Hôm nay,  

Thư Ba Gửi Tụi Con

26/03/200500:00:00(Xem: 89111)

Người viết: HỒ NGỌC DUY LINH
Bài số 710-1289-58-vb5-032405

Người viết sinh năm 1968, con trai một gia đình HO 8, hiện là sinh viên năm thứ ba trường Dược, cư trú tại Erie, PA. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của Hồ Văn Duy Linh tuy rất ngắn, nhưng nói lên tình thân thiết tin cậy đặc biệt đã làm nên sức mạnh cho con em những gia đình HO tại Hoa Kỳ.

Cưới Vợ gần 2 tháng, tôi may mắn được nhận vào một trường Dược Ớ miền Đông Bắc Hoa Kỳ. Rời bỏ miền Nam tiểu bang Cali ấm áp move sang vùng băng giá Pennsylvinia. Rất nhiều ngỡ ngàng hụt hẫng, nhiều lúc tưởÙng chừng không vượt qua được chương trình học và cuộc sống gian nan nơi đây. Bức thư Ba gửi đã động viên nâng đỡ tôi rất nhiều trong hành trình tìm tương lai trên đất Mỹ hối hả này.
Thư Ba viết như sau:

Sáng thứ ba 9/9/03
GởÙi Tụi Con
Mẹ bảo Ba kiếm cái gì của tụi con bỏ vào cho đầy thùng rồi UPS luôn. Mấy cái lặt vặt như dao cạo râu, hộp bánh Trung Thu ... vẫn không lấp được chổ trống. Thôi Ba viết vài chử vậỵ
Lúc Ba nhập ngũ, ra trường về đơn vị mới. Ông Đại Tá trung đoàn trưởng thấy sĩ quan mới ra trường thừơng di chuyển đó đây cho nên có sai lính đóng cho mỗi sĩ quan một cái rương bằng gỗ lấy gỗ từ thùng đạn pháo binh phế thải. Hành trang của một lính chiến có gì ngoài vài ba bộ đồ trận, đôi giày saut, cái nón sắt và một ý chí sắt son. Đến khi lập gia đình move ra riêng hai vợ chồng cũng đem theo cái rương gỗ ấy trong đó bỏ thêm vào vài cái chén, mấy đôi đũa, cái nồi nấu cơm, cái soong để luộc bắp cải - Cái rương gỗ ấy còn dùng để thay cái bàn ăn cơm - 2 vợ chồng ngồi ăn, vừa ăn vừa bàn chuyện ngày mai, chuyện của tương lai, cứ thế gió đưa gió đẩy.
Gió đưa trăng rồi trăng đưa gió. Bảy nổi ba chìm như đám lục bình trôi xuống rồi lại trôi lên cuốn theo con nước, cuốn theo chiều gió...


Tụi con nay cũng ra riêng, hơn Ba Mẹ chăng là vài ba thùng giấy carton và một ý chí sắt son là Cầu Tiến. Mẹ thì không biết lái xe, Ba thì đã lụm cụm để lái xe đưa tụi con đi, như cặp chim bô` câu trống mái tập cho cặp bồ câu con vừa ra lông cánh biết bay. Hay là một huấn luyện viên bơi lội vừa bơi vừa dìu khoá sinh bơi xa dần dần từ chổ cạn đến chổ sâu.
Nói là nói thế chứ Ba Mẹ cũng hy vọng là tụi con solo được (solo là tiếng bên không quân cho biết rằng khóa sinh có thể bay và điều khiển một mình chiếc máy bay mà không cần huấn luện viên bay kèm)
Cái giấy Ba viết cho tụi con dùng giấy đã xài rồi một mặt, còn mặt kia trống nên dành chổ để viết thư. Hồi xưa Ôn Nội làm Ớ Ngân Khố, những loại giấy đã đánh máy một mặt, còn bên kia trắng thay vì vứt Ớ sọt rát, Nội gom lại đóng tập để dành cho Ba làm nháp xài cũng tiện. Bây giờ xài giấy như thế ba lại nhớ tới Ôn. Dân da trắng hay nói đúng hơn là những người sống quen Ớ Mỹ ít người biết Saving - làm nhiều xài nhiều - nhiều khi xài lạm qua credit card. Trái lại dân da vàng mình hay tiện tặn đó cũng là một thói quen tốt.
Đồ mấy tháng nầy ít, thấy mẹ cũng ra tiệm. May sẵn thun và cắt belt để dành đến mùa busy có ngay để dùng đó cũng là ý kiến haỵ
Thôi cố gắng học hành, ráng ráng vươn lên. Thượng đế tạo ra con người ngang và bằng nhau. Người này khá hơn người khác Ớ chổ ý chí và Trời sẽ không bao giờ phụ kẻ cố công.
Ba

Nhiều lúc đầu óc mệt nhoài, ý chí tụt xuống tụi con lại nhớ đến bức thư của Ba. Đả gần 2 năm trôi qua, giấy trên bức thư đã bắt đầu ố, mực trên bức thư đã bắt đầu phai, nếp gấp trên bức thư đã bắt đầu mòn vì những lần đọc đi đọc lại nhưng tụi con vẫn còn đọc tới đọc lui.

HỒ NGỌC DUY LINH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,003,167
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến