Hôm nay,  

Thằng Sáng Và Kế 'bất Chiến Tự Nhiên Thành'

31/03/200500:00:00(Xem: 132976)
Người viết: TRẦN TRUNG NHÃ
Bài số 714-1293-62-vb2-032805

Tác giả đã có bài tham dự từ năm đầu (Ba Ếch ở Mỹ). Trần Trung Nhã, 59 tuổi, hiện là Engineer về software cho một hãng ở California. Sau đây là bài viết thứ hai của ông.
*

Mọi người đều gọi hắn là thằng Sáng nên lâu dần ai cũng tưởng đó là tên cúng cơm của hắn. Thực ra đó là biệt danh mà người đời gán cho hắn ngay từ khi hắn còn rất trẻ. Nói cho thực đúng thì bạn bè vùng quê hắn gọi hắn là thằng Sáng Dạ. Lâu dần, chữ Dạ bị bỏ đi chỉ còn lại là Sáng cho tiện.
Lớn lên hắn mới hiểu gọi vậy là không đúng. Thí dụ như hắn có trí nhớ rất tốt từ hồi thơ ấu. Hắn rất ham học hỏi và mê đọc sách. Với tình trạng thiếu thốn của một xứ nghèo và gia đình hắn cũng nghèo nên đâu có điều kiện để chọn lựa sách mà mình thích. Cho nên vớ được cái gì là hắn đọc cái nấy. Hồi học tiểu học hắn đã đọc rất nhiều truyện Tàu và nhớ gần như nằm lòng. Có một ông thầy dạy hắn lớp tiếp liên (sau khi xong lớp Nhứt - lớp 5 sau này, học sinh đều lấy lớp này để chuẩn bị thi vào Đệ Thất - lớp 6 sau này.) Vị thầy này rất thích truyện Tàu nên hầu như tuần nào cũng vậy, giờ cuối cùng của ngày cuối là thầy gọi hắn lên đọc thuộc lòng những truyện mà thầy thích cho cả lớp nghe. Thầy luôn khen nó là thằng Sáng Dạ. Đúng ra thì trường hợp này thày phải gọi nó là Thằng Nhớ hay Thằng Thuộc mới phải.
Hồi đâu 15 tuổi hắn đi đám cưới một người chị họ thuộc gia đình giàu có ở làng bên. Bà phụ trách bếp là người nổi tiếng nấu ăn giỏi nhưng hôm đó tổ trác hay sao không biết, bà làm mấy ổ bánh bông lan cắt ra bị dính vào dao làm bể và những miếng bánh cắt ra trông mất đẹp. Hắn sực nhớ đến bánh tét dẻo và hay dính hơn mà người ta cắt bằng dây cột bánh rất dễ dàng không bị hư hao gì cả. Hắn bèn đề nghị bà Bếp dùng một khúc chỉ chắc và căng hai đầu ra để cắt thử. Kết quả là bánh không bị dính và bể nữa. Bà bếp này cũng gọi hắn là thằng Sáng Dạ! Đúng ra ở đây bà nên gọi hắn là thằng Sáng Kiến.
Lớn lên đậu xong tú tài, xin gia nhập Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa và sau khi được gởi học quân sự ở quân trường Thủ Đức, quân chủng hắn cho hắn theo học một khóa chuyên môn trước khi ra trường chính thức là sĩ quan. Hắn may mắn đậu đầu khóa này cho nên có trách nhiệm tập dượt anh em toàn khóa đi đứng cho buổi lễ ra trường. Thường thường cả toán quân đi 'một-hai' đến chỗ hành lễ xong người ta phải đi dậm chân tại chỗ để tự so lại hàng dọc và hàng ngang cho đều nhau trước khi đứng lại. Chỉ những toán chuyên về hành lễ, như toán quân kỳ quốc kỳ, có tập dượt thật công phu mới có thể giữ được khoảng cách đều đặn trong khi di chuyển và đứng lại vẫn giữ được khoảng cách đều như vậy mà không cần phải dậm chân tại chỗ.
Hắn yêu cầu anh em so hàng ngay thẳng và đánh dấu phấn cho vị trí từng người tại địa điểm hành lễ. Đánh xong một chỗ thì di chuyển cả toán lui lại để đánh tiếp. Chỉ cần đánh dấu cả toán chừng 15 bước thì khi đi vào vùng dấu phấn, tất cả liếc theo dấu phấn mà tự động so hàng. Độ vài bước thì tất cả đã ngay ngắn. Khi ra lịnh Đứng-Lại ... Đứng, thì tất cả hàng ngang hàng dọc đều thắng tắp và đều đặn. Một vị sĩ quan cấp lớn sau này hỏi hắn làm sao mà có thể đứng lại ngay ngắn như thế. Hắn giải thích bí quyết của hắn thì cũng được khen là Sáng Dạ.
Lúc đậu xong Tú Tài I, vì hoàn cảnh gia đình hắn bỏ học đi làm. Sau một thời gian, thấy thiếu bằng cấp thì khó lòng mà thăng tiến tốt, hắn quyết định bỏ làm trở về học lại bằng cách mua sách về nhà tự học. Má hắn vô cùng hoang mang. Bà hoang mang cũng phải vì biết bao nhiêu người trong làng học ở trường đàng hoàng mà không đậu nổi. Học một mình qua sách vở thì làm sao mà đậu được. Hắn thuyết phục bà cho hắn thử vì trở lại trường thì phải ở nhờ lại với người bà con trên Sài Gòn. Hắn không muốn nhờ vả người ta nữa. Hơn nữa xin trở lại cũng chưa chắc được vì trường hắn học là trường công. Còn ra trường tư thì càng không được hơn vì má hắn không đủ tiền. Hắn thuyết phục bà là hắn làm được.
"Cùng lắm là không đậu được thôi và Má chỉ tốn cơm cho con một năm. Sau đó con đi làm lại chớ có sao đâu""
Thế là má hắn chịu thua. Mỗi môn học hắn mua hai cuốn sách của hai soạn giả khác nhau. Hắn đọc thử xem quyển nào dễ hiểu nhứt thì lấy quyển đó làm chuẩn cho môn đó. Quyển kia chỉ dùng để tham khảo. Khi học quyển chuẩn mà thấy có chỗ nào không hiểu được thì chỉ tìm hiểu phần đó thôi ở sách kia. Tránh nhảy qua nhảy lại làm rối rắm và không theo được hết chương trình. Một giờ hắn chỉ học 45 phút, còn nghỉ ngơi 15 phút. Học thử từng môn xem 45 phút thì học được bao nhiêu trang. Tính kỹ lại xem mất bao nhiêu thì giờ thì học qua được một lần. Hắn chỉ chừa ra 6 tiếng để ngủ một ngày và độ một đến hai tiếng để ăn uống và làm những công việc lặt vặt khác. Như vậy mỗi ngày hắn có thể học được từ 16 đến 17 tiếng. Hắn thấy có thể học xong qua một lần tất cả các môn độ hai tháng trước ngày thi. Hai tháng đó là để ôn tập lại. Hắn theo thật sát chương trình của mình và hoàn tất bài vở sớm hơn dự tính.
Kết quả là cuối năm hắn đậu Bình Thứ. Khỏi nói, Má hắn vô cùng sung sướng và hãnh diện vì hắn. Nụ cười sung sướng và ánh mắt thương yêu trên khuôn mặt hiền từ của bà khi nghe hắn báo tin thi đậu, hắn còn nhớ mãi đến bây giờ.
Sang Mỹ đi làm lao động được một năm thấy mình nhỏ con không thể làm bằng Mỹ hay Mễ, hắn dở lại mửng cũ: trở lại trường để đi học. Mới đầu hắn cũng không chắc mình học lại được không nên vừa đi làm vừa lấy lớp đêm ở một trường Đại Học Cộng Đồng. Hắn lấy 12 units và may mắn được A hết nên hứng khởi bỏ làm để học full time.
Những năm đầu thực là vất vả vì yếu tiếng Anh. Những môn khoa học còn đỡ vì soạn giả viết bằng một thứ tiếng Anh giản dị. Những môn đòi hỏi cho kiến thức phổ thông (general education) là những môn mà hắn cũng như những người di dân, tị nạn, yếu tiếng Anh như hắn rất là vất vả. Phần đọc và viết thì còn đở vì khả năng đọc hiểu và viết của hắn khá hơn là nghe và nói. Listening comprehension (nghe hiểu) là vấn nạn lớn nhứt cho hắn. Hầu như hắn chỉ hiểu lỏm bỏm những gì thầy giảng cho mãi đến năm thứ ba và cả thứ tư. Còn nhớ một lớp Political Science (khoa học chính trị, tương đương với lớp Sử học khác) mà hắn lấy. Vị giáo sư giảng hắn chẳng hiểu gì. Khi nào ông ghi chú trên bảng thì hắn chép vô. Vị này thường ghi dàn bài chi tiết những gì ông giảng lên bảng nên hắn theo được. Khi ông bảo làm home work thì hắn đành copy note của một người bạn học Mỹ ngồi bên cạnh vì hắn không nghe được ông thầy muốn làm những câu nào!
Ấy vậy mà test mid term hắn lấy A và cuối lớp vẫn lấy A. Người bạn Mỹ hỏi hắn tại sao đến lời dặn làm bài tập mà mầy còn không nghe được mà mầy có thể lấy A còn tao chỉ được C" Hắn trả lời là nếu muốn lấy C, hắn chỉ cần đọc kỹ những gì liên hệ đến notes trên bảng của thầy thôi vì đó là những gì ông chú trọng giảng và cho là quan trọng nên thế nào ông cũng hỏi. Muốn lấy A, thì phải đọc hết toàn bộ. Hắn hỏi người bạn này là có thấy hắn gian lận gì trong khi thi không. Người này cũng biết là không có. Nhờ trí nhớ tốt nên hắn có thể nhớ rất nhiều những chi tiết trong bài học và có thể lấy điểm tốt dù khả năng nghe và nói tiếng Anh của hắn kém.
Khi chuyển qua trường California State University Long Beach thì hắn gặp rắc rối. Theo catalog của trường thì lớp Computer Systems chỉ đòi phải có trước một lớp Fortran Programming thôi. Mới dọn từ một nơi xa đến còn phải lo chỗ ăn chỗ ở và trường học cho cả nhà nên hắn bị trể nải hết mấy tuần. Chừng bắt đầu học được thì hắn tối tăm mặt mũi với lớp này. Sinh viên phải học vừa Assembly Language (một thứ programming language rất khó, gần với hardware, nên còn được gọi là low level language), vừa học Pascal Language. Ngoài ra còn phải biết hệ thống số nhị phân (binary number system), bát phân (octal) và thập lục phân (hexadecimal). Hắn phải drop hết tất cả chỉ chừa lại lớp này mà cũng chỉ lấy được C. Sau này hắn được biết là lấy C, dù chỉ học một lớp này thôi cũng là khó rồi với người chưa chuẩn bị đủ cho lớp này như hắn. Cho nên khi nghe hắn nói được C, vài sinh viên học cùng lớp bĩu môi không tin!

Lớp kế lớp này là lớp Operating Systems còn khó hơn gấp bội vì đòi hỏi của vị giáo sư phụ trách. Sinh viên phải viết thực sự một Operating Systems (hệ điều hành) nhỏ cho giàn máy HP 1000 bằng Assembly Language. Nhiều sinh viên từ những năm trước phải đổi ngành vì không lấy nổi lớp này. Cal State Long Beach thời những năm đầu 1980s có hai chương trình cử nhân về Computer Science. Một chương trình bên Department toán và một bên Department điện. Lớp Operating Systems bên Department toán thì nhẹ hơn vì chỉ đòi hỏi vừa trình độ cho ngành. Riêng lớp bên Department điện thì thực là kinh hoàng. Ngoài việc đòi hỏi viết hẳn một mini operating systems, quyển sách mà vị giáo sư này dùng để giảng dạy lại rất là trừu tượng và khó hiểu. Đọc không hiểu nổi thì làm sao mà viết program ứng dụng nguyên tắc của nó.
Anh em sinh viên Việt Nam truyền dạy cho nhau tìm một quyển sách khác về Operating Systems trong thư viện có bìa màu vàng và xuất bản từ năm 1977. Phải đọc quyển này mới có thể hiểu nổi nguyên tắc. Khi hắn biết được chuyện này thì bao nhiêu bản trong thư viện không còn nữa. Mượn để copy cũng không ai cho vì sợ mất. Hắn đành quay lại hỏi chính mình:
"Không lẽ từ 1977 đến nay toàn thể nước Mỹ này không có một cuốn sách nào khác có thể giúp sinh viên hiểu được môn này hay sao""
Thế là hắn vào tiệm sách của trường, lục tìm sách ở lớp Operating Systems bên Department toán. Hắn mua ngay một quyển về và theo lối tự học hồi thi Tú Tài II của hai mươi mấy năm về trước, với một ít sửa đổi. Dùng sách đá (đọc như đập đầu vào đá) của vị giáo sư dạy hắn làm chuẩn. Nhưng chỉ là chuẩn cho những điểm ông thày bảo học thôi. Thí dụ như phải đọc chapter nào hay làm bài tập nào thì hắn xem các đề mục đòi hỏi là những đề mục nào. Rồi theo từng đề mục đó mà học bên quyển 'bí kíp' mà hắn mua được bên Department toán. Hắn lại được may mắn là quen với một người bạn rất có năng khiếu về computer và rất là tốt bụng. Anh này rất giỏi nhưng cũng phải lấy lớp này tới hai lần mới được điểm A. Nhờ người bạn này chỉ cho cách ứng dụng những nguyên tắc về software interrupt và hardware interrupt trong việc viết operating systems cho project của lớp, hắn mới hiểu được và làm được. Cuối cùng hắn cũng lấy được A cho lớp này và vị giáo sư sẳn sàng viết thơ giới thiệu (Letter of Introduction) cho hắn đi xin việc làm sau này.


Một lần hắn đi ăn giỗ ở nhà một người bạn mới qua. Anh này mua được một bộ salon cũ nhưng rất đẹp và giá rẻ. Khốn một điều là người chủ cũ có nuôi nhiều chó nên bù chét thật là kinh khiếp. Xịt thuốc gì cũng không hết. Anh bạn mới thách hắn là trị được hết bù chét thì đãi cho hắn một chầu. Hắn đưa liền giải pháp:
"Mầy nhớ hồi trung học mình học về vạn vật ở đệ lục hay đệ ngũ vì đó không. Đời sống của những thứ côn trùng nhỏ như ruồi, muỗi, v.v. rất ngắn. Hình như một hay hai tuần gì đó tao quên rồi. Mầy có hai cách để diệt chúng: Một là để chúng 'già' và tự động chết. Hai là bỏ đói chúng cho chúng chết lẹ hơn."
Vài anh em cười phá lên và không tin làm sao làm được vì nếu cứ để vậy cho đến ngày chúng chết thì mình đã bị chúng cắn chết trước mẹ nó rồi.
Hắn bèn bảo người bạn mua bao nylon lớn bao kín salon lại và để yên đó đừng dùng tới. Như vậy chúng không nhảy ra được để cắn người trong nhà và sẽ chết vì đói. Quả nhiên chỉ khoảng 4 tuần sau là tất cả chết sạch hết và hắn có được bửa nhậu do người bạn đãi.
Người bạn này sau đó mua một ngôi nhà cũ và sân thì dày đặc cỏ chỉ. Vô phân tưới nước cách nào cũng không làm cái sân xanh tươi lại được. Thằng Sáng lại được vấn kế. Hắn bảo người bạn:
"Trại cải tạo của mầy tù nhiều quá mà cơm không đủ. Chuyển trại bớt thì chắc được."
Người bạn thắc mắc thì hắn bảo vì cỏ nhiều và cao nên rễ không thể kiếm được đủ phân nuôi thân và lá. Hắn bảo người bạn dùng máy cắt cỏ cắt sát mặt đất, càng sát càng tốt. Sau đó dùng trimmer trim sạch hết những gì còn sót lại trên mặt đất.và tưới nước cùng bón phân. Những cây nào có rễ mạnh sẽ dành được phân nhiều và lên tốt. Ngoài ra chúng chỉ nuôi mầm mới thôi nên sẽ đủ sức nuôi cho chúng xanh. Hắn nói:
"Đó là luật đào thải tự nhiên của Darwin. Mầy không nhớ sao" Những cây yếu thì một là chết, hai là lên chậm hơn bị dìm phía dưới."
Hắn lại được một bửa nhậu nữa.
Người bạn này lại giới thiệu 'Thầy' cho một người bạn bên Florida. Nạn kiến lữa của Nam Mỹ đã tràn đến nhiều ở tiểu bang này. Những thuốc xịt thông thường xịt như tắm lên chúng mà chúng vẫn nhởn nhơ vì có sức đề kháng rất cao.
Ông này bị kiến vô làm ổ nhiều nơi dưới thảm trong nhà mới mua vài tháng. Đã gọi công ty xịt mối và kiến ở Sears đến xịt hoài mà cũng không hết.
Thằng Sáng lại cố vấn:
"Mầy phải chặn đường viện quân từ bên ngoài vào trước. Sau đó là chặn nguồn lương thực của đám quân bên trong nhà. Chúng sẽ bị đói chết hay già chết tương tự như đám bù chét vậy thôi."
"Trước tiên hãy mua cho được loại thuốc có thể giết được chúng và xịt xung quanh nhà làm ba vòng. Một vòng sát vách nhà và một vòng cách khoảng 1 yard và một vòng nữa quanh hàng rào. Vòng sát nhà là để chặn đám kiến của vòng kế cách 1 yard cũng như đám trong nhà. Vòng kế là để chặn đám kiến từ rào vô. Vòng quanh rào là để chặn đám bên ngoài."
"Trong nhà thì xịt vòng quanh từng phòng để cô lập chúng riêng biệt và không cho chúng vào được nguồn thực phẩm trong thùng rác cũng như trong bếp. Cách tuần xịt một lần để bảo đảm nội bất xuất, ngoại bất nhập. Tao tin rằng khoảng một tháng là hết."
"Người bạn này ít ngày sau la lên rằng chúng bắt đầu leo lên mặt thảm có lẽ vì bị đói nên tràn đi kiếm ăn. Người này không muốn xịt nhiều thuốc quá sợ hại cho trẻ con trong nhà. Hắn bảo người này mua máy hút bụi loại lớn một chút và mạnh hình tròn cho các xưởng dùng và có bán ở Wal Mart hay Home Depot. Hút chúng vào và giữ máy chạy chừng vài phút thì sức gió ép vào làm chúng chết hết."
Vào một buổi họp mặt vài anh em thân cùng khoá gần đây, có người đề cập đến tình trạng suy đồi kinh tế, suy đồi về đạo đức ở bên nhà đưa đến cảnh phụ nữ phải đi lấy chồng Đại Hàn hay Đài Loan để kiếm sống và giúp gia đình. Tệ hơn nữa là trẻ em mười, mười hai tuổi bị bán đi làm điếm bên ... Kampuchia. Đó là một sỉ nhục chưa hề có trong lịch sử dân tộc. Có người nửa đùa nửa thật hỏi hắn:
"Mầy thường có nhiều sáng kiến lạ giải quyết được nhiều chuyện. Kỳ nầy nếu 'Sư Phụ' có được giải pháp nào giựt sập được chế độ cộng sản đưa nước nhà thoát khỏi cảnh lạc hậu và sỉ nhục như vậy thì chẳng những tụi tao mà nhiều người khác sẽ tôn mày là 'Sư Phụ'. Không, phải là 'Sư Tổ' mới đúng."
Hắn cười cười đáp lời:
"Giải pháp thì tức nhiên là có nhưng mà thực hiện được hay không còn tùy thuộc nhiều yếu tố. Nếu làm được, tao không cần ai tôn làm sư phụ hay là con mẹ nó cái gì cả. Chỉ cần thấy được cảnh 80 triệu người được tự do dân chủ, sống một đời vui tươi hạnh phúc, nhân phẩm được tôn trọng và có thể đứng thẳng lưng ngang hàng với những dân tộc khác là mình vui rồi.
Giải pháp này tao đã nghĩ ra được từ lâu rồi và những tưởng có thể thực hiện được khi Liên Xô sụp đổ. Nhưng nhìn Trung Quốc bị kéo lại trong xích xiềng cộng sản thì tao nghĩ là chưa phải lúc. Bây giờ có lẽ thời cơ đã tới vì phong trào dân chủ toàn cầu đang bắt đầu rầm rộ do Mỹ ủng hộ. Tụi mầy thằng nào thực sự có lòng và muốn làm một cái gì đó có ích cho dân tộc thì hãy nghe. Thằng nào tửng tửng muốn giỡn chơi thì xin đi chỗ khác. Con mẹ nó, chịu điều kiện này thì tao mới nói."
Hắn dứt lời xong, đưa mắt nhình quanh. Người nghiêm chỉnh có vẻ nghiêm chỉnh hơn. Người không tin muốn chế giểu cũng giả vờ trang trọng chừng để nghe xem sao rồi chọc phá cũng chưa muộn.
Thấy mọi người có vẻ muốn nghe, hắn bắt đầu:
"Những gì tao trình bày chỉ là những nét chính, những nguyên tắc chính, những phương luợc cốt yếu. Dựa trên chúng, chúng ta sẽ bàn cải kế hoạch chi tiết để thực hành. Do đó tao có thể trình bày một cách thực là giản lược như sau:"
"Toàn bộ giải pháp gồm có 3 kế hoạch quan yếu:"
"1. Thứ nhứt là chứng minh tại sao chế độ cộng sản chỉ có thất bại. Ngoài việc kềm kẹp con người và khủng bố tinh thần lẫn vật chất người dân, chế độ này không thể nào đưa nền kinh tế trong nước phát triển được ngang bằng với chế độ kinh tế tư bản."
"2. Thứ nhì là chứng minh tại sao chỉ có chế độ dân chủ thật sự mới mang đến tự do và hạnh phúc đến cho con người, khiến mọi người tận tâm tận lực làm việc một cách tự giác, khiến cho mọi nhân tài đều được tận dụng tối đa để đưa nước nhà đến phồn vinh thực sự."
"3. Thứ ba là kế hoạch giựt sập chế độ cộng sản bằng chính người của họ. Tụi mầy có thể gọi kế hoạch này là 'Tá Lực, Đả Lực' hay là 'Gậy Ông Đập Lưng Ông', hay là 'Bất Chiến Tự Nhiên Thành."
"Tất cả ba kế hoạch này tương trợ lẫn cho nhau. Không thể coi cái nào nặng hơn cái nào giống như ba chân vạc vậy. Thiếu một thì vạc không đứng vững được. Tuy nhiên tao tin chắc tụi mầy muốn nghe kế hoạch thứ ba trước. Nếu kế hoạch này là chuyện hoang đường thì hai kế hoạch kia cũng chẳng ích lợi gì. Phải vậy không""
"Chế độ cộng sản nào cũng vậy. Toàn bộ hệ thống nắm quyền quyết định vận mạng của cả dân tộc nằm trong tay bọn Ủy Viên Bộ Chính Trị và Ủy Viên Trung Trung Ương Đảng. Ủy Viên Bộ Chính Trị nắm quyền tối cao và do Ủy Viên Trung Ương Đảng bầu ra. Hiện nay tất cả Uỷ Viên thuộc hai bộ này của cộng sản Việt Nam có khoảng 200 tên. Chúng ta chỉ cần tóm cổ được 200 tên này đem đi câu ... sấu là bọn chúng hết ngo ngoe. Cả nước sẽ xôn xao rối loạn và toàn dân sẽ nổi dậy dành lấy chính quyền."
"Tuy nhiên bọn chúng phân tán khắp nơi và được bảo vệ tối đa. Muốn chơi trò ám sát hay bắt cóc cũng không thể được. Ngoài ra chuyện này còn bị coi là hành động khủng bố, không được chấp nhận ở các nước văn minh tây phương, nhứt là Hoa Kỳ."
"Chúng ta chỉ còn cách 'Tá Lực, Đả Lực' tức là mượn sức người của chúng để đập chúng.
"Một khi hoàn thành kế hoạch chứng minh một cách rõ ràng và khoa học, không cải vào đâu được là chế độ cộng sản chỉ có thất bại và chế độ dân chủ mới mang đến tối đa hạnh phúc và lợi ích vật chất cho con người. Chúng ta phát động phong trào tuyên truyền rầm rộ đến cho mọi người trong cũng như ngoài nước. Khi niềm tin này đã thấm sâu vào lòng người như tường đồng vách sắt không gì lay chuyển được, thì bọn cầm quyền chắc chắn rúng động sợ hải khôn cùng. Tổ sư của chúng là Lenin đã cho rằng 'Một khi lý luận thâm nhập được vào quần chúng thì nó sẽ biến thành một lực lượng vật chất' có sức mạnh không gì chống lại nổi. Chúng là những kẻ hiểu hơn ai hết sức mạnh này."
"Lúc đó thì chúng ta bắt đầu kêu gọi 200 tên này nên tự cứu mình và cứu cả dân tộc bằng cách cho tiến hành bầu cử Quốc Hội Lập Hiến một cách hoàn toàn tự do dân chủ có Liên Hiệp Quốc giám sát. Sau đó thì soạn thảo Hiến Pháp và bầu cử Quốc Hội Lập Pháp cùng tổ chức cơ chế chính quyền. Những người này nếu muốn vẫn có thể ứng cử. Đặc biệt là họ sẽ được phép giữ nguyên tài sản mà họ thủ đắc trong thời gian cầm quyền lúc trước, bất kể là thủ đắc do nguyên do gì, không bị tịch thu hay mất mát một xu teng nào cả."
"Nếu quá thời hạn ấn định mà chúng không chịu thoái quyền thì chúng ta bắt đầu bước kế: Kêu gọi người thân của chúng, bạn bè của chúng, cận vệ của chúng, thuộc hạ của chúng, nhân viên làm việc cho chúng, nói chung là bất cứ người dân hay viên chức nào trong nước hay ngoài nước. Bất cứ ai 'khuyên' được một người trong 200 tên này bỏ nhiệm sở, từ chức, hay từ chối làm việc, nằm nghỉ ở nhà, không đi làm việc nữa, đều được thưởng 10 triệu đô la chẳng hạn. Ngoài tiền thưởng, những người có công 'khuyên' này có thể được giúp định cư ở nước ngoài cùng thân nhân họ."
"Ngoài 10 triệu đô la thưởng cho họ tức thời, sau này khi đất nước tổ chức xong bầu cử và chính quyền mới được thiết lập, toàn bộ tài sản của tên ủy viên được 'khuyên' này sẽ bị tịch thu và tưởng thưởng tất cả cho người có công 'khuyên'."
"Chắc tụi mầy thắc mắc lấy đâu ra 10 triệu đô la thưởng cho một đầu người cần khuyên bỏ sở. Tất cả phải cần đến 2,000 triệu, tức 2 tỉ đô cho 200 người. Phần đó tao giao cho tụi mầy tính toán. Chúng ta có trên 2 triệu người ở nước ngoài. Mỗi người đóng góp $1000 đô là có đủ. Nếu bảo đảm tiền đóng không bị tẩu tán phi nhân, phi pháp. Nếu chứng minh được nước nhà sẽ được phồn vinh, nhân dân sẽ được ấm no hạnh phúc, nhân phẩm người Việt sẽ được tôn trọng, thì tao tin người ta sẳn sàng đóng góp."
"Điều cần để ý là phải làm sao chứng minh rõ ràng là tiền thưởng có thật và chắc chắn sẽ giao đủ và giao được cho người có công như đã hứa. Những chi tiết để thực hiện những điều này là chuyện nhỏ chắc chắn làm được."
Hắn nói xong, mọi người ngơ ngẩn, nửa tin nửa ngờ. Hắn cười cười không nói gì đứng dậy:
"Tụi bây cần có thì giờ để suy nghĩ và thấm nhuần. Không cần phải gấp. Tháng sau mình gặp lại để tán dóc tiếp. Bây giờ xin phép cho tao về đưa con nhỏ út tao đi học võ. Không khéo trễ thì nó lại cằn nhằn tao 'Ba à! Ba nói nhiều quá đi!' "

Trần Trung Nhã

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,297,866
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2019. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Bài viết mới của ông là những hồi ức về Huế.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện cư trú và làm việc tại miền Bắc California. Bài mới của cô danh cho tháng Tư 2018
Captovan hay Capvanto là bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài viết sau đây là câu chuyện thật về người lính trong tấm hình được đề cập trong bài “người yêu trâu điên”.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết sau đây của Ngọc Anh là những lá thư gửi người lính Thủy Quân Lục Chiến, thuộc một đơn vị có biệt anh Trâu Điên. Bài viết từng xuất hiện một lần trên tập san KBC Hải Ngoại mấy năm trước, nay được đăng lại với phần bổ túc trong kỳ tới bằng một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là nhà giáo làm việc tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Bài mới, viết cho Tháng Tư Đen năm nay kể lại cuộc chuyện trò giữa tác giả Orchid Thanh Lê và hai nhà hoạt động cộng đồng tích cực tại hải ngoại: Nhà văn Chu Tất Tiến và Nhạc sĩ Lê Xuân Điềm.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng một hồi ức Mậu Thân. Ông sinh năm 1942 tại Huế. Qua Mỹ diện HO 21 định cư tại Thành Phố Tucson Arizona, hiện nghỉ hưu. Mong ông sẽ tiếp tục viết.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California, dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Bài viết về nước Mỹ thứ tư của ông là một hồi ức sống động về khu xóm bên cầu Bạch Hổ tại Huế Tết Mậu Thân, kể về người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống, chỉ chừa đầu cổ trên mặt đất để hành hình
Thay lời giới thiệu. Điện thư tác giả Captovan gửi Việt Báo Viết Về Nước Mỹ: Bài viết "Huế, Tôi, Mậu Thân" là của anh cựu Trung Tá Tiểu Đoàn Trưởng TĐ8/TQLC Nguyễn Văn Phán, anh gửi cho Ban Biên Tập Đặc San Sóng Thần TQLC, nhưng thấy quý báo đang kêu gọi viết về Hồi Ức Mậu Thân nên chúng tôi xin phép anh để gửi đến quý báo đăng trước, BBT/ST chúng tôi sẽ đăng sau, coi như một lời chào của anh gửi đến đồng bào gốc Huế trong lúc anh đang chiến đấu... như 50 năm về trước anh chiến đấu với "thần chết VC" và anh đã chiến thắng và anh sẽ chiến thắng. Kính chào.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013 và hiện là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo và vẫn tiếp tục góp bài viết. Sau đây là bài mới của cô. Hình ảnh tại Hội Tết Mậu Tuất, San Jose, California.
Nhạc sĩ Cung Tiến