai tù vác AK nữa mà cũng chỉ là một thứ nạn nhân trong guồng máy kềm kẹp. Họ có thể cũng là con người với đầy đủ ý nghĩa của chữ người thật sự, có tình thương yêu chân thật, nhưng vì phải sống trong một chế độ kìm kẹp, nên đã không thể làm gì hơn là tự thu nhỏ mình lại, thu nhỏ cả đến tình thương yêu đồng loại là thứ tình cảm cao quý nhất của con người, để mà tồn tại. Đến khi thấy bà chủ nhà thể hiện tấm lòng nhân hậu cả hai mới chợt bừng tỉnh và đã tìm thấy "cái tôi" thực sự, sau bao năm bị nhận chìm trong cách sống mà chế độ Cộng Sản đã cố tình tạo nên khiến cho người dân cứ phải suy nghĩ, hành động theo chỉ thị của Đảng để Đảng duy trì quyền lực bằng sự thông tin một chiều.
*
Ngày xưa, lúc còn nhỏ, khi đọc truyện "Tấm Cám" hay truyện "Cô bé Lọ Lem" thì ai trong chúng ta mà chẳng reo vui khi thấy nhân vật chính trong truyện trong lúc lâm vào cảnh cùng khổ nhất thì có một bà tiên xuất hiện ra tay cứu vớt.
Trong quãng đời lưu đầy cải tạo của chúng tôi, tuy không còn bà chuyện thần thoại, nhưng vẫn còn tấm lòng của "bà tiên" thể hiện nơi bà chủ nhà tốt bụng. Dù phải sống lam lũ nơi thâm sơn cùng cốc, vất vả với cuộc sống hàng ngày, nhưng vớiõ tấm lòng nhân hậu, bà đa õ"chia ngọt, xẻ bùi" với những người cùng khổ nhất bằng một chút "của ít, lòng nhiều".
Cho đến tận bây giờ, dù đang sống đầy đủ trên đất nước Hoa Kỳ, mỗi khi dùng một món gì ngọt thì kỷ niệm bữa ăn mía trong cảnh khốn cùng của người tù "không án" cùng với hình ảnh bà chủ nhà tốt bụng năm xưa lại hiện ra.
Bà thực sự đã là một bà tiên" trong cuộc nhiễu nhương của đất nước Việt Nam sau năm 75. Tôi thường kể lại cho các con tôi nghe câu chuyện "ăn mía" mỗi khi có dịp. “Bà tiên mía” mà chúng tôi đã gặp trên miền Bắc tù đầy là một "hình ảnh vô giá" cho thấy là dù kềm kẹp, bạo lực, dối trá của chế độ Cộng sản đã phủ khắp miền Bắc cả nửa thế kỷ, chúng vẫn không thể tiêu huỷ được tấm lòng tử tế trong con người. Và tấm lòng ấy vẫn ở với những người chiến sĩ cộng hoà dù lúc họ cùng đường, tù tội.

Sao Nam Trần ngọc Bình

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,611,286
Tác giả hiện đang giảng dạy Việt ngữ Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside). Bà thường xuyên tham gia sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là góp phần duy trì văn hoá và ngôn ngữ Việt. Viết Về Nước Mỹ 2017, bà nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những tác giả góp phần phát triển chữ Việt, văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Ông đã đoạt giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 18. Bài mới nhất của ông được đăng 2 kỳ. Sau đây là phần kết.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của tác giả viết nhân Ngày Lễ Vu Lan năm nay.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu và hiện vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước năm 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, ông đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, tác giả về hưu tại Riverside, Nam California.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Bài mới của ông viết về lễ cưới của hai con Cúc Phương và Quang Nhật. Lễ cưới được tổ chức tại Texas 19/8/2017, kế cận mùa bão lụt.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết về nước Mỹ của Ngọc Anh cho năm thứ 18 là chuyện Bắc Houston, nơi cô đang sống, Tháng 8, 2017
Sau lớp tập cuối cùng trong ngày Thứ Sáu, Châu ngỏ lời mời vợ chồng Phong ra ngoài dùng cơm tối. Phong muốn thoái thác nhưng Châu nói nhân dịp sinh nhật của hắn; hơn nữa, hắn cũng muốn mượn cơ hội này để thảo luận với chàng về lời đề nghị mai mối mấy tuần trước.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà,
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016)
Nhạc sĩ Cung Tiến