Hôm nay,  

Thế Giới Thần Tiên

20/03/200500:00:00(Xem: 123659)

Người viết: DƯƠNG MINH THẢO
Bài số 707-1286-56-vb7-031905

Tác giả tên thật Dương Minh Thảo, 37 tuổi, hiện là cư dân Memphis, TN. Trước khi định cư tại Hoa Kỳ, ông là một y sĩ. Công việc đang làm: thương mại. Trong ba bàøi viết về nước Mỹ đã phổ biến, ông kể chuyện “lấy vợ Việt kiều”, rồi chuyện sang Mỹ, bị vợ ly dị ... và lần này là thế giới của “gà trống nuôi con”.


“Nhà em _ có nuôi _ một con mèo, hai con ngựa, trông chúng to _ như con người. Sáng chúng kêu _ đói đói đói, trưa chúng kêu _ rầm rầm rầm, tối chúng kêu _ khò khò khò “
Ngựa con thuộc giống Pony, nhỏ gọn dễ thương. Mắt to long lanh, miệng chúm chím mỏ nhọn, lông trắng má hồng, mình dây, đít teo. Mèo là chị của ngựa con, màu vàng nâu nhạt, mũi kín đáo duyên dáng đặc trưng của họ mèo, má phính mắt 1 mí, khi cười thành không mí má lộ rõ hai đồng tiền. Hai cô nương này do ngựa cha và cọp mẹ tạo nên. Cả 4 con đều không có đuôi. Cọp mẹ đi xa theo tiếng gọi của núi rừng nên ngựa cha ở nhà làm gà trống nuôi con.
Ngày mèo ra đời tại bệnh viện Từ Dũ ở Sài Gòn, ngựa cha chạy đôn đáo gặp dì mình là bác sĩ Phụng, xin vô phòng mổ bắt con tại chỗ, sợ nhiều cọp cái đẻ cùng lúc sẽ lộn con, chuyện này từng xảy ra. Bác sĩ Phụng nói với bác sĩ trưởng nhưng bị từ chối. Ngựa cha đứng ngay cửa cầm sẵn cây bút lông permanent ink màu đen, cô hộ sinh mới bế mèo ra là ngựa cha một tay ẵm một tay viết chữ CATherine lên đùi trái của nó, cặp đùi to béo của con mèo sơ sinh nặng 4.1 kg. Ánh đèn chói dọi trên mặt mèo bầu bĩnh, nó co người lại, nhắm nghiền mắt tiếp tục giấc ngủ còn chưa đã trong bụng cọp.
Mãi 5 năm sau, mặt mèo và tính tình nó vẫn y chang như hồi mới lọt lòng kêu meo meo. Sáng dậy đi học nó nằm trên giường ưỡn tới ưỡn lui, vươn vai ngáp qua ngáp lại mấy hồi rồi mới chịu thay đồ. Nhiều hôm dậy trễ không kịp chà răng, nó ngậm vài cục kẹo Vitamin trái cây thơm lừng, bổ dưỡng lại che được mùi.
Ngựa con mắt mở thau láu nhìn đời trước cả khi cất tiếng hí, chỉ số Apga khi sinh của nó chỉ có 8/10 vì chậm hí. Ngựa cha cũng chực trước cửa phòng sinh, nhưng chẳng thấy ngựa con đâu mà chỉ thấy cô hộ sinh bưng một cái thau tròn màu xanh dương bên trong có một con chuột đỏ hồng, da hơi nhăn, bờm trên đầu le que vài cọng lông, hai chân trước co, hai chân sau duỗi, ngón út bàn tay phải chĩa lên trời như đang xỉa xói ai. Trên đường ôm con ngựa chuột về phòng, ngựa cha thấy nó nhìn mình chằm chằm, chắc nó thắc mắc sao mình giống nó quá.
Mèo con mau ăn chóng lớn, khi ngủ chuột có bò lên mũi cũng mặc kệ. Ngựa con khó ăn khó bú, tối nào cũng ói mửa, la khóc vài lần, lúc đi Mỹ phải đem theo cả thùng sữa Việt, sợ nó không hợp sữa Mỹ.
Qua đến xứ sở thần tiên có tiếng là bảo vệ động vật còn hơn nhân vật, ngựa con không thèm sữa nào hết. Ngựa cha đẩy xe cho nó dạo quanh neighborhood vừa đi vừa mớm cháo. Một bà Mỹ ở xéo bên kia đường hỏi ngựa cha, “ chừng nào mới tới lượt nó đẩy mày”. Nhiều đêm ngựa con hí la um sùm, ngựa cha phải bế nó lòng vòng khắp nhà rồi ra sau bếp nằm đại xuống đất, vậy mà nó thích, mắt lim dim. Nó giống cha y hệt, khóai đi rong ngay từ lúc chưa biết đứng. Mới tính đem trở vô phòng trong, nó lại hí hó khó chịu. Cám ơn Chúa, dần dần nó dễ dãi hơn, tuy vẫn còn nhỏ thó nhưng bộ vó mượt mà như My Little Pony.
Hồi ở Việt Nam mèo con học trường mẫu giáo Họa Mi. Cô giáo cho đóng kịch “Bà già nhổ củ cải ”, các bạn sắm vai bà già, ông già, cô cháu gái, chó, mèo, chuột, còn mèo con làm củ cải. Tất cả xúm lại nắm đầu củ cải nhổ lên, vừa nhổ vừa hát “nhồ cai lên, nhồ cai lên”. Khi học trường Trinity Preschool ở Memphis, mèo con được làm đủ thứ: Line leader, Light lighter, Door holder, Pet feeder. Mèo con thích nhất Pet feeder, lúc đầu hơi “scary”, nhưng sau rất “funny”. Thế là mèo thích nuôi đủ thứ con. Hôm đi Mid South Fair đem về 2 con cá mới nở, mèo con, ngựa con đều hí hửng.
Mấy hôm sau cá chết, ngựa cha không dám cho hai con biết sợ chúng khóc, mà chỉ nói là cá nhớ má quá nên bơi trở ra sông rồi. Ngựa em mèo chị mắt đượm buồn, đòi đi Wal Mart mua cá khác. Đến nơi thấy Clifford The Big Red Dog lập tức nhảy tưng tưng chỉ chỏ “Clifford, Clifford”, quên mất vụ cá. Vừa lúc tay cầm mấy con gấu và 2 con “Smiling Face”, mặt chúng cười toe tóet. Ngựa con quơ thêm My Little Pony có cả bàn chải lông, chị mèo vớ được Dragon Quetzal có cánh, nó thích Dragon Zak & Wheezie 2 đầu hơn, như trong Dragon Tales trên PBS Kids, nhưng không có nên tạm chơi một đầu.
Tối nào chúng cũng đem một đống thú vật lên giường ngủ chung, chỉ được vài bữa, ngựa cha đem dẹp hết vô tủ mà chúng chẵng hề hay biết. Vì chúng bận chăm sóc 2 búp bê baby, ngồi trên stroller đàng hòang, kèm theo 2 túi đựng đủ thứ tã, khăn, quần áo, thức ăn, sữa, bình bú, núm vú, một con bear tí xíu, cả thuốc nữa. Hôm nào về bên ngọai, chúng dặn đi dặn lại ngựa cha phải nhớ “take care” hai baby. Ngày trở qua bên ba, chúng chạy thẳng vào phòng thăm baby. Đi đâu cũng đòi đẩy baby theo, sợ baby khóc nhớ má mi ngựa, mèo. Bữa nọ đi chơi về tối quên đem baby vô nhà, nửa đêm mèo thức dậy dụi mắt hỏi, ba, baby mình đâu. Lo baby bị cảm lạnh, nó nhất quyết chờ ngựa cha ẳm hai em bé vào nhà mới lăn ra ngủ tiếp.
Các bạn mèo ở trường IC rất thích 2 baby này. Ms Toes, cô giáo của mèo hỏi 2 baby tên gì, ngựa, mèo ngơ ngẩn vì chưa đặt tên. Chị mèo nhíu mày “Hm, Hm, đặt tên gì đây ba “. Ngựa cha thuộc lòng bài cầu nguyện “God, grant me the Serenity to accept the things I cannot change, the Courage to change the things I can, and the Wisdom to know the difference”. Serenity đã có rồi, ngựa em tên Việt là Minh An, mèo chị tên Khánh An. Còn thiếu Courage và Wisdom. Khánh An muốn Courage, nó ưa coi cartoon Dora, nhưng tới đọan Swiper xuất hiện là nó trốn sau lưng ngựa cha, chờ Swiper No Swiping xong mới dám ló mặt mèo ra coi tiếp. Minh An reo lên “Yehh, Wisdom, my Wisdom”, rồi hỏi, Wisdom là gì vậy ba.
Như bao nhiêu trẻ thơ tuổi học ăn học nói, mèo con, ngựa con rất nhạy với ngôn ngữ. Trong trường học được từ mới, mèo về nhà nhai đi nhai lại còn hơn trâu ăn cỏ. Chỉ cần vuốt nhẹ cọng râu mèo, thọt lét bụng nó, hay biểu nó nhường đồ chơi cho em là nó nói “You hurt my feeling“. Không biết trong trường nó có bao nhiêu Favorite Friends mà về nhà luôn miệng khen ngựa cha là “you are my Favorite Daddy”. Chắc nó còn Daddy nào khác “less Favorite “hơn. Đi zoo chơi, hai đứa giành nhau leo lên lưng ngựa cha, đít nhún nhún, tay quơ quơ, chân thúc miệng la “Go, go, Daddy”, “Daddy, go, go “. Đứa nào giành lên trước được thì hét lớn “I win, I win”, chỉ có ngựa cha rên thầm “I lose, I lose“. Hai nàng còn phát minh ra từ mới. Khi ngựa con kêu “ạ ạ” là nó thương, “ụp ụp “là nó muốn ăn, “ị ị “là nó thúi. Nói nguyên câu “ạ ạ ụp ụp, no ị ị“ có nghĩa là “Con thương ba, cho con ăn. No rồi cho con đi ị“. Mèo con chỉ cần há miệng “Meo, Meo” là ngựa cha biết nó đói bụng, nhăn mặt “Eh, Eh “không có nước mắt là nhõng nhẽo, im lặng hất cằm qua một bên là nó giận, không cần nói nhiều nhức đầu.
Thỉnh thỏang mèo không thích làm mèo mà đòi làm ngựa. Đó là lúc ngựa cha nói “I love you, little pony” mà quên nói tiếp “I love you, little Cat”, mèo giận dỗi nói ngựa cha racist chỉ thương ngựa mà không thương mèo. Mệt nhất là khi hai đứa hè nhau biểu tình hô to “Chuck E Cheese, Chuck E Cheese“, thường thường ngựa cha chịu thua, chỉ bắt chúng thêm chữ “Please“. Đôi khi ngựa cha dọa không thương nữa nếu không nghe lời ba. Gậy ông đập lưng ông, chúng òa lên mếu không thương ba nữa nếu ba không nghe lời chúng.
Bọn này rất ma lanh, lấn tới khi được nước, nhưng biết lùi lại lúc thấy ngựa cha quá mệt mỏi. Ngựa em tía lia “Ba, thấy em giỏi hông”, mèo chị thở dài “Ốkày, con nghe lời ba. Ba nói đi, nói đi ba. Sao ba không nói”. Ngựa cha vừa phì cười là chúng lại nhao nhao lên.


Ngựa cha tự hỏi, mình có nuông chìu con lắm không. Nó nghĩ rằng trẻ thơ cần được sống như trẻ thơ, chúng cần được uốn nắn nhẹ nhàng với nhiều tình thương hơn là khuôn khổ, nhiều kiên nhẫn hơn la phạt, nhiều hy sinh hơn là tiền bạc. Chỉ dùng chính sách đối ngọai sắt đá như ông Bush nếu chúng có dấu hiệu độc tài hay khủng bố lẫn nhau. Ngựa cha gật gù tạm an tâm với ý tưởng đó.
Một hôm vô lớp đón mèo tan học về, ngựa cha ngạc nhiên nghe mèo nói con đổi tên rồi! Trong 2 tuần tới, con tên là “Venus”. Tất cả bạn trong lớp nó đều đổi tên! Jack thành “Uranus”, Kennedy thành “Saturn”, Libby thành “Earth”…Ngay cả cô giáo Miss Toes cũng đổi tên thành Miss “Sao Chổi “( Comet ) ! Lớp của mèo biến thành Thái Dương Hệ với mặt trời đen thui là Briana ( cô bé Mỹ đen dễ thương). Đối với ngựa cha, hành tinh đẹp nhất không phải là “Earth” mà là “Venus”. Đó là Thần Vệ Nữ, thần của tình yêu và sắc đẹp, là Sao Mai, Sao Hôm, ngôi sao sáng nhất bầu trời. Những chuỗi ngày còn là “ngựa hoang dẫm nát chân trời”, ngựa cha vẫn ngước nhìn sao Hôm sao Mai giữa muôn vàn tinh tú, chân sãi theo ánh sáng lung linh của Thần Vệ Nữ rộn ràng bồi hồi những đêm không ngủ. Mèo con rất thích tên “Venus”, chỉ một điều nó ghét là trên Venus thiếu oxygen. Nó nói Venus của nó có rất nhiều Oxygen. Ngựa cha đồng ý với nó, chắc là tờ Fact Sheet cô giáo đưa cho nó bị in lộn. Rời Venus bay qua “the Moon”. Tuy chỉ là vệ tinh, “the Moon” cũng là tinh tú đẹp nhất bầu trời, ngang với “Venus”, vì “the Moon” là tên mà mèo chị đặt cho ngựa em. Phen này tha hồ cho hai đứa du hành vũ trụ, trí tưởng tượng của chúng đang ở trên ngàn vì sao.
Sau giờ đón mèo, ba cha con thường phiêu du trên chiếc Isuzu nhiều hơn ở nhà. Trong xe lộn xộn và dơ như cái thùng rác, nhưng hai nàng không cho dọn xe, chúng vui đùa như con Oscar Trash Monster trong chương trình Sesame Street. Hôm nọ xe hư dây cáp số, ngựa cha đem đến đại lý sửa và thuê chiếc Ford Expedition đời mới nhất chạy. Chúng chẳng cần xe mới, chỉ trông xe mình mau sửa xong, khi trở qua chiếc “thùng rác” ngựa mèo đều mừng rỡ. Chúng thích thỏai mái thân thiện hơn tiện nghi to lớn lạc lẽo. Ngồi trên xe rồi là chúng kêu tài xế đi hết chỗ này tới chỗ nọ. Về nhà thì dán mắt vào “là la là la, Elmo’s world” , “Barney – I love you, you love me, we are happy family with a great big hug...” , “Blue’s Clue – a clue, a clue ! “, “Dora”, “Clifford”, “Dragon Tales”. Lúc trước còn coi băng Bé Ngoan hay Kể chuyện em nghe. Sau này chỉ thích Cartoon Network, Nick Jr, PBS Kids. Well, vấn đề bảo tồn ngôn ngữ, văn hóa là chuyện nhức đầu không phải của riêng ngựa cha, ngay cả nó cũng còn hí tiếng Việt lẫn lộn tiếng Mỹ. Có khi 2 đứa giành nhau 1 tivi, ngựa cha dụ 1 đứa ra sau phụ ba công chuyện, chỉ mấy phút sau đứa kia cũng chạy ra, ba cho con làm với. Hễ một đứa học là đứa kia cũng nhào vô tô vẽ. Tới tối ngựa con chịu hết nổi thường ngủ trước chị mèo. Ngựa cha chờ hai đứa ngáy xong là bắt chân vô liên lạc với Việt Nam coi máy móc nào bán được là thồ về giao cho khách hàng, kiếm tiền mua cỏ mua sữa cho hai công nương. Nhìn chúng chõng 8 vó ngủ say sưa, ngựa cha thấy bao nhiêu mệt mỏi tan biến đi, chỉ còn cơn buồn ngủ là không cưỡng lại được bèn bắt chước chúng làm một giấc tới sáng.
Một ngày đẹp trời tháng 10/2004, một xe van đỗ xịch trước cửa nhà ngựa cha. Mở cửa bước ra là con Gorilla cao 1m80 nặng 85kg, là em ruột ngựa cha, láo nháo theo sau là một đàn mèo từ Canada xuống, mèo mẹ là bà xã của con Gorilla, mèo chị 5 tuổi, dê em 1 tuổi, cùng với 2 con mèo lão là ông 5 bà 5. Khi mèo con, ngựa con từ nhà ngọai trở về bên ba, ngựa con hí hí phi vào nhà dụi dụi đầu vào khách, còn mèo con ngần ngại núp sau chiếc “thùng rác” nhìn, không dám bước vô. Mặc dù cả hai cùng meo meo và biết nói 2 thứ tiếng Việt và tiếng Mỹ, đến khi mèo con Canada rủ đi Chuck E Cheese thì mèo con Mỹ mới tìm được tiếng nói chung với cô mèo em họ từ phía Bắc xuống thăm. Tiếp theo là những cuộc tranh tài đủ thứ môn thể thao giữa hai đội mèo Mỹ và Canada xem ai “I win”, rốt cuộc “ai cũng win” hai ngày sum họp vui vẻ.
Đêm Halloween rùng rợn, mèo giả làm Red Power Ranger, đeo mặt nạ ngầu ngầu che râu mèo mèo, ngựa con trong trang phục thiên thần heo trắng có cánh, xách giỏ pumpkin đỏ đi dự Costume Contest tại nhà thờ First Baptist Church. Chúng bám theo chú Hùng và hai con của chú. Gặp mấy ông bà người quen của ngựa cha, mèo con ngựa con lăng xăng chạy tới chạy lui, nhưng gặp mấy cô là chúng lôi ngựa cha đi chỗ khác, luôn mồm nói “My daddy, My daddy”. Có vài Power Ranger khác cũng dự Contest, nhưng Red Power Ranger đọat giải một con bear. Có lẽ do nó luôn hồi hộp nhìn trừng trừng vào con bear, ông giám khảo thấy rõ quyết tâm chí khí của mèo nên thưởng cho nó. Thiên thần heo không được giải mà được một bữa bội thực kẹo, hớn hở hí hí lẫn éc éc.
Christmas tháng 12/2004, ba cha con tiếp tục theo vợ chồng chú Hùng cô Tuyền đến nhà thờ khổng lồ Germantown. Lần đầu tiên thấy lạc đà thật, còn được rờ nó. Ngựa con chỉ mấy con ngựa cồ thật, kêu “em kìa, em kìa”, nó luôn nhớ đến giống nòi. Mèo con ra vẻ ngẫm nghĩ khi xem tái diễn họat cảnh chúa Jesus Giáng Thế. Nó cầu nguyện mỗi ngày trong trường, nhưng God vẫn còn là bí mật huyền ảo cao vời trong tâm trí nó. Đêm Giáng Sinh trong trường IC, mèo hát xong chạy xuống hàng ghế đầu ngồi với ngựa cha. Nó ngước lên trần lặng lẽ ngắm các bức tranh Thiên Chúa thánh thần. Ngựa cha nhìn trong mắt nó, thấy ánh sáng rạng ngời tỏa lan tưng bừng. Đêm đông lạnh lẽo, mèo con há miệng “Meo, meo”, ngựa cha chạy ra xe lấy bánh su kem và nước juice. Mèo chui vô góc nhà thờ nhai chóp chép, ngựa cha ngồi che cho nó, dù trong thánh đường không cho ăn uống nhưng Chúa nhân từ vẫn đang nhìn xuống mỉm cười yêu thương độ lượng.
Ngày mai là sinh nhật mèo con 5 tuổi. Chiều nay trời nắng ấm sau mấy ngày mưa liên tiếp. Ngựa cha chở hai con ra công viên Riverside cho chúng tập chạy xe đạp 4 bánh, chiếc màu tím của mèo, màu xanh của ngựa. Mèo thích màu tím từ nhỏ, mặt nó nhìn hơi buồn trừ lúc cười. Đôi lúc nó có những suy nghĩ, cử chỉ lời nói lớn trước tuổi, có lẽ do hòan cảnh gia đình. Cám ơn Chúa, hai đứa nó vẫn còn rất thơ ngây hồn nhiên vui tươi, sung sướng hơn bao trẻ mèo hoang, chó lạc, ngựa côi cút khác đang phải kiếm ăn ngòai bãi rác, ngủ ngòai hè.
Chạy chơi đã một hồi, ba cha con ngồi nghỉ mệt trên thảm cỏ xanh mông mênh. Ngựa cha nửa ngồi nửa nằm tựa nghiêng mình xuống cỏ. Mèo con ngựa con nhảy lóc chóc xung quanh. Ngựa cha nhìn về phía chân trời, chợt nhớ đường đua năm nào, sức nó còn sung, chỉ chực chờ đóng lại bộ móng là có thể trở về tung vó bụi giang hồ. Nhưng quay đầu lại thấy mèo con, ngựa con đang vui đùa vờn nhau, hai đứa cười khúc khích hỏi “ba thấy hai chị em thương nhau chưa“ thì mắt ngựa cha cứ chớp chớp, đường đua nhạt nhòe đi, chỉ thấy đường đời hiện rõ là con đường mình phải rong ruổi tiếp ít nhất 20 năm nữa cho đến khi mèo con trèo lên được ngọn cau hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà, ngựa con đủ sức phi nước đại một mình đến nơi đồng xanh nước mát, thì ngựa cha mới an tâm thỏa chí bình sanh. Dù gối có mòn gân có lỏng, thây ngựa bọc trong da ngựa cũng không hối tiếc. Nguyện cầu Thiên Chúa che chở con thơ và ban thêm sức trâu, chí người cho ngựa thồ để vững bước trên đường đức tin. Ngựa cha vùng đứng dậy, rùng mình lắc lắc mấy cái, gió chiều thổi nhẹ lông bờm bay trong nắng hòang hôn. Nó ngẩng cao đầu hí lên một tiếng mạnh mẽ. Ngựa con, mèo con đang chơi chợt nghe tiếng hí đột ngột ngưng bặt, một thóang mắt nhìn quanh ngơ ngác, cả hai thu mình lại rồi vươn thẳng người lên đứng trên hai chân sau cùng hí hí méo méo vang trời. Ba cha con cười ngất phi nước kiệu về hướng parking lot.
Lên xe seat belt xong, hai cô nàng chuẩn bị gật gù ngủ. Ngựa cha ngồi cầm tay lái lẩm nhẩm nhớ lại, không biết trong Thế Giới Thần Tiên này có bao nhiêu con được nói tới, mỗi con xuất hiện mấy lần.

DƯƠNG MINH THẢO

Ý kiến bạn đọc
14/09/201820:41:03
Khách
Hay quá! Tuyệt vời!!...
Sao lại biến mất tăm??!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,239,213
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết thứ ba của bà được viết nhân khai trường, để Kính tặng các Thầy Cô cuả Trường SPSG; - Thân tặng các Anh Chị cựu Giáo-sinh SPSG; Và riêng tặng các bạn SPSG/ nhất 9 nhị 15/ K.12/73-75.
Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, đã nhận giải danh dự năm (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” (Á khôi) năm 2017. Tác giả về hưu từ lâu và đang định cư tại Orange County. Bài viết mới, thể hiện tâm tư và cách nhìn chủ quan của “một kẻ lưu vong bất đắc dĩ,” nói theo tác giả, và không có ý định tạo mâu thuẫn, tranh cãi với những người không cùng quan điểm.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình My, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tiếp tục viết bằng tiếng Việt và đây là bài thứ hai.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới về LA họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến