Hôm nay,  

Con Sẽ Về

01/02/200500:00:00(Xem: 102749)

Người viết: LÊ KHANH
Bài số 676-1250-20-vb7-290105

Tác giả Lê Khanh, trước 75, dạy trung học ở Việt Nam. Sang Mỹ, làm công chức tiểu bang, đã về hưu. Thay vì viết chuyện xẩy ra ở nước Mỹ, ông nêu lên câu hỏi chưa từng được trả lời “Liệu có người Mỹ mất tích ở Việt Nam nào còn sống không"” Bài viết sau đây, theo tác giả, được phỏng theo ý truyện ngắn “Missing” của Robert Olen Butler, viết từ năm 2001.
*
Hắn đứng đấy, trầm ngâm dưới tàng cây cổ thụ lớn nhất làng. Trên cây treo lủng lẳng mấy ông bình vôi người ta treo để thờ thần. Tay hắn mân mê tờ báo mới mượn lại của người anh vợ. Hắn không đọc được chữ Việt. Hắn nhìn chăm chăm vào bức ảnh đăng trên tờ báo, bức ảnh một chú lính Mỹ, mái tóc bù xù ép dưới chiếc mũ lính không quân, bao lấy khuôn mặt non choẹt của chàng trai chừng hai mươi tuổi. Đôi mắt hơi nheo lại, hai ngón tay chụm vào nhau nâng niu điếu thuốc lá đậu trên đôi môi non nớt.
Bức ảnh có một kỳ lực thu hút hắn. Còn ai vào đấy nữa. Đó chính là bức ảnh của Roger Smith hai mươi lăm năm về trước , mặc đồng phục không quân, trên tay lập lòe điếu thuốc lá cho ra vẻ bụi đời. Hắn còn nhớ đó là buổi hắn mới tốt nghiệp mãn khóa truyền tin và về thăm nhà. Bố hắn kéo hắn ra trước cửa nhà chụp một bức ảnh kỷ niệm ngày đăng khoa của cậu trai cưng.
Bức ảnh được đăng trên các báo Mỹ Việt, chứng tỏ gia đình hắn, và tổ quốc thân yêu của hắn vẫn đang tìm kiếm hắn, một quân nhân Mỹ được coi là mất tích trong cuộc chiến Việt Nam. Bức ảnh đăng trên một tờ báo Việt, với hàng tít lớn phụ đề Anh ngữ: "Roger Smith, mất tích ngày ...tháng.. năm tại Việt Nam xin liên lạc gia đình. Ai biết xin cho tin tức, sẽ hậu tạ".
Màng lệ mỏng , từ lúc nào kéo mây trên mắt hắn, đã chớp xuống hai giọt nóng trên đôi má rám mùa mưa nắng của đồng ruộng Việt nam.
Hôm qua anh vợ hắn, anh Trí, hớt hải ôm tờ báo từ đình làng về. Anh cuống cuồng gọi vợ anh, chị Nuôi, em ruột anh, chú Tín, và cả vợ hắn, cái Tâm, vào gian nhà giữa. Cả bọn xúm vào xem bức ảnh một quân nhân Mỹ bị mất tích đăng ở trang đầu. Chú lính Mỹ còn rất trẻ, trạc hai mươi tuổi, tay cầm mẩu thuốc lá, đứng tựa gốc cây đào trước cửa nha,ø đã là đề tài bàn cãi sôi nổi của gia đình vợ hắn. Anh Trí khoát tay gọi hắn: "Chú Rô ơi, vào đây cho xem cái này."
Trong khi hắn chăm chú nhìn vào bức ảnh của mình, cả nhà vợ hắn theo dõi quan sát xem phản ứng của hắn ra sao. Cuối cùng, anh Trí hỏi hắn: "Chú Rô nghĩ thế nào" Phải chính ảnh chú ngày trước không"" Hắn đưa trả người anh tờ báo, chậm rãi nói: "Đúng là ảnh chụp hồi em 19 tuổi, chụp ở nhà lúc vừa mãn khóa huấn luyện."
Chị Nuôi ngắt lời: "Sao họ lại biết chú ở đây nhỉ". Anh Trí trả lời: "Thì họ đoán phỏng vậy thôi. Mà tờ báo này in ra cho cả nước chứ riêng gì mình. Biết bao nhiêu người Mỹ cũng mất tích, đâu phải chú Rô là người duy nhất".
Hắn mượn tờ báo, rút lui khỏi vụ bàn cãi. Hắn biết họ đang bàn tán có nên giúp hắn trở về quê hương hắn, một vùng đất thân yêu hắn đã rời bỏ lâu ngày, vùng đất mà họ đã có thời cho là thù nghịch.
Hắn bước ra khỏi căn phòng, ngồi thụp xuống gốc cây, ôm đầu thổn thức. Những mảnh đời vụn vỡ từ trong ký ức bỗng hiện ra, chắp lại với nhau, đưa hắn trở về những tháng ngày thần tiên của tuổi thanh xuân.
Căn nhà sơn màu xám nhạt. Hai gốc đào trồng bên vệ đường nở những cánh hoa màu hồng nhạt. Trước sân nhà có một dãy hoa hồng Jackson&Perkins mà cha hắn nhiều công vun sới. Bốn bụi thông xanh hình nón, dăm cây rhody màu đỏ, màu vàng trổ bông rực rỡ mỗi độ xuân về. Sau nhà là cái deck bọc vòng quanh, trên có mái. Một dãy các chậu hoa treo đủ màu sặc sỡ do mẹ hắn trồng vào mỗi năm vào mùa hè.
Những ngày nắng đẹp, cả gia đình thường ăn cơm chiều ở deck. Chiếc bàn kiếng luôn luôn có bình hoa pha lê mà mẹ cắm vào đó đủ loại hoa có sẵn trong vườn nhà. Hắn nhớ đến căn bếp ấm áp trong đó gia đình tụ họp ăn sáng. Mẹ hay làm pancake mềm nóng, rưới maple syrup vào thật là tuyệt. Vào những sáng cuối tuần, mẹ chiên trứng, sausage để ăn với biscuit thơm mềm trong màu sauce vàng nhạt. Hắn nhớ những sợi spaghetti vàng óng được trải lên bằng một lớp sauce có thịt bò băm trộn với cà chua và gia vị của một thứ recipe chỉ một mình mẹ có. Hắn nhớ những buổi hắn và em gái hắn, Janine, vòi mẹ cho tiền order một cái pizza đayà xúc xích, thịt băm, jambon và phó mát.
Hắn còn nhớ một lần tại trường trung học, hắn đã phá kỷ lục ăn thi "fish and chip" với một tên bạn nổi tiếng ăn khỏe, hắn đã lên lấy tất cả mười lần, tổng cộng mười đĩa trong buổi ăn thi ấy. Tối hôm đó, hắn bị một trận đau bụng khốn khổ. Hắn nhớ những cái Big-Mac thật bự ăn với khoai tây chiên chấm ketchup. Hắn cũng không thể nào quên được những buổi gia đình sum họp vào dịp lễ Tạ Ơn hay Giáng Sinh, căn nhà ấm cúng bầy nhiều thức ăn ngon, đầy quà tặng cùng tiếng nói cười vang vui vẻ.
Căn nhà thân yêu đó, nơi Roger đã sinh ra, lớn lên, hưởng một đời niên thiếu tràn ngập tình yêu của bố mẹ. Cuộc sống gia đình êm ấm trở nên nhàm chán đã làm cậu trai 18 tuổi muốn dứt áo ra đi trong mộng hải hồ, kiếm tìm kinh nghiệm chiến tranh ở miền đất Á Châu xa lạ. Sau khi học xong trung học, hắn học thêm về vô tuyến truyền tin. Hắn ghi tên tình nguyện vào quân đội Hoa Kỳ rồi đã được thỏa mộng đi "NAM." Buổi chia tay với cô bạn gái thân thiết từ thưở học lớp mười, Roger đã ôm lấy Sandra trong vòng tay với nụ hôn từ biệt trĩu nặng nỗi ngậm ngùi. Đôi mắt xanh của cô bé đầy ắp lệ và mộng hải hồ của chàng trai vừa lớn Roger chưa gì đã vương khói biệt ly.
Hắn nhìn lên khoảng trời xanh, nắng gắt lan tràn thừa thãi trên đồng cỏ. Khí hậu nhiệt đới ở đây có nhiều nắng hơn mưa. Những cơn mưa rào đổ xuống thật phũ phàng, như cơn giông đã ập tới đời lính ngắn ngủi của hắn.


Làng này được đặt tên là làng Gióng, vì là nơi Thánh Gióng sinh ra. Theo lời chị Nuôi kể, Phù Đổng Thiên Vương sinh ra đã ba tuổi mà không biết nói. Khi giặc Ân tới xâm chiếm nước Nam, Phù Đổng Thiên Vương vươn vai cao sáu thước, cưỡi ngưa sắt đánh tan giặc Ân rồi bay về trời. Vì thế dân chúng làng này lập một cái đền thờ Đức Thánh Gióng, nghe nói ngài rất linh thiêng. Mẹ vợ và vợ hắn đến đây cầu nguyện tối ngày.
Ở quê hương hắn, tiểu bang Washington, mưa đều quanh năm, nên cây cỏ xanh tươi, do đó tiểu bang được mệnh danh là tiểu bang xanh. Nơi đó hắn đã sống suốt buổi thiếu thời với cuộc sống vật chất đầy đủ và tình yêu thương đằm thắm của gia đình. Và nơi đây, trong ngôi làng hẻo lánh của miền Bắc Việt cô liêu này, hắn đã lập gia đình, đã sống những năm quan trọng nhất của tuổi trưởng thành, giữa những người không cùng màu da, huyết thống và tiếng nói.
Hắn không bao giờ quên được cái ngày định mệnh đó. Đó là một buổi chiều hè nanég gắt vào năm 1972, chiếc máy bay B 52 mà hắn cùng phi hành đoàn bay ra vùng này để bỏ bom bị lính Cộng sản Bắc Việt bắn rơi. Hắn nhảy dù ra ngoài, nhưng dù bị vướng vào cây. Chân trái hắn bị thương, khiến hắn không chạy được khi dân làng ùa ra bắt. Người ta không nộp hắn cho chính quyền mà giữ hắn lại, chữa lành vết thương và cho hắn nương náu ở làng này.
Gia đình anh Trí đã cưu mang hắn. Hắn đã gặp Tâm, em gái Trí trong một buổi đi gặt lúa chung. Tâm hiền lành dịu dàng như một con cừu nhỏ, đôi mắt đen sáng, nụ cười e ấp. Đặc biệt nàng có bộ tóc dài đến lưng, màu tóc đen như mun. Tâm và hắn được phép cưới nhau với sự đồng ý của cha mẹ nàng và sự giúp đỡ tổ chức của anh chị Trí. Ngày cưới, hắn nắm tay Tâm, bàn tay mềm nhưng hơi khô vì công việc đồng áng. Hắn ôm chặt lấy Tâm, hôn lên môi Tâm khiến nàng bẽn lẽn quay mặt đi trong khi cả họ cười rộ lên thích thú.
Suối tóc mun dài của Tâm, trong suốt những ngày tháng hôn nhân, đã là nguồn an ủi để hắn úp mặt vào đó trong những phút quay quắt nhớ về dĩ vãng, nhớ về quê hương xa tắp. Hắn một mình ôm trái tim đau, nỗi đau biệt xứ:

Tim thắt quặn, đất ngườiï buồn tê tái
Quê hương ơi, mộng đẹp vỡ tan tành.
Ấu thơ rơi buổiø chim bằng gẫy cánh,
Tóc mun em trùm lấp nẻo tương lai.

Nhiều lần hắn nghĩ đến những chiến hữu trong chiếc máy bay định mệnh đó, liệu có ai sống sót không để được gọi là MIA (Missing In Action) như hắn. Ngày hắn mới đến đây, mỗi lần thấy người ta mở nắp chum tương, mùi thum thủm bay ra là hắn bỏ chạy. Giờ đây, hắn đã quen với vị cà dầm tương, cá mắm kho, rau cải mụp cắt trong vườn luộc chấm tương. Đôi khi hắn theo gia đình vợ đi bắt cá, lưới tôm ở sông. Cá rô còn giẫy đành đạch, đánh vẩy lên chiên ròn, chấm nước mắm ớt ăn quên chết. Hắn ăn nhiều đậu phụ để có chất protein, vì ở đây thịt là món xa xỉ, chỉ khi có khách hay lễ lạc, người ta mới mổ gà, mổ lợn để đãi. Hắn không quên khi mới làm quen với dân làng, hắn tưởng các bà các cô có hàm răng nhuộm đen sì là vì họ hóa trang. Về sau hắn mới biết đó là tục lệ xưa phụ nữ nhuộm răng ăn trầu vẫn còn tồn tại.
Hắn nghĩ tới con gái hắn, con Hương "lai", dân làng tặng cho nó cái tĩnh từ ấy vì nó mang hai dòng máu. Con bé đã mười tám tuổi. Nó vẫn giữ hàm răng trắng nguyên thủy. Tóc nó để dài xuống lưng như mẹ nó, nhưng tóc màu hung nâu, dợn sóng. Đôi mắt nó phảng phất màu xanh huyền bí với làn mi cong vút; sống mũi cao và thẳng, đôi môi mọng đỏ khêu gợi làm hắn nhớ đến tài tử Sandra Dee thưở nào. Hắn không hiểu cái phần tế bào nó thừa hưởng từ hắn có ảnh hưởng gì đến cách suy tưởng và tình cảm của nó không, nhưng là cha nó, hắn biết nó là đứa con gái thông minh, dạn dĩ hơn bất cứ đứa con gái Việt nào ở làng này.
Nó có cá tính mạnh, muốn gì là làm cho bằng được. Nó ít thẹn thò e lệ trước những đứa trai làng tỏ ra ngưỡng mộ nhan sắc nó. Nó thích theo bố đi làm đồng, rẫy cỏ, lùa trâu đi cầy bừa, hay cuốc đất trồng ngô khoai. Cha con nó đối thoại với nhau toàn bằng cái ngôn ngữ nơi chôn nhau cắt rốn của nó. Tội nghiệp, con bé không hề biết nó còn có một mớ họ hàng bên nội ở bên kia bờ đại dương. Con bé chưa để ý tới cậu trai nào trong làng, và trong thâm tâm hắn, hắn chưa hề có ý lựa chọn người bạn đời cho nó ở cái làng này.
Hắn đã nhiều khi tự hỏi tại sao hắn đã có thể sống hơn hai mươi năm ở miền đatá tịch liêu này. Gia đình hắn ở chung với gia đình anh Trí, gia đình bố mẹ vợ trong căn nhà vách đấ mái lá này. Hắn và vợ hắn sẽ mãi mãi nằm trên chiếc giường gỗ này, sẽ chết ở căn nhà này, như cha mẹ vợ hắn sẽ chết, như vợ chồng anh Trí sẽ chết. Nghĩa địa sẽ có thêm những ngôi mộ mới của những cư dân trung thành sống chết với ngôi làng sau khi đã sống trọn một cuộc đời tẻ nhạt như nước ốc luộc mà vợ hắn thường dành để nấu bún ốc. Hắn vẫn ngồi bất động. Kỷ niệm xưa ùa về, đem hắn ra khỏi xóm làng Việt Nam này. Hắn, Roger Smith đang trở về sống lại những tháng ngày Washington yêu dấu.Những tháng tư xanh ướt vị April showers, những mùa hè rạng rỡ trên đỉnh núi tuyết vạn niên Rainier, chợ lộ thiên Pike Place, Seattle Center, và, kìa, căn nhà thân yêu màu xám nhạt, với hoa đào chớm nụ,với giàn hồng cười trong nắng, những bông rhody rực rỡ, hình bóng mẹ bên giỏ Fushia màu tím thẫm. Hắn thấy tim rưng rưng trong một niềm thương nhớ mênh mông. Tiếng mẹ thì thầm êm ái vọng tới từ bên kia Thái Bình Dương: "Dear son, we are waiting for you. We love you." Hắn thì thào: "Mom and Dad, I love you too. I miss you. I will come back home some day."
Hắn chùi nước mắt đứng dậy, lầm lũi theo con đường làng nhỏ hẹp trở về căn nhà Việt nam vách đất mái tranh trong đó vợ hắn đang lui cui bên bếp lửa nhặt rau, vo gạo cho bữa cơm chiều. Một bữa cơm như bao nhiêu bữa khác. Cũng rau cải luộc chấm tương, tí cá kho mặn, vài con tôm đồng đỏ quạch. Khói củi bay lên, tan loãng trên không trung, chắc chẳng bao giờ bay tới được tới nơi mà gia đình máu huyết của hắn đang chờ đợi hắn. Hắn lẫm bẩm: "Mai sẽ hỏi anh Trí xem sao."

Lệ Khanh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 841,777,209
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến