Hôm nay,  

Mơ Ước

03/04/200500:00:00(Xem: 95236)

Người viết: NGUYỄN NGA
Bài số 716-1295-64-vb5-033105

Tác giả Nguyễn Nga, 42 tuổi, hiện là một chủ tiệm Nails ở Tucson, AZ. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là một chuyện tình.
*

12 tuổi nàng mất mẹ, năm 13 nàng mất nước, những mất mát lớn đã đổi thay vận mạng đời nàng sau này, mà chính nàng cũng không hình dung ra nổi.
Với lứa tuổi 13, lẽ ra nàng phải được cắp sách đến trường, nhưng vì đất nước đổi thay nên nàng phải theo ba cùng chị đi sắp hàng ở cây xăng chờ bán chổ, hầu có được chút ít tiền đắp đổi sống qua ngày!
Thời buổi ban đầu giải phóng đất nước thật khó khăn, nhà nào cũng đều khốn khổ như nhau, đói ăn, thiếu mặc. Gia đình nàng cũng không ngoại lệ, nhà nàng, các anh chỉ đi lính với cấp bậc nhỏ, ba thì chỉ là 1 người lái xe tải bình thường, có người chị lớn thì lấy chồng Mỹ đã lâu. Nói chung là gia đình nàng không có ai bị đi cải tạo theo diện "có nợ máu với nhân dân"cho nên nàng không có lý do để thù chế độ nàng đang sống! Nhưng vì cảm nhận được nhiều điều bất công mà nàng đã chứng kiến được, cho nên nàng không thấy thích, thế thôi!
Nàng thế đấy! lớn lên trong sự thiếu thốn bất công. Tuổi thơ nàng là chuỗi ngày dài đen tối...Hầu như lúc nào nàng cũng có những mơ ước, nhưng...có được gì đâu"
5 năm sau lại có đổi mới, những thùng quà từ Mỹ gởi về tới tấp. Nàng bây giờ đã trưởng thành, nhờ có đồ ngoại, ăn mặc theo thời trang, nàng trở nên xinh như mộng. Mái tóc nàng dài, dáng nàng gầy gầy, nàng có cặp mắt nai dễ làm rung động lòng người, mũi nàng không dọc dừa, nhưng khuôn mặt nàng thể hiện sự hiền hậu, dễ thương.
Vào một năm mới Tết đến, nàng tháp tùng theo vài người bạn đi ngắm chợ hoa, hoa bán ngập tràn đường Nguyễn Huệ. Nào hoa cúc, hoa lan, hoa mai vàng rực rỡ, nàng tung tăng trong buổi chợ về đêm, cho đến khi đụng phải chàng, 2 ánh mắt chạm vào nhau, chàng đã si mê nàng ngay từ lúc ban đầu gặp gỡ, tiếp sau đó là những cuộc hẹn hò...
Khi chàng dẫn nàng về giới thiệu với gia đình, thì nàng mới biết chàng là con một ông thiếu tá cách mạng, thôi thì... cuộc tình tan, cuộc tình vắng bóng anh! Với lý lịch của nàng (gia đình Mỹ ngụy) thì nàng rớt đài là cái chắc! Nàng buồn bã chia tay với người tình có biên giới, để sống lại cuộc sống thuở xưa, nàng cũng chẳng thù, nàng chỉ thấy không thích, thế thôi!
Rồi mối tình thứ hai cũng xuất hiện, chàng đến như một anh hùng cứu mỹ nhân, nàng đang loạng choạng với chiếc xe đạp quá cao đối với đôi chân của nàng, thì chàng từ đâu xông tới, chụp lấy cái xe, ôm chặt lấy nàng. Quá cảm kích chàng, nàng yêu luôn từ đó!
Chàng cao lớn, đẹp trai, ga lăng và rất là lịch sự (nàng mê là cái chắc). Thế là mỗi tuần trên chiếc xe đạp cuộc, chàng và nàng thường tung tăng trên khắp nẻo đường, hết Thanh Đa rồi tới bên Bạch Đằng, hết quán cà phê rồi đến quán cốc rẻ tiền. Tình cảm cả hai chỉ tiến triển đến đó rồi ngưng lại, chàng và nàng cả 2 đều có lý tưởng (xuất ngoại) không nói đến chuyện kết hôn lâu dài, cũng chẳng bao giờ bàn về chuyện tương lai (nhưng cả hai đều yêu nhau lắm lắm!). Xe của chàng có cái sườn ngang dài, nàng chịu ngồi lên chỉ vì quá yêu chàng, nhớ có những lúc tê chân làm rớt guốc mà nàng cũng chẳng hay, đến lúc phát giác ra thì chàng lại phải vòng xe lại, quê quê xin lỗi, còn nàng thì xấu hổ muốn độn thổ. Cuộc tình đầu ấm và đẹp lắm, nàng sẽ nhớ mãi đến cuối đời...
Vài năm sau chàng vượt biên, còn nàng thì đi theo diện bảo lãnh, thế là... cuộc tình tan, cuộc tình vắng bóng anh!
Cuộc đời nàng sang một bước rẽ mới, nàng có vỡ mộng đôi chút khi đến Mỹ, nhưng không sao, nàng sẽ làm lại từ đầu. Ở xứ Mỹ này, thời buổi ấy (năm 1988) trai thừa, gái thiếu (toàn là con trai đi vượt biên) cho nên nàng tự tin sẽ có một người hùng đến để kết tóc se duyên, dệt mộng trăm năm, nàng có nhiều mộng mơ lắm! Tiếc là nàng sống ở xứ lạnh, khi ho cò gáy, cho nên bóng người hùng không bao giờ lảng vảng xuất hiện, chị nàng cũng đã từng kiếm cho nàng một vài người Mỹ để làm quen, họ ga lăng lịch sự lắm, nhưng ông nói gà, bà hiểu vịt, ra dấu một thời gian làm nàng cảm thấy nản lòng, thôi thì... ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.


Nàng buồn lắm! Chẳng lẽ lại chấp nhận số phận đến già... Một ngày, vô tình, nàng coi trang báo Tiền Phong, có một đoạn làm nàng thấy thích thú: Nam, 35 tuổi, cao 5', có việc làm vững chắc, có sự nghiệp hẳn hòi, từng bị tình phụ, tìm bạn tuổi từ 18 tới 30, sẽ hồi âm dù thư đến trễ...
Nàng mừng lắm! Buồn ngủ mà gặp chiếu manh, anh chằng tuy lớn tuổi, nhưng với 2 câu kế thì cũng đủ điểm rồi, còn vấn đề từng bị tình phụ cũng chẳng sao, miễn nàng không phụ chàng là được. OK! Thế là những cánh thư bay đi, rồi những lá thư hồi âm bay trở lại...điện thoại nhau thường xuyên, chưa gặp mà đã yêu qua tiếng nói, nụ cười. (nàng chỉ mê giọng nói của con trai Bắc) yêu nhau hoài qua phone cũng nhàm chán, cả hai đều đồng ý đã đến lúc phải gặp mặt.
Nàng tuy hơi thất vọng, nhưng cũng tự an ủi mình, trai tài gặp gái sắc, thôi thì nàng cũng tạm thời an phận. Họ thường xuyên qua thăm nhau, chuyện hôn nhân được bàn tính kỹ lưỡng, rồi một lần chàng về Việt Nam dự định làm ăn lớn, nàng ở lại chuẩn bị cho tiệc cưới sắp tới. Ngày chàng trở qua nàng vui lắm, họ càng đến thăm nhau thường xuyên hơn, cho đến một hôm nàng bỗng bắt gặp một xấp hình và vài lá thư của một cô gái bên Việt Nam gởi cho chàng, trong hình 2 người ôm nhau tình tứ.
Nàng đau lắm! Nàng lại phải một lần nữa ca bài: Cuộc tình tan, cuộc tình vắng bóng anh!!! Quá tam 3 bận, nàng thề không còn yêu ai nữa.
Nàng dọn về CA miền nắng ấm, nàng được giới thiệu vào làm ít giờ trong một quán cà phê nho nhỏ, ấm cúng. Vừa học, vừa làm, nàng chẳng có thời gian rảnh rỗi mà suy nghĩ vẫn vơ. Có nhiều chàng trai đeo đuổi nàng lắm! Nàng có cho mình một vài cơ hội, nhưng tất cả đều không đi tới đâu, lòng nàng đã nguội lạnh (nàng nghĩ thế!)
Thời gian cứ trôi dần...trôi mãi...vào 1 đêm mùa đông, giữa tiếng nhạc ồn ào, nàng đang thả hồn về quá khứ, khung cảnh mờ ảo chập chờn trong khói thuốc, làm nàng chạnh lòng, cảm thấy trống trải, cô đơn. Bỗng, con bạn làm chung thúc nhẹ vào nàng, này! Khéo mà mơ mộng, có khách vô hỏi chị đằng kia kìa, ra mà tiếp người ta nhé! Nói xong, nó cười khanh khách, rồi bỏ đi. Nàng bực mình nghĩ đến những người khách trồng cây si khó tánh. Mệt mỏi đứng dậy tiến tới cuối dãy bàn.
Ở một góc khuất, nàng hỏi: dạ anh cần gì ạ! Bỗng nàng ngạc nhiên sửng sốt kêu lên: Anh Tâm, anh Tâm phải không" Tâm mĩm cười khẻ bảo: Anh đây, Tâm đây! Em ngồi xuống đây trò chuyện cùng anh một chút được không" Nàng nhẹ nhàng ngồi xuống đối diện với Tâm, chàng đưa nàng từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác.
Chàng từ tốn kể: Từ ngày vượt biên qua Mỹ, anh vừa học, vừa làm, bây giờ anh đã hoàn tất 4 năm đại học, anh cố gắng liên lạc về quê nhà, nhưng em và gia đình đã đi rồi, anh buồn và nhớ em lắm! Mỗi tuần có ngày nghỉ là anh lại đi vòng vòng ở khu thị tứ đông người Việt để mong tìm gặp lại một dáng dấp quen thuộc. Anh đăng báo, anh hy vọng, anh biết là (tìm em như thể tìm chim, chim bay bể Bắc anh tìm bể Đông) nhưng anh vẫn mỏi mắt kiếm tìm cho đến lúc này anh mới biết là mình đã hoàn toàn thất vọng. Hôm nay, tình cờ đi ngang qua tiệm, nghe văng vẳng lời ca: Trong đôi mắt anh em là tất cả...anh bỗng thấy thèm một cốc cà phê, về nhà sớm cũng chẳng ngủ được, lại thêm buồn, anh quyết định ghé vào. Anh thấy có một cô bé ngồi dáng dấp giống em, đang ngồi ngẫn ngơ mơ mộng, anh đánh liều nhờ cô bán quán gọi em ra. Trái đất tròn, phải không Bích Trâm" Em chưa đeo nhẫn vậy là em chưa lập gia đình, đúng không" Nàng khẽ gật đầu, rươm rướm nước mắt cúi đầu nhìn xuống mặt bàn đang chập chờn trước mặt, lòng nàng bỗng reo vui, nàng đã gặp lại chàng, người tình trên chiếc xe đạp cuộc.
Ôi! xe đạp muôn năm...

Thiên Nga

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,324,318
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới, tựa đề được đặt lại theo nội dung.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây là bài mới ghi chép sơ lược ngày 30 tháng Tư năm xưa.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ. Bài mới của ông, tuy không phải chuyện nước Mỹ nhưng là chuyện trong lòng người Việt tị nạn cộng sản tại Mỹ thường nghĩ tới, được viết về việc Saigon bị đổi tên với lời ghi trân trọng: Để kỷ niệm 30 năm ngày Quốc Hận 30 tháng Tư trên đất Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Tampa, Florida, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới của ông mở đầu bằng câu “Đôi khi tôi nghĩ, viết về một nơi chốn khác, cũng là một cách Viết Về Nước Mỹ.” Cách viết đối chiếu chi tiết tinh tế của tác giả cho thấy không chỉ đúng như ông nghĩ mà còn làm hiện rõ cả tính cách người (hơi hơi) Mỹ gốc Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Maui là hòn đảo du lịch nổi tiếng của Hawaii. Du ký vui được cùng viết bởi “Ba Bà Ca Li”, ba tác giả thân quen với bạn đọc Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả là một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, sinh trưởng ở Bếntre, sang Mỹ năm 1973, đã về hưu từ lâu và đang định cư ở Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, được chấm giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông viết về bà Mẹ hơn 100 tuổi và tâm trạng tế nhị, phức tạp của người con khi cầu nguyện cho Mẹ thân yêu.
Nhạc sĩ Cung Tiến