Hôm nay,  

Một Tấm Lòng

09/04/200500:00:00(Xem: 134042)
Tác giả: VÕ VĂN TÙNG
Bài không dự giải thưởng

Đây là chuyện về một phụ nữ Việt đặc biệt, một cựu nữ tu thiên chúa giáo, người suốt đời tận tuỵ, một mình làm việc từ Paris tới New York -nơi bà đã một mình cùng lúc làm 7 công việc có lợi tức- chỉ để dành dụm lo việc thiện nguyện cho bà con quê nhà. Tác giả bài viết là Bác sĩ Võ Văn Tùng, chủ tịch Hội Thân Hữu Huế-Thừa Thiên. Là người từng dành nhiều cảm tình hỗ trợ cho giải thưởng Việt Báo, tác giả Võ Văn Tùng đã cho phép Viết Về Nước Mỹ phổ biến bài viết của ông như một đóng góp thân hữu, không tham dự việc chấm giải. Bài viết được trích từ tuyển tập “Nhớ Huế” số 16, hiện đang phát hành khắp nơi. Xin trân trọng giới thiệu.

Bà Tư Nguyễn thị Nhàn năm nay đã gần 80 tuổi nhưng đi đứng vẫn khoan thai, thân thể còn tráng kiện, trí óc minh mẫn, phản ứng bén nhạy với lối ăn nói dịu dàng từ tốn.
Bà mới từ Sài gòn bay qua Mỹ làm việc tại thành phố New York ở góc đại lộ Fifth Avenue và 82th Street. Bà Jacob, chủ cũ của bà đã gởi vé máy bay khứ hồi và hứa sẽ tặng ba ngàn dollars tiền mặt để trả công cho một việc làm không khó nhọc lắm trong vòng một tháng.
Tuổi đã lớn, đáng lẽ bà Tư Nhàn không nên bon chen làm ăn chi nữa cho mệt, nên dành thì giờ còn lại để vui sống với con cháu, nhất là thời buổi nầy đi đâu bằng máy bay cũng bị kiểm soát phiền phức và khám xét gắt gao.
Thế nhưng, sau khi suy đi nghĩ lại thật chín chắn bà đã nhận lời.
Thật ra không phải cần tiền, vì bà đã để dành khá nhiều sau 20 năm cần cù làm việc ở Pháp và 10 năm chịu khó ở Mỹ. Bà đã mua được ba căn nhà ở Sài Gòn nhờ những người cháu đứng tên. Ngoài ra bà mới tậu được một mẫu đất ở vùng ngoại ô với ý định xây một căn nhà thật lớn gồm nhiều phòng để nuôi và dạy dỗ đám thanh thiếu niên nghèo quanh vùng, điều mà bà ước nguyện từ lâu.
Tuy nhiên ba ngàn dollars không phải là một số tiền nhỏ mà người cỡ tuổi như bà Tư một sớm một chiều có thể kiếm được. Lại thêm chuyện tình cảm nữa; người chủ cũ ở New York cứ gọi điện thoại viễn liên năn nỉ hoài nên bà không nỡ từ chối. "Người mình là vậy đó!" Bà tự nhủ, "Người Do Thái họ cũng sống nặng tình nặng nghĩa giống như người mình!" Bà từng nhận xét.
Sau đó bà thu xếp, nhờ đứa cháu chở lên Tân Sơn Nhứt một thân một mình đi Mỹ.
Đến NewYork bà Tư được bà Jacob ra tận phi trường JFK tiếp đón niềm nở.
Gần hai năm xa thành phố nhộn nhịp bậc nhất nhì trên thế giới, bây giờ mới bước xuống phi cơ bà thấy quang cảnh quá đổi thay, nhất là sự hiện diện của binh sĩ cầm súng đứng khắp nơi trong tư thế sẵn sàng nhả đạn, trông phát khiếp!
Trước kia đi đứng tự do bây giờ lại bị hạn chế, pass-port phải lo cầm sẵn trong tay phòng khi nhân viên an ninh phi trường xét hỏi.
Đường vào trung tâm thành phố vẫn đông ngẹt xe cộ, phố xá chen chúc người qua lại.
Bà Jacob có nhã ý lái xe chậm chậm trên Fith Avenue để bà Tư được ngắm lại tòa nhà Empire State Building ở góc đường 34th, thư viện New York góc đường 47th, Trung tâm Rockefeller góc đường 50th, Trump Tower góc đường 56th đến Plaza Hotel góc đường 57th. Bà Tư vui mắt nhìn thấy những cửa hàng Sacks Fifth, Versace, Cartier, Gucci, Christian Dior, Louis Vitton, Disney store, tất cả cũng đều nằm trên đường Fifth Avenue, treo đèn kết hoa mừng Giáng sinh rất mỹ thuật.
Bà Tư nhận xét bây giờ ra vào những nơi công cộng hay công sở đều phải đi qua những máy dò khí giới trông giống như cái khung cửa, khi kêu lên "tít tít" thì người vừa đi qua bị chận lại và bị soát thêm một lần nữa bằng cái dùi cui màu đen rà lên rà xuống khắp thân thể. Chỗ bà làm việc lúc trước nhân viên ra vào thong thả không bị hỏi han bây giờ có cảnh sát tư canh gác 24 trên 24, phải xưng tên họ, khai báo nhiêu khê. Thấy vậy bàø Tư định bụng sẽ không thèm đi ra ngoại quốc nữa, xem chuyến đi nầy có thể là chuyến cuối cùng và dự tính sau khi làm xong công việc ở Nữu Ước, sẽ bỏ chút thì giờ đi thăm bạn bè rồi qua Paris lo cho xong việc bán nhà trước khi về Sài Gòn ở luôn.
Về đến nhà bà Jacob, Bà Tư được trao nhiệm vụ là coi sóc nhà cửa và giữ đứa con trai út tên Aron để bà chủ yên trí đáp phi cơ về Tel Aviv lo công chuyện khẩn cấp. Công việc chỉ có thế thôi, rất tầm thường, mà người ta phải mời một người Việt Nam cao niên từ bên kia Thái Bình Dương đến làm chỉ vì bà ta là người được tin cậy trong gia đình triệu phú nầy, chuyện thật khó tin mà có thật.
Thấm thoát thời gian một tháng trôi qua rất nhanh, bà Jacob trở lại Mỹ an toàn, cám ơn bà Tư rối rít đã làm xong việc đàng hoàng, trả tiền đầy đủ lại còn hậu hỹ tặng thêm một món quà có giá trị. Bà Tư định từ giã Nữu Ước đi San Francisco vào ngày hôm sau thì không dèø bị kẹt lại ở thành phố nầy thêm ba tháng nữa.
Số là vừa lo xong việc cho gia đình bà Jacob thì gia đình bà Elazar, người hàng xóm cùng ở một tầng lầu trong cao ốc có người chồng vừa mới bị đứt mạch máu não, bán thất bất toại. Mặc dầu mấy ngày nay bệnh tình có phần thuyên giảm nhưng ông Elazar phải nằm một chỗ không tự mình ăn uống hay lo vệ sinh riêng được. Bà Elazar thì bận bịu công việc làm ăn lớn rất quan trọng vào dịp cuối năm, đang đi kiếm người tin cẩn đến giúp nhưng chưa tìm ra. Gặp bà Tư Nhàn là chỗ quen biết với bà Jacob, họ năn nỉ nhờ bà Tư ở lại săn sóc ông Elazar vài tháng, lương tiền bao nhiêu cũng trả. Mới đầu bà Tư từ chối nhưng cuối cùng vì tính hay cả nể, bà bằng lòng nhận công việc mới, lẽ tất nhiên với số lương khá lớn. Bà Tư Nhàn không hểu hảo như thời còn son trẻ, bây giờ khôn ngoan đáo để, biết mặc cả và biết làm eo.
Bà cảm thấy tự ái được thỏa mãn, ở tuổi gần bát tuần mà thấy mình còn hữu ích, còn được người ta trọng dụng nhất là ở trong cái xóm Do Thái giàu có nầy. Sau biến cố 911 họ không còn tin tưởng tuyệt đối ở các cơ quan tình báo như CIA, FBI, ngày đêm lo sợ bị bọn khủng bố Palestine hay Al Qaeda trà trộn vào sát hại cho nên họ phải luôn luôn đề cao cảnh giác, chỉ tin cậy ở nhũng người quen thuộc từng cộng tác với mình.
Sau mấy năm làm việc với họ, bà Tư nhận xét người Do Thái có một lối sống tình cảm giống như người mình: kính trọng người già, lo chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ, trong gia đình anh em thường quây quần, đùm bọc nhau. Họ biết người Việt không theo Hồi giáo, có tinh thần chống cộng cao nên rất thích thuê mướn làm việc.
*
Bà Tư tên thật là Nguyễn Thị Nhàn, sinh trưởng trong một gia đình giàu có miệt Cái Răng thuộc tỉnh Cần Thơ. Cha bà là đại điền chủ, có hàng ngàn mẫu ruộng, trên bộ có xe hơi, dưới nước có ghe thuyền kể cả ca-nô chạy máy. Trong nhà có nhiều tá điền giúp việc. Ông lấy nhiều vợ vì cần có đủ người thân tín để trông coi một tài sản to lớn và điều hành công việc đồng áng. Mỗi bà vợ được ông giao cho một nhiệm vụ để hoàn thành. Nhàn là con gái đầu sinh sau anh Hai và anh Ba trong số 14 đứa con. Gia đình theo đạo công giáo gốc. Thuở nhỏ Nhàn được cho học trường "Bà Sơ" ở Quận, đến bậc trung học thì được cha cho lên Đà Lạt cũng theo học trường đạo do các Bà Sơ giảng dạy.
Tuy được gia đình bỏ tiền cho ăn học nội trú trong một ngôi trường nữ danh tiếng nhất thời bấy giờ ở vùng cao nguyên nhưng tình cảm giữa cha mẹ con cái không được đậm đà thân thiết lắm. Ông cha lo làm giàu, ham ăn chơi lại có năm thê bảy thiếp, đâu còn thì giờ để hỏi han và gần gũi với con nên nhiều lúc Nhàn tủi thân và cảm thấy như mình bị bỏ rơi.
Những ngày lễ lớn thường thường học sinh nội trú đều được cha mẹ hay thân nhân lái xe đến rước ra ngoài chơi, riêng Nhàn thì không ai đưa đón phải thui thủi một mình trong ngôi trường rộng lớn vắng tanh. Nhiều đêm cô bé khóc thầm bên chiếc gối trắng tinh dầm dề nước mắt. Từ từ Nhàn dành hết tình thương cho các bà Sơ mong lấy tình thầy trò thay thế tình gia đình. Các bà Sơ cũng thấy Nhàn cô đơn tội nghiệp nên mở rộng vòng tay ra tiếp nhận làm Nhàn cảm thấy an ủi phần nào và dần dần thấy thích nếp sống đạo hạnh của các nữ tu trẻ tuổi trong bộ áo dòng trắng toát che từ cổ xuống chân với chuỗi tràng hạt đen tuyền đeo lủng lẳng bên hông. Những lời dạy dỗ, khuyên răn, hình ảnh "Ma Soeur" dịu hiền, đã ngự trị trong tâm hồn của cô gái tuổi trăng tròn thơ ngây từ bao giờ không hay.
Hơn nữa tính tình của Nhàn cũng hơi khác lạ, nàng không thích chỗ đông người hoặc những nơi ồn ào náo nhiệt mà chỉ thích một đời sống khép kín với một số bạn bè chọn lọc. Ở tuổi dậy thì nàng cũng không mơ mộng viễn vông, tâm hồn trong trắng không thoáng qua một ham muốn tình dục. Tốt nghiệp xong trung học Nhàn suy nghĩ thật nhiều, rồi đi đến một quyết định rất quan trọng của đời mình là xin với Mẹ Bề trên được vào dòng tu.
Thế là sinh viên Nguyễn Thị Nhàn được đặt thêm tên mới, Denise; sang Paris bắt đầu những ngày học đạo. Sau mấy năm thử thách, cô khấn nguyện trọn đời làm tu sĩ. Soeur Denise thuộc loại người cấp tiến, bên cạnh việc tu tập thường tìm cách mở rộng kiến thức nên ngoài Pháp văn vốn là ngôn ngữ chính thường dùng ở tu viện, cô học thêm Anh ngữ, nghiên cứu về tâm lý nhi đồng cũng như cách săn sóc trẻ em. Ngoài ra Soeur cũng chú tâm đến nhu cầu phục vụ con người nên khi rảnh rỗi học nấu ăn và tự nhận mình có năng khiếu về môn nầy.
Trong gần hai mươi năm sống khép kín trong tu viện, Soeur Denise không tiếp xúc với đời sống bên ngoài, rồi đến thời kỳ chiến tranh Việt Nam bùng nổ dữ dội, những hình ảnh điêu tàn thảm khốc ở quê nhà mỗi tối được chiếu trên truyền hình làm Soeur Denise thức tỉnh. Cô đã khóc ròng khi nhìn thấy cảnh chết chóc thương tâm hằng ngày xảy ra trên đất nước của mình. Cô cảm thấy mình quá vô dụng và ích kỷ, cứ lo xem lễ, cầu nguyện, chỉ nghĩ đến bản thân trong khi quê hương đang bị chiến tranh tàn phá cần được giúp đỡ. Cô không biết than thở cùng ai và chỉ biết thổn thức một mình.
Ngày tháng trôi qua, tâm thần bị dồn ép làm cô biếng ăn mất ngủ. Thân hình xanh xao, gầy gò, nét buồn hiện rõ trên khuôn mặt khiến Mẹ Benedict nhìn thấy.
- Này Denise, Mẹ nhận thấy mấy lúc nầy con có vẻ lo âu buồn bã. Con có đau ốm hay có vấn đề gì trong lòng! Hãy nói rõ cho mẹ biết.
- Kính thưa Mẹ quí mến, mẹ đoán quá đúng, con đang đau khổ cho tổ quốc của con. Con lo cho dân tộc, cho đồng bào của con hiện đang sống trong tình trạng chiến tranh khốn khổ vô cùng. Người miền Nam chúng con hiền lành chất phác, chỉ biết lo làm ăn, an thân thủ phận tại sao Chúa không giúp để nước con phải chịu cảnh chiến tranh cốt nhục tương tàn.
- Thế bây giờ con dự tính làm gì"
- Thưa Mẹ, con đã suy nghĩ kỹ và quyết định. Xin các Mẹ cho con được phép ra khỏi tu viện. Con phải làm bất cứ một chuyện gì để giúp dân tộc, giúp đất nước con.
Sau một hồi suy nghĩ Bà Mẹ nhận xét:
- Mẹ thấy con chân yếu tay mềm, ở nơi xứ lạ quê người làm sao thân gái như con có thể thực hiện được điều con mong muốn. Mẹ lo cho con lắm vả lại... con nên nhớ con đã khấn nguyện trọn đời. Lạy Chúa!
Nhàn cúi đầu trả lời:
- Thưa mẹ, con nghĩ thân phận bé nhỏ của con không thể làm chuyện gì to tát nhưng con chỉ cần kiếm một việc làm nhỏ, dành dụm được chút tiền gởi về giúp cho cô nhi quả phụ cũng là một sự đóng góp có ý nghĩa.
Biết không thể làm gì lay chuyển được ý chí của Nhàn, Mẹ Benedict kết luận:
- Thôi được, Mẹ sẽ hợp ý với các Mẹ lớn rồi sẽ cho con biết quyết định.
Một tuần sau Soeur Denise được mời lên trình diện Hội đồng các Mẹ Bề trên.
Mẹ Nhất Madeleine nghiêm khắc hỏi:
- Denise, cóù phải con muốn bỏ dòng tu ra ngoài đời làm ăn sinh sống"
- Dạ thưa không, con vẫn muốn giữ đời tu sĩ như con đã khấn nguyện trước mặt Thiên Chúa nhưng con chỉ xin không ở trong tu viện và không mặc áo dòng mà thôi. Lý do thì con đã thưa với Mẹ Benedict.
Mẹ Madeleine thở dài, nét mặt bối rối:
- Thật là khó xử, luật lệ dòng tu chưa bao giờ xảy ra trường hợp như thế nầy. Mẹ chỉ sợ con ra ngoài đời, ảnh hưởng của vật chất sẽ làm cho con khó giữ được lời nguyện.
- Thưa mẹ...
Rồi như chợt như tìm ra một giải pháp thỏa đáng, Mẹ Madeleine cắt ngang lời của Denise:
- Thôi ta thông cảm với con và không còn ngăn cản nữa, nhưng con hãy về phòng viết một lá đơn cặn kẽ xin phép Đức Thánh Cha cho con được toại nguyện.
Không hiểu Đức Thánh Cha trả lời như thế nào mà ba tháng sau Soeur Denise trở thành Nguyễn Thị Nhàn mặc thường phục ra khỏi tu viện với sự thương mến của các Mẹ Bề trên và các nữ tu cùng khóa.
Lúc bấy giờ Nhàn có một người em khác mẹ tên Maria đang du học ở Aix en Provence, một tỉnh thơ mộng danh tiếng thuộc miền Nam nước Pháp.


Aix en Provence là một thành phố của nghệ thuật, nơi hằng năm có nhiều đại nhạc hội thế giới được tổ chức và cũng là nơi an nghỉ cuối cùng của nhà danh họa Picasso dưới chân núi Saint Victoire. Đặc biệt Aix en Provence có hơn 100 suối nước nóng, có đại lộ Mirabeau với hai hàng cây Platanes đầy bóng mát và nhiều quán Café lúc nào cũng đông khách.
Nhàn báo tin cho Maria biết và xin về ở tá túc với em trong những ngày đầu tiên ra khỏi tu viện. Các Mẹ Bề trên biết vậy nên không còn lo ngại cho Nhàn nữa...
Maria ở trọ trong một studio nhỏ trên tầng lầu thứ ba của một một cao ốc nằm gần trung tâm thành phố. Phòng chỉ có một giường nên Nhàn phải mua thêm nệm, gối tối mang ra nằm tạm. Tuy ở Pháp được mấy năm nhưng Nhàn chưa bao giờ chung đụng với đời sống bên ngoài, chuyện gì xảy ra cũng thấy lạ đời, ví dụ như bạn bè mỗi khi gặp nhau, trai cũng như gái nói "bonjour" rồi kề hai má hôn xã giao trông thật khó chịu. Cảnh trai gái âu yếm lộ liễu bên đường làm xốn mắt. Gặp trường hợp như vậy Nhàn chỉ xoay mặt và kín đáo làm dấu thánh giá xin được Chúa tha tội và nguyện luôn luôn giữ lòng mình được trong trắng. Nàng có dịp tâm sự nỗi niềm của mình với Maria và ngỏ ý muốn tìm việc làm.
Thật may cho Nhàn, một buổi sáng đẹp trời không lâu sau khi đến Aix en Provence Nhàn chợt nhìn thấy ở tầng trệt trong chung cư trên tấm bảng dành cho tin tức có một thông báo cần tìm người săn sóc cho một bà già lớn tuổi. Nhàn tìm đến xin việc và may mắn được nhận ngay. Gia đình người nầy thuộc hạng khá giả trong vùng nên có phòng riêng cho nhân viên ăn ở luôn trong nhà, lương tiền trả cũng khá. Công việc không có gì khó nhọc, hằng ngày sáng dậy lo giúp bà già làm vệ sinh cá nhân, đọc báo cho bà nghe rồi đưa đi dạo trong vườn. Trưa lo cho bà ăn rồi được nghỉ giải lao hai tiếng. Xế chiều hết việc được tự do đi lại hoặc vào phòng riêng nghỉ ngơi.
Ra sống ngoài đời nhưng Nhàn vẫn cố gắng giữ nội tâm của người tu sĩ, tối nào cũng thức khuya đọc kinh và mỗi tuần đi nhà thờ đều đặn ba lần.
Săn khóc người già chỉ là bước đầu của sinh kế chứ một người đầy cương quyết và nghị lực như Nhàn không cho đó là mục tiêu. Chữ nghĩa đầy mình, kiến thức rộng rãi nàng phải kiếm con đường khác để tiến thân.
Thế rồi hai năm sau Nhàn tìm được việc mới trong một công ty bảo hiểm. Làm việc siêng năng, giao thiệp rộng rãi đem lại nhiều kết quả đáng kể cho hãng, nàng từ từ leo lên đến hàng ngũ cấp chỉ huy, lương tiền cao hơn. Nhờ vậy Nhàn để dành được khá nhiều tiền đủ để mua một căn nhà nhỏ ở vùng phụ cận. Cô tự đặt bàn thờ Chúa rất trang nghiêm và luôn luôn quỳ gối đọc kinh cầu nguyện như thuở còn ở Tu Viện.
Hai mươi năm trôi qua Bà Tư Nhàn đến tuổi được về hưu non và được lãnh hưu bằng 2/3 tiền lương của mình lúc còn đi làm. Ở Pháp chính quyền khuyến khích nhân viên về hưu sớm, cho hưởng nhiều quyền lợi đặc biệt, mục đích dành chỗ trống cho lớp trẻ mới lớn lên.
Bà Tư có nhà ở, có tiền hưu, tiền dành dụm, thường xuyên gởi về giúp bà con bạn bè và người nghèo ở quê nhà. Bà là người nhiều kiến thức, giàu lòng bác ái muốn làm một cái gì thật hữu ích cho quê hương. Bà mơ ngày trở về Việt Nam, đem tiền để dành mua đất cất nhà, tạo lập một nhà nuôi trẻ, giáo dục cho chúng thành người.
Mộng ước không có gì to lớn lắm nhưng thực tế không dễ như mình tưởng. Sống ở ngoại quốc ai cũng phải làm việc tất bật, muốn có nhiều tiền thường phải làm hai ba "job". Bà Tư cũng vậy, thấy mình còn mạnh khỏe bà quyết định đi tìm việc làm thêm. Ở Pháp việc dễ kiếm nhất và được trả tiền mặt là những dịch vụ phục vụ cho người già, trẻ con. Bà Tư không đặt vấn đề tự ái, không nề hà khổ cực, miễn sao có nhiều tiền để giúp tha nhân.
Nhớ lại những ngày ra sống ngoài đời đầu tiên ở Aix en Provence không một xu dính túi, bà may mắn kiếm được việc săn sóc cho người cao niên, có nơi ăn chốn ở, tháng tháng lãnh lương, đời sống tu hành đơn giản nên để dành được nhiều. Đến ngày ra làm tư chức, tuy tiền lương khá hơn nhưng chi tiêu nhiều, lại phải đóng thuế lợi tức thành ra để dành không hơn bao nhiêu.
Bà Tư đặt kế hoạch gây vốn. Ngoài lương hưu cố định, nếu bà chịu khó tìm việc săn sóc người già như đã từng làm, bà sẽ có tiền và có nơi ăn chốn ở miễn phí, căn nhà hiện đang ở sẽ đem cho thuê.
Bà quyết định rời Aix en Provence lên Paris kiếm việc cho được nhiều tiền hơn. Loại công việc định tìm không khó và lẽ tất nhiên với kinh nghiệm sẵn có bà đã thành công.
Đầu năm 1990 một người bạn cũ rất thân từ NewYork điện thoại cho bà.
- Hello chị Nhàn! Chị muốn sang làm việc ở New York không! Trang đang làm việc với một gia đình người Do Thái, họ thích và tin cậy Trang lắm nên người bà con của họ nhờ giới thiệu giùm một người cỡ như Trang. Trang nghĩ đến chị, vả lại Trang ở bên nầy sống một mình buồn quá, nếu chị qua đây làm việc có bạn bè lui tới thì đỡ khổ!
Bà Nhàn nhanh miệng trả lời:
- Lương tiền họ trả khá không em, nghe nói tụi Do Thái nó keo kiệt lắm mà!
- Không đâu chị ơi, tụi nầy giàu có lắm. Nó trả lương hậu hỹ đến độ chị không thể nào từ chối được.
- Vậy hả, cỡ bao nhiêu "
- Tùy mình và khả năng, nếu làm việc giỏi và được tin cậy thì chẳng khác nào chuột sa hũ gạo đấy.
Bà Tư thích chí hỏi tiếp:
- Thế thì bao giờ bắt đầu làm việc"
Trang trả lời ngay:
- Giờ nào cũng được, tùy chị lưa chọn. Họ đang cần người lắm. Dịp may hiếm có bỏ qua rất uổng.
Bà Tư vừa cười vừa nói:
- Được rồi, để chị suy nghĩ thêm chút nữa. Chị sẽ gọi lại cho Trang sau. Merci.
Bà Tư thu xếp bỏ việc ở Paris vì gặp lúc người Việt tị nạn qua Pháp nhiều, ai cũng muốn có công ăn việc làm bằng tiền mặt nên không khó tìm người thay thế.
Đầu tháng Mười hai Bà Tư lên phi cơ bay qua New York nhận việc mới.
Trang đi đón bà Tư trên chiếc xe BMW mới tinh. Thành phố đã lên đèn, đại lộ Fifth Avenue màu sắc rực rỡ với những cửa hàng đồ sộ treo đèn kết hoa từ trên cao buông xuống thật đẹp mắt. Hai người dừng lại trên góc đường số 82 với Fifth Avenue cạnh bên Metropolitan Museum of Art, đi bộ đến một cao ốc tám tầng đèn đuốc sáng choang. Trên đường đi, Trang cho Bà Tư biết nơi chốn và công việc phải làm là quản gia cho một gia đình ba mẹ con người Mỹ gốc Do Thái. Bà mẹ cỡ 50 tuổi, với hai đứa con trai một đứa lên 16 tên Ben và một đứa 6 tuổi tên Aron, ăn ở miễn phí, lương tháng ba ngàn dollars, nếu làm việc giỏi sẽ được thưởng thêm. Mỗi ngày được nghỉ giải lao nhiều lần, buổi tối sau giờ cơm là được tự do, cuối tuần được nghỉ hai ngày, muốn đi đâu thì đi.
Vào cửa cao ốc hai tên Mỹ đầu đội cát-két đứng chào, lịch sự hôn tay bà Trang. Bà Tư được giới thiệu với chủ nhà là bà Jacob. Hai bên chào nhau lịch sự.
Bà chủ đối xử với nhân viên rất cởi mở, đưa bà Tư đi quan sát nhà cửa trang hoàng sang trọng đẹp mắt. Tất cả vật dụng đắt tiền đều được chùi rửa láng bóng, không dính một hạt bụi. Nhiệm vụ của Bà Tư là lo giữ nhà, nấu cơm tối và săn sóc Aron khi cậu đi học về. Nghe bà chủ nói cậu ấm nầy bất trị, khiến nhiều người trước đây đến làm công không chịu nổi phải đầu hàng. Bà Tư mỉm cười, hứa sẽ cố gắng và bắt tay ngay vào công việc của mình còn những phần khác đã có người lo. Sáng sớm hãng Perry's Florist cho người mang đủ thứ hoa tươi đến cắm vào bình, có người lo quét dọn nhà cửa. Thịt cá rau cải, đồ ăn khô được Kosher Grocery đưa đến khỏi cần đi chợ. Những dịch vụ khác đều do người Do Thái cung cấp ngay tại chỗ. Cộng đồng của họ ở New York được tổ chức rất chặt chẽ. Người Do Thái có chợ búa, trường học, nhà thờ, bệnh viện, thư viện riêng cho đồng hương của họ.
Sau một tháng quan sát, bà Jacob thấy bà Tư làm việc giỏi, hợp ý với mình nên rất bằng lòng rồi lấy tiền trả công và khen thưởng. Bà Jacob là người Do Thái không phải là hạng người vứt tiền qua cửa sổ. Bà vui mừng đã mướn được một người trí thức hiền từ, có nhiều kinh nghiệm của người quản gia và ngoài ra còn có tài nấu ăn. Những buổi cơm tối thật là thịnh soạn và ngon miệng, không thua gì đi ăn ở tiệm Girazole trên đường 82 mà gia đình bà Jacob thường lui tới. Bà Tư khôn khéo nghiên cứu các món ăn mà người Do Thái ưa chuộng như Roasted fish, Fish with almonds, Chicken with tomatoes and Pilaf, Costillas, Fried aubergine v.v... rồi dọn xen kẽ với những món ăn Pháp là sở trường của bà hay những món ăn Việt Nam mà người ngoại quốc rất thích như chả giò, gỏi cuốn v.v... Bà tuân thủ theo tục lệ của người Do Thái như không nấu thịt bò với sữa, các loại thịt phải lấy hết huyết, hột gà cũng vậy, hễ thấy có chấm đỏ trong lòng trứng là phải vứt bỏ ngay. Xoong chảo phải dùng riêng cho từng món thịt hay rau cải.
Công việc xong là bà Tư rút vào phòng riêng của mình, giường nệm trắng tinh, ngồi lần tràng hạt đọc kinh cầu nguyện. Bà Jacob tôn trọng tự do cá nhân của nhân viên, không quan tâm đến tôn giáo của người khác. Tuy biết bà Tư theo Công giáo nhưng không bao giờ ngờ được bà Tư là một nữ tu. Ngược lại Bà Tư biết người Do Thái không tin Chúa Giê Su nhưng bà chẳng để ý đến vấn đề này, cho rằng hồn ai nấy giữ, đạo ai nấy theo. Những lúc rảnh rỗi bà Tư thường ghé qua Central Park, rộng 843 mẫu nằm bên cạnh, giữa đường 59th và 110th để đi bách bộ xem các loại kỳ hoa dị thảo, các loại thú vật hiếm có hoặc các loài chim quý hay ngồi nghe hòa nhạc.
Về phần cậu ấm Aron tự nhiên thấy bớt nghịch ngợm, nếp sống bắt đầu trở vào khuôn phép. Bà Jacob rất mừng và hỏi lý do. Bà Nhàn mới cặn kẽ giải thích là nhờ có theo học về tâm lý thiếu nhi và nghệ thuật giáo dục trẻ con hư hỏng nên bà đã áp dụng và cải hóa được Aron. Bà Jacob tỏ ra thán phục tài của Bà Tư. Nhờ vậy sau một thời gian ngắn được gia chủ tín nhiệm giao thêm công việc riêng tư. Bà Tư không những trở nên người quản gia thân tín mà bà được đối xử như người bạn thân của gia đình giàu có nầy.
Vậy là đầu tháng tính sổ, bà Tư thấy mình có ba thứ lợi tức: hai ở Pháp gồm tiền cho thuê nhà và tiền hưu cộng thêm tiền lương ở Mỹ, tổng cộng hơn 5 nghìn đô.
Bà Jacob rất vui vì có người làm giỏi, kể chuyện với hai vợ chồng người cháu ở dãy phòng bên cạnh, khen bà Tư nấu ăn ngon. Hai người nầy làm nghề buôn bán sỉ về kim cương và mỹ phẩm nên chỉ làm việc tại nhà qua điện thoại đặt hàng. Họ nghe như vậy liền nhờ bà Tư lợi dụng thì giờ rảnh buổi trưa qua nhà lo cơm trưa cho họ và đồng ý trả tiền công hậu hỹ. Bà Tư vui vẻ nhận lời ngay, do đó bà có thêm lợi tức thứ tư.
Cả một chung cư gồm toàn họ hàng bà con giàu có sống quây quần bên nhau nên chuyện gì vừa mới xảy ra như chuyện Bà Tư, cả làng đều biết. Nhờ "xề xòa" vui tính và có tài nấu nướng, vào những ngày đầu tháng hay những ngày lễ lớn như Rosh HaShanah là ngày Tết Do Thái vào khoảng tháng 9, Yon Kippur là ngày Lễ Xá tội vào tháng 10, HanaKah là ngày Tưởng niệm vào tháng 12, nơi nào trong cao ốc có tổ chức tiệc tùng đông người họ đều mời bà Tư phụ trách phần ẩm thực, do đó bà có thêm lợi tức thứ năm.
Khi thấy thức ăn ngon thừa thãi bà Tư có nhã ý đem tặng mấy người gác cửa chung cư để gây cảm tình nên từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài mọi người đều thương mến bà.
Tiền dành dụm càng lúc càng nhiều mà không tiêu pha bao nhiêu, lại gặp người Do thái giỏi về tài chánh họ giúp bà đầu tư, hằng năm cũng kiếm thêm lợi nhuận.
Biết bà Tư giỏi về tâm lý, thích trẻ con và thường rảnh rỗi buổi tối, hàng xóm có nhiều cặp vợ chồng trẻ muốn đi chơi đêm đều nhờ bà đến giữ con giùm. Bà vui vẻ nhận lời giúp bà có thêm lợi tức thứ bảy.
Tuy làm những dịch vụ tầm thường như nấu ăn, săn sóc người già, con nít nhưng không phải ai cũng thành công được như bà Tư. Sở dĩ bà được người chung quanh trọng dụng là ngoài kinh nghiệm và kiến thức, bà còn có cái "TÂM" nơi con người thánh thiện của bà. Bà không hề có mặc cảm tự ti nên làm việc một cách thoải mái, siêng năng, tận tụy.
*
Bà Tư Nguyễn Thị Nhàn vừa làm xong công việc cuối cùng ở New York, được cám ơn và trả công xứng đáng. Bà sắp sửa trở qua Paris để bán nốt căn nhà, thanh toán tiền bạc còn lại rồi lên đường trở về quê hương.
Ở Sài Gòn vào tuổi tám mươi bà Tư sẽ bắt đầu một cuộc đời mới nhẹ nhàng hơn và một sự nghiệp mới là lo cho thế hệ tương lai. Từ một dòng nữ tu đi ra cuộc đời rồi liên tục làm việc lãnh lương hẳn bà đã thừa kinh nghiệm, biết cách xoay xở . Dù thế nào đi nữa bà tin tưởng vào sức mạnh của đồng dollar sẽ giúp bà vượt qua mọi khó khăn để đạt được điều mơ ước.
Là người công giáo nhưng bà Tư cũng tin ở số mạng của mỗi người, tuy nhiên theo bà ý chí và quyết tâm là những yếu tố không kém phần quan trong trong sự thành công ở đời. Bạn bè, bà con ở hải ngoại chúc bà Tư Nguyễn Thị Nhàn lên đường trở về quê hương gặp nhiều may mắn và không quên cảm phục tấm lòng vị tha của bà.

Võ Văn Tùng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,204,867
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới là chuyện về cơn bão Irma tại vùng quê mới của tác giả Tampa, Florida.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài mới của Song Lam.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, nhận giải chung kết 2009. Là nhà giáo dạy Anh và Pháp ngữ tại các trường trung học ở Việt Nam trước 1975, ông vượt biển đến Mỹ năm 1984, đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, ông về hưu tại Riverside, Nam California và tiếp tục góp bài. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả nguyên là luật sư hành nghề tại Việt Nam trước năm 1975. Ông hiện cùng gia đình đang sinh sống tạiHonolulu, Hawaii. Tác giả đã từng tham gia mục Viết Về Nước Mỹ với các bài "Tôi Hiến Tủy," “Vợ Tôi Bị Ung Thư,” và “Con Chó Trắng Trong Nghĩa Địa.” Và đây là bài thứ tư của Lê Tấn Phước.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Để phân biệt với tác giả Minh Nguyệt có bài Viết Về Nước Mỹ từ 2001, tác giả chọn bút hiệu Minh Nguyệt Graves, theo họ của ông chồng người Mỹ. Sau đây là bài viết mới của bà.
Gia đình tác giả tại Houston là nạn nhân trực tiếp của bão Harvey. Nhà bị tốc mái. Mẹ Lúa vào bệnh viện bằng trực thăng tải thương. Tác giả định cư tại Mỹ 24 năm, tốt nghiệp đại học tổng hợp, hiện đang là cộng tác viên của một đài truyền hình nhưng chỉ mới bắt đầu dự viết về nước Mỹ từ Tháng Bảy 2017, với bút danh Như Nguyện, bài “Nước Mẹ, Nước Con.” Sau đây, bài viết thứ hai, lần đầu ký đầy đủ tên họ Trần Như Nguyện.
Gió Đồng Nội là bút hiệu của một tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Bà là một chuyên gia từng làm việc tại Trung Tâm Không Gian Kennedy ở Merrit Island, Florida, hiện đã hưu trí. Bài viết mới của Gió Đồng Nội về “vòng tay” của bão Irma cho thấy nhiều ghi nhận chu đáo hiếm có.
Tâc giả 45 tuổi, cùng gia đình đoăn tụ tại Mỹ từ 1991, 26 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation; Đã tham gia VVNM từ 2002 với 4 băi viết tươi tắn, tử tế. Sau 15 năm bặt tin, ông xuất hiện trở lại với nhịp viết mạnh mẽvà đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017, năm thứ 18. Sau đây thêm một bài viết mới.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến