Hôm nay,  

Giai Điệu Quê Hương & Ly Rượu Mừng

08/02/200500:00:00(Xem: 104650)

Người viết: THUỶ NHƯ
Bài số 680-1255-26-vb3-080205

Trang báo Viết Về Nước Mỹ hôm nay là tất niên năm Thân. Sau đây là bài viết về một buổi tất niên và bài hát Ly Rượu Mừng, bài hát sẽ vang lên mừng giao thừa và năm mới Ất Dậu sắp tới. Thuỷ Như là tác giả hai bài viết “Người Lao Công” và “Mây Trắng Trên Đầu Mẹ” đã phổ biến từ lâu. Cô hiện là cư dân Orange County và đi dạy tại một trường trung học ở Los Angeles.
*
“Vị tướng yên lặng một giây. Ông nhìn từng gương mặt của khán giả rồi chậm rãi dạo đàn. Giọng ông trầm ấm cất lên một làn điệu dân ca của xứ sở. Khán giả như bất ngờ với giọng hát truyền cảm của ông, giọng hát gởi gắm cả tấm lòng của ông đối quê hương. Rồi giọng ông chợt nghẹn ngào vì xúc động. Người vợ bước ra nối tiếp giọng hát của chồng. Phía bên dưới, khán giả cũng nhẩm theo bài hát. Ông nhìn họ với ánh mắt khích lệ và rồi đưa tay ra hiệu. Bài dân ca vang lên mỗi lúc một lớn dần. Và cuối cùng tất cả khán giả cùng đồng ca với vị tướng bài hát của quê hương nước Áo, mặc cho bọn lính Đức đang vây quanh tay lăm le những khẩu súng sẵn sàng nhả đạn.”
Đó là một cảnh tôi xem trong bộ phim “Giai điệu tuyệt vời – The sound of music.” B ộ phim được bình chọn là một trong hai mươi bộ phim hay nhất của thế kỷ. Tôi đã coi bộ phim naỳ ít nhất là ba lần. Lần nào cũng vậy, tôi phải bật cười với những trò chơi nghịch ngợm của đám con ông tướng ấy. Tôi hát theo những bài hát trong phim. Tôi hồi hộp với những hiểm nguy mà gia đình ông phải đương đầu và tôi vui mừng khi thấy họ thoát được nanh vuốt cuả quân Đức. Mỗi cảnh trong phim thật lôi cuốn nhưng cảnh cả nhà hát đồng ca bài hát quê hương vẫn làm tôi suy nghĩ nhiều nhất. Tôi nhiều lần tự hỏi có thể nào có một cảnh như vậy trong đời thường. Làm sao mà cả đám đông không hề có một sự sắp xếp trước lại có thể cùng hòa giọng trong một bài hát"
Và tôi đã bắt gặp cảnh ấy nơi Hội thánh tôi đang sinh hoạt. Đó là đêm Văn nghệ mừng Xuân của Hội thánh và tôi hân hạnh được mời làm MC. Chương trình diễn ra thật suông sẻ và vui nhộn với đủ các màn ca múa nhạc kịch với các diễn viên từ đủ các hạng tuổi. Tiết mục cuối cùng là thi hoa hậu do các bà trong ban Phụ nữ trình diễn. Chẳng hiểu vì lý do gì nhưng khi tôi vừa giới thiệu xong thì một cái đầu ló ra từ phía cánh gà bảo tôi: “Chưa chuẩn bị xong, chị mời khán giả hát một bài trong khi chờ đợi.” “Hát bài gì bây giờ"” “Bài gì cũng được. Chị lưạ đại một bài có trong tờ chương trình đó.” Tôi cầm xấp bài hát lật nhanh và nói thầm: “ Mấy bài này hát hết rồi. Không lẽ hát lại.” Mắt tôi sáng lên khi giở đến trang cuối. “May quá. Còn một bài.” Tôi nhủ thầm. Đó là bài hát “Ly Rượu Mừng” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương.


Tôi vội vàng mời khán giả cùng hát bản nhạc xuân đó trong khi chờ đợi tiết mục cuối cùng. Tôi cất giọng: “Ngày xuân nâng chén ta chúc nơi nơi. Mừng anh …” “Ơ, cái gì thế này"” Tôi thầm kêu lên trong đầu khi thấy trang kế tiếp trống không. Người nào đó đã quên copy trang cuối. Tôi lúng túng nhìn xuống khán giả và lẩm nhẩm hát theo trí nhớ. Một vài người đang lật tìm dòng nhạc kế tiếp nhưng rồi tất cả cùng say sưa hát vang khúc nhạc xuân. Tôi chưa bao giờ thấy qúy vị trong Hội thánh tôi hát thuộc lòng một bài hát nào cả. Nhưng lúc này đây tôi thấy mọi người đang hát. Từ các em nhỏ cho đến người lớn, các bà và các ông. Tôi tròn mắt ngạc nhiên không hiểu tại sao họ lại có thể thuộc bài hát đến vậy. Tôi chợt nhận ra mình cũng hát đúng lời như họ. “Á a a à hát khúc hòa ca thắm tươi đời lính. Nước non thanh bình. Chúc mẹ hiền dứt u tình…” Cả hội trường đang ngân vang một giai điệu mùa xuân. Tôi nhận ra đó chính là cảnh trong phim “The sound of music.”
Tôi đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi của chính tôi hôm nào. Người ta có thể cùng hát lên một giai điệu khi tất cả đều có cùng một tâm trạng. Tôi tin rằng mọi người trong Hội thánh của tôi (cũng có thể là mọi người Việt nam trên toàn thế giới) đều nhớ về Việt nam ngày xưa dù rằng họ đang có một cuộc sống đầy đủ và ổn định nơi xứ người. Ký ức về Việt nam của mỗi người chắc hẳn là không giống nhau. Có thể đó là những tháng ngày vàng son trong uy quyền và giàu có. Nhưng cũng có thể là những năm tháng đen tối với nghèo khó và tủi hổ. Đó có thể là một mái nhà êm ấm nơi miền quê hay đó là cái lạnh tái tê nơi gầm cầu phố chợ. Dầu vui hay buồn, Việt nam vẫn là một nơi không thể quên được trong trí nhớ của mỗi người Việt nam. Và những giai điệu quê hương cũng vậy. Nó vẫn đâu đó trong tâm khảm của mỗi người để rồi một ngày nào đó cùng bật ra đồng điệu, say sưa như tôi đã thấy trong buổi Văn nghệ mừng Xuân năm ấy.

Thuỷ Như

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,482,980
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2019. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Đây là bài viết cho năm mới của ông.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới là truyện kể cuối năm dễ làm mềm lòng người.
Tác giả lần đầu đến với Việt Báo Viết Về Nước Mỹ, bài và hình ảnh do thân hữu chuyển đến bằng eMail. Mong Huyen Lam sẽ bổ túc địa chỉ liên lạc và tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. Bài đăng 2 kỳ
Đêm Giáng Sinh, mời đọc bài kể về thùng quà đặc biệt nhận từ bưu điện Mỹ. Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Giáng Sinh.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông chụp hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện "Bắc Kỳ". Bài và hình ảnh mới nhất là chuyện tác giả đi làm tình nguyện viên tại Trung Tâm Cứu Trợ nạn nhân của đám cháy Thomas vừa được thành lập tại Los Angeles.
Tác giả là một cựu du học sinh Nhựt Bổn, từng nhập Nhựt tịch, và có tên Nhựt là Yasushi Takasaki. Trước 30 Tháng Tư 1975, ông là chuyên viên Văn phòng Thống Đốc Ngân Hàng Quốc Gia VNCH, hiện cùng gia đình tái định cư tại Vancouver, Canada, từng làm Telemarketer của 2 hãng điện thoại Mỹ. Năm 2012, ông góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên, Thiên Đàng Còn Xa. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Nhạc sĩ Cung Tiến