Hôm nay,  

Ở Mỹ, Không Ai Ngồi Chờ Sung Rụng

22/03/200500:00:00(Xem: 131111)
Người viết: THUYỀN NHÂN
Bài số 708-1287-57-vb2-032105

Thuyền Nhân là tác giả bài “Ra đi-Đất Mới-Trở về” đã phổ biến. Sau đây là bài viết thứ hai của ông.
*

Thinh đậu xe dưới mái của cái kha-pọt ở phía sau nhà, tắt máy, mở cửa bước ra, đóng cửa, bấm cái rờ-mốt khành-trô để khóa mấy cái cửa xe lại, thở phào nhẹ- nhõm. Những giờ phút mệt-nhọc ở sở làm đã qua. Bây giờ, chàng sẵn-sàng để đón nhận cái không-khí ấm-cúng gia-đình trong khỏang thời-gian còn lại của một ngày.
Thinh, mở cửa bước vào – Hai ho-ni.
Vợ Thinh, đứng trước cái xing nước, xoay lại – hai, quéo-khòm hôm.
Mủi Thinh phập-phòng hít lấy mùi đồ ăn quyện bay ngào-ngạt trong căn bếp.
– Mấy đứa nhỏ đi học về hết chưa em"
Vợ Thinh – Tụi nó ở trong phòng sau, đang làm hôm-quớc.
Thinh – Lấy thơ chưa em"
Vợ Thinh, trả lời thay – Lấy rồi anh ơi, để trên bàn ở nhà trước.
Vợ Thinh, chợt nhớ – À, anh có cái phắt Việt Nam đó.
Thinh – Em đọc chưa" Của ai gởi vậy em" Tin lành hay tin dữ"
Vợ Thinh, giọng nửa kín nửa hở – Chưa. Để dành cho anh đọc trước. Hép-phanh!
Thinh, lịch-sự và diễu-cợt – Thanh-kiều! chắc lại là tin nai-oanh-oanh Việt-Nam nữa chứ gì" Hết điện-thọai, thơ, email, lại đến phắt.

Thinh đến bằng ngả vượt biển. Vợ Thinh tới qua diện odp. Số năm định-cư trên đất Mỹ của hai người cộng lại, chia đôi thì bằng mười lăm năm chẳn. Thời-gian xaViệt-Nam dài đủ để vợ chồng Thinh quyết-định trở về thăm người thân, xứ-sở.
Sau lần về đó, Thinh và vợ lần-lượt nhận được những cú điện-thọai, thơ, email của người ở bên nhà. Thinh gọi những tin-tức như sau đến từ bên nhà là ‘tin 911Việt-Nam’.
Điện-thọai của cháu gái - con của một người chị: cho hay nó vừa tốt-nghiệp đại-học nghành kế-tóan, cần tiền đặng mua chiếc xe cút để lái đi làm.
Thư của người cô - em gái út của ba: kể lể sự thiếu-thốn của người mẹ nghèo không có tiền để làm cái đám cưới cho thằng con trai và mua quà biếu cho đứa con dâu mới, kêu gọi tấm lòng thương-xót mà gởi cho vài trăm đô-la.
Thư của cô em - con của một ông chú: ta-thán việc buôn bán vật-liệu xây dựng bị lỗ-lã vì sự cạnh-tranh và quan-chức địa-phương đòi hối-lộ mãi, hỏi mượn hai ngàn đô-la vớI hứa-hẹn sau nầy sẽ trả lại.
Email của cô em - con của một bà dì: báo tin anh em đứa cháu cần chỗ ở sau khi mẹ mất, thằng anh lớn đang hỏi vay tiền bạn-bè và nhà băng với tiền lời cao để cất nhà, nếu có điều-kiện thì giúp-đỡ nó.

Như thông-lệ. Thinh đi vào phòng ngủ của hai vợ chồng, trút bỏ hết mớ phụ-tùng cá nhân - cái bóp, đồng-hồ đeo tay, cái lược con, xâu chìa khóa, cái bíp-pơ, thẻ nhân viên - lên trên đầu cái tủ áo của mình rồi bước qua cái mát-tơ bét-rum để xối trôi lớp bụi đường cho khỏe-khoắn. Thinh trở ra phòng khách, tiến lại cái bàn, đặt đôi kiến lão lên mắt, tay sọan tìm cái phong bì đựng tờ phắt Việt-Nam từ trong xấp thơ mới nhận. Cái bao thơ mang địa-chỉ người gởi từ Cali. Tờ phắt xuất-phát từ tỉnh-lỵ nơi Thinh được nuôi lớn. Cô em gái - con của một bà cô: thân thương gởi lời hỏi thăm sức-khỏe tới gia-đình Thinh, báo tin rằng mẹ của mình bịnh nặng đang nằm trong nhà thương, cần tiền để mua thuốc men, xin cứu giúp trong cơn túng-nghặt.
Thinh, đi vô căn bếp với tờ phắt trên tay, lên tiếng hỏi vợ – Em, tính sao hả em"
Vợ Thinh, tay tiếp tục xào nấu, từ tốn trả lời – Em nghỉ là hơi nhiều đó nghe anh! Chưa đầy ba tháng mà đã ba lần kêu gọi. Lần đầu tiên với lý do bị chủ nợ níu kéo, lần thứ hai vì phải lo đám cưới cho con, còn lần nầy thì bịnh nặng. Em không biết tính sao nữa. Tùy anh thôi.
Thinh, bực-dọc – Hai chục năm không về. Không liên-lạc được với ai. Những năm ấy họ đã làm gì để sống" Bây giờ về thăm nhau được rồi, ai cũng liên tục kêu réo than-thở đủ điều. Bỏ thì thương, vương thì tội. Người bên nhà đâu có biết được nổi khổ của người bên nầy!
Vợ Thinh, nhắc-nhở – Mình còn phải lo cho bản-thân mình và con cái mình nữa chứ anh.
Thinh, chắt lưởi – không biết là bịnh thiệt hay bịnh giả" Kỳ nầy phải đánh liều mà làm ngơ!

Bắt đầu cuộc đời mới bên nầy bờ đại-dương, Thinh khởi sự với hai bàn tay trắng. Ban ngày đi học, ban đêm đi làm. Thinh ra trường với cái bằng chuyên-nghiệp điện- tử trung cấp. Mười sáu năm cần-cù nhẫn-nại làm việc, tuần-tự thay đổi việc làm từ hảng nầy đến hảng khác theo vận nổi trôi của nền kinh-tế nước Mỹ, bắt đầu với mức lương thật khiêm-nhượng, hôm nay mức lương của Thinh khả-dĩ được xếp vào lọai khá của hàng trung cấp. Chi-tiêu hàng tháng cho gia-đình Thinh ,bốn người bao gồm Thinh, vợ và hai đứa con tuổi đi học, là những chi-tiêu rất căn-bản, không xa-hoa như người ta thường nói, chi-tiết ra như sau:


thuế liên-bang, thuế xã-hội, thuế bảo-hiểm sức khỏe, thuế tiểu-bang, bảo-hiểm sức-khỏe, bảo-hiểm răng, bảo-hiểm nhân mạng, điện, nước, điện-thọai, nợ nhà trả góp ba chục năm, thuế nhà, bảo-hiểm nhà, nợ xe trả góp bốn năm, bảo-hiểm xe, xăng xe , ăn trưa ở trường của hai đứa con, thực-phẩm ở nhà, bác-sĩ, nha-sĩ, thuốc men, mắt kiến, linh-tinh (quần áo, giày dép, học cụ, …) , quỹ khẩn-cấp dài hạn (sửa-chửa nhà, máy lạnh, máy sưởi, hàng rào ,xe…). Tổng-cộng chi phí là 120.5%, căn cứ vào lợi tức hàng tháng của riêng Thinh, con số thâm-thủng là 20.5 %.
Vợ Thinh phải đi làm để bù đấp vào chỗ thâm-thủng đó. Nhưng khi có nguồn lợi tức thứ hai trong gia đình, thì những món thuế căn-cứ trên tổng-số lợi-tức theo luật của sở thuế cũng tăng theo. Còn bao nhiêu chi-tiêu bên lề không dự-tính trước như lái xe đi chơi xa, những bửa ăn ở nhà hàng, khế-bồ Tivi, coi hát bóng ở rạp, PC in-tẹt-nết, quà cáp trong mùa lễ hay sinh-nhựt hoặc đám cưới, … Và rồi mỗi năm thuế nhà, bảo-hiểm nhà, bảo-hiểm xe, vật giá lại đua nhau lên giá mà đồng lương thì đứng lỳ một chỗ. Sau cùng thì cái séc nào cũng tiêu-tán!. Muốn có chút dư-dả mà tiêu cho những việc khác nữa trước như đi Việt-Nam, thì phải dựa vào số giờ làm phụ trội do hảng cho làm.

Anh tài xế xe mướn, vừa lái vừa hỏi – Sao mà người về đây tiêu xài rộng-rãi quá"
Thinh – Anh cứ tính dùm tôi. Ở bên Mỹ, vô tiệm phở, ăn một tô phở cở nhỏ là ba đô-la rưởi, uống một ly nước đá chanh đường là một đô-la rưởi, nếu anh là người điệu-nghệ thì bỏ ra một đô-la tiền típ, tổng-cộng là sáu đô-la. Về Việt-Nam, một đô-la ăn mười lăm ngàn đồng, sáu đô-la đổi lấy chín chục ngàn đồng. Nè, một dĩa cơm tấm bình-dân ở Việt-Nam giá năm ngàn đồng, Như vậy, tôi đem một tô phở Mỹ về để đổi lấy mười tám dĩa cơm tấm Việt-Nam thì tại sao tôi phải hà tiện chớ"!
Anh tài xế, ngẩn người – Phở Mỹ mắc vậy sao!
Anh tài xế, suy tính – Phở ở Mỹ mắc, thì những cái khác cũng phải mắc. Đời sống cao thì vật giá phải cao. Tiền ở xứ nào thì nó theo vật giá của xứ đó. Nói nôm-na thì bên Mỹ, lương tháng nào thì vào tháng nấy. Phải vậy không anh"
Thinh, gục gặc – Đúng thế anh ơi. Như tui đây, muốn mang cả gia đình về thăm họ hàng bên nầy, thì hai vợ chồng tui đã “kéo cày” quần-quật cả năm trước, gom-góp đủ tiền trả cho vé máy bay. Người về, mấy ai nói chuyện thiệt ở Mỹ cho bà con ở đây biết đâu. Mà có nói thì có mấy ai chịu tin!

Thằng bạn, hỏi – Chuyện học-hành của người mình ở Mỹ như thế nào hả mậy"
Thinh, nói chung chung – Mỹ là xứ của cơ-hội. Người nào cũng được cơ-hội, nếu biết tận-dụng cơ hội của mình, tiềm-năng của bản-thân, cần-cù nhẫn-nại thì sẽ thành công. Thế hệ cha mẹ, tuổi đã cao nên họ học nghề nào có thời-gian học ngắn, hay việc làm ít đòi hỏi vốn liếng tiếng Mỹ, để sớm bão-bọc gia-đình. Thế-hệ con và cháu, tuổi còn nhỏ, chúng học các lớp bậc tiểu học, trung học, đại học. Đa số nhóm trẻ đó trở thành thầy cô giáo, kỹ-sư, bác-sĩ, nha sĩ, dược-sĩ, xứơng ngôn viên trên đài tivi, nghị-viên thành-phố, dân-biểu tiểu bang, vv… Lần lượt, người tới trước ổn định trước, kẻ tới sau ổn định sau.
Thằng bạn – Còn lương bổng, giá sinh-họat thì sao"
Thinh – Đa số hảng xưởng do tư-nhân làm chủ. Nhân-viên được trả lương theo khả năng làm việc, việc làm tùy thuộc trình-độ học-vấn. Việc làm thì không thiếu, chỉ có điều là lương cao hay lương thấp mà thôi. Ở đâu cũng vậy, có nhiều xài nhiều, có ít xài ít. Lương cao thì ở nhà rộng. Lương thấp thì ở nhà hẹp hơn. Lương thấp hơn nữa thì ở áp-pạt-tơ-măng hay se phòng. Tiền đầy thì ăn bít tết, tôm, cua. Tiền cạn thì ăn bánh mì hem-bơ-gơ.
Thinh, uống ngụm nước, kể tới - Mỗi nhà là một hòan cảnh, nói một vài thí dụ để mà nghe.
Chồng và vợ đều là kỹ-sư, ở nhà to, đi xe hạng cao, mặc quần áo hiệu, ăn ở các nhà hàng nổi tiếng. Khi cả hai thất nghiệp, tất-tả chạy vòng vòng tìm kiếm việc để có tiền trả góp những món nợ (nợ nhà, nợ xe, nợ thẻ tín dụng, nợ …) bằng không thì mất hết.
Chồng và vợ cùng là công-nhân hảng, làm việc quanh năm suốt tháng, không bỏ một giờ làm phụ trội, gom-góp dành-dụm với ước-ao là lo cho đám con ăn học thành tài ở quê hương thứ hai.
Chồng và vợ lảnh đồ về may ở nhà, ngày nào cũng đạp máy may từ sáng tới khuya, bỏ mặc con nhỏ nằm lăn-lóc trong cái chuồn chơi một mình, để có tiền gởi về giúp cha-mẹ anh em còn lại bên nhà.
Chồng lái xe búyt chở học trò, vợ đi làm ở hảng. Chiều về, chồng lái xe phân phối pi-già tới khuya, lấy tiền gởi về Việt-Nam cho con cháu trả tiền học.
Và nhiều nữa …
Thằng bạn:
– Vậy thì đời sống ở Mỹ cũng gai-góc quá hả mậy"
Thinh, gật-gù:
– Ừa. Ở Mỹ, không ai ngồi chờ sung rụng!

Thuyền Nhân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,197,600
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà là chuyện về một viện dưỡng lão.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Bài viết mới là truyện ngắn.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001. Tuy từ 10 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, tác giả vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển và định cư tại Salt Lake City, Utah từ tháng 8 năm 1987 đến nay. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Tuần lễ Halloween bắt đầu, mời đọc chuyện sợ ma. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ và là thành viên ban tuyển chọn chung kết của giải thưởng nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015.Đã nhận giải Đặc Biệt năm 2016. Giải Danh Dự VVNM 2017. Sang năm 2018 nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của bà là chuyện về một gia đình H.O. có các con trên 21 tuổi từng bị từ chối cho đi theo cha mẹ. Nhờ Tu Chính Án của Thượng Nghị Sĩ John McCain, mà họ đã có thể đoàn tụ từ sau năm 1995.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây, thêm một bài mới của ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến