Hôm nay,  

Tin Vui Đầu Năm

16/03/200500:00:00(Xem: 139777)

Người viết: NGUYỄN LÊ
Bài số 705-1284-55-vb4-031605

Tác giả Nguyễn Lê, chủ một quán ăn Việt Nam mang tên Saigon, mở ở Phila, PA. Ông viết đều đều, viết dễ dàng. Ngắn gọn và vui. Sau đây là một trong những bài ông viết vào dịp đầu năm mới
*

Đầu năm Dương Lịch 2005, anh bạn gọi điện thoại chúc sức khỏe tân niên và hỏi thăm đầu năm có tin vui gì không" Tôi vội kể 2 tin vui cho anh nghe.
Thứ nhất tham dự đám cưới của con một người cháu ruột gọi tôi bằng ông. Đám cưới tổ chức vào ngày chủ nhật mồng 2 tháng 1 năm 2005 mãi tận bên trời California.
Tôi phải mua vé máy bay cả tháng trước. Hỏi thăm vài hãng hàng không, giá cả rùng mình luôn. Hơn 500 đô một đầu người. Ba người tham dự đám cưới mất đứt đi hơn 1,500 đô, tiền mừng cô dâu, chú rể, tiền mướn khách sạn, mướn xe, cơm ngày 2 bữa trong một tuần lễ tham quan thành phố, ít nhất cũng tốn 1/3 của 10 ngàn đôla. Chưa kể bà xã nổi hứng vào tiệm bóp cao cấp Louis Vuitton mà các bà các cô bước chân vào, ai nấy ra đều tay xách nách mang.
Nhìn lại chi tiết hóa đơn trên vé máy bay, riêng bọn khủng bố Bin Ladin đã làm chúng tôi chi thêm cho 3 người 84 đô về tiền thuê mướn nhân viên bảo đảm an ninh và thủ tục xét hành lý qua máy computer hiện đại, chưa kể thuế má.
Đám cưới được tổ chức đơn giản tại một nhà hàng Việt đãi món ăn Pháp. Món súp đuôi bò, sà lách gỏi bắp chuối và món chính là filet mignon phối hợp đồ biển. Một con tôm bự, bỏ lò sắc vàng ối phản lại mầu nâu đỏ của món Steak.
Đám cưới không mướn ban nhạc, không nhảy đầm, không giới thiệu hai họ trai gái rềnh ràng lê thê, không cả MC phát ngôn viên đại diện hai họ.
Chú em út tôi nổi hứng mừng cô dâu, chú rể bao phong bì và khen chú rể có tướng của cựu tông tông Clinton, chú rể Mỹ, dâu cô Việt. Hai họ đề huề, khi nghe chú rể là hậu duệ của Clinton, 2 họ cười vang, champagne nổ đôm đốp tung tóe trên những bộ đồ complet còn mới nguyên của các đấng mày râu.
Chú em tôi là một người biết lo xa, chú thủ sẵn 12 chai rượu vang đỏ trên xe, chú từ từ mang vào đãi tiệc, cụng ly. Rượu vào lời ra vui như Tết. Trong lúc trà dư, tửu hậu tham dự viên kể chuyện mới đi tắm biển Đồ Sơn về, bà vợ ông bạn góp vui luôn. Đồ Sơn hay đồ gì chăng nữa cũng chẳng bằng Đồ Nhà. Ta về ta tắm ao ta, cả bàn tiệc đám cưới lại cười vang như pháo nổ.
Nhìn đồng hồ đã 11 giờ 30 đêm hai họ từ từ ra về để lại bàn tiệc ngổn ngang chén đĩa ly tách.
Tin vui thứ hai, như thường lệ, mỗi lần qua thăm Cali chúng tôi đều báo tin cho ông bạn thân vùng Riverside, ông bạn là cựu hiệu trưởng, cựu dân biểu nên lời nói của ông ai cũng nể vì, yêu mến. Ông triệu tập được đúng 15 ông bà bạn già tuổi thất thập cổ lai hy, ông không phải là người ăn nói đao to búa lớn. Người ta nể ông vì tài, trọng ông vì đức tính liêm khiết mặc dầu sống trong thời buổi nhiễu nhương.
Vì yêu mến bạn, ông đã liên lạc điện thoại và triệu tập được các bạn cũ họp mặt nhân dịp tôi ghé Cali. Tôi rất ngại vì nhiều bạn ở xa, đường sá kẹt xe cả giờ. nhiều bạn còn bận babysit hoặc đi thăm bệnh.
Trừ ông bạn và bà xã vùng Riverside nói trên còn lại 13 nhân vật thành tích lẫy lừng.


Tôi xin kể tiếp 2 ông bạn vùng Irvine, cựu sinh viên quốc gia hành chánh và bà xã, cựu giáo sư Trưng Vương. Hai ông bà nay đã về hưu, ngày ngày đưa đón cháu nội ngoại làm thú vui lúc tuổi già. Đặc biệt 2 ông bà có cậu con trai là bác sĩ mà lại kinh doanh, điều khiển nhà hàng loại cao cấp, toàn chiêu đãi khách Mỹ.
Hai ông bà bạn vùng Huntington Beach già nhất trong bọn, ông rất ngại ai hỏi tuổi ông. Hai ông bà nên duyên vợ chồng trong một dịp hy hữu khi cùng đi thi tú tài, các con ông mua nhà cao cửa rộng cho ông bà an hưởng tuổi già, ông bà không chịu lại vào Housing để ngày ngày gặp các bạn cao niên trò chuyện.
Một ông bạn vùng Fountain Valley đã tới tuổi về hưu từ khuya, sắp sửa là phó giám đốc ngân hàng. Theo bảng kê khai hoạt động của nhà băng, lương ông 80,000 đôla một năm. Không biết ông bạn hàng xóm của tôi cầy 25 năm trong các hãng Mỹ có được 50 ngàn Mỹ kim để trong băng ngày về hưu không"
Ông bạn 75 vùng Westminster của tôi đậu rất nhiều bằng cử nhân, chuẩn ứng viên bằng tiến sĩ mà lại có tài kinh doanh. Lúc đi dạy học, ông đã mở tiệm bán giày dép cho bà xã trông coi. Nay về hưu ông thêm nhiều tài: tài đắp tượng nghệ thuật, tài trồng cây kiểng, tài đắp hòn non bộ. Nhà cửa ông từ ngoài vào trong toàn hòn non bộ, cây cảnh và tượng nữ thần đổ nước, tượng nữ thần khỏa thân, tượng Đức Mẹ.... trong nhà, trong sân ông không để một ngọn cỏ trồi lên. Đặc biệt hơn nữa chỉ một thân một mình ông ngày này qua tháng khác, năm nọ trông nom săn sóc căn nhà và mảnh vườn.
Khi ra về ông ngắt cho tôi một chùm 3 trái cam ngọt sớt, 2 trái ổi xinh đôi trong một chùm lá xanh mát.
Hai vợ chồng ông bạn của tôi 71 cái xuân xanh vùng Newport Beach có 2 cậu con trai rất đẹp trai, cao ráo mà giờ này vẫn cầm bằng độc thân mặc dầu đã tốt nghiệp đại học từ lâu, lương hằng năm cả 100 ngàn. Không cậu nào chịu lập gia đình, sợ mua giây cột cổ mất tự do. Ôi chữ tự do thật cao quý. Người ta vượt biên, vượt biển thập tử nhất sinh chỉ vì 2 chữ tự do.
Nhà ở vùng Newport Beach bạc triệu trở lên nên nhà nào, nhà nấy như nhà bộ trưởng thời đệ I, đệ II Cộng Hòa.
Cuối cùng ông bạn thân nhất của tôi lúc nào cũng lè phè. Ông học rất xuất sắc, thi đâu đậu đấy, ông lấy bằng MA về ngữ học tại Mỹ, trở về dạy văn khoa Saigon thập niên sáu bảy mươi. Hiện thời ông vẫn tiếp tục nghề "gõ đầu trẻ". Ông không muốn bà xã đi làm cho ai, ông mở ngay tiệm sách như một đại học cộng đồng cho các thanh thiếu niên có chỗ đọc sách. Ông còn dùng tiệm sách như một trung tâm liên lạc bạn bè từ khắp nơi trên thế giới muốn tìm nhau khi tới vùng Cali. Ông còn có số điện thoại 800 miễn phí để tiện bề liên lạc. Các bạn bè từ già tới trẻ đều hẹn nhau ở tiệm sách của ông. trước mặt tiệm sách, có tiệm bánh mì Lee Sandwich nổi tiếng. Cứ việc mang bạn bè ra tiệm bánh mà đãi vui vẻ, vừa rẻ vừa ngon. Các bạn không cần phải lái xe đi đây đó tìm nhà hàng, tìm chỗ đậu xe, vừa mất thì giờ vừa bực mình không có chỗ đậu.
Những ngày đầu năm gặp toàn tin vui. Chắc năm nay phát tài phát lộc.

Nguyễn Lê

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,292,032
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến