Hôm nay,  

Du Lịch Hawaii

29/12/200400:00:00(Xem: 241744)
Người viết: TÂN NGỐ
Bài số 686-1228-vb3281204

Tân Ngố, tên thật Nguyễn Viết Tân, là một trong những tác giả góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ được bạn đọc quí mếnvới bài viết được giải thưởng năm thứ nhất “Bên Bờ Free Way”. Sau đây là bài viết mới của ông.

Cứ mỗi lần nghe người nào đó nói họ mới đi du lịch Hawaii về với vẻ mặt vênh váo là tôi đã thấy ghét, nhất là khi họ biết là tôi chưa từng đi tới Hawaii lần nào thì thường lấy giọng thương hại mà khuyên bảo nọ kia. Rằng thì là sống ở xứ Mỹ mà không đi tắm biển ở bãi Waikiki thì "Ngố" lắm.
Tức khí, mùa hè vừa qua tôi mua vé tour cho cả nhà đi chơi một tuần lễ, cả vé máy bay, khách sạn, đi coi show của thổ dân và ăn một bữa mà chỉ có hơn 600 đô chứ mấy.
Đi chơi xa thì thành lập một nhóm quen biết hai ba chục người mới vui, tôi bèn rủ gia đình ông Bảo, sếp của tôi; vài bạn bè cùng chỗ làm; chị dâu tôi và gia đình mấy đứa cháu nữa, bỏ lại sau lưng những lo toan đời thường mà đi chơi vui cùng sóng nước, núi non, cây rừng cùng thác suối, chứ cuộc đời này ngắn lắm, ky cóp để cho cọp nó xơi hay sao"
Từ phi trường Los Angeles bay ra tới nơi cũng bốn năm tiếng đồng hồ chứ không gần như tôi tưởng, ngồi ê cả mông. Chúng tôi được xe bus đón về khách sạn Waikiki chỉ cách bãi tắm chừng 100m nên nhận phòng rồi là kéo nhau đi tắm biển liền. Bãi cát sạch vì không có rong dạt vào như bờ biển Cali, nhưng hạt cát trắng màu nhờ nhờ coi không mịn và đẹp bằng bãi biển Nha Trang hoặc Đà Nẵng. Xa xa người ta xây một tường chắn sóng cao hơn mặt nước một chút nên trẻ em và người già tha hồ bơi lặn mà không sợ sóng cuốn giật ra ngoài khơi.
Dừa hải đảo xanh tươi rủ bóng nhưng không có trái nào, thì ra họ cắt hết khi nó mới đâm bông vì lợi nhuận từ trái dừa không có là bao, mà nếu nó rớt xuống đầu du khách thì đúng là "rách việc", ấy là chưa nói tới chuyện quả dừa khô rơi xuống "dừa tươi" của nàng kiều nữ mặc Bikini đang nằm mơ mộng dưới gốc, thì tai hại cho nền du lịch không biết đến đâu mà nói.
Quay tới quay lui thấy toàn đầu đen nói tiếng Việt inh ỏi mà hầu hết là mấy bà già nên bọn đàn ông chúng tôi thất vọng ra mặt, thì ra có cái Casino nào đó bán tour rẻ cho khách hàng của họ chỉ có vài trăm đô, nên người Việt ra đây đông quá xá.
Hôm sau chúng tôi đi vòng hết cả đảo, thưởng thức những màn trình diễn của thổ dân và tức cười nhất là màn anh hái dừa. Mỗi sắc dân ở mỗi đảo có nền văn hoá và vũ điệu riêng, nhưng dân bản xứ ở đây dáng người hơi thô, không đẹp bằng người Việt mình, chỉ hơn được cái vụ ngoáy mông. Đàn bà con gái VN mà ngoáy kiểu đó là người ta kêu là ngựa Thượng Tứ liền.
Chúng tôi vào một vườn cây trái của cặp vợ chồng người Nhật kia , muốn ăn bao nhiêu thì ăn, khi về hái mang theo thì phải trả $2/kg . Có tất cả các loại trái mà bên VN trồng, nhìn cây dâu đất trái chín vàng tủa xuống từ những cành cây xanh lá mà phát thèm, trái chín kĩu kịt. Tôi còn tìm thấy trái hồng quân (bồ quân), mận đỏ, ổi mít xoài nữa. Có một loại trái trông rất giống trái sa bô chê (loại lớn bây giờ ở VN lại gọi là trái hồng Xiêm, ăn hơi cát cát), nhưng bổ ra ăn thì mùi vị lại giống quả Ô ma (trứng gà). Trái Sa kê bên VN thường hái non mà chiên hoặc hầm súp, nhưng ở đây họ để cho thiệt chín ăn ngọt lắm và dùng để ủ ruợu Sakê.
Mấy đứa cháu tôi nói tuần trước đó, tụi nó đã đi đảo Maui, vào một khu rừng có rất nhiều ổi, có chỗ lại toàn là trái lý chín lúc lỉu mà không có dân ở, cũng không thấy chủ vườn đâu, chỉ có một cái quầy đơn sơ để cái cân, bảng giá và một cái keo đựng tiền, mình ngừng xe, hái bao nhiêu tuỳ thích, cân xong, bỏ tiền vào keo rồi đi. Chắc chẳng còn nơi nào trên thế giới này hành xử như thế nữa.
Tôi cứ tưởng thủ phủ của Hawaii là Honolulu nằm trên đảo lớn nhất, ai dè không phải. Hòn lớn nhất là Hawaii (Grand island}; thứ nhì là Maui, thứ ba mới là đảo Oahu trên có thành phố Honolulu và bãi tắm nổi tiếng Waikiki. Trên đảo Oahu này còn có đồn điền trồng khóm Dole mênh mông và nhà máy chế biến, đóng hộp nữa.
Đặc sản trên đảo không phải là hải sản như nhiều người lầm tưởng mà chính là khóm, đu đủ và khoai lang mật. Cá tôm ở đây bán mắc quá trời cho dù họ có vuông nuôi tôm và có nhiều tàu đánh cá. Đoàn tàu này lại phải chạy vào gần bờ biển Cali mà đánh mới có nhiều cá, đánh ở gần quần đảo này ít cá lắm! Rau, sữa đều chở từ đất liền ra nên có nhiều thứ mắc gần gấp đôi, bia rượu đắt gấp rưỡi, ghê quá ! Cho nên đi ăn nhà hàng không ngon bằng mà giá mắc hơn Little SG nhiều lắm.
Nhờ chuyến đi này tôi mới biết vị vua cuối cùng của hải quốc này là Kamehameha còn để lại rất nhiều cung điện, và thần dân bản xứ bây giờ được hưởng rất nhiều ưu đãi của chính quyền Liên Bang Hoa Kỳ.


Chiếc xe Tour Bus có chừng 30 người mà có đến hai Tourguide: Cô Mimi nhỏ nhắn biết nói thông thạo cả tiếng Anh lẫn tiếng Pháp ngồi dẫy ghế gần cuối xe; Ông Thái Tuấn ăn diện đỏm đáng cầm micro đứng gần tài xế thuyết trình sơ sơ về quần đảo Hawaii, rồi sau đó ông quay qua kể chuyện tiếu lâm.
. . .

Có thằng cha nói ngọng quíu lưỡi nhưng lại cưới được cô vợ xinh như mộng. Anh hàng xóm đem lòng thầm yêu trộm nhớ nên nhân bữa chồng người ta đi xa, khoảng 10g đêm anh ta mò qua giả ngọng mà kêu cửa: "Em ơi! Em ở ửa cho anh ô".
Cô vợ ngái ngủ mở của cho chồng vô mà không nghi ngờ gì hết.
Người ta nói:
Thứ nhứt rượu đã ngà ngà
Thứ nhì là ở đường xa mới về.
Nên chuyện gì xảy ra trong đêm tối chỉ có trời đất và giường chiếu biết mà thôi.
Nửa đêm anh chồng thực sự trở về nhà, anh kêu cửa cùng một giọng ngọng quíu như thường lệ: "Em ơi, em .ở .ửa cho anh .ô". Cô vợ ngạc nhiên lay vai chồng:
-Anh, anh! Sao có thằng cha nào giả giọng anh giống quá vậy kìa"
Anh hàng xóm lên giọng ngọng:
-.Ể anh .ga .goài đó coi, anh sẽ cho cái .hằng cà chớn .ngài một .ài học!
-Thôi anh, kệ nó, mình không ra là nó sẽ bỏ đi, chớ anh ra bây giờ nhiều khi nó đập anh một gậy thì mang hoạ.
-Hông .ược! Để .cui .ga cho nó một .ài học!
Vừa mở cửa, anh chồng giả liền thoi ngay vô mặt anh chồng thiệt một cái tối tăm mặt mũi, máu ứa ra đầy mồm cùng mấy cái răng gẫy lổn nhổn, anh bưng miệng la lên chói lói cầu cứu xóm làng:
-Bớ .ngừi ta, bớ làng nước, cứu .cui dí.
Tên gian phu đấm xong liền co giò vọt mất.
Cô vợ chạy ra vực chồng dậy xót xa nói:
-Tui nói anh rồi, đừng có ra, nó đánh cho như vầy khổ quá!
-Nhưng mà .cui .cức .nhắm! Phải chi ở ngoài nó đấm vô .khì .cui hổng .cức, đằng này ở trong nó đấm .ga , .cui mới .cức!!!!
. . .
Cả xe cười ầm ầm, anh Thái Tuấn ngạc nhiên hỏi:
-Bộ tui kể chuyện có diên lắm hay sao mà cười dữ vậy"
-Hông phải, tui tôi cười là vì ông "Chơi" ông xếp trưởng đoàn của tụi tui quá xá, ổng bị ngọng.
Cả bọn quay lại nhìn ông Bao Phân, ông này da đen lắm, nên khi tức giận mà đỏ mặt lên cũng không ai biết, nó vẫn là màu tím hoa sim như thường lệ. Trên xe có chừng 30 người mà nhóm tụi tôi tới hơn hai chục rồi, và ông Bao đã nổi danh từ hồi còn nhỏ khi ông thường dùng giọng ngọng trời cho mà hát bản Trăng Rụng Xuống Cầu:
-Vì âu, ố hay sao trăng ụng xuống ầu .....
Thái Tuấn vội vàng xin lỗi ông và chuyển qua câu chuyện khác.
. . .
Có anh chàng kia thuộc dạng Thùng Rỗng Kêu To, Năng Nói Năng Lỗi, nên đi đâu vợ cũng phải kèm theo, nhứt là trong đám tiệc hay họp mặt, hễ bả nhéo một cái là ổng im mồm cho dù đang nói nửa câu.
Một bữa hai vợ chồng được người ta mời đi ăn đám thôi nôi, vợ chắc lưỡi:
-Tui bận quá mà để ông đi một mình thiệt ái ngại, thôi ông ráng giữ mồm miệng dùm, hay là ông cứ ngồi ăn, đừng nói năng gì hết, tui sợ ông làm mích lòng người ta lắm.
Suốt buổi tiệc, chàng hết gắp, rồi nhai rồi uống, không thèm nói chuyện với ai đúng y boong như lời vợ dặn, nhưng lúc từ giã ra về mà không nói với chủ nhà câu nào thì cũng hơi kỳ, bèn nói:
-Thằng nhỏ con anh coi bụ bẫm sáng láng quá, mà bữa nay người ta tới mừng coi bộ cũng đông, bởi vậy lỡ sau này mà thằng nhỏ có chết dịch, chết toi gì thì chắc tại ai đó chớ không phải tại tui à nghe.
Ông chủ nhà giận đỏ mặt tía tai, thiếu điều đá cho ông khách quí kia văng ra khỏi nhà.
Chuyện đó rồi cũng tới tai con vợ, nên ngày nọ cũng vì bận quá mà phải cử chồng đi ăn tân gia một mình, bà ái ngại nên bắt chồng thề thốt đủ điều rồi mới cho đi. Chàng ngồi gần sát cửa trước, bị ông đi qua bà đi lại, người ra kẻ vô cứ cọ quẹt trúng lưng nên ăn uống mất sướng, trong bụng hầm lắm, bởi vậy lúc ra về mới nói:
-Nhà anh mới xây đẹp quá, từ cái nóc lợp ngói đỏ tươi, cho chí phòng khách, phòng ngủ phòng tắm đều đẹp lắm, ngặt một điều là cái cửa nhỏ quá, lỡ nữa đây trong nhà có người chết rồi làm sao mà khiêng quan tài ra"
Lần này không phải chỉ mình chủ nhà tức, mà mấy người đứng gần đó cũng bất mãn nên hè nhau tống anh ta ra ngoài đường.
Kể từ đó vợ anh không hề dám cho đi ăn giỗ ăn tiệc gì nữa.
Bữa kia vợ sai chạy ra chợ mua mớ hành, anh vô ý đụng nhằm cái thúng con nhỏ bán cá, trời ơi là nó chưởi. Tuy nhiên vì nhớ lời vợ dặn, anh im re, đứng lựa chanh ớt hành mà mua. Bà hàng hành mới nói với con nhỏ bán cá:

-Thôi đi mày ơi, mày chưởi vậy đủ rồi, người ta là đàn ông không thèm chấp nhứt, mày được mợi làm tới hoài.
Anh ta vui mừng phân bua với mấy người trong chợ:
-Thiệt từ nãy giờ con "đĩ nhỏ" đó chưởi nghe điếc đít, đến giờ mới nghe con "đĩ già" này nói một câu nghe được.
Cả cái con đĩ già lẫn con đĩ nhỏ, cùng với mấy người bán hàng gần đó lấy đòn gánh, ghế đôn mà phang cho anh ta chạy xịt khói về đến tận nhà.
. . .
Trên xe bus, mọi người lại cười ầm ầm, vừa vỗ tay vừa hô:
-Ông Tân Ngố! Ông Tân Ngố!
Thái Tuấn hỏi:
-Ai vậy""
Cả bọn chỉ ngay mặt tôi rồi hô to:
-Ông Phó đoàn! Ông Phó đoàn.

TÂN NGỐ

Ý kiến bạn đọc
14/11/202117:36:47
Khách
cialis tablets https://cialiswithdapoxetine.com/
13/07/202115:57:51
Khách
cloriquine https://chloroquineorigin.com/# what is hydroxychloroquine 200 mg used for
23/02/202107:10:54
Khách
uso medical abbreviation <a href=https://hydroxychloroquinex.com/#>covid cure</a> when was hydroxychloroquine first used
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,348,235
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết như ng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Tác Giả viết bài nầy thay cho những ai lần đầu tiên được làm mẹ, hoặc sắp làm mẹ, muốn gởi gắm đến cho đứa con yêu quí. Tuy hoàn cảnh hoặc hành sử có thể khác nhau nhưng tình mẫu tử thiêng liêng không khác biệt. Tác giả quê quán ở Bến Tre, sang Mỹ năm 1973. Ông gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015, nhận được giải danh dự năm 2016, và giải Á Khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Hiện Tác Giả đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả đã qua tuổi bát tuần, hiện là cư dân Bắc California, Trước 30 tháng Tư 1975, ông là công chức chính ngạch của VNCH. Saigon đổi đời, cuối tháng Mười 1977, vượt biên tới Thái Lan. Định cư tại Vùng Vịnh San Francisco, Calif, từ ngày 9 tháng Một 1978. Ông đã dự Viết Về Nước Mỹ từ 2010, với bài viết kể chuyện tổ chức vượt biển và nuôi dạy các con thành người hữu dụng trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết mới để tạ ơn tự do, thương phế binh Việt Mỹ, và đặc biệt, Tạ ơn Đức Thánh Trần.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Năm 2017, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà là chuyện mùa Giáng Sinh.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Bài mới nhất là chuyện mùa giáng sinh
Trước Tháng Tư 1975, tác giả là một Hải Quân Trung Uý VNCH, rồi thành cựu tù cải tạo, tự lái tầu vượt biển, định cư tại Úc. Với nhiều bài viết sống động, trong đó có “Làm Thế Nào Để Chôn Hai Chế Độ,” kể chuyện được cô bí thư 12 tuổi đảng bảo lãnh ra khỏi trại cải tạo Vườn Đào, ông là tác giả vào danh sách Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài viết mới nhất..
Tác giả sinh năm 1944, định cư ở Mỹ năm 1979, sống ở California 25 năm với nghề điêu khắc gỗ. Một số tượng điêu khắc gỗ cỡ lớn hiện đang toạ lạc trên đường phố và nơi công cộng của các thành phố Seaside, Monterey, và Los Gatos tại California là công trình của ông Tú.
Nhạc sĩ Cung Tiến