Hôm nay,  

Như Dòng Sông Chảy Ngược

26/02/200500:00:00(Xem: 101241)

Người viết: BÙI THY VINH
Bài số 690-1267-38-vb6-250205

Tác giả Bùi Thy Vinh, 35 tuổi, cư dân Tacoma, Washington State, hiện là nhân viên trung tâm phát hành nhật báo The New Tribune. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà viết về tấm lòng của cha mẹ già bên Mỹ, tuy tuổi tác suy kiệt vẫn tận lực lo cho con cháu còn ở lại quê nhà. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
*

Thời gian ở Mỹ qua nhanh thật, mới đó mà đã hai năm, kể từ ngày ông lìa bỏ cõi đời để về một thế giới khác, còn bà ủ rũ trong chiếc khăn tang, ôm tro cốt chồng trở về quê hương sau ngày ông mất chẳng bao lâu…
Ông bà đến Mỹ vào giữa năm 95. Lúc đó ông ngoài 70 còn bà thì nhỏ hơn ông vài tuổi. Con cái đông lắm, có tới 9, 10 đứa lận, nhưng tất cả đã lập gia đình, vài đứa cũng đã có cháu nội, cháu ngoại, chỉ còn cô con gái út lúc làm giấy tờ đi Mỹ cô đang có bạn trai, ông khuyên mãi nhưng cuối cùng cô cũng ở lại. Thế mới biết bên tình nặng hơn bên hiếu, để rồi cặp vợ chồng già ở tuổi gần đất xa trời đến xứ Mỹ này giống như cặp vợ chồng son.
Ông bà là người miền Trung, xứ Quảng. Nơi đó cũng là miền đất quê tôi. Miền đất khô cằn nắng cháy vào mùa hạ và mưa nước ngập lụt vào mùa đông. Miền đất ăn được bát cơm muà này lại nơm nớp lo sợ cho hạt lúa mùa sau, nhưng nơi ấy với tôi là cả một khung trời kỷ niệm yêu thương. Nơi những người ruột thịt của tôi vẫn còn ở đó, những hàng xóm, những bạn thân thời thơ ấy. Miền đất của những con người giàu tình cảm giống như ông bà đặc biệt là ông, gặp ông lần đầu tôi đã có nhiều cảm tình, cái tình cảm rất gần gủi của người đồng hương. Ông hiền lành, trầm lặng, dễ mến.
Những ngaỳ đầu ở Mỹ ông bà rất vui, bà con đồng hương tới lui thăm viếng, giúp đỡ. Nhưng rồi ai cũng có công việc riêng của họ, tôi cũng thế. Ở xứ Mỹ này là vậy. Nhà lại vắng vẻ khi chỉ có hai ông bà già. Bà nhớ con nhớ cháu khóc suốt ngày đêm. Ông cũng buồn, cũng nhớ nhưng với ông đến được Mỹ niềm vui duy nhất của ông là có cơ hội nuôi nấng, giúp đỡ đám con bên nhà. Ông ngồi tính nhẩm tiền trợ cấp của ông bà sua khi trả tiền nhà, tiền lặt vặt xong, còn lại sẽ gởi về, mỗi tháng gởi cho một đứa. Tới Mỹ chưa được một tháng mà ông bà đã nhận 8, 9 lá thư của tụi nó, lá thư nào cũng cùng một mục đích, đứa xin tiền làm nhà, đứa xin tiền mua xe, đứa xinh tiền đầu tư .v.v.. Ông quáng trong bụng không biết làm cách nào để giải quyết nhanh cho tụi nó.
Nghe đâu muà này người ta đi hái dâu lãnh tiền mặt. Ông lần dò hỏi thăm và vài ngày sau ông cũng khăn gói cơm nước để đi cùng những người trong chung cư.
Năm giờ sáng bà dậy gói cơm cho ông. Đến chỗ làm ông thấy xôn xao làm sao. Y như mùa gặt bên mình, mọi người cặm cụi hái từng trái dâu bỏ vô thùng. Đối với ông công việc này quá nhẹ nhàng. Nhớ những ngày sống trong trại cải tạo của cộng sản ông đã từng trải biết bao nhiêu công việc nặng nề, khổ cực, rồi khi được trả về ông cũng sống những ngày gian khổ của nghề nông.
Ở đây sau một ngày làm việc ông nhận được 30 đô, ông mừng lắm. Từ nay ông có thêm chút tiền này việc tính toán sẽ dễ dàng hơn.
Và rồi mùa dâu cũng qua, ông lại được mấy người bạn mới cho biết có một hãng sò đang cần người, họ sẽ trả tiền mặt nếu mình muốn. Ông nhờ người xin giúp và ngày sau ông lại được nhận vào làm. Công việc làm không khó nhưng lạnh và hôi lắm. Ông mặc thật nhiều áo ấm nhưng chẳng nhằm nhò gì. Tay chân ông tê cứng, hai hàm răng đánh cồm cộp vào nhau. Ông nghĩ chắc không thọ được bao lâu với công việc này. Nhưng khi nghĩ đến ngày lãnh lương và tưởng tượng những gương mặt rạng rỡ của mấy đứa con ông khi nhận tiền ông lại cố gắng quên cái lạnh đi.
Đi làm về mệt nhoài, ông ăn không vô. Bà ái ngại nhìn ông và quay đi chùi nước mắt. Bà biết ông làm sao ăn vô được, chính bà không đi làm mà nuốt cũng không nổi. Tiền food stamp ông đem đổi ra tiền mặt để gởi về quê hết. Đồ ăn trong nhà là do ông đi xin của những nhà từ thiện mỗi cuối tuần. Trong tủ lạnh chỉ mấy con gà dai, vài bịch đậu, mấy bịch hotdog. Mặc dầu bà cố gắng chế biến mấy món ăn để ông dễ nuốt, nhưng loanh quanh cũng mấy món đó ông ngán đến tận cổ. Tuy vậy ông cũng không muốn bỏ tiền ra mua thức ăn. Tụi con bên nhà nó cần tiền lắm.
Hãng sò cũng gần nhà, có người cho ông chiếc xe đạp, ông dùng làm phương tiện đi về. Một hôm trên đường đi về khoảng 5 giờ sáng, ông bị một thằng Mỹ đen xô ngã và lấy chiếc xe đạp của ông chạy mất. Sau đó có người nhìn thấy họ đưa ông đến bịnh viện. Vài ngày sau ông trở lại chỗ làm nhưng họ không nhận nữa vì nghỉ mà không xin phép. Ông buồn trong bụng nhưng nghĩ lại thấm thoát ông đã làm ở hãng sò gần bốn tháng rồi, với tuổi tác của ông không thể chịu đựng lâu dài hơn nữa. Thôi thì nghỉ thời gian cho lại sức cái đã.


Tôi đến thăm ông vào một ngày cuối tuần. Chỉ mới hai năm mà ông thay đổi quá nhiều. Ông già đi hơn mười tuổi, bà thì không vui vẻ như ngày nào. Bà mập ra, nhưng đó là cái mập của bịnh hoạn. Ông ứa nước mắt, kể với tôi đủ điều. Có bao nhiêu tiền ông gom góp gởi về VN hết. Lâu lắm rồi không ăn được món ăn VN., bà thèm lắm. Tuổi già sức yếu cần ăn uống tẩm bổ, thiệt ở Mỹ làm chi. Ông chỉ lo con cháu thôi, chắc kiếp trước ổng mắc nợ tụi nó, giờ phải trả. Thư tụi nó ông bà vẫn nhận đều đều, vẫn mục đích xin tiền nhưng bây giờ lại thêm chuyện đứa này than phiền đứa kia cờ bạc, đứa kia than phiền đứa nọ phung phí... Cô con gái út viết thư khóc lóc, hối hận đã không nghe lời ba mẹ giờ phải khổ vì gặp phải thằng chồng không ra gì, thêm phía cha mẹ chồng bịnh hoạn luôn, cô phải một mình lo toan, nợ nần chồng chất. Ông bà không trách cô, lại còn thương cô hơn. Tháng tới sẽ gởi tiền về cho cô trang trải nợ nần.
Ông lại có việc làm mới, công việc này nhẹ nhàng chỉ ngồi trong nhà bó từng bó tranh nhỏ cho mấy người Cambodian, tuy nhiên ngồi suốt ngày ông cảm thấy đau lưng, mệt mỏi lắm, số tiền công cũng chẳng là bao, nhưng với ông có việc làm là tốt lắm rồi. Giờ già yếu rồi còn làm gì hơn nữa, năm mười đô ở đây chứ ở VN lớn lắm.
Thời gian sau này ông trở bịnh luôn. Một tháng vào nhà thương vài lần. Nhưng khi khoẻ rồi ông lại khăn gói đi làm, bà nói hoài ông vẫn không nghe. Bịnh càng ngày càng nặng. Tôi lại đến thăm ông, nước mắt ông chảy dài, ông nói rằng từng tuổi này ông không sợ chết, chỉ mong sống thêm vài năm nữa cho con cháu nó nhờ. Ôi tấm lòng của người cha bao la quá, mặc dù trong cơn bịnh hoành hành, thân xác cạn kiệt vẫn một lòng nghĩ đến con. Không biết họ có biết không, tôi tự hỏi. Ừ, mà nếu họ biết thì họ đâu có đem tiền ông bà gởi về nướng vào các cuộc đỏ đen, tiêu vào các cuộc ăn chơi trác táng.
Những ngày cuối cùng không còn nói được, nhưng nước mắt vẫn chảy hoài. Bà ngồi đó bất động, không còn nước mắt để khóc cho ông. Nước mắt bà đã chảy gần tám năm nay rồi, khóc vì nhớ con cháu, khóc thương ông gian khổ nhọc nhằn, khóc thương tuổi già xứ người cô quạnh. Ngày còn trẻ ông bà muốn có con cháu đầy đàn để sau này nhờ cậy tuổi già. Nhưng số ông bà không được nhờ con. Ông bà lại phải tiếp tục lo lắng, nuôi nấng tụi nó như ngày còn trẻ. Tình cảnh ông bà như một dòng sông chảy ngược, muốn tìm lại nguồn. Nhưng nguồn của dòng sông thường là núi non. Sức già cạn kiệt rồi, làm sao có thể chẩy ngược nổi với thác ghềnh dữ dội để mà tìm thấy nguồn.
Giờ này ông nằm yên đó, nước mắt vẫn chảy, bà biết ông đang nghĩ gì. Bà đang cố tìm lời an ủi, nhưng bà không biết nói gì đây. Bà lau nước mắt cho ông và nói khẻ vào tai ông "Ông ơi, thế nào rồi ông cũng khoẻ, đừng khóc nữa ông ơi..." Tôi bật khóc thành tiếng sau lời nói của bà. Ừ, bà nói đúng, ông rồi sẽ khoẻ, sẽ mãi mãi yên bình, không còn vướng bận nợ hồng trần.
Đám tang ông được hội trợ tang tổ chức đàng hoàng. Nhiều người mủi lòng khóc thương. Nhưng không phải khóc cho ông mà khóc thương bà. Mai mốt đây bà sẽ sống ra sao khi không còn ông bên cạnh. Tôi thắp nén nhang mừng ông đã về tới chốn bình yên, đó không có đau đớn của bịnh hoạn, không còn lo toan trần thế, chúc ông vui trong giấc ngủ an lành.
Bà muốn đem hài cốt ông về VN. Tôi khuyên bà nếu về thì nhớ qua trở lại. Bà hứa. Nhưng khi về gặp con cháu, bà không muốn xa họ một lần nữa, bà quyết định ở lại.
Vừa rồi, có người thân của tôi về VN có ghé thăm bà, cho biết là bà bây giờ ốm yếu lắm, bà khóc lóc, hối hận đã không nghe lời tôi, giờ bịnh hoạn không có tiền chữa, cũng chẳng có đứa nào lo lắng, chăm sóc. Giờ bà muốn qua Mỹ chắc cũng trễ quá rồi. Chắc họ không nhận bà nữa đâu.
Hôm nay ngày giỗ thứ hai của ông, không nhang đèn, bánh trái. Tôi đến nhà thờ cầu nguyện cho ông, tôi không mong thực hiện được tâm huyết của ông chỉ cầu xin ơn trên soi sáng dẫn đường cho những người con của ông hiểu được tấm lòng của cha mẹ, suốt một đời lo cho con cái. Vất vả, nhọc nhằn, bịnh hoạn đều âm thầm giấu kín để cho con được vui vẻ, vô tư với đời. Ông bây giờ không còn nữa, chỉ còn bà. Xin ơn trên thức tỉnh dùm những người con, cho họ biết yêu thương, lo lắng cho me,ï để sau này không ân hận khi họ khóc mà không có mẹ bên cạnh dỗ dành.
Bài viết này kính dâng hương hồn ông trong ngày giỗ lần thứ hai, ngày 3 tháng 12 năm 2004.

Bùi Thy Vinh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,180,623
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến