Hôm nay,  

Giao Thừa Đầu Tiên Trên Đất Mỹ

16/03/200500:00:00(Xem: 100366)

Người viết: PHƯỢNG QUỲNH
Bài số 704-1283-54-vb4-031605

Tác giả tên thật Đinh thị Quỳnh Giao, mới từ Việt Nam sang Mỹ định cư năm 2004, hiện sống ở miền Đông. Truớc 75, bà là Giảng Nghiệm viên Đại học Khoa học Saigon.
*

Mạng Tích lịch hỏa, số Mậu mà tử vi phán rằng Canh Cô Mậu Quả nên đi đâu, tôi cũng bị Cô Quả. May nhờ cái Hỏa sấm sét nên băng giá lạnh lùng của miền đông bắc Hoa Kỳ không quất sụm Bắc kỳ chín nút"
Tôi lang thang ở nhờ nên không biết đến bất kỳ lễ lạc nào dù của Tây hay Ta. Không biết thì chớ mà những ngày –người ta quần tụ- thì tôi ….phải đi trốn!
Có gì đâu, nhà ông X, nơi tôi ở tạm và làm công nhân hạng bét cho ông ấy, thỉnh thỏang có giỗ thì tôi phải nhờ ông ta đưa tôi đến Dì Tám (nơi tôi thuê nhà ở trong ba tuần nhưng sau đó hai dì cháu thành người thân của nhau luôn.) Ban đầu, ông ta còn chịu khó đưa tôi đi …lánh nạn (!!!) nhưng về sau, ông ta chán, không muốn giúp làm tài xế nữa. Đành chịu thôi!
Tết tây, tôi đi lánh nạn ở nhà cha mẹ Quỳnh, một cô cháu ..lụm đuợc trên net! Quỳnh dễ thương, đang đi làm, con còn nhỏ nhưng trái tim to tổ chảng (!) nên đã bỏ thì giờ khá nhiều cho tôi. Ví dụ đưa tôi đi mua áo mặc mùa đông, mua bịch nước đá đem đến cho tôi chườm tay đau… Tết tây, tuyết rơi tá lả mà phải lội tuyết đón cô.Tối thì đưa tôi về lại nhà ông X.
Tết ta, ông X nói tôi đem đồ ăn vào phòng, khóa kín, khỏi cần đi đâu. Nhưng tôi thấy kỳ cục vì phòng tôi chỉ cách phòng khách… năm bậc thang , sát đó là bếp và family room. Lỡ mình ngứa cổ ho môt cái, mọi người biết có mình ở trong thì không giống ai nên tôi lại phải đi trốn tiếp. May sao, nhỏ Quỳnh lướt net, thấy cái bình cắm hoa tết của tôi, cô nàng khóai, gọi phone. Tôi bảo Quỳnh ghé, tôi cho Quỳnh cái quạt. Sẵn đó nhờ Quỳnh chở đi...tỵ nạn đêm 30 tại nhà Dì Tám!
Gần 9 giờ đêm, ông X gọi báo tin gia đình ổng đã vãn tuồng. Tôi gọi cho chị Phương, cho đầy đủ dữ kiện và nhờ chị gọi dùm taxi Mỹ. Phải 9g30 taxi mới đến. Thấy taxi chạy lộ trình khác ông X, tôi nói ngay (đúng là đa nghi như Tào tháo!):


-Đuờng nhà tôi rất gần đường 29 đó nghe.
-OK
Tài xế chạy tiếp. Tôi ráng banh đôi mắt già nua ra ngó. Tôi hỏi:
-You turn left vô LeeHWay hả "
-Ok
Hà, xong.Vô LeeHway là tôi... đã biết đường về nhà. Chị Phương rất cẩn thận chu đáo, dặn tôi phải gọi … nên gần về nhà, tôi móc cell ra báo cho chị biết, “ hiệp sỹ mù“ đã hạ kiếm an tòan trên xa lộ Về phòng, tôi cũng gọi cho Dì Tám. Bà nói:
-Tui với cô Phương đang nói, sao cô mới qua Mỹ mà gan quá. Đêm khuya dám kêu taxi Mỹ ! Tụi tui qua gần 20 năm mà còn chưa dám!
Trời, cái thân tôi long đong lận đận nên mới vất vả vậy chứ Dì Tám khi qua Mỹ, bằng tuổi tôi bây giờ nhưng có con nên đâu phải đi làm, đâu phải đi tỵ nạn đêm 30 tết như tôi. Nghĩ cũng tủi thân và buồn. Đêm 30, giao thừa, đa số chim bay về tổ, quần tụ với gia đình,còn tôi thì lo đi trốn! Khi về, lại thân gái già dặm trường đi taxi Mỹ mình ên.
Coi vậy chứ cũng có niềm vui khác. Một anh bạn quen trên net đã đích thân mua hoa đem đến tận nhà cho mẹ tôi ở Montreal. Cụ vui lắm. Còn nói đùa “phải chi hoa này là của bồ bà thì bà vui biết mấy ‘ Giời ạ, “ bà giáo ‘ này ngày xưa hét ra lửa mửa ra khói, cai trị lũ con bằng pháp trị, bây giờ về già cụ đổi tính đổi nết, dễ dãi không ngờ.
Gần giao thừa, đang lướt net thì con dâu tương lai (đang ở VN) chộp đuợc tôi. Đang gõ, ngó đồng hồ, tôi viết:
-Chờ mẹ chút!
Thế là …năm đầu tiên trên đất Mỹ, tôi khai bút bằng keyboard với giòng chữ không dấu gõ ở Yahoo Messenger:
Tân niên khai thần bút
Vạn sự tổng giai thành
Chả là ngày xưa cha tôi dạy và lũ con nhắm mắt vâng theo. Đó là khai bút đầu xuân (thường là mùng 2 tết, tốt ngày) bằng hai câu trên. Thời buổi computer, giao thừa điểm và tay đang lỡ gõ thì thôi, nhập thế kỷ mới tùy tục mới (!!), tôi gõ thay vì viết vậy. Chẳng biết ra sao nhưng cứ coi như có kiêng, có lành, có khai có mở, có xin có được... vậy.

Phuợng Quỳnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,200,017
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông về quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của cô là một du ký, đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ hai của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây là bài viết thứ tư của bà, về thảm họa Alzheimer’s đang gia tăng khắp thế giới, đặc biệt là tại Hoa Kỳ.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung . Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu, nơi ông đang làm việc.
Lời giới thiệu: Tôi là một nữ cư dân của California. Mi Thu là tên viết văn của tôi, hàng mi mùa Thu. Thật ra, tên nàylà âm của chữ MeToo, tên của phong trào nạn nhân lên tiếng tố cáo những người đã xâm phạm tình dục. Câu chuyện sau đây là có thật nhưng các tên đã được thay đổi vì hiện giờ tôi không thấy cần phải tiết lộ danh tánh những người trong chuyện. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8, 2017. Bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà. Bài viết đầu tiên kể chuyện từ miền Đông về Little Saigon dự họp mặt liên trường tỉnh Tây Ninh. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến