Hôm nay,  

Soi Ruột Già (colonoscopy)

02/02/200500:00:00(Xem: 154422)

Người viết: HOPHI
Bài số 678-1252-22-vb2-310105

Tác giả là một vị cao niên, cư dân thành phố Fountaine Valley, Nam California, đã góp nhiều bài viết giá trị. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
*
Khi nhỏ ở thôn quê Vietnam, Thanh có nghe lóm ông nội nói chuyện với bạn ông rằng cụ Tú nọ, hay cụ Giáo kia đã qua đời vì bị chứng hạ huyết không chữa được. Thanh cũng đã từng thấy có vài cụ mặc quần trắng mà có vấy máu bầm đen khô phía sau, trông rất nhớp nhúa. Quê Thanh đã nghèo lại thêm thiếu thầy, thiếu thuốc, thiếu học, ai may mắn không bịnh hoạn thì sống lâu, còn ai bị bịnh gì nặng thì cũng chẳng được chữa trị, rồi chỉ sống lây lất và nằm chờ chết. Sau nầy, Thanh mới hiểu là những cụ đó có thể bị bịnh trĩ hay ung thư ruột già, là một trong những bịnh nan y có hạng, đưa đến nhiều tử vong.
Từ khi qua tuổi 40, sang Mỹ, Thanh lâu lâu khoảng nửa năm hay một năm, lại đi cầu, thấy ra nhiều máu đỏ tươi. Lão hơi lo sợ, nhưng rồi ruột lại bình thường trở lại, thì lão lại quên chuyện ấy đi. Rồi chứng ấy trở lại một vài lần rồi lại hết. nhưng về sau nhịp độ xảy ra tăng hơn trước. Lão lại còn nghe có người nói đó là một biểu hiện trầm trọng. Vào cuối năm 1989, sẵn lúc bị cảm cúm, lão khai với bác sĩ gia đình về chuyện lâu lâu bị ra máu... Bác sĩ liền giới thiệu đi chụp quang tuyến ruột và dạ dày.
Bác sĩ chuyên về quang tuyến cho toa uống cả một gallon nước lọc pha thuốc xổ và nhịn ăn để rửa sạch ruột, một ngày trước. Rồi vào buổi sáng tiếp đó chụp quang tuyến, bác sĩ cho Thanh nằm trên bàn, bôm một dung dịch màu trắng (chắc có chất barium phát quang) cũng khá đau vào ruột, theo ngả hậu môn. Dung dịch thuốc nầy chảy vào có thể nhìn thấy trên màn truyền hình. Xong Thanh được đưa chụp quang tuyến dạ dày và ruột.
Bác sĩ quang tuyến nhìn film và ghi kết quả: "hình như có những polyps ở vùng ruột già, cần phải được soi ruột già cho chắc. (polyp là những cục bướu nhỏ bằng hạt đậu hay trái nho nhỏ đeo vào thành ruột bằng một cái cuống nhỏ, thỉnh thoảng có thể sưng lên làm trở ngại sự lưu thông ở ruột già và tự chảy máu).

Nhận kết quả X-ray, bác sĩ gia đình lại giới thiệu đi bác sĩ T. chuyên khoa về đường tiêu hóa. Năm đó vùng Little Saigon nầy, Việt Nam chỉ có bác sĩ T. chuyên khoa lâu năm về bộ tiêu hóa (đường ruột), tốt nghiệp bên Pháp và tu nghiệp, lấy license hành nghề tại Mỹ. Thanh lại phải nhịn ăn, uống một gallon nước lọc hòa thuốc xổ rửa ruột một ngày đêm, rồi sáng đến cho bác sĩ nầy soi ruột. Bác sĩ dùng dụng cụ soi xem xét bên trong và xác định có những polyps. Thanh rất sợ mình có thể bị ung thư ruột già nên rất buồn lo.
(Nhưng chợt nhớ lại bản tin rằng khi tổng thống Reagan mới lên nhậm chức chưa bao lâu, ông cũng bị soi thấy có polyps nghi là ung thư và phải đi bịnh viện giải phẫu. TV và báo chí loan tin như là ông bị ung thư đến nơi rồi vậy, may sau đó, có tin ông không có vấn đề gì trầm trọng. Nhớ lại tin nầy, Thanh cũng có hơi yên tâm một phần nào.)
Rồi Bác sĩ T. nầy cho hẹn ngày giờ, lên tại trung tâm Vincent giải phẫu ở Los Angeles để cắt bỏ những polyps ấy. Lại nhịn đói, uống một gallon nước thuốc xổ một ngày trước, rửa sạch ruột. Rồi nhờ người chở lên đó theo hẹn để bác sĩ T. cắt bỏ cho.
Trong phòng giải phẫu nầy đã có sẵn một chuyên viên người Mỹ phụ giúp bác sĩ T. Bác sĩ dùng một loại thuốc tê định vị (local anesthesia) cho tê một vùng ruột già chỗ cần giải phẫu cắt bỏ polyps. Nên Thanh không thấy đau đớn gì, vẫn tỉnh táo, và có thể hỏi chuyện với bác sĩ. Bác sĩ T. cho biết là ông dùng một dụng cụ kiểu như cái chóng bắt chó để cắt những polyps nầy.(một sợi kim loại nhỏ cuống cong trên một đầu ống, tròng vào cuống polyp rồi rút dây siết lại, cắt đứt cuống rồi gắp ra). Và dùng điện để đốt gốc. Công việc lụi hụi cả giờ mới xong. Các polyps thấy bằng đầu ngón út, và đầu đũa đã được gắp ra, bỏ vào một lọ plastic nhỏ đem đi làm biopsy. Tức là lấy một số tế bào, định hình và khảo nghiêm qua kính hiển vi, quan sát nhân của những tế bào nầy phát triển bình thường hay hỗn loạn gây ra ung thư. Việc làm nầy cũng nhanh chóng, nên Thanh được bác sĩ cho biết ngay trước khi ra về, rằng những polyps nầy là những cục bứu hiền mà hay sưng phồng ra máu, rất may không phải là bướu (polyp) ung thư,. Thanh thở phào mừng rỡ và quên hết mọi lo âu.

Được người nhà chở về, theo chỉ dẫn của bác sĩ, Thanh phải chỉ ăn gelatine vài ngày rồi mới ăn uống bình thường trở lại. (Gelatine là những gói bột, nhiều màu mua ở siêu thị vế hòa nước sôi, để nguội cho đông lại như xu xoa rồi mới ăn. Thức ăn nầy có vị chua ngọt, có màu xanh, đỏ, hoặc vàng, ánh sáng xuyên qua, ăn vào thấy cũng khỏe, nhẹ nhàng, và đỡ đói.
Trước khi giải phẫu cắt polyps, bác sĩ cũng đã cẩn thận cho đi thử máu, để phòng những phản ứng bất thường có thể xảy ra khi giải phẫu (như trường hợp máu không đông) và đã có cho Thanh một copy kết quả. Tất cả đều bình thường, duy có lượng Cholesterol và triglyceride là khá cao. Nhưng vào những năm ấy, các bác sĩ không chuyên bịnh tim mạch không để ý đến vấn đề nầy.
Bẵng đi một thời gian sáu bảy năm, Thanh đi cầu không thấy chảy máu. Một hôm gặp lại bác sĩ T. trong một đám tiệc, bác sĩ hỏi đã lâu rồi, có nhờ ai khám soi lại hay không, và khuyên nên đi soi lại. Nhưng lần lữa mãi vì Thanh ngại phải qua các giai đoạn hơi nhiêu khê, nên lần lữa chần chừ mãi chưa đi và vì cũng có tính lo sợ việc chẩn đoán, bói ra ma quét nhà ra rác.
Về sau, với thời gian, lớp trẻ Vietnam tốt nghiệp ra nhiều bác sĩ chuyên khoa đủ các ngành, mở nhiều phòng mạch ở Little Saigon, thường tổ chức các cuộc thuyết trình về bịnh lý chuyên môn ở các bịnh viện trong vùng. Thanh cũng thường đi nghe và biết thêm về bịnh ung thư ruột già cũng thật đáng sợ, và đi cầu ra máu (hạ huyết) cũng là một triệu chứng. Các bác sĩ chuyên khoa nầy khuyên những người trên 50 tuổi, dù không thấy triệu chứng gì cũng cần phải đi soi ruột để đề phòng ung thư ruột già. Thanh nghe cũng lo lắm vì mình lâu lâu đi cầu cũng thấy có máu đỏ trở lại như trước kia.
Cách đây 5 năm, Thanh cũng biết có người quen bị ung thư ruột già, khám phá muộn, phải giải phẫu cắt bỏ phần ruột già gần hậu môn bị ung thư, và chuyền ống nối vào phần ruột còn lại, cho phân ra bên hông và chảy vào một túi plastic, lúc nào cũng mang sát bên người. Tự động phân chảy ra, lúc đầy túi thì tự thay túi khác. Thỉnh thoảng bị chảy máu ở chỗ da tiếp với ống dẫn từ ruột ra. Mọi sinh hoạt rất là bất tiện, hôi hám, và khổ sở. Sống trong cảnh chờ chết rất là buồn phiền. Ông ấy đã qua đời cách đây mấy tháng.
Trong những năm gần đây, Thanh lại lâu lâu lại thấy đi cầu có nhiều máu đỏ tươi, rồi lại hết hẳn cả năm không sao cả. Thanh để ý thấy nếu ăn vật gì cay nóng thì dễ bị ra máu hơn là ăn uống thức gì mát, nhuận trường. Trong gần một năm vừa qua, mỗi buổi sáng, Thanh uống một ly bự nước rút ra từ 5 thứ rau quả gồm Cần Tây, Khổ qua, Dưa Leo, Táo Xanh và Ớt Chuông, lão thấy ruột mát mẻ dễ chịu hơn. Thanh cứ hẹn rày, hẹn mai, diên trì sự đi soi ruột trở lại. Vả lại lão Thanh tuổi trẻ đã qua mà tuổi già chưa đến, không có công việc full time, không có bảo hiểm y tế nào cả. Ốm đau đi bác sĩ, thuốc men đều phải trả tiền mặt, không tương xứng với khả năng lão chút nào.
Khi đã bước vào tuổi già, như cái xe cũ mòn mỏi, càng bịnh lắm chỗ, không chỉ có một thứ bịnh. Nếu phải trả tiền mặt, đi soi ruột như vậy, chỗ nào cũng đòi hơn 800 dollars. Thanh nghe nói, các bác sĩ, nha sĩ thường than phiền là Medicare trả quá ít, nhưng họ vẫn vui vẻ nhận bịnh nhân loại nầy. Theo sự suy nghĩ nông cạn của lão, ở Mỹ nầy ai làm bất cứ nghề gì được trả tiền tươi dollar xanh tại chỗ bỏ túi là ngon hơn cả, muốn khai báo để đóng thuế hay không thì tùy ý, thường thì không. Khi xài cũng dễ, chỗ nào cũng hoan nghênh, thông thường dễ hơn check hay credit card, tại sao họ thường lấy bịnh nhân tiền mặt cao hơn giá Medicare trả. Còn thuế suất (Tax bracket) bác sĩ cũng đóng gần tối đa rồi. Thuế đóng nhiều ai cũng than, đóng nhiều mới giàu. Sợ đóng nhiều thì thâu chi cho nhiều. Nên một hôm, gặp con làm bác sĩ cho Kaiser Mỹ về ăn giỗ, lão đem suy nghĩ nầy ra hỏi cho vui. Lão được giải thích rằng các phòng mạch nhiều chi phí tốn kém, chính phủ trả ít, gặp đám nào trả tiền mặt phải tính cao hơn để đền bù thêm mới phải chứ. Bán dịch vụ cho chính phủ là bán sỉ bán dịch vụ cho vài tư nhân là bán lẻ, phải bán mắc hơn mới phải. Cũng một vấn đề mà hai người nhìn hai phía khác nhau. Ai cũng có lý cả. Lão mới vỡ lẽ thì ra thế.

Tuy già, mà giấy tờ thì trẻ hơn, nhưng tháng qua, cũng phải đến lúc đáo hạn để Thanh có medicare. Bác sĩ gia đình cho giấy lão đi bác sĩ Z. chuyên đường tiêu hóa, soi ruột già. Lần nầy, Thanh thấy đơn giản hơn: Gọi phone xin cái hẹn, Thanh đến cho bác sĩ hỏi chuyện qua, rồi cho một cái hẹn khác, 8 giờ sáng đến một Trung tâm Giải phẫu (Surgery Center) ngay tại vùng Little Saigon để soi ruột và cắt bướu luôn một lúc nếu có.
Bác sĩ Z. cho một tờ hướng dẫn để bịnh nhân tuân theo và sử dụng thuốc trước ngày hẹn soi ruột và một toa thuốc gồm một gói thuốc bột, 2 viên thuốc sổ nhỏ và hai ve thuốc nước nhỏ.
Theo tờ hướng dẫn cho ngày trước khi soi ruột: Ăn sáng như bình thường, trưa ăn thức ăn lỏng như cháo hay phở (không có thịt và rau), và bắt đầu từ đó đến hôm sau không ăn gì nữa cả. Xong lấy thuốc bột ra hòa với khoảng 30oz cỡ lon beer là 12 oz) chia uống làm 3 lần, xong uống 2 viên thuốc sổ nhỏ với nước trong. Thấy ngay công hiệu là đi xổ rất nhiều, có thể uống thêm nhiều nước cho xổ nhiều để sạch bụng hơn. Sáng sớm, một giờ trước hẹn, lấy ve thuốc nước bôm vào hậu môn để đi xổ một lần nữa, rồi 30 phút trước hẹn lại bôm một ve thuốc nước nữa, xổ thêm lần nữa là sạch ruột, rồi đến Trung Tâm Giải phẫu đúng giờ hẹn 8 giờ sáng.
Thật không ngờ, ngày nay Bác Sĩ Vietnam tổ chức, một trung tâm giải phẫu rất sang trọng, sạch sẽ, chu đáo tuyệt vời. Trung tâm nầy có hơn chục người rất thanh lịch, làm việc, theo phân công, thứ tự, nhịp nhàng đâu ra đấy.
Đến phòng ngoài, xác định đúng giờ, đúng chỗ, trình căn cước, thẻ medicare điền giấy tờ bịnh sử, xong được một cô y tá ra đưa vào phòng trong, phát cho một túi plastic và áo bịnh nhân, chỉ bảo vào rest room thay đồ. Dồn hết áo quần vào túi plastic, bận áo bịnh nhân, xong ra nằm trên một chiếc giường nhỏ, có màng vải bao quanh. Rồi một cô y tá khác lại đến đo nhiệt độ và áp huyết. Rồi cô khác lấy băng plastic nhỏ đeo vào cổ tay có tên tuổi binh nhân. Xong bác sĩ Z. rất đúng lúc, vào chào hỏi vui vẻ. Xong một cô y tá khác đến treo một túi serum nhỏ trên đầu giường, châm kim vào mu bàn tay Thanh, chuyền serum nhỏ giọt và tĩnh mạch. Xong lại một cô khác đến đẩy cả giường vào phòng kế đó đặt giường vào giữa vị trí một màn ảnh monitor 19" hiệu Olympus của Nhật, cạnh một máy đo nhịp tim và một máy dùng soi ruột cũng hiệu Olympus phía đối diện monitor. Rồi một cô và một cậu chuyên viên vào đứng 2 bên vừa điều chỉnh, kiểm soát máy móc, vừa trò chuyện thông thường với nhau.
Xong hai người nầy bước ra, tiếp theo một thanh niên Vietnam tuấn tú bước vào, tự giới thiệu là Dr. X. chuyên viên tê mê. Dr. X lấy một ống thuốc nước chừng 5 cc chích vào ống plastic đang chuyền serum. Thanh thấy mình thuộc thành phần phó lão thường dân, mà khi đến bịnh viện, được bác sĩ, và nhân viên y tá đối xử rất lịch sự, thân tình, tận tụy. Mọi y dược phí sẽ do nhà cầm quyền thanh toán nhanh chóng và sòng phẳng, không những thế mà hằng tháng chính quyền còn tự động chuyển tiền vô trương mục mình sáu bảy trăm dollars cho chi tiêu không thiếu thốn gì cả, ở nhà điều nhiệt, đi xe hơi cũ chúng phế còn láng cón, cũng máy lạnh máy sưởi, cũng như bộ trưởng, có nhân quyền, nhân phẩm, và được luật pháp đối xử công bình. Cảm thấy mình có phước quá, so với các cụ già ở Thiên Đường của Đỉnh Cao Trí Tuệ, bị bỏ lê lếch đói không có mà ăn, đừng nói chi đến được chửa bệnh và đi xe hơi.
Thanh thấy Dr. X chích thuốc vào rất thoải mái và dễ chịu, rồi ngủ hồi nào không hay, trong khoảng thời gian non tiếng đồng hồ. Thanh ngủ êm đềm ngon lành, không có cảm giác gì cả.
Bỗng Thanh nghe tiếng cô y tá nói điện thoại với người nhà của mình rằng khám bác Thanh sắp xong, đem xe đến đón về. Thanh tỉnh giấc nhìn thấy mình nằm giữa khung màng vải, không phải chỗ có máy và monitor nữa. Bác sĩ Z. bước vào, cho biết soi xong rồi. Chỉ có 4 bướu nhỏ đã cắt, và làm biopsy không có ung thư. Ba năm nữa, sẽ đến để soi lại.
Xong cô y tá bước vào, đưa túi áo quần và bảo Thanh vào rest room thay lại. Thay đồ xong Thanh bước ra, thấy bác sĩ Z.đang ngồi ở bàn giấy chính giữa phòng nói chuyện với mấy người khác. Bác sĩ Z. đưa cho Thanh một tấm giấy láng dày do computer in ra, gồm in 4 tấm hình màu nhỏ chụp từng chỗ có polyp (bướu) bên trong thành ruột già đã được cắt, và sơ đồ ruột già có ghi vị trí các polyp nhỏ nầy. Có ghi kích thước, tính ra cỡ bằng hạt đậu xanh, đậu nành, như cái mụt nhọt ở thành ruột già. Kèm theo một tờ ghi kết quả và việc bác sĩ đã làm và hướng dẫn Thanh sau khi về nhà.
Y khoa ngày nay kỳ diệu thật, khúc ruột già giống hình dấu hỏi hay chữ U úp xuống, dài khoảng 1.5 m, bên trong gồ ghề, mà khoa học kỹ thuật có thể đưa ống kính camera digital video thật nhỏ chuyển hình lên màn ảnh monitor và printer in ngay ra hình trên giấy quá rõ ràng, Thanh không thể nào tưởng tượng nổi. Nguyên lý ánh sáng truyền theo đường thẳng, mà nhờ phát minh ra fiberoptic làm cho ánh sáng có thể truyền đi quanh co. Kỹ thuật và phát minh về quang học, về điện tử, và điện toán phức tạp được kết hợp tài tình. Thanh cảm thấy hãnh diện đối với người Âu Mỹ, vì người Nhật (Á Đông) đã nghĩ cách chế tạo ra những máy móc tối tân nầy cho cả thế giới đều xài, và thế hệ trẻ tỵ nạn Vietnam, đã tổ chức và hoạt động (running) trung tâm giải phẫu nầy, chuyên môn kém gì những chuyên viên Âu Mỹ.
Xong cô y tá đưa Thanh ra cửa sau, thì vừa lúc xe người nhà đến đón cũng đến nơi, Thanh ra về thơ thới ngồi xe ấm áp trong gió lạnh mùa đông. Trong lòng Thanh rất kính phục và cảm ơn sự chuyên môn của các bác sĩ và nhân viên trung tâm giải phẫu nầy đã làm việc rất là nghề nghiệp, nhịp nhàng, phối hợp, nhanh chóng và hiệu quả. Mỗi nhân viên được phân công và thi hành phần việc của mình nhịp nhàng, theo thứ tự đâu ra đó, có thể so sánh như trong một kỹ nghệ dây chuyền (assembly line) hay trong một ban hòa tấu (orchestra), hay trong một show diễn xuất.
Ngày hôm sau Bác sĩ Z. có gọi điện thoại vấn an Thanh, xem có vấn đề gì liên quan xảy ra không. Thanh trả lời là mọi việc an bình, không gì bất thường và cảm ơn, và mấy ngày sau đó, nhân viên Trung Tâm Giải Phẫu cũng có gọi phone thăm hỏi. Chứng tỏ một sự quan tâm và trách nhiệm.
Lão Thanh nhờ viết bài nầy để nói ra lòng cảm ơn chân thành đến tất cả quí vị trong giới y khoa trước sau, cảm ơn tất cả mọi người liên quan trong một xã hội có nhân tình, nhân ái nầy. Đồng thời cũng nhắc nhở quí đồng hương, trên 50 tuổi, nên đi soi ruột để đề phòng bệnh ung thư ruột già. Khám phá càng sớm càng dễ chữa trị hơn. Nếu không có mầm bịnh thì lại càng mừng và yên chí lớn. Dù có bận công việc làm ăn, thì cũng chỉ cần mất một buổi chiều và một buổi sáng hôm sau là xong. Rất thoải mái và không có gì bất tiện đáng kể, nên quí vị không nên diên trì lâu. Nếu vị nào không có bảo hiểm hay Medicare, và phải trả tiền mặt $800 thì cũng rất hợp lý, và đáng giá, vì công sức, vốn liếng của giới liên quan đã chi ra cũng không phải là ít trong lãnh vực nầy. Và lâu lâu quí vị mới phải soi khám chứ đâu phải làm hoài. Chi tiêu về y tế cho bản thân, nghĩ cho cùng, phải là chi tiêu ưu tiên và khẩn cấp. Thêm nữa, đồng dollar của quí vị cũng giúp cho khoa học kỹ thuật của thế giới càng thêm tân tiến. Cầu mong mọi người được mãi khỏe mạnh và sống trong an vui.

Hồ Phi

Ý kiến bạn đọc
09/01/202306:10:15
Khách
Cảm ơn lão Thanh, chị biết rất chi tiết về việc đi soi ruột, vì cũng đang cần tìm hiểu để đi soi nên thật cảm ơn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,322,740
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.