Hôm nay,  

Sinh Tại Việt Nam, Sống Tại Mỹ

05/04/200500:00:00(Xem: 125296)

Người viết: TỐNG CHÍ LINH
Bài số 718-1297-66-vb8-040305

Tác giả cho biết ông 58 tuổi, đã về hưu, hiện cư trú tại tiểu bang Minnesota, đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
*

Đứng ngoài balcon của căn phòng mới thuê. Lân đã hút hết hai điếu thuốc mà vẫn chưa thỏa thích. Chàng lấy gói thuốc ba số 5 trong túi để hút tiếp. Mùi thơm và khói thuốc bay cao vút,mắt chàng say đắm nhìn màu trắng, màu biểu tượng cho sự trong sạch và ngây thơ, tạo cảm giác hoài vọng ngày trước với bao kỷ niệm thời niên thiếu của chàng. Hình ảnh mấy thằng bạn ngồi trong quán café hút thuốc Capstan hay “thụt” bida tại các quán nước lần lượt hiện ra trong ký ức Lân…Ngày đó hút thuốc với bạn bè là để tìm được sức sống, lãng quên suy tư của người thanh niên thì ngày nay hút thuốc trong trạng thái buồn chán và sợ sệt của kiếp người tha hương vì hút thuốc hay uống rượu trà cần phải có bạn, mà bạn bè nơi xứ người ít tìm được bằng hữu tri kỷ, đó là chưa nói tới hút thuốc uống rượu thường gây sự phiền phức cho gia đình, vợ con.
Đang thả hồn với bao kỷ niệm trong quá khứ thì chị Hương, vợ Lân, cất tiếng ơi ới từ trong nhà vọng ra. Lân vội dập tắt vất điếu thuốc rồi giả vờ chú ý tới vợ.
-Em gọi anh có việc gì"
-Thấy vắng anh nên em di tìm đó thôi.
Hương bước ra ngoài balcon đứng bên cạnh chồng. Họ nhìn về phía vườn tược bông hoa của hàng xóm xen kẽ những sân cỏ xanh tươi như những tấm thảm đẹp mắt trong khung cảnh mùa xuân. Ông hàng xóm đang cắt cỏ, tiếng máy nổ dòn đánh tan bầu không khí ảm đạm của mùa đông lạnh giá đã qua và mùi cỏ thơm dịu phảng phất trong tiết xuân êm đềm. Nhờ thính giác nhậy bén, Hương ngửi được mùi thuốc còn phảng phất đâu đây, chị hỏi chồng.
-Ai hút thuốc mà có mùi hả anh "
-Em để ý đến thứ đó làm gì! À em, mấy giờ thằng Phong và con Ly đi học về ".
Lân như mất bình tĩnh và đánh trống lãng. Còn Thị Hương thì không trả lời câu hỏi của chồng. Nàng bước vào trong nhà, chàng cũng theo sau và vội vàng đi tìm thùng rác quăng gói thuốc để khỏi phiền toái.
Định cư lâu ngày tại Mỹ, Lân đã có nhiều thay đổi trong cuộc sống. Lần lượt chàng giảm bớt những thói quen cá tính như uống rượu hút thuốc, chè chén với bạn bè. Quan niệm “chồng chúa vợ tôi”của người mình cũng không còn được chàng áp dụng mà ngược lại đôi khi lấy “dĩ hòa vi quý” như là một phương châm làm căn bản cuộc sống, may ra phù hợp với tinh thần xã hội vốn quý trọng: “con nít, đàn bà, mèo chó, cỏ cây…”Lân chú ý lời nói đùa cợt rất thấm thía của chú Bốn, một người thân quen, sống lâu năm và có nhiều kinh nghiệm nơi xứ người: “muốn làm người đàn ông nơi xứ lạ này thì nên trở thành một nhà hiền triết”. Có nghĩa là lấy nhịn nhục, hiền lành làm triết lý sống một cách bình thường. Xã hội Hoa kỳ đa dạng, con người đa chủng, họ sống theo nguyên tắc, luật pháp được áp dụng đồng dều và cứng rắn, trong lúc người mình nặng về ơn nghĩa, điều này rất nghịch lý với phần lớn người Việt, đặc biệt gia đình Lân, vốn trọng giá trị đạo đức, có truyền thống Nho giáo từ xa xưa truyền lại. Và giờ đây, Lân đang bơi lội giữa giòng đời, chấp nhận một sự thay đổi tình cảm, hưởng thụ cuộc sống vật chất phù du.
*
Vợ chồng Lân làm lụng vất vả để kiếm tiền cho con ăn học. Phong vào đại học năm thứ hai và Ly sắp hết bậc Trung học. Lân thường nói với vợ:
-Mình qua đây đều mang tuổi Sửu, mấy thằng bạn trong sở làm cứ bảo nhau làm công nhân Mỹ là làm Buffalo Bills.
-Buffalo Bills là gì anh"
-Thì làm như trâu dể trả bills chứ còn gì nữa.
Chi Hương góp ý với chồng:
-Khi ở VN em chẳng bao giờ nghĩ con cái mình vào đại học được, vì nhà nghèo và trình dộ học hỏi của chúng nó không như người ta. Mai đây thằng Phong ra trường kiếm được việc làm, nó sẽ giúp gia đình… còn con Ly cầu Trời Phật cho nó lấy được chồng giàu dể tương lai nó được sung sướng.
-Anh không tin tưởng vào con cái sẽ giúp gia đình, chúng nó lo cho bản thân cũng chưa xong. Còn con Ly cần gì phải lấy chồng giàu, anh chỉ mong nó lấy được người chồng tốt; biết cách ăn ở, thương yêu vợ con, biết hiếu thảo, thuận vợ thuận chồng là đủ. Thử cứ nhìn qua xã hội ngày nay thì đủ biết một khi con người yêu cuồng sống vội, thì tình yêu dễ trở thành vô nghĩa, báo chí loan tin hàng ngày vợ chồng bỏ nhau vì cơm chẳng lành canh chẳng ngọt như cơm bữa.
Những cuộc trao đổi tư tưởng như thế thường có giữa hai vợ chồng vào cuối tuần, còn ngày thường thì họ ít khi gặp nhau vì Hương đi làm ca sáng, Lân đi làm vào buổi chiều.
Mỗi lần nói chuyện, vợ chồng có nhiều vấn đề thảo luận như chuyện con cái, chuyện hãng xưởng, hàng xóm, cộng đồng, thân nhân bên VN…mà không cứ bất cứ chuyện gì họ cũng dễ dàng chấp nhận tư tưởng của nhau. Những câu chuyện tầm phào, tào lao trong sở làm được đem về nhà thêu dệt là những đề tài sôi nổi lắm khi gây bất hòa trong gia đình và đó cũng là nguyên nhân xa gần vợ chồng, con cái chán chường theo thời gian.
Đã một lần Hương muốn chồng nên đi học nhảy đầm, tập nói tiếng Anh cho đúng giọng, nàng nói:
-Anh à, mấy người bạn trong hãng em ai cũng biết nhảy đầm. Anh và em nên đi học một vài khóa để thiên hạ khỏi phải chê mình nhà quê trong các tiệc tùng, cưới hỏi, hơn nữa nhảy đầm cũng là một môn thể thao đó anh.
-Anh không sợ ai chê mình không biết nhảy nhót, chỉ sợ gia đình mình không có tiền để có cơm ăn áo mặc. Có quá nhiều nhu cầu trong đời sống nơi đây: nào tiền chợ, tiền xe, bảo hiểm, tiền chi phí trường học con cái, tiền thuê nhà, nước uống, điện, diện thoại, TV cable, tiền thuốc men, tiền xăng, tiền dâng cúng tín ngưỡng, tiền gửi về cho thân nhân ở VN. vân vân …. mình làm “dâu” hai ba nơi. Ngoài ra chúng ta qua bên này lâu rồi mà không làm sao mua nổi một căn nhà, để dành đươc một ít tiền thì không chuyện này lại chuyện khác tìm cách ma rốc móc ra cho bằng hết.
Hương biết chồng lo lắng và khó chịu lời đề nghị của mình, nàng dịu giọng và cứ đưa ra lý lẽ thiên về hưởng thụ của một xã hội đầy cám dỗ:
-Anh ơi, nước Mỹ có nhiều phương cách cho mình trả nợ bằng cách trả góp qua thẻ mua chịu (Credit card), miễn là vợ chồng chúng mình có công ăn việc làm thì lo gì hả anh.
Lân nghe vợ nói, chợt nhớ đến gia đình ông Năm Bình ở phố trên mới khai khánh tận (Bankruptcy) để xoá nợ tín dụng (credit card), nhà ở lại bị ngân hàng xiết khi không tiền trả nợ chỉ vì ông ta bị sở làm sa thải. Lân lắc đầu và cố gắng giải thích cho vợ.
Công ăn việc làm có gì bảo đảm ở xứ này; nay có việc làm mai thất nghiệp. Còn credit card là những mụ phù thủy bày ra quyến rũ thiên hạ, dụ dỗ họ vào con đường phiêu lưu mạo hiểm, rứt rỉa, moi tiền từng người như lấy tiền lời, tiền phạt nếu trả trễ, tiền service nhiều lắm… khi trả không được thì khai khánh tận xóa nợ. Người khai phá sản thì lại bị xếp vào hạng người bad credit rất trở ngại khi đến nhà băng vay tiền mua nhà mua xe v. v. .


Lân nói một lúc mà không thấy vợ trả lời, chỉ nghe tiếng thở dài của nàng trong thất vọng, như tỏ vẻ bất bình thì chuông điện thoại reo xé tan bầu không khí nặng nề trong gia đình. Lân cầm điện thoại Hello nhiều lần nhưng đầu giây bên kia không có tiếng trả lời. Ngoài cửa có ai gõ, Hương bước ra mở. Nàng nói thật tự nhiên và trống trải:
-Đồ quỷ, đến đúng lúc, mời tụi mày vào nhà chơi.
Tiếng cười to vang vui nhộn của hai vợ chồng khách Hưng và Thanh –(Hưng là bạn cùng lớp với Lân tại một trường tỉnh ở VN, Thanh thì bạn thân với Hương cùng chung sở làm) – giúp cho vợ chồng Lân quên sự bực bội vừa qua.
Họ ngồi với nhau uống nước trà, nói đủ thứ chuyện trong sở làm, ôn lại những kỷ niệm lớp học năm xưa. Thanh và Hương nói tiếng ngoại quốc, giọng Ăng Lê khó nghe, không cần văn phạm như thường thấy một số người Việt “dạy” English cho người Mỹ. Ngược lại, hai người đàn ông nói bằng tiếng mẹ đẻ, thỉnh thoảng họ xen vào một vài câu chữ Nho hay một đôi câu tiếng Tây cho có màu sắc câu chuyện. Vợ chồng Hưng như đã dự tính trước muốn mời bạn đi coi chương trình ca nhạc vũ vào tuần tới do người Việt tổ chức tại một hí việnsang trọng, Thanh nói với Hương:
-Tụi này đến mời vợ chồng mày đi coi đại nhạc hội, có rảnh rỗi không đi cho vui"
Nét mặt của Hương bừng sáng tươi vui nhìn chồng để chờ ý kiến. Lân cẩn thận cân nhắc đủ thứ, trong tâm trí chàng không mấy vui nhưng cũng động lòng vì bạn bè nghĩ đến nhau, hơn nữa chàng không muốn dể Hương đi một mình như những lần trước vì biết rằng càng ngày sắc đẹp của vợ càng xinh tươi, tính tình của Hương đang thay đổi từ nét thùy mị lúc trước tại quê nhà đến sự tiếp nhận mau lẹ đợt sống mới tại quê người thì không khéo hạnh phúc vợ chồng trở nên mai một. Lân có lý do để Hương biết được lòng chàng muốn hòa đồng nhưng rất ngại ngùng, Lân nói với bạn:
-Tuần tới đi coi mà giờ này chưa mua vé, hay để lúc khác"
-Đã có vé cho hai ông bà rồi, đừng lo.
-Phiền lắm, cám ơn lòng tốt của bạn.
-Bạn bè thân, có gì đâu mà ngại ngùng. Lần tới bên ấy bao tụi này, nhớ nha.
Mọi người cười vui và Lân cảm thấy thoải mái hơn vì câu nói có đi có lại là cách đối xử thực tế nơi xứ người.
Chiều xuống thật mau, ánh nắng vàng không còn chói chan. Từng bầy chim bay đi tìm chỗ ngủ trong bầu trời dịu mát của mùa Xuân. Người lái xe ngoài phố sửa soạn về nhà nghỉ ngơi chuẩn bị ngày mai đi “cày” như cuộc sống nơi đây đã sắp đặt.
Buổi cơm chiều nay chỉ có hai người, vắng bóng Phong và Ly vì hai đứa đi dự party của bạn bè chưa về, vợ chồng Hưng thì từ chối không ở lại.
Bữa ăn thật thịnh soạn: canh chua nấu cá bông lau là sở trường của Hương để đãi chồng.
Hai người ngồi đối diện nhau, mùi thơm của nồi canh phảng phất tạo cảm giác nhớ nhung mùi vị quen thuộccủa những ngày sống trên quê hương. Lân nhìn vợ qua làn khói nghi ngút của cơm canh cá ngọt; nàng đẹp thật, vẻ đẹp được tô diểm bởi phấn son khác với vẻ đẹp hồn nhiên ngày nào sống nơi đồng quê nội cỏ. Cũng buổi chiều, cũng khói mờ vương tỏa, đôi trai thanh gái lịch đã gặp nhau trong khói lam chiều nơi quê nhà yêu dấu.
*
Ánh đèn mờ mờ ảo ảo của vũ trưòng, từng cặp tình nhân say sưa nhịp nhàng trong vũ điệu tango. Chương trình ca nhạc kịch đã xong. Bây giờ nhường chỗ cho phần vũ nhạc.
Ngoài sàn nhảy có đủ màu sắc quần áo, đủ mọi lứa tuổi. Hưng và Thanh có mặt trong “vũ đoàn” là bạn thân duy nhất của vợ chồng Lân. Nhìn họ thật dễ thương, yểu điệu, say đắm thả hồn theo nhịp slow, cha cha cha, bolero, rumba. Nam ca sĩ nào đó hát bản nhạc “Anh biết em đi chẳng trở về…. thôi đừng quay lại nhìn anh nữa.” thật ấm cúng, truyền cảm, nói lên sự phũ phàng của yêu thương. Khán giả của vũ trường chỉ có vợ chồng Lân và một cặp khác lớn tuổi ngồi chờ con cái. Ánh đèn màu thỉnh thoảng tỏa vào mặt Hương, Lân nhìn trộm nàng say đắm, sắc đẹp của nàng lặn trong màu sắc quyến rũ yêu đương. Lân quên những suy tư khác. Cảm thông với vợ, chàng ghé tai nói nhỏ với nàng:
- Lần tới anh sẽ đi học nhảy, dể nhảy với em.
Hương không để ý lời nói của chồng, mắt nàng nhìn đăm chiêu vào lớp người uyển chuyển nhẹ nhàng trong tiếng nhạc du dương, lãng mạn.
Một gã đàn ông từ vũ trường tiến về phía trước mặt Hương, Lân nhận ra ngay đó là Quốc, bạn của Lân cùng chung sở làm, là nhân viên trong ban tổ chức. Quốc đã nhiều lần đến thăm gia đình Lân ăn uống, hát karaoke. Họ gặp nhau vui mừng đáo để, rồi trao đổi vài câu chuyện. Quốc hiểu Lân không biết nhảy còn Hương thì…. !
- Xin phép anh cho chị nhảy với tôi một bản.
Quốc hỏi một cách tự nhiên và táo bạo.
Lân nể bạn gật đầu không nói, Hương nhìn chồng như dò ý rồi theo Quốc ra sàn nhảy. Hai bóng người tìm được khoảng trống bên cạnh vợ chồng Hưng.
Từng cặp tình nhân, không cần biết ai bên cạnh, họ say sưa trong những điệu nhạc lâm li ngẩn ngơ. Quốc nhìn Hương say đắm, dẫn dắt nàng theo nhịp điệu, tay trong tay rồi tay nàng đặt trên vai Quốc và tay phải Quốc ôm lấy thân nàng. Thỉnh thoảng họ nói gì với nhau rất thân mật.
Lân uống thêm một ngụm cognac Remy Martin để có thêm can đảm nhìn vợ nhảy với bạn mình. Nàng nhảy thật tuyệt vời, Quốc thì quá điêu luyện. Đầu óc Lân quay cuồng suy nghĩ.
Bản nhạc kết thúc cũng là lúc dạ hội chấm dứt, mọi người trở về chỗ ngồi, Hương và Hưng-Thanh cũng về tới. Lân vỗ tay tán thưởng theo cung cách xã giao lịch thiệp nhưng trong lòng chàng vẫn có một điều gì đó hoài nghi về Hương.
Chiếc xe lăn bánh chở bốn người lao vào ánh sáng đèn đường đưa họ về nhà. Cuộc vui nào cũng chóng tàn. Riêng Lân thao thức một đêm dài không ngủ.
Nằm bên cạnh Hương mà không sao nhắm mắt. Đêm càng về khuya thì trí óc con người trở nên bén nhạy. Lân tự hỏi nàng đáng thương hay đáng ghét! Hoàn cảnh đưa đẩy nàng chạy theo xu hướng hưởng thụ, ảnh hưởng của xã hội vật chất, tính xấu của bạn bè đang muốn chối bỏ nơi sinh trưởng của mình. Tiếng mẹ đẻ cũng đã ngọng ngịu quên dần; chiếc áo dài, một hình ảnh duyên dáng và hiền hòa của phụ nữ VN, cũng không còn mặc.
Những đứa con dễ dàng chấp nhận “xã hội hóa” của người mẹ hơn là sự gò bó trong cung cách lễ giáo của người cha. Nhớ lại mấy chữ “sống như hiền triết”, Lân cố gắng…
Tiếng chuông giáo đường gần đó mời gọi con chiên tìm đến Chúa lúc 5 giờ sáng. Lân nhè nhẹ rời khỏi giường để chuẩn bị đi lễ. Nhìn Hương ngủ mê say thật đáng yêu.
Ngắm tượng Chúa, Lân lặng người, nước mắt rưng rưng cầu xin:
“Xin Ngài hướng dẫn soi lối để người thân con dù có gần bùn nhưng đừng hôi tanh mùi bùn. ”

Tống Chí Linh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,453,135
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Thụy Nhã, sinh năm 1980, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, khi vừa học vừa làm “full time job” tại trạm kiểm soát hành khách trong phi trường Salt Lake City. Năm 2001, khủng bố cướp phi cơ tấn công nước Mỹ, cô viết “Check Point, Những Ngày Ta Mất Nhau” và nhận giải bán kết Vinh Danh Tác Phẩm. Bẩy năm sau, cô nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2008, với bài “Chuyện của Cây Vông”. Tác giả tốt nghiêp cử nhân ngành tâm lý học và đã hoàn tất chương trình thạc sĩ (master) ngành điều dưỡng, chuyên về AGNP, hiện làm việc tại một bệnh viện và là cư dân Nam California. Bài sau đây, chuyện từ một dòng suối trên cao nguyên miền Nam tới Bolsa Chica, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 194, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Bài trước đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Sau đây là bài tiếp.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới, về chương trình Hospice cung cấp cho người bệnh trong tình trạng chờ mãn phần, không phân biệt tuổi tác, tình trạng gia đình hay lợi tức.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông tiếp tục làm thơ và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên.
Nhạc sĩ Cung Tiến