Hôm nay,  

Thầy Lang Vườn Và Chén Cà Ri Ấn Độ

12/02/200500:00:00(Xem: 106749)

Người viết: HÂN Q. BÙI
Bài số 683-1259-30-vb6-100205

Giải thưởng Viết Về Nước Mỹ đang sang năm thứ năm, với 1257 bài viết phổ biến trên Vietbao Online, đạt trên một triệu lần đọc. Trong số bạn đọc từ khắp thế giới, có cả những quân nhân Mỹ gốc Việt đang phục vụ ở nhiều nơi hung hiểm. Nhân dịp đầu năm mới, xin trân trọng giới thiệu loạt bài của một tác giả gửi từ thành phố Fallujah, Iraq: Hân Q. Bùi, mộtø bác sĩ quân y gốc Việt, hiện đang trong 6 tháng phục vụ tại Iraq.

*

Ở bệnh viện Camp Fallujah, đại tá Khan bác sĩ mổ (chest surgeon) của nhóm truớc phải ở lại thêm vài tháng vì một bác sĩ mổ của nhóm tôi chưa có mặt ở đây. Ông ta nguời ấn hay pakistan gì đó . Tôi chỉ biết loáng thoáng qua những nguời của nhóm truớc nói về ông bác sĩ này với một niềm yêu mến và kính phục . Chỗ ở và bệnh viện đối diện nhau chỉ băng qua một con đuờng . Một sáng sớm, vừa buớc ra khỏi barrack, thấy ông đứng truớc cạnh đường, tôi hỏi thăm: "ông đang chờ ai vậy ""
Ông bác sĩ trả lời, " ồ, tôi đang chờ nguời bạn để chạy bộ chung"
Đi vào clinic, chừng hai chục phút sau, trở ra, vẫn thấy ông đứng đó, tôi ngạc nhiên, "ủa, sao ông vẫn còn đây ""
Ông cuời đáp, "chắc bạn tui không tới rồi ." Ông nhìn tôi và hỏi, "vậy anh có chạy bộ không ""
Mình nói, "dạ cũng sơ sơ thôi ." Ông đề nghị, "vậy mình sẽ chạy chung cho vui ."
Hai hôm sau, tôi rủ ông chạy bộ chung và biết thêm chút về quá khứ của ông . Bác sĩ Khan năm nay đã 57 tuổi nhưng rất đẹp lão, nguời vẫn rất gọn và chắc . Khuôn mặt rất ít nếp nhăn . Từ từ tôi và bác sĩ Khan chơi thân hơn và thuờng đi ăn tối chung ở nhà ăn tập thể . Những nguời nấu bếp và phục vụ đều là những nguời từ ấn độ, Sri Lanka hay Phillipines được mướn bởi những hãng thầu subcontractors cho hãng thầu Mỹ . Họ phải làm rất cực nhọc 12 tiếng một ngày, 7 ngày một tuần .
Một nỗi khổ nhỏ mình có là quá ngán những đồ ăn của Mỹ . Đồ ăn nấu không có mùi vị gì và hình như đồ ăn ngày nào cũng hơi giống nhau . Đến nỗi hai tên bạn mỹ cùng phòng hay đi ăn chung cũng phải than ngán . Hôm đi ăn tối, sau khi lấy đồ ăn và ngồi xuống bàn cùng bác sĩ Khan và hai đứa bạn chung nhóm, chút sau, một nguời phục vụ bưng ra bàn cho bác sĩ Khan một tô cà ri nhỏ và chút cơm . Mình và hai đứa kia nhìn tô cà ri, ngạc nhiên và thèm thuồng .
Bác sĩ Khan là nguời Pakistan nhưng ông nói rành tiếng Hindi và thuờng hay giúp đỡ những nguời làm công ấn độ ở đây . Ông thuờng cố gă'ng bênh vực khi họ bị chèn ép hay mang thuốc lặt vặt đến cho khi họ bị cảm cúm . Vì sự quý mến, nên mỗi tối, một nguời phục vụ tên Islam đều mang đến cho ông S một chén cà ri và cơm . Rất lịch sự, ông mời mình và hai tên kia chia xẻ chén cà ri nhỏ của ông . Vì biết đây là phần ăn tối của S, nên mình và hai đứa kia chỉ dám lấy một miếng thịt nhỏ và chút nuớc . Vị cay của cà ri thật ngon .

Từ từ, những nguời phục vụ ở đây thấy mình đều đi ăn tối chung với Khan, họ biết ý và lúc nào cũng mang đến hai chén cà ri và hai chén cơm . Tất cả đều được chia đều cho bốn nguời . Hai tên bạn Mỹ kia, một đứa có vợ nguời miên nên thích ăn cơm, còn tên kia bị "yellow fever" nên cũng rất thích ăn đồ cay . Mình rất ngạc nhiên khi thấy hắn thỉnh thoảng mang ra đôi đũa mang theo để ăn cơm . Tôi đã đuợc thưởng thức đủ thứ loại cà-ri, nào là cà-ri bò, gà, cừu . Có loại cà ri có trứng (như thịt kho tết) . Nhưng trứng đã có bọc một lớp bột mỏng và chiên lên truớc . Cà-ri rau cải có khi chỉ có chix pea hay đậu trắng . Mình còn học đuợc cà-ri chỉ có khoai tây nấu với bông cải trắng nhưng ăn rất ngon .


Sau cuộc tấn công Fallujah, bác sĩ Khan được cho về lại Mỹ sau hơn 10 tháng ở Iraq . Hôm chia tay, mọi nguời đều ra tiễn và ông có chút nghẹn ngào . Hôm ăn tối cuối cùng, ông có nói với anh phục vụ bằng tiếng Hindi đại khái là ông sẽ về Mỹ , nhưng mỗi tối nhớ mang cho ba thằng em này chút cà-ri . Từ đó, mình trở thành nguời thế bác sĩ Khan để giúp những nguời làm công ở đây khi họ bịnh lặt vặt . Và như thuờng lệ, mỗi bữa ăn tối, tuy chỉ còn ba nguời, nhưng sau khi mình ngồi xuống, anh Islam nguời ấn độ quen vẫn mang đến hai chén cà-ri và hai chén cơm .
Sau khi bác sĩ Khan đi, mình "chính thức" trở thành "bác sĩ gia đình" cho những người Ấn . Thường họ chỉ bị nhức đầu cảm cúm sơ, chỉ cần vài viên Motrin . Hoặc chỉ cần chai thuốc gội đầu có thuốc chống nấm . Một hôm, một ông supervisor người Ấn dẫn một anh người Sri Lanka đến nhà thương gặp tôi . Anh bị tiêu chảy đã nhiều tuần, uống hai lần trụ sinh vẫn chưa khỏi . Nay lại bi đau đến xương đùi . Anh yếu đi không muốn nổi phải nhờ người dìu . Tôi thử máu, chụp hình X-ray . Tất cả đều bình thường . Anh cần phải được đưa lên nhà thương lớn của bộ binh Hoa Kỳ ở Baghdad . Nhưng vì anh là người đi lao động xứ ngoài nên không được hưởng quyền lợi này . Tôi tìm hết cách nhưng cũng không có cách nào để gởi anh . Cuối cùng, hãng thầu Mỹ gởi anh về quê quán ở Sri Lanka . Trước khi anh đi, những người đồng hương quyên tiền tặng anh . Tôi góp mấy chục cho anh có chút tiền tiêu khi về quê quán.
Trong trại cũng có một số người Phi cũng đi lao động nước ngòai làm ở PX (Post Exchange) và chỗ giặt đồ . Tôi mến những người Phi vì có tiếp xúc nhiều với họ trong Hải Quân . Người Phi tính tình vốn hiền hậu và tôi cũng nhớ ơn nước Phi đã dung dưỡng nhiều người Việt trên đường đi tìm tự do . Sau vài tháng làm việc ở đây, những người Phi biết tôi là bác sĩ và chắc họ nghĩ vì tôi cũng là người Á Đông nên đến nhờ tôi khám . Bà thì bệnh áp huyết cao; bà thì bị dị ứng .
Một sáng chủ nhật, tôi đang ngồi ăn sáng, anh Islam đến nói có chuyện quan trọng nhờ tôi . Tôi nghĩ chắc lại có ai bệnh hoạn gì . Anh nói tiếp :
"Tôi đưa tiền mặt cho ông, nhờ ông gởi tiền giùm cho tôi cho gia đình bên Ấn Độ bằng Western Union ."
Tôi hơi ngạc nhiên vì làm gì có Western Union ở Iraq. Anh tiếp theo, "ông nhờ người bên Mỹ gởi giùm cho tôi". Bây giờ thì tôi đã hiểu .
"Vậy lúc trước anh gởi bằng cách nào""
"Dạ, tôi nhờ một người Pakistani nhưng bây giờ ổng không làm nữa."
Tôi nhớ lại những năm đầu 80, gởi tiền ở Mỹ về cũng không phải dễ dàng, cũng qua nhiều ngõ nghách khác nhau . Tôi nghĩ bụng sẽ nhờ thằng bạn thân đang ở Orange County gơi giùm là tiện nhất . Tôi hỏi, "vậy anh tính gởi bao nhiêu ""
Islam nói nhỏ, "tôi ... gởi một ngàn năm trăm dollars . Tôi đưa tiền cho ông bây giờ được không "" Tôi hơi giựt mình vì số tiền hơi lớn .
"Thôi để tôi e-mail cho bạn tôi trước, để hai ba bữa nữa mình tính tiếp ."
Chỉ còn hơn tháng nữa, tôi đã hết nhiệm kỳ và sẽ trở về Mỹ lại . Như ông bác sĩ Khan đã làm lúc trước, tôi cũng sẽ giới thiệu nguời thay thế tôi với những người Phi, Ấn dễ thương này . Một là để bà bác sĩ thay tôi có món cà ri cay và thơm để ăn đổi miệng . Nhưng chính là tôi muốn có một người thay tôi giúp đỡ những người đi lao động xa xứ này khi họ bị trái gió trở trời.

Camp Fallujah, Iraq, 2005
HAN Q. BUI

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,573,282
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến