Hôm nay,  

Như Dòng Sông Chảy Ngược

26/02/200500:00:00(Xem: 101240)

Người viết: BÙI THY VINH
Bài số 690-1267-38-vb6-250205

Tác giả Bùi Thy Vinh, 35 tuổi, cư dân Tacoma, Washington State, hiện là nhân viên trung tâm phát hành nhật báo The New Tribune. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà viết về tấm lòng của cha mẹ già bên Mỹ, tuy tuổi tác suy kiệt vẫn tận lực lo cho con cháu còn ở lại quê nhà. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
*

Thời gian ở Mỹ qua nhanh thật, mới đó mà đã hai năm, kể từ ngày ông lìa bỏ cõi đời để về một thế giới khác, còn bà ủ rũ trong chiếc khăn tang, ôm tro cốt chồng trở về quê hương sau ngày ông mất chẳng bao lâu…
Ông bà đến Mỹ vào giữa năm 95. Lúc đó ông ngoài 70 còn bà thì nhỏ hơn ông vài tuổi. Con cái đông lắm, có tới 9, 10 đứa lận, nhưng tất cả đã lập gia đình, vài đứa cũng đã có cháu nội, cháu ngoại, chỉ còn cô con gái út lúc làm giấy tờ đi Mỹ cô đang có bạn trai, ông khuyên mãi nhưng cuối cùng cô cũng ở lại. Thế mới biết bên tình nặng hơn bên hiếu, để rồi cặp vợ chồng già ở tuổi gần đất xa trời đến xứ Mỹ này giống như cặp vợ chồng son.
Ông bà là người miền Trung, xứ Quảng. Nơi đó cũng là miền đất quê tôi. Miền đất khô cằn nắng cháy vào mùa hạ và mưa nước ngập lụt vào mùa đông. Miền đất ăn được bát cơm muà này lại nơm nớp lo sợ cho hạt lúa mùa sau, nhưng nơi ấy với tôi là cả một khung trời kỷ niệm yêu thương. Nơi những người ruột thịt của tôi vẫn còn ở đó, những hàng xóm, những bạn thân thời thơ ấy. Miền đất của những con người giàu tình cảm giống như ông bà đặc biệt là ông, gặp ông lần đầu tôi đã có nhiều cảm tình, cái tình cảm rất gần gủi của người đồng hương. Ông hiền lành, trầm lặng, dễ mến.
Những ngaỳ đầu ở Mỹ ông bà rất vui, bà con đồng hương tới lui thăm viếng, giúp đỡ. Nhưng rồi ai cũng có công việc riêng của họ, tôi cũng thế. Ở xứ Mỹ này là vậy. Nhà lại vắng vẻ khi chỉ có hai ông bà già. Bà nhớ con nhớ cháu khóc suốt ngày đêm. Ông cũng buồn, cũng nhớ nhưng với ông đến được Mỹ niềm vui duy nhất của ông là có cơ hội nuôi nấng, giúp đỡ đám con bên nhà. Ông ngồi tính nhẩm tiền trợ cấp của ông bà sua khi trả tiền nhà, tiền lặt vặt xong, còn lại sẽ gởi về, mỗi tháng gởi cho một đứa. Tới Mỹ chưa được một tháng mà ông bà đã nhận 8, 9 lá thư của tụi nó, lá thư nào cũng cùng một mục đích, đứa xin tiền làm nhà, đứa xin tiền mua xe, đứa xinh tiền đầu tư .v.v.. Ông quáng trong bụng không biết làm cách nào để giải quyết nhanh cho tụi nó.
Nghe đâu muà này người ta đi hái dâu lãnh tiền mặt. Ông lần dò hỏi thăm và vài ngày sau ông cũng khăn gói cơm nước để đi cùng những người trong chung cư.
Năm giờ sáng bà dậy gói cơm cho ông. Đến chỗ làm ông thấy xôn xao làm sao. Y như mùa gặt bên mình, mọi người cặm cụi hái từng trái dâu bỏ vô thùng. Đối với ông công việc này quá nhẹ nhàng. Nhớ những ngày sống trong trại cải tạo của cộng sản ông đã từng trải biết bao nhiêu công việc nặng nề, khổ cực, rồi khi được trả về ông cũng sống những ngày gian khổ của nghề nông.
Ở đây sau một ngày làm việc ông nhận được 30 đô, ông mừng lắm. Từ nay ông có thêm chút tiền này việc tính toán sẽ dễ dàng hơn.
Và rồi mùa dâu cũng qua, ông lại được mấy người bạn mới cho biết có một hãng sò đang cần người, họ sẽ trả tiền mặt nếu mình muốn. Ông nhờ người xin giúp và ngày sau ông lại được nhận vào làm. Công việc làm không khó nhưng lạnh và hôi lắm. Ông mặc thật nhiều áo ấm nhưng chẳng nhằm nhò gì. Tay chân ông tê cứng, hai hàm răng đánh cồm cộp vào nhau. Ông nghĩ chắc không thọ được bao lâu với công việc này. Nhưng khi nghĩ đến ngày lãnh lương và tưởng tượng những gương mặt rạng rỡ của mấy đứa con ông khi nhận tiền ông lại cố gắng quên cái lạnh đi.
Đi làm về mệt nhoài, ông ăn không vô. Bà ái ngại nhìn ông và quay đi chùi nước mắt. Bà biết ông làm sao ăn vô được, chính bà không đi làm mà nuốt cũng không nổi. Tiền food stamp ông đem đổi ra tiền mặt để gởi về quê hết. Đồ ăn trong nhà là do ông đi xin của những nhà từ thiện mỗi cuối tuần. Trong tủ lạnh chỉ mấy con gà dai, vài bịch đậu, mấy bịch hotdog. Mặc dầu bà cố gắng chế biến mấy món ăn để ông dễ nuốt, nhưng loanh quanh cũng mấy món đó ông ngán đến tận cổ. Tuy vậy ông cũng không muốn bỏ tiền ra mua thức ăn. Tụi con bên nhà nó cần tiền lắm.
Hãng sò cũng gần nhà, có người cho ông chiếc xe đạp, ông dùng làm phương tiện đi về. Một hôm trên đường đi về khoảng 5 giờ sáng, ông bị một thằng Mỹ đen xô ngã và lấy chiếc xe đạp của ông chạy mất. Sau đó có người nhìn thấy họ đưa ông đến bịnh viện. Vài ngày sau ông trở lại chỗ làm nhưng họ không nhận nữa vì nghỉ mà không xin phép. Ông buồn trong bụng nhưng nghĩ lại thấm thoát ông đã làm ở hãng sò gần bốn tháng rồi, với tuổi tác của ông không thể chịu đựng lâu dài hơn nữa. Thôi thì nghỉ thời gian cho lại sức cái đã.


Tôi đến thăm ông vào một ngày cuối tuần. Chỉ mới hai năm mà ông thay đổi quá nhiều. Ông già đi hơn mười tuổi, bà thì không vui vẻ như ngày nào. Bà mập ra, nhưng đó là cái mập của bịnh hoạn. Ông ứa nước mắt, kể với tôi đủ điều. Có bao nhiêu tiền ông gom góp gởi về VN hết. Lâu lắm rồi không ăn được món ăn VN., bà thèm lắm. Tuổi già sức yếu cần ăn uống tẩm bổ, thiệt ở Mỹ làm chi. Ông chỉ lo con cháu thôi, chắc kiếp trước ổng mắc nợ tụi nó, giờ phải trả. Thư tụi nó ông bà vẫn nhận đều đều, vẫn mục đích xin tiền nhưng bây giờ lại thêm chuyện đứa này than phiền đứa kia cờ bạc, đứa kia than phiền đứa nọ phung phí... Cô con gái út viết thư khóc lóc, hối hận đã không nghe lời ba mẹ giờ phải khổ vì gặp phải thằng chồng không ra gì, thêm phía cha mẹ chồng bịnh hoạn luôn, cô phải một mình lo toan, nợ nần chồng chất. Ông bà không trách cô, lại còn thương cô hơn. Tháng tới sẽ gởi tiền về cho cô trang trải nợ nần.
Ông lại có việc làm mới, công việc này nhẹ nhàng chỉ ngồi trong nhà bó từng bó tranh nhỏ cho mấy người Cambodian, tuy nhiên ngồi suốt ngày ông cảm thấy đau lưng, mệt mỏi lắm, số tiền công cũng chẳng là bao, nhưng với ông có việc làm là tốt lắm rồi. Giờ già yếu rồi còn làm gì hơn nữa, năm mười đô ở đây chứ ở VN lớn lắm.
Thời gian sau này ông trở bịnh luôn. Một tháng vào nhà thương vài lần. Nhưng khi khoẻ rồi ông lại khăn gói đi làm, bà nói hoài ông vẫn không nghe. Bịnh càng ngày càng nặng. Tôi lại đến thăm ông, nước mắt ông chảy dài, ông nói rằng từng tuổi này ông không sợ chết, chỉ mong sống thêm vài năm nữa cho con cháu nó nhờ. Ôi tấm lòng của người cha bao la quá, mặc dù trong cơn bịnh hoành hành, thân xác cạn kiệt vẫn một lòng nghĩ đến con. Không biết họ có biết không, tôi tự hỏi. Ừ, mà nếu họ biết thì họ đâu có đem tiền ông bà gởi về nướng vào các cuộc đỏ đen, tiêu vào các cuộc ăn chơi trác táng.
Những ngày cuối cùng không còn nói được, nhưng nước mắt vẫn chảy hoài. Bà ngồi đó bất động, không còn nước mắt để khóc cho ông. Nước mắt bà đã chảy gần tám năm nay rồi, khóc vì nhớ con cháu, khóc thương ông gian khổ nhọc nhằn, khóc thương tuổi già xứ người cô quạnh. Ngày còn trẻ ông bà muốn có con cháu đầy đàn để sau này nhờ cậy tuổi già. Nhưng số ông bà không được nhờ con. Ông bà lại phải tiếp tục lo lắng, nuôi nấng tụi nó như ngày còn trẻ. Tình cảnh ông bà như một dòng sông chảy ngược, muốn tìm lại nguồn. Nhưng nguồn của dòng sông thường là núi non. Sức già cạn kiệt rồi, làm sao có thể chẩy ngược nổi với thác ghềnh dữ dội để mà tìm thấy nguồn.
Giờ này ông nằm yên đó, nước mắt vẫn chảy, bà biết ông đang nghĩ gì. Bà đang cố tìm lời an ủi, nhưng bà không biết nói gì đây. Bà lau nước mắt cho ông và nói khẻ vào tai ông "Ông ơi, thế nào rồi ông cũng khoẻ, đừng khóc nữa ông ơi..." Tôi bật khóc thành tiếng sau lời nói của bà. Ừ, bà nói đúng, ông rồi sẽ khoẻ, sẽ mãi mãi yên bình, không còn vướng bận nợ hồng trần.
Đám tang ông được hội trợ tang tổ chức đàng hoàng. Nhiều người mủi lòng khóc thương. Nhưng không phải khóc cho ông mà khóc thương bà. Mai mốt đây bà sẽ sống ra sao khi không còn ông bên cạnh. Tôi thắp nén nhang mừng ông đã về tới chốn bình yên, đó không có đau đớn của bịnh hoạn, không còn lo toan trần thế, chúc ông vui trong giấc ngủ an lành.
Bà muốn đem hài cốt ông về VN. Tôi khuyên bà nếu về thì nhớ qua trở lại. Bà hứa. Nhưng khi về gặp con cháu, bà không muốn xa họ một lần nữa, bà quyết định ở lại.
Vừa rồi, có người thân của tôi về VN có ghé thăm bà, cho biết là bà bây giờ ốm yếu lắm, bà khóc lóc, hối hận đã không nghe lời tôi, giờ bịnh hoạn không có tiền chữa, cũng chẳng có đứa nào lo lắng, chăm sóc. Giờ bà muốn qua Mỹ chắc cũng trễ quá rồi. Chắc họ không nhận bà nữa đâu.
Hôm nay ngày giỗ thứ hai của ông, không nhang đèn, bánh trái. Tôi đến nhà thờ cầu nguyện cho ông, tôi không mong thực hiện được tâm huyết của ông chỉ cầu xin ơn trên soi sáng dẫn đường cho những người con của ông hiểu được tấm lòng của cha mẹ, suốt một đời lo cho con cái. Vất vả, nhọc nhằn, bịnh hoạn đều âm thầm giấu kín để cho con được vui vẻ, vô tư với đời. Ông bây giờ không còn nữa, chỉ còn bà. Xin ơn trên thức tỉnh dùm những người con, cho họ biết yêu thương, lo lắng cho me,ï để sau này không ân hận khi họ khóc mà không có mẹ bên cạnh dỗ dành.
Bài viết này kính dâng hương hồn ông trong ngày giỗ lần thứ hai, ngày 3 tháng 12 năm 2004.

Bùi Thy Vinh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,180,623
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Nhạc sĩ Cung Tiến