Hôm nay,  

Lá Lành Đùm Lá Rách

19/01/200500:00:00(Xem: 248376)
Người viết:
NGUYỄN TRẦN DIỆU HƯƠNG
Bài số 697-1241-11-vb8160105

Nguyễn Trần Diệu Hương, hiện sống và làm việc tại miền Bắc California, là tác giả có giải danh dự Viết Về Nước Mỹ năm đầu tiên, 2001. Cho tới nay, cô vẫn không ngừng góp bài mới và trở thành một trong những tác giả được đọc nhiều nhất của giải thưởng. Bài mới nhất của cô lần này hướng về những nạn nhân của thiên tai sóng thần vừa tàn phá Nam Á.
*

Mất gần hai tiếng đồng hồ loay hoay với con gấu mập tròn đựng tiền để dành cả năm nay, bé An mới móc ra được những đồng bạc cắc, và những tờ giấy bạc bé đã bỏ vào từ sinh nhật năm ngoái. Mỗi năm, bé chỉ "móc ruột" con gấu đựng tiền tiết kiệm một lần vào đúng ngày sinh nhật của mình để "tổng kết tài sản". Hầu hết "tài sản đó" theo gợi ý của ba mẹ được gởi vào quỹ tiết kiệm tên bé, chỉ được phép rút ra khi nào bé đủ 18 tuổi, bắt đầu vào đại học. Số tiền lẻ bé sẽ mua kem từ ice cream truck thỉnh thoảng vẫn chạy ngang nhà. Trong ngăn frozen của tủ lạnh, vẫn có kem mẹ mua về từ chợ, nhưng đó không phải là loại kem bé thích, mà là loại kem mẹ thấy tốt cho sức khỏe của bé. Mỗi năm, một hoặc hai lần, được mua từ ice cream truck bé được tự ý chọn loại kem Nestle vanilla có phủ chocolate và almond bên ngoài.
Năm nay, còn một tuần nữa mới đến sinh nhật bé, nhưng bé móc tiền từ ruột con gấu nâu ra sớm hơn vì bé muốn gởi toàn bộ số tiền để dành cả năm, giúp đỡ cho các bạn nhỏ khoảng bằng tuổi bé ở Indonesia, nhất là các bạn mồ côi đã mất cả cha lẫn mẹ từ thiên tai Tsunami vào cuối tháng mười hai năm 2004. Tiền bé để dành được cả năm từ những đồng tiền lẻ mà bé được lì xì từ các bác, chú, các cô từ dịp Tết năm ngoái đến những đồng quaters mẹ vẫn móc ra từ túi quần của ba mỗi lần giặt quần áo. Cứ thành thông lệ mỗi thứ bảy đến ngày mẹ giặt đồ, bé bưng con gấu mập tròn của mình đến cạnh máy giặt chờ mẹ giũ các túi áo, túi quần trước khi bỏ vào máy giặt. Lần may mắn nhất bé và con gấu có được tờ giấy hai mươi đồng có hình ông Jackson, tổng thống thứ bảy của Mỹ. Lần nào kém may mắn bé cũng được một đồng nickel với mấy pennies, có lần xui nhất không có đến cả một penny, thấy mặt bé đầy thất vọng ba rút từ cái ví nhỏ của ba cho bé một đồng để "nuôi con gấu". Ba mẹ không có thông lệ cho tiền để bé tự mua đồ như các bạn cùng lớp vẫn có khoản tiền "allowance" vài đồng mỗi tuần để được tự ý mua bánh kẹo hay soda từ vendor machine của trường. Ấy vậy mà con gấu của bé cũng no bụng quanh năm và quỹ tiết kiệm của bé ở ngân hàng đều đều tăng lên mỗi năm, vì chỉ có tiền vào chứ không hề có tiền ra.
Năm nay, bé lên mười tuổi đủ để hiểu biết nhiều chuyện của người lớn, hiểu điều gì đang xảy ra quanh mình. Bé đã có dự định vẫn gởi "tiền chẵn" vào ngân hàng như hướng dẫn của ba mẹ, nhưng "tiền lẻ" sẽ để mua mấy cái kẹp tóc đủ màu như con bạn thân Leslie. Nhưng mới đây, khi ngày lễ giáng sinh vừa mới qua, cây thông Noel vẫn còn trong một góc nhà đồ ăn thừa từ bữa tiệc nửa đêm (đêm duy nhất trong năm bé được thức đến quá nửa đêm) vẫn còn chất đầy trong tủ lạnh, thì thiên tai xảy ra ở Châu Á hoàn toàn khác hẳn với thảm họa ngày 9 tháng 11 ở Mỹ do một số người xấu bụng, cuồng tín gây ra. Nhưng cũng giống nhau ở chỗ cả ngàn em bé bỗng dưng mồ côi, cả ngàn người chết đột ngột tức tưởi. Ở trường, ngày đầu năm trở lại trường sau kỳ nghỉ mùa đông, cô giáo và cả counselor đã giải nghĩa cho cả lớp hiểu tại sao có thiên tai, cái gì xảy ra sau một trận động đất lớn, cách cứu giúp những gia đình nạn nhân của Tsunami. Không chỉ từ lớp học, bé và các bạn cũng đã thấy rất nhiều hình ảnh trên báo chí, trên màn ảnh ti vi khi ba mẹ coi tin tức, bé lờ mờ hiểu ra ở đâu đó trên địa cầu không phải ai cũng hạnh phúc cũng no đủ như mình. Ở trường thứ sáu tuần sau, trường sẽ cho bán đấu giá những bức vẽ của lớp hội họa trong số đó bức dán giấy màu có tên là "Thiên thần cũng khóc" do rất nhiều học sinh dán bằng giấy màu theo nét vẽ của thầy dạy lớp hội họa. Để chia xẻ nỗi buồn với những nước bị thiên tai, bức vẽ chỉ được hình thành bằng màu trắng và những màu tối như xám, đen, xanh đậm. Cả trăm học sinh của trường đã cùng góp bàn tay hoàn thành "Thiên thần cũng khóc" có hình những đợt sóng cao vút màu xanh đậm, bãi cát phẳng lì màu trắng, tượng trưng cho sự trống vắng của mặt đất sau khi sóng cuốn trôi tất cả: nhà cửa, cây cối và cả con người ở một góc khác là những mảnh nhỏ màu xám nằm hỗn độn, tượng trưng cho sự sụp đổ sau cơn động đất 9 độ Richter, chôn vùi hàng chục ngàn người Indonesian trong lòng đất. Bức tranh đã được hoàn thành hôm đông người đến trường, tranh trong phòng triển lãm sẽ có bán đấu giá với hy vọng sẽ có thêm một ít tiền giúp nạn nhân của Tsunami.


Đó là chuyện ở trường, ở nhà sắp đến sinh nhật thứ mười của bé, ba mẹ hỏi nếu bé muốn tiền để dành cả năm từ con gấu "bùng binh" thay vì gởi vào "college Fund" của bé sẽ được donate cho các em bé mồ côi ở các nước Nam Á bị thiên tau Tsunami. Bé bằng lòng ngay với ý kiến đó của ba mẹ và còn dồn cả "tiền lẻ", đúng ra để mua cái kẹp tóc màu hồng, matching với con bạn thân Leslie, để gởi vào quỹ cứu trợ của "American Red Cross". Ba mẹ sẽ chở bé đến trụ sở hội American Red Cross để giao toàn bộ số tiền bé để dành được cả năm cho quỹ cứu trợ. Số tiền nhỏ thôi, chỉ có ba trăm lẻ bốn đồng bảy mươi lăm cents, không đủ để đem về những thứ mà các bạn nhỏ bằng tuổi bé đã có trước ngày xảy ra thiên tai, nhưng đó là món quà từ tận lòng thành của bé, để chia xẻ với những người kém may mắn, như tinh thần "lá lành đùm lá rách" của người Việt Nam và tinh thần nhân ái của người Mỹ.
Bởi vì từ nhỏ, ba mẹ đã dạy hai anh em bé rất nhiều điều về đùm bọc, thương yêu về những chia xẻ cần có mà những người may mắn được sống no đủ phải nghĩ đến người kém may mắn. Ba mẹ cũng kể là thời ba mẹ còn trẻ, ba đã từng dừng chân ở trại tỵ nạn Banthad ở Thái Lan, mẹ đã ở trại tỵ nạn Galang ở Indonesia. Hồi đó, mặc dù ba mẹ được nuôi bằng quỹ cứu trợ của UNHCR (United Nationals High Commissions for Refugees- Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc) những người dân của hai nước này đã rất là tử tế với ba mẹ, đã cho ba mẹ và hàng chục ngàn người Việt Nam tỵ nạn ở tạm trong khi chờ được định cư ở quốc gia thứ ba. Bây giờ, giúp đỡ lại họ cũng là một cách để gián tiếp trả ơn.
Cả ba lẫn mẹ điều phải đi làm, bé không có được ông bà nội hay ông bà ngoại ở bên cạnh như nhiều bạn cùng tuổi khác. Nhưng dù rất là bận rộn, ba mẹ cũng dành thì giờ ban đêm và mỗi cuối tuần để nói chuyện với anh em bé. Chừng như chưa đủ, ba mẹ còn dạy anh em bé trong lúc đang lái xe, trên đường chở bé đến trường, đến một club sinh hoạt nào đó, đến trường Việt ngữ, hoặc trong những lần cả gia đình đi chơi xa cuối tuần, ba mẹ đã kể về những ngày mới lớn đầy cơ cực của ba mẹ ở quê nhà sau tháng tư năm bảy mươi lăm, những ngày mà cả ba mẹ sống không có bố (cả ông nội lẫn ông ngoại bị đày ở những trại cải tạo ở miền Bắc Việt Nam) những ngày mà ba mẹ luôn luôn đói bụng vì không bao giờ được ăn uống đầy đủ vì tự nguyện nhường thức ăn cho các em nhỏ hơn. Cho đến bây giờ mỗi lần kể lại, mặt ba buồn hẳn đi, và mẹ thỉnh thoảng vẫn runf rưng nước mắt. Có một thời ở quê nhà, ba mẹ đã bị cả một hệ thống xã hội đẩy vào cảnh khổ, nên ba mẹ luôn luôn đóng góp cho rất nhiều tổ chức từ thiện để giúp người không may ở khắp mọi nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Việt Nam. Bé thấy điều đó rất rõ hàng ngày từ những cái thư cảm ơn của các tổ chức từ thiện, đến các tờ Newsletter kèm theo hình ảnh và tường thuật các công trình cứu trợ gởi về nhà cho ba mẹ. Rất âm thầm lặng lẽ, ba mẹ dù không giàu có lắm, cũng đã thu xếp để giúp người không may hằng năm.
Lần này động đất và sóng thần đã chôn vùi cả trăm ngàn người và làm cả triệu người mất hết từ nhà cửa, tài sản đến cả người thân yêu. Cả nước Mỹ, từ thổng tống đến người lao động bình thường, từ người già sống ở viện dưỡng lão đến các em đều mở lòng từ tâm đóng góp giúp đỡ 11 nước ở Châu Á bị thiên tai. Có những học sinh nhỏ chỉ mới 8 tuổi như em Kyle Sinagra cùng với cô em Jessica Scheye đứng ở góc đường của thành phố Lincoln tiểu bang Nebraska để bán bánh cupcakes lấy tiền giúp trẻ em nạn nhân của Tsunami. Những cái bánh cupcakes homemade chắc là không ngon và fresh như bánh ở bakery nhưng hình ảnh hai em nhỏ đội mũ len quấn khăn quàng cổ đứng ở lề đường giữa mùa đông xám xịt lạnh giá với hai tấm bìa cứng viết nguệch ngoạc "Asia Victims Fund" và "SouthEast Asia Aids, please" đã làm mọi người xếp hàng mua bánh, chắc là không phải chỉ để mua bánh mà còn trả tiền gấp nhiều lần giá trị của những cái cupcake để giúp đỡ các em ở Châu Á và làm hạt giống nhân từ ở trong lòng các em bé Hoa Kỳ sinh sôi nẩy nở mạnh hơn.
Ở một tiểu bang khác, em bé Antonio Cabrera mới 3 tuổi đã được bố mẹ chở tới trụ sở hội American Red Cross địa phương chỉ để giao một bịch nylon, loại đựng sandwich bình thường chứa đầy loại tiền từ pennies đến những tờ giấy mười đồng có hình ông tổng thống thứ mười sáu của Mỹ, Abraham Lincoln, nhờ chuyển tới giúp các em bé mồ côi sau thảm họa Tsunami.
Tất cả những điều đó làm bé An thấy mình "pround to be an American" hơn bao giờ hết và thấy những đóng góp của mình rất nhỏ nhoi, không đáng kể. Bé muối có cái kẹp tóc màu hồng giống như con bạn Leslie nhưng không có cái kẹp, không có tiền bỏ thêm vào tài khoản "College Fund" của bé năm nay, bé vẫn sống bình an, hạnh phúc, đầy đủ với ba mẹ. Ở phía bên kia của địa cầu, mất đi vòng tay ấm áp của bố mẹ, những em bé mồ côi bất hạnh sẽ thấy ấm lòng hơn vì cả nhân loại những người may mắn hơn thuộc rất nhiều chủng tộc, nhiều màu da đã thể hiện tinh thần "lá lành đùm lá rách" đúng lúc.
Bên cạnh những giúp đỡ vật chất tình người, những người kém may mắn còn được sự quan tâm trong lời cầu nguyện của hàng triệu người trên thế giới đủ chủng tộc đủ công giáo. Sau thiên tai, cầu mong bệnh tật sẽ không tấn công những người bị nạn, để họ còn có sức vươn lên từ hoang tàn và mất mát.

Nguyễn Trần Diệu Hương
Santa Clara, một tuần sau thiên tai Tsunami ở Southern Asia

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,709,285
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến