Hôm nay,  

Cầu Cho Bà Bác Sĩ

20/04/200500:00:00(Xem: 270779)
Người viết: TRƯƠNG TẤN THÀNH
Bài số 728-1307-75-vb8-041705

Tác giả Trương Tấn Thành, ngụ tại Lacey, WA. Tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, hiện là trợ giáo cho trường dạy người da đỏ và giảng viên parttime cho Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ đặc biệt, và lần này là hai bài viết ngắn.
*
- Alo, cho tôi xin được nói chuyện với bà Taylor
- Hello, Thanh. How are you"
- Cảm ơn bà. Tôi có nghe cụ Clausen nói rằng bà đang điều trị bệnh, không biết bà có được thuyên giảm không"
- Cảm ơn Thanh. Cảm ơn anh đã hỏi thăm. Tôi cũng chưa biết ra sao nữa. Thú thật tôi đang rất buồn và khổ lắm.
Đó là cuộc điện đàm của tôi với bà Taylor, vợ ông bác sĩ Robert Taylor nơi mà trước kia lúc tôi còn đang đi học thường đến làm vườn cho ông bà.
Tôi được biết bà qua sự giới thiệu của bà cụ Clausen, người mướn tôi và Nhân làm vườn vào mùa hè hồi tụi tôi còn đi học. Bà gốc người Đức có lẽ khi trước học chung làm việc chung với chồng rồi sau này hai người lập gia đình với nhau. Vóc người bà cao lớn, nét mặt nhân từ, lúc nào cũng tử tế và đối xử lịch sự với mọi người. Lúc đó ba cô con gái của bà, Eli, Hannah và Sabrina còn là những đứa gái nhỏ, bà không có con trai. Bà là một trong những người Mỹ đối xử với tôi thật tốt. Lúc nào bà cũng sẵn sàng cho tôi việc để làm vì biết tôi còn đang đi học túng thiếu. Có lần tôi làm xong mà lại bỏ quên cái chỉa nằm lật ngữa ngoài sân thật là mất an toàn. Nếu như người khác thì họ đã cho tôi thôi việc ngay nhưng đối với bà thì lại khác. Hôm sau gặp tôi bà chỉ trách:
- Thành ơi! Anh bỏ quên cái chỉa tôi sợ tụi nhỏ nó đạp lên vô cùng! Please don't do it again. Bao nhiêu đó cũng đủ thấy lòng độ lượng của bà và làm tôi thấy mình vô ý vô tứ quá đáng trách.
Tôi nhớ lần tôi đề xướng với bà là sẽ lại nhà để đọc truyện cổ tích Việt Nam cho ba đứa con bà nghe và có đem theo đàn để đàn nữa. Bà lật đật nhận lời, đêm đó khi đến tôi thật ngạc nhiên là ba đứa con bà ăn mặc thật đẹp cùng mời cả mấy đứa bạn lại nghe thật là long trọng như đón một kịch sĩ nổi danh đến vậy. Tôi vừa ngạc nhiên vừa cảm động vô ngần trước tấm thịnh tình và lối đối xử trân trọng của bà.


Nhà ông bà trang bị rất nhiều cửa kiếng để đón nắng và nhìn ra vịnh thật đẹp và xa xa có điểm vài hòn đảo, mấy chòm cây trông thật buồn. Từ trên nhà bà có con đường mòn đi xuống bãi cát phía dưới thật lý tưởng để bách bộ hóng mát vào mùa hè. Vào mùa hè tôi hay đến xin phép bà đi xuống bờ nước để bắt cua, vớt sò. Lúc nào bà cũng niềm nở và dành cho tôi lời lẻ nhỏ nhẹ với nụ cười. Thỉnh thoảng tôi đến nhà bà chơi thường được bà mời vào bếp rồi tự tay nấu nước đem bánh bà làm ra mời tôi ăn. Một người nhân hậu như bà tôi nghĩ rằng Trời sẽ cho bà hưởng hạnh phúc viên mãn ở cõi đời này nhưng không biết sao số bà lại không được vậy.
Mới hôm qua đây, khi gọi phone cho cụ Clausen thì tôi mới biết rằng bà đang bị chứng ung thư ngực và đau khổ hơn nữa là ông chồng của bà không biết sao lại ra ở riêng trong khi bà bị cơn bạo bệnh như vậy! Tôi mới nghe qua mà bàng hoàng và hết sức đau buồn cho bà. Một người nhân hậu và sống với chồng đã hơn mấy chục năm nay giờ lại bị ruồng bỏ cô đơn trong lúc bị bạo bệnh thì còn gì là đau khổ cho bằng. Thảo nào lần Noel vừa qua tôi gởi thiệp chúc đến bà mà không nhận được thiệp đáp của bà như mọi năm. Tôi định lên thăm bà nhưng cụ bà Clausen khuyên tôi là đừng nên vì bà đang bệnh lại gặp chuyện đau buồn trong gia đình e là không đúng lúc. Tôi đồng ý, cụ bà Clausen nói thêm:
- Hay là anh thắp nhang cầu nguyện cho bà Taylor được tai qua nạn khỏi" Tôi thật không biết nói sao về cái cảnh khổ đau hiện tại của bà Taylor và cũng không hiểu tại sao ông bác sĩ lại đối xử quá tệ đối với vợ mình trong hoàn cảnh bi đát của vợ mình hiện nay.
Tôi có cùng ý nghĩa với cụ Clausen và thấy thương cảm cho bà bác sĩ vô cùng. Tối đó khi tôi đốt nhang trên bàn thờ như thường lệ, tôi đốt ba cây nhang để cầu nguyện cho bà. Tôi lạy một lạy trước tượng đức Phật Bà Quan Âm để cầu xin Phật bà từ bi gia trì phổ đội cho bà Taylor để bà được qua cơn bạo bệnh và ông bác sĩ sẽ hồi âm để trở về với người vợ nhân từ phúc hậu của mình mà có lẽ vì nghiệp quả kiếp xưa nên nay phải chịu đau khổ đường này.
TRƯƠNG TẤN THÀNH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,173,132
Chỉ còn hai tuần nữa là Tết Kỷ Dậu 2019, mời đọc bài viết mới của Chu Kim Long. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, cựu tù, vượt biển, hiện là cư dân San Jose, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới, không giống bất cứ bài viết nào viết về thuế.
Cho tới nay, Tony Tony là bút hiệu lần đầu xuất hiện trong Viết Về Nước Mỹ. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây, thêm hai bài viết ngắn.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; Định cư tại Virginia từ 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Hai bài đã viết: “Cưỡng Bách Hồi Hương Rồi Mới Đến My” và “Mang Con Bị Tê Liệt Đến Mỹ.” Bài viết mới là chuyện 30 năm của gia đình ba: Từ đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Và rồi, nhờ chương trình ROV, vẫn tới được nước Mỹ.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westmister. Tham dự Viết về nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã lần lượt nhận giải Đặc Biệt 2016, giải Danh Dự VVNM 2017 và giải Vinh Danh Tác Phẩm 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến