Hôm nay,  

I. Giữa Hai Cuộc Tình

14/05/200500:00:00(Xem: 100131)
Người viết: THIÊN NGA
Bài số 746-1325-92-vb5120505

Tác giả Thiên Nga, cư dân Tucson, AZ, lần đầu dự viết về nước Mỹ bằng những bài viết ngắn, kể chuyện về đời sống tại Mỹ. Sau đây là hai bài viết ngắn của cô.
*

Thanh là một thanh niên đầy nhiệt huyết, sanh trưởng trong một gia đình đông anh em vì có một lần bất đồng ý kiến với ông cụ thân sinh, anh giận hờn xin vào quân ngũ.
Năm ấy anh còn quá trẻ, chỉ mới 17 tuổi đầu, anh rất hăng say chiến đấu, dần đà cứ chứng kiến cảnh kẻ mất người còn của những đồng đội thân quen, Thanh đã không còn vui vẻ chủ quan nữa. Cứ mỗi lần về phép thì anh ghé về thăm nhà, sau đó cùng vài thằng bạn ghé vào quán bar lai rai ăn nhậu. Anh có quen một cô gái trong ba nhưng cuộc tình cũng không đi tới đâu.
Anh không muốn lấy vợ, vì đời chiến binh rày đây mai đó, sống chết không biết đến lúc nào, anh không muốn mình gây khổ cho kẻ khác.
Cuộc chiến chấm dứt anh trở về nhà với hai bàn tay trắng, đời sống càng lúc càng căng thẳng, khó khăn. Để kiếm sống anh mướn một chiếc xe ba bánh, lãnh chở củi và chẻ củi cho người ta ăn công, anh sống an phận chờ ngày xuống lỗ.
Rồi gia đình anh cũng có cơ may được trở mình, anh có một thằng em đi lính hải quân đã theo tàu Mỹ năm 1975 bây giờ nó bảo lãnh gia đình sang đoàn tụ, anh thầm cảm ơn nó đã cho anh thoát khỏi cảnh chim lồng cá chậu.
Sang được tới Mỹ anh vào làm cho một nhà hàng Tàu, sáng sáng anh đi làm, tối tối về nhà. Ngày qua ngày dần dà cuộc sống trở nên tẻ nhạt buồn chán. Anh theo mấy thằng bạn qua Mễ và anh cũng cuỗm được một em đem về Mỹ làm vợ.
Bà vợ Mễ của anh có 2 đứa con riêng (một trai, một gái) con nít nó phá dữ lắm, nhưng anh cũng chẳng la, anh thông cảm cho chúng nó. Vợ anh cả ngày ở nhà, móng tay móng chân cứ 2 tuần là nó vào tiệm sơn đỏ chót, nó ngày càng chưng diện, anh thì cứ đi làm bù đầu, còn nó thì cứ đẹp ra.
Cuộc sống tương phản lâu dần rồi thì cũng có chuyện xảy ra. Một hôm anh mệt mỏi cảm thấy khó chịu anh xin về nhà sớm. Vào nhà, anh thấy con vợ anh nó nằm trong vòng tay một thằng Mễ to con. Bừng bừng nổi giận, anh sổ đại một tràng tiếng Việt chỉ tay ra dấu tống cổ chúng nó ra khỏi nhà.
Con vợ anh nó đâm đơn ly dị, khi cả hai gặp nhau ở ngoài tòa, cô thông dịch viên nói: "Vợ anh nó đòi tiền cấp dưỡng, bởi vì nó tưởng anh rất giàu, anh là chủ một hãng xe hơi lớn".
À, thì ra lâu lâu anh có lãnh một vài chiếc xe về sửa (nghề tay trái) nó lại tưởng anh là ông chủ lớn, nó muốn đòi tiền anh, anh nhờ cô thông dịch viên giải thích cho quan tòa hiểu giùm.


Quan tòa phán: Con là con riêng của cô, cô nuôi. Thời hạn 3 tháng nữa là cô phải khăn gói lên đường trở về Mễ, OK. Gõ cái cốc, chấm dứt.
Anh có một thằng bạn thân còn kẹt lại ở quê nhà, anh thường hay giúp đỡ cho no. Để cảm ơn anh, nó gởi qua một tấm hình người đẹp để đền ơn đáp nghĩa. Nhìn người đẹp trong tranh làm anh liên tưởng đến sự tương phản giữa 2 hình anh, con vợ Mễ của anh thì vòng 1, vòng 2 và vòng 3 thì phốp pháp đều nhau, còn hình ảnh người trong tranh thì vòng 1, 2 và 3 thì ốm nhom, ốm nhách đều nhau. Anh chợt nghĩ đến một ông bạn nào đó đề là: cỡ nào cũng được (mập, đẹp, ốm, dễ thương....) cũng may mà anh là con trai, nếu không thì anh đã cuốn gói đi theo ông ấy mất.
Anh chuẩn bị lên đường vinh quy bái tổ. Nói là chuẩn bị cho xôm chớ anh nào còn đồng nào, con vợ Mễ của anh nó đã lấy sạch. Anh về nước, cũng cảnh mừng đón rước, làm xong thủ tục cưới hỏi cho có hình thức rồi anh cũng khăn gói trở về Mỹ. Nhìn người ta thì có cảnh ngậm ngùi rơi lệ, còn anh ráng lắm chỉ thấy có cảnh đổ mồ hôi ròng ròng.....
Lãnh được cô vợ trẻ qua, anh cưng như cưng trứng, hứng như hứng hoa, anh dẫn cô đi chợ mua sắm, anh đi đằng trước thì cô lẽo đẽo bước ở đằng sau, mỗi lần chở cô đi đâu, thì anh lại trở thành "ông tài xế bất đắc dĩ".
Thời gian đầu anh còn được cô vợ trẻ cho phép ôm ấp một chút, thời gian sau đêm đêm nằm ngủ cô chận cái gối ngay chính giữa, làm anh mủi lòng nhớ tới một đoạn phim tàu mà một nam một nữ chận cái chén nước ngay giữa giường để đề phòng "xâm phạm tiết hạnh".
Rất nhiều tiếng đồn đến tai anh, nào là vợ anh đang cặp với thằng Mỹ, nào là nó đang quen với thằng làm móng tay vv... Anh làm lơ, bỏ ngoài tai những tin đồn nhảm nhí. Với anh phải mắt thấy anh mới tin, tuy nhiên lâu dần anh đâm ra bệ rạc, bê tha. Dần dần anh buông xuôi, càng ngày anh càng bỏ bê công việc, giải trí bằng cờ bạc. Dần dà, anh trở thành một con bạc đỏ đen.
Vợ anh bây giờ không còn là một cô gái quê mùa của miệt vườn ngày xưa nữa, cô đi chỉnh trang lại vòng một với giá $4000 ăn mặc theo thời trang, áo thì xuống tới nửa ngực (đẹp khoe, xấu che), tiếng anh xổ ra như gió. Anh biết mình đã thất bại mặc dù nhiều lần anh đã cố níu kéo. Ngày anh lo cho cô đi làm xong cái thẻ xanh anh hy vọng là cô còn lại một chút gì lưu luyến giữa cuộc tình còn sót lại...nhưng vô ích!
Hôm sau, cô bỏ đi không một lời từ giã.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,465,549
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới là chuyện về cơn bão Irma tại vùng quê mới của tác giả Tampa, Florida.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài mới của Song Lam.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, nhận giải chung kết 2009. Là nhà giáo dạy Anh và Pháp ngữ tại các trường trung học ở Việt Nam trước 1975, ông vượt biển đến Mỹ năm 1984, đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, ông về hưu tại Riverside, Nam California và tiếp tục góp bài. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả nguyên là luật sư hành nghề tại Việt Nam trước năm 1975. Ông hiện cùng gia đình đang sinh sống tạiHonolulu, Hawaii. Tác giả đã từng tham gia mục Viết Về Nước Mỹ với các bài "Tôi Hiến Tủy," “Vợ Tôi Bị Ung Thư,” và “Con Chó Trắng Trong Nghĩa Địa.” Và đây là bài thứ tư của Lê Tấn Phước.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Để phân biệt với tác giả Minh Nguyệt có bài Viết Về Nước Mỹ từ 2001, tác giả chọn bút hiệu Minh Nguyệt Graves, theo họ của ông chồng người Mỹ. Sau đây là bài viết mới của bà.
Gia đình tác giả tại Houston là nạn nhân trực tiếp của bão Harvey. Nhà bị tốc mái. Mẹ Lúa vào bệnh viện bằng trực thăng tải thương. Tác giả định cư tại Mỹ 24 năm, tốt nghiệp đại học tổng hợp, hiện đang là cộng tác viên của một đài truyền hình nhưng chỉ mới bắt đầu dự viết về nước Mỹ từ Tháng Bảy 2017, với bút danh Như Nguyện, bài “Nước Mẹ, Nước Con.” Sau đây, bài viết thứ hai, lần đầu ký đầy đủ tên họ Trần Như Nguyện.
Gió Đồng Nội là bút hiệu của một tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Bà là một chuyên gia từng làm việc tại Trung Tâm Không Gian Kennedy ở Merrit Island, Florida, hiện đã hưu trí. Bài viết mới của Gió Đồng Nội về “vòng tay” của bão Irma cho thấy nhiều ghi nhận chu đáo hiếm có.
Tâc giả 45 tuổi, cùng gia đình đoăn tụ tại Mỹ từ 1991, 26 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation; Đã tham gia VVNM từ 2002 với 4 băi viết tươi tắn, tử tế. Sau 15 năm bặt tin, ông xuất hiện trở lại với nhịp viết mạnh mẽvà đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017, năm thứ 18. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến