Hôm nay,  

Bà Năm Ông Sáu: Tấu Hài

09/04/200500:00:00(Xem: 103342)


Người viết: Linda Lee
Bài số 719-1298-67-vb4-040605

Linda Lee, tên thật Đặng Quí Ngọc, cư dân Garden Grove, Nam California, là tác giả viết về nước Mỹ đã được trao tặng giải thưởng đặc biệt năm thứ ba với bài viết Cô Y Tá Mỹ. Bài viết của Linda Lee lần này là một song tấu vui đùa về người Việt tại Mỹ rất dễ đọc, dễ diễn tại bất cứ đâu. Đây là một trong những bài Viết Về Nước Mỹ được đăng vào báo xuân Việt Báo Ất Dậu. Báo xuân bán hết sớm, đăng lại theo yêu cầu.

*
Cảnh: Bất cứ sân khấu nào
- Từ trái, Bà Năm (BN) trạc 50 trong bộ bà ba tươm tất phe phẩy nón lá, le te bước ra.
- Từ phải, ông Sáu (OS) cùng trang lứa BN, bộ Âu phục chỉnh tề, chống ba ton., thong dong xuất hiện.
- Cách khoảng đủ nhận ra nhau, hai người cùng sửng sốt đứng lại.

OS: Có phải chị.... Năm Rau Răm đó không"
BN: Chớ ai nữa! (phe phẩy chiếc nón, vui vẻ) Năm Rau Răm lấy anh Bảy Muối Tiêu, đẻ con.....bán hột vịt lộn đây!
OS: (mừng rỡ) vậy là đúng chị Năm rồi!
BN: Còn anh (ngưng phe phẩy chiếc nón, liếc xéo qua OS) Có phải là ....Sáu Súng Cối"
OS: Chính tui đây! (vui vẻ) Sáu Súng Cối lấy Cô Ba Đại Bác đẻ thằng con Lựu Đạn nè.
BN: Chà, anh với tui là bạn cùng xứ Giồng Chôm, bữa nay lại gặp nhau ở Mỹ. Ngộ há"
OS: Ngộ thiệt a chị Năm. Lâu quá rồi, tui hỏi thăm mà có ai biết tin chị đâu.
BN: Tại anh qua Mỹ 10 năm rồi, còn tui.... mới qua đây có mấy tháng thôi.
OS: Mấy tháng thôi! (nhìn BN kỹ hơn rồi ngửa mặt cười cười) Hèn gì.
BN: Ủa....anh nhìn tui rồi nói "hèn gì" là ý làm sao"
OS: Thì....chị mới qua có mấy tháng nên mới....ra đường mà bận bà ba.
BN: (nghiêm mặt lại) Ừ, tui bận bà ba ra đường đó, ai làm gì tui"
OS: Ai làm gì chị, nhưng ở Mỹ có ai bận bà ba ra đường đâu. Chị Năm nè....(dộng ba tong, lên giọng) chị nhập gia thì phải tùy tục chứ.
BN: (cười khẩy) Nhập gia tùy tục hả" (nghiêm lại) Vậy tui hỏi anh: Anh có thấy cô Mỹ, bà Mỹ nào qua Việt Nam mà bậïn bà ba ra đường chưa"
OS: (lúng túng) ờ....ờ....
BN: Ờ ờ cái gì " (lên giọng) Anh Sáu nghe đây, chỉ khi nào Mỹ qua Việt Nam mà bận bà ba, bên này tui mới chịu.... mặc váy.
OS: Chà, chị Năm dữ quá hen, nhưng nghĩ lại cũng đúng đó. Chị làm tui nhớ một câu chuyện vui, cũng về cái vụ nhập gia tùy tục này.
BN: (Phe phẩy nón, vui vẻ trở lại) Kể nghe coi.
OS: Một nữ chính khách Phi Châu qua Anh yết kiến Nữ Hoàng và cho biết: theo tục lệ ăn mặc của bộ lạc bà ta, bà ta sẽ “Trấn Vũ Đề” và....
BN: Khoan! Trấn Vũ Đề là gì"
OS: Là....để vú trần đó.
BN: Sao không nói ngay ra mà phải nói lái"
OS: Nói ngay ra để chị chửi tui nói tục sao.
BN: Nói chuyện nhập gia tùy tục thì phải tục chớ! (Che miệng cười) Kể tiếp, anh Sáu.
OS: Nghe vậy là người Anh hoảng lên. Nữ hoàng làm sao tiếp khách để vú trần được. Vậy là đem cái câu “nhập gia tùy tục” ra mà yêu cầu ít nhất phải.... Cú Vịt Nó.
BN: Sai nói lái hoài vậy!
OS: ....yêu cầu ít nhất cũng phải.... có nịt vú.
BN: Rồi bà chánh khách chịu không"
OS: Chịu liền
BN: Sao hèn nhát quá vậy"
OS: Hèn nhát gì đâu! Bà nói với người Anh là bà chịu, nhưng vậy là khi nữ hoàng qua xứ bà thì cũng xin nhập gia tùy tục mà... để vú trần.
BN: (cười lớn) Vậy là người Anh thua rồi! Tui chịu cái bà chánh khách này a.
OS: À, chị Năm mới qua Mỹ như vậy chị có gặp khó khăn gì không"
BN: Thì... cũng cái chuyện ngôn ngữ bất đồng đó.
OS: Ngô ngữ bất đồng ra sao, kể nghe chơi.
BN: Hồi ở Việt Nam, nghe được đi Mỹ là tui đi học tiếng Anh bất kể ngày đêm, học riết rồi...tui nói tiếng anh như gió. Nhưng khi qua đây mới biết: Mỹ nó dốt tiếng Anh!
OS: Ủa, sao Mỹ lại dốt tiếng Anh"
BN: Thì tui nói tiếng Anh với nó mà nó có hiểu gì đâu!
OS: Trời, trời (cười mát). Đúng rồi, chị nói mà Mỹ không hiểu là Mỹ dốt chớ ai nữa.
BN: (làu bàu) Xí, dốt mà còn làm biếng!
OS: Ủa, sao lại làm biếng"
BN: Thì mấy cái lớp tiếng Anh ESL ở nhà thờ đó, tui thấy toàn Việt Nam đi học, chớ... có thấy Mỹ nào đi học đâu.
OS: Thiên địa quỷ thần ơi! Chị đòi Mỹ đi học ESL"
BN: Chớ sao (hùng dũng) Việt Nam nói tiếng Anh mà Mỹ không hiểu thì... Mỹ phải đi học, chớ mắc mớ gì mà Việt Nam phải đi học.
OS: (nhăn mặt, réo lên) Úi chao! (lại giộng ba tong) Sao nãy giờ chị nói ngược không vậy! Để tui hỏi nè, chị nói tiếng anh làm sao mà Mỹ không hiểu"
BN: Thì... có phải mua tiếng Anh là Buy"
OS: Đúng vậy, mua là Buy.
BN: Vậy sao bữa qua tui phụ con bán chợ trời, thấy Mỹ đến, tui chỉ cái áo mời nó Buy, Buy mà nó đứng trân, mặt trơ ra chẳng hiểu gì, tui phải lặp lại Buy, Buy một hồi nó mới hiểu.
OS: Nó hiểu rồi có mua gì không"
BN: Mua gì đâu. Nó bỏ đi, đưa tay lên vẫy vẫy rồi nói Bye bye.
OS: (cười ngất) Tổ trác chị Năm! Chị nói Buy, Buy để mời nó mua mà nó tưởng chị muốn Bye, Bye từ giã nó! (lại cười).


BN: (Nổi quạu) Cười gì, bữa đó bán không được một cắc! Mỹ nào đến mà tui mời Buy, Buy là nó bỏ đi rồi Bye Bye lại tui!
OS: Sao chị không học thêm tiếng Anh"
BN: Có chớ, tui mua mấy tape dạy anh văn, lần nào vô bếp tui cũng mở ra vừa nấu ăn vừa học.
OS: (Reo lên) Ý kiến hay quá, học theo cách "tập thành thói quen".
BN: (Hãnh diện) Chính nhờ tập thành thói quen đó, bây giờ tui mới.... thật sự biết nói tiếng Anh!
OS: Nghĩa là bây giờ chị nói là Mỹ hiểu liền, phải không"
BN: Không. Mỹ nó vẫn chưa hiểu.
OS: Ủa, sao chị nói đã thật sự nói được tiếng Anh"
BN: Tui nói được, tui nói được nhưng vì tập thành thói quen, nên bây giờ tui phải vô bếp nấu ăn mới nói được.
OS: Tổ trác nữa rồi! Không lẽ mỗi lần gặp Mỹ lại phải dẫn về nhà vô bếp nấu ăn mới nói chuyện.
BN: Tui thấy như anh Sáu là khỏe, hồi ở Việt Nam anh đã rành tiếng Anh quá rồi.
OS: Đúng vậy chị Năm. Hồi đó tui còn mở lớp dạy tiếng Anh nữa mà, rồi qua Mỹ cả 10 năm nay, bây giờ tui... quên hết tiếng Anh.
BN: Cái gì" Chính anh mới nói ngược. Rành tiếng Anh từ Việt Nam, thêm 10 năm ở cái xứ nói tiếng Anh này, sao lại....
OS: Khoan khoan chị Năm! Đúng là cái xứ này nói tiếng Anh, nhưng .... (dộng ba tong, nhấn mạnh) cái Little Saigon này nè.... có ai nói tiếng Anh đâu.
BN: Thiệt sao"
OS: Bộ chị không thấy à" Từ chợ búa phố xá đến công sở trường học, bệnh viện, thư viện, luật sư, bác sĩ, bảo hiểm, địa ốc, ngân hàng... đâu đâu mà không có người nói tiếng Việt.
BN: Cũng đúng há! Ở sở xã hội tui thấy nhiều người nói tiếng Việt lắm, lại có một chỗ công cộng Mỹ mà tui nghe nói toàn tiếng Việt.
OS: Đâu vậy"
BN: Sòng bài Paigow
OS: Thôi, đừng nói, đụng chạm a chị Năm. Chắc chị cũng biết, người Việt mình ở đây có cái tánh rất dễ thương là không bao giờ nói tiếng Anh với nhau, dù giỏi cách mấy. Khán giả của mình nè, cả mấy ngàn người ngồi đó, tui cá với chị là ai cũng biết tiếng Anh, có người còn dạy đại học Mỹ nữa, nhưng chị thử nói chuyện với họ coi họ có chịu nói tiếng Anh không.
BN: (lặng lẽ và yểu điệu bước đến gần khán giả hơn rồi chấp tay cúi sát mình xuống) Dạ, tui xin chào quý vị!
OS: (nói lớn) Làm gì lãng nhách vậy, khi không ra chào khán giả.
BN: Thì để coi họ nói tiếng gì.
OS: Họ có nói tiếng Anh không"
BN: Không"
OS: Hí hửng, thấy chưa! Tui đã nói mà, họ nói tiếng Việt phải không"
BN: Không.
OS: (chưng hửng) Ủa, sao kỳ vậy" Tụi mình có vô lộn rạp Mễ không"
BN: Không, không vô lộn rạp Mễ. Đây chính là người Việt nhưng tiếng anh, không nói, tiếng Việt, không nói, họ chỉ nói....”Tiếng Việt Chêm Tiếng Anh!”
OS: Úy trời! (sực nhớ) mà đúng rồi, tụi mình qua đây ai cũng sanh tật nói nửa Việt nửa Anh.
BN: Sanh tật gì, tụi mình khôn thấy mồ! Nói kiểu đó Việt, Mỹ ai cũng hiểu tuốt! Con bạn tui lấy chồng Mỹ mà nó cứ nói nửa Việt nửa Anh tỉnh bơ...à... (nhái giọng the thé) "Honey, honey, em đi shopping nghe, bữa nay có bán sale" "....à...." darling, darling, em đi làm facial, tiệm quen, có discount. Vậy mà chồng Mỹ của nó nghe mấy chữ "shopping, sale" hay "facial, discount" là hiểu liền à.
OS: Nói thiệt chị Năm, ông Tổng thống Bush mà biết tụi mình nói tiếng Anh kiểu này, chắc ông đóng cửa trường học, đốt sách chôn học trò! À.... (xem đồng hồ) Mà nè chị Năm, ba mươi tết rồi. Tui đang lo shopping tết đây. Phải kiếm bộ “cầu vừa đủ xài” về cho bà Sáu bả cúng thần tài nữa. Chị mới qua Mỹ,ù có lo chuyện cúng kiếng không đó"
BN: (sốt sắng) Có có (vui vẻ) từ Việt Nam qua được mấy bữa là tui rước ngay thần tài về thờ, ngày ngày cúng vái. Nhiều chuyện dzui lắm.
OS: Dzui dzui là sao" Kể coi chị Năm.
BN: Một bữa đang khấn vái thì tui nghe ông nói: "Năm, mày hãy bán hết nhẫn hột xoàn, bông tai, cà rá, rồi vơ vét hết số tiền mày có mà.... đi Las Vegas!”
OS: Trời, thần tài mà biểu đi đánh bạc! Rồi sao chị Năm"
BN: Ờ... thần tài nói là chắc như bắp, nên tui làm theo lời ổâng liền.
OS: Vậy là đi Las Vegas! Rồi sao chị Năm"
BN: Đến Las Vegas, thần tài nói: "Năm, mày hãy đến sòng bài Circus Circus!"
OS: Vậy là... Circus Circus! Rồi sao chị Năm"
BN: Tui làm theo chớ sao. Đến Circus Circus ông nói "Năm, hãy tới ngồi bàn roulette số 3".
OS: Bàn roulette số 3! Rồi sao chị Năm"
BN: Thì tui làm theo chớ sao nữa. Ngồi vô bàn số 3 rồi , tui nghe ông nói: "Năm, hãy đặt hết số tiền vào ô 11" tui đặt hết tiền vào số 11...
OS: Số 11... Số 11! Rồi sao chị Năm"
BN: Sao là sao, anh Sáu"
OS: Rồi... Rồi nó ra số mấy"
BN: Nó ra số 2.
OS: Úy trời, vậy là chị mất hết tài sản. Rồi chị có nghe thần tài nói gì nữa không"
BN: Ông nói: "Năm, mày hãyvề.... Việt Nam!"

Nhạc vui bùng lên
BN và OS nắm tay nhau cúi chào.

Linda Le

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,290,508
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Sau đây, thêm mợt bài viết mới cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ. Lần trước, là cửa hàng bi da. Bài mới, làm Shop May Công Nghiệp, thêm phần mở trung tâm giải trí.
Ngày Thứ Hai 5 tháng 12, 2018 là Ngày Quốc Tang của nước Mỹ để tưởng nhớ vị Tổng Thống thứ 41 George H W Bush. Bài sau đây được viết trong tinh thần tưởng nhớ. Người viết, Bà Nguyễn Kim Nên hiện là Hội Trưởng Hội Cựu Giáo Sư và Học Sinh Trường Trịnh Hoài Đức - Bình Dương, đang làm việc trong ngành thẩm mỹ tại Houston, Texas. Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả, kể về người bạn đời của bà là Ông Nguyễn Duy Huynh, một tị nạn Việt, làm việc tại Houston Club và trở thành người đấm bóp tin cậy của Tổng Thống Bush và gia đình ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của Phan, viết cho mùa Giáng Sinh đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên với nhiều bút hiệu: Capvanto, Philato... Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Bài mới ông góp không phải để dự giải mà chỉ để ghi lại một sinh hoạt đặc biệt của buổi họp mặt kỷ niệm 90 năm ngôi trường được mang danh Petrus Ký.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một chuyện tình đẹp.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My năm 2018. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển từ Rạch Giá đến Thái Lan trong tháng Giêng/1987. Đến Mỹ tháng 8/1987 và định cư tại Utah, làm việc cho First Security Bank, Accounting Depart-ment. Đã từng giữ chức vụ Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Utah trongnhiều nhiệm kỳ. Hiện đã về hưu. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến