Hôm nay,  

Hoa Hậu Và Ký Giả

07/05/200500:00:00(Xem: 128636)
Người viết: Linda Lee
Bài số 740-1319-86-vb3030505

Linda Lee, tên thật Đặng Quí Ngọc, cư dân Garden Grove, Nam California, là tác giả viết về nước Mỹ đã được trao tặng giải thưởng đặc biệt năm thứ ba với bài viết Cô Y Tá Mỹ. Báo Tết Việt Báo Ất Dậu có đăng một bài tấu hài về người Việt tại Mỹ Sau đây là bài tấu hài thứ hai của bà. Vẫn rất dễ đọc và dễ diễn.
*

Cảnh: Bất cứ sân khấu nào.
Các vai:
1. Thu (T) 25 tuổi, Hoa Hậu
2. Hải (H) cùng tuổi, ký giả.
Nhạc vui cất lên.

T. trong trang phục Hoa Hậu rực rỡ và vương miện lấp lánh, bước ra, dừng lại khi đến gần khán giả. Nhạc ngừng.

T. (vui tươi) Thưa quý vị, em là Thu, Hoa Hậu Ất Dậu, xin kính chào quí vị.
(chắp tay, cúi người.)
Thưa quí vị, nghe em xưng là Hoa Hậu, rồi nhìn đến cái mặt em, chắc quí vị tự hỏi: "Ma nào mà bầu con này làm Hoa Hậu thế"" Em xin thưa: Ma nó cũng không bầu em. Nguyên do chỉ vì có một siêu thị Việt Nam ở đây muốn quảng cáo hàng đại hạ giá nên tổ chức thi Hoa Hậu lấy tên là HOA HẬU ĐẠI HẠ GIÁ!
Nhờ chữ "đại hạ giá" đó mà em mới được bầu. Dạ, em nặng 100 pound, trước đây là 5 đồng / pound, bây giờ đại hạ giá còn....1 đồng 99.
Ngoài em là Hoa Hậu đại hạ giá, siêu thị này còn bầu một số Hoa Hậu khác như: Hoa Hậu Ăn Ảnh....(mỉm cười) 5 đồng /pound; Hoa Hậu duyên dáng, 4 đồng; Hoa Hậu có đầu, 3 đồng; Hoa Hậu không đầu, 2 đồng; Hoa Hậu còn lội trong hồ, 99 cent.
Chà, nghe nói "lội trong hồ," chắc quý vị nghĩ đến việc thi áo tắm, rồi ngắm thân hình em mà tự hỏi: "Quái, cái con này làm sao mà thi áo tắm nhỉ"" Em xin thưa: Em được miễn thi áo tắm. Vì lý do ban tổ chức.... sợ khủng bố.
Dạ, đầu đuôi nó thế này: Ban Tổ Chức quyết định: để giữ truyền thống, khi thi áo dạ hội, em không được mặc áo kiểu Mỹ mà phải mặc áo dài Việt Nam. Em hoan nghênh hết mình. Vì vậy đến khi thi áo tắm, em nhất quyết không chịu mặc kiểu Mỹ khi đi TẮM BIỂN mà đòi mặc kiểu Việt Nam khi đi......tắm ao!
Chắc quý vị đã biết, Mỹ đi tắm biển thì mặc hai mảnh, còn Việt Nam mình, gái quê tụi em chờ đến ĐÊM mới đi tắm ao cho nên... chẳng cần mảnh nào hết, có sao để vậy, cho trăng nó ngắm. Nghe em đòi mặc kiểu tắm ao có thể gây khủng bố này, mấy ông trong ban giám khảo cuống cả lên, họp khẩn cấp! Loại em ra khỏ cuộc thi thì không được vì đòi hỏi của em là chính đáng, nên cuối cùng họ đành phải cho em miện thi áo tắm. Họ bảo: em có mặc hai mảnh thì họ nhìn vào mảnh 1 mảnh 2 mà chấm điểm, bây giờ em chẳng mặc mảnh nào hết thì họ biết.... nhìn vào đâu" (ngửa mặt réo lên) Ối giời ơi, giám khảo gì mà ngớ ngấn thế!

Một chút nhạc vui.
T nhìn đồng hồ...

Úy, suýt quên, bây giờ em phải xin lỗi quí vị để tiếp một ký giả tới phỏng vấn.

(mở xách tay, nhìn vào gương trang điểm qua loa. Nhạc vui rộn rã lên khi H xuất hiện trong bộ Âu phục chỉnh tề, máy ảnh cầm tay.

H. (niềm nở) Chào Thu! Anh là Hải hôm qua nói chuyện với Thu trên điện thoại. Bây giờ anh đến phỏng vấn tân Hoa Hậu đây. À mừng Thu nhé!
T. Cảm ơn anh Hải. Mà nè, tui không quen trả lời phỏng vấn, hỏi dễ thôi nghe.
H. Yên trí, này...(đằng hắng) theo Thu, cái gì là ĐẸP NHẤT và cái gì là XÂÚ NHẤT... trong người của Thu"
T. (khẽ giật mình, thối lui ít bước) Trong người tui " Hỏi gì ác thế! (bỗng mỉm cười) nhưng không sao, đó dám hỏi thì đây cũng ráng trả lời. Đẹp nhất trong người tui là.....(đưa tay chỉ vào ngực trái ) cái này nè!
H (đến lượ H khẽ giật mình thối lui ít bước) Thu chỉ gì thế"
T Tui chỉ...(sấn tới, ưỡn ngực cao lên và lại đưa tay chỉ vào ngực trái) cái này nè, bộ không thấy hả"
H. (lúng túng, gượng cười) Thấy, thấy. chỉ vì Hoa Hậu chịu chơi quá nên ký giả bị giao động chút thôi. À, Thu, cái đó là đẹp nhất, thế còn cái gì là XẤU NHẤT"


T Cũng trong người tui hả" Thì...thì....( lại đưa tay chỉ vào ngực trái) là cái này.
H. Ủa, sao xấu, đẹp, gì cũng là cái đó"
T. (pha chút ranh mãnh) Suy nghĩ đi.
H. (nhíu mày, lẩm bẩm) Xấu...đẹp... A( mừng rỡ) anh hiểu rồi! (reo lên) Cái đó xấu nhất là khi chưa đi mỹ viện, còn đẹp nhất là khi đi mỹ viện về (cười ngất)
T. Im! Anh nghĩ cái gì mà nói đến mỹ viện"
H. Thu chỉ NGAY CHÓC cái đó thì anh phải nghĩ đến cái đó chứ gì nữa.
T. Tui chỉ ngay chóc cái gì"
H. (Đưa hai tay lên phác họa hai ngọn đồi trước ngực, nhìn T. gượng cười) phải không"
T. (sửng sốt, giậm chân) Quỷ bắt cái anh ký giả này! tui chỉ đây (lại đưa tay chỉ ngực trái) là tui chỉ... TRÁI TIM của tui!
H. (chợt hiểu) À......trái tim!
T. Chớ gì nữa. (Mỉm cười hồn nhiên) Cũng là trái tim nhưng ĐẸP NHẤT là lúc YÊU THƯƠNG, còn XẤU NHẤT là lúc HẬN THÙ.
- Một thoáng nhạc.
H. Chà, trả lời cũng được quá hả. Bây giờ xin hỏi tiếp: sở thích của Thu là gì"
T. Ca nhạc ngoại quốc.
H. Chẳng hạn là bài nào"
T. Vọng Cổ.
H. (chưng hửng) Vọng Cổ là nhạc Ngoại Quốc"
T. Vậy chớ mình đang ở đâu"
H. Ở Mỹ.
T. Ở Mỹ mà ca vọng cổ là ca nhạc ngoại quốc chớ gì nữa.
H (pha chút gắt gỏng) Thu muốn quậy hả" (Trở lại giọng bình thường) À, ngoài tên Thu ra, Thu có lấy tên nào khác không"
T Có.
H. Tên Mỹ" Lucie, Vickie, Elizabeth"
T. Không, tên Việt Nam.
H. Tên gì"
T. Linda.
H. (lại chưng hửng) Linda là tên Việt Nam"
T. Linh là linh thiêng, đa là cây đa, linda là cây đa linh thiêng ở đầu làng đó.
H. (hết kiên nhẫn, lớn tiếng) Sao nãy giờ nói ngược không vậy!
T. Nói ngược gì đâu, (mỉm cười thành thật) chỉ nói cho vui mà.
H. (Dịu giọng lại) À, Thu nè, tui từng phỏng vấn nhiều Hoa Hậu Việt Nam ở đây, số đông thì rành tiếng Anh hơn, nhưng Thu sao lại nói tiếng Việt... còn quá cha tụi tui"
T. mới qua mà.
H. Vậy....(chút ngần ngại) Xin lỗi. Thu nói được tiếng Anh không"
T. Được, nhưng tui chỉ nói kiểu "Tiếng Anh đơn giản" thôi.
H. "Tiếng Anh đơn giản" là sao"
T. Hôm qua Mỹ tới hỏi thằng em tui có nhà không, tui nó: HE GO. Rồi Mỹ hỏi bao giờ thì về, tui nói: HE GO GO GO.
H. (gãi đầu) Thu, Mỹ hỏi đứa em của Thu có ở nhà không, Thu trả lời HE GO thì cũng được, ai cũng hiểu là Thu muốn nói nó đi rồi, nhưng khi Mỹ hỏi bao giờ về mà Thu nói HE GO GO GO là sao"
T Đã bảo là tiếng Anh "đơn giản" mà. He Go là nó đi, còn He Go Go Go là nó.....ĐI LÂU MỚI VỀ.
H. Úy trời!
T. Vậy mà Mỹ hiểu đó.
H. (ngạc nhiên) Mỹ hiểu" (lại gãi đầu) À...Mỹ có thể hiểu lắm chứ, nghe có lý quá mà: một chữ Go là đi, 3 chữ Go là đi lâu mới về....
T. Nè, còn 6 chữ Go là gì biết không"
H. Không.
T. (thối lui nhìn sững H) Hải qua 75 mà không hiểu tiếng Anh"
H. Đẻ ở đây cũng không hiểu nữa là qua 75. (Giậm chân) Mà 6 chữ Go là gì"
T.(thản nhiên) He go là nó đi, He go go go là nó đi lâu mới về, còn He go go go go go go là nó đi mà....(nhẹ nhàng lả lướt) Không bao giờ trở lại.
H. (nhăn mặt bịt tai) Úi chao! mà nè, nãy giờ nghe Thu nói là tui biết Thu học tiếng Anh với ai rồi.
T. Ai"
H. Mấy con chó chứ ai. Gâu, gâu, gây....
T. Im! (Chống nạnh, quắt mắt) Sao anh bảo tui học tiếng Anh với chó" Sao anh bất lịch sự vậy" sao anh.....( bỗng mỉm cười) ủa, Sao Hải biết hay vậy" mà tui học với chó Mỹ đàng hoàng a! Hải biết không, nghe chó sủa một hồi là tiếng Anh tôi... lai láng! (Vui vẻ hơn bao giờ hết) Tui dịch tiếng Anh nữa a! (ngâm nga) You Go Mùa Thu, Mùa Thu go go go go go go....
H. (hoảng lên) Sủa gì sủa hoài vậy"
T. (lại chống nạnh, quắc mắt) Tui dịch văn chương Việt Nam mà Hải dám nói tui sủa"
H. Văn chương gì thế"
T.You Go Go Mùa Thu là......(nhẹ như tơ) “Em ra đi mùa thu.”
Mùa Thu Go Go Go....Go Go Go là... ( cất tiếng ca) Mùa thu không trở lại.

Nhạc vui chợt bùng lên.
T & H nắm tay nhau cúi chào khán giả.
Đâu đó tiếng chó sủa vang.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,384,021
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến