Hôm nay,  

Tìm Bạn Bốn Phương

19/12/200400:00:00(Xem: 155513)
Người viết: HOÀNG YẾN
Bài số 679-1222-vb3141204

Tác giả tên thật là Nguyễn Hoàng Yến, sinh năm 1949 hiện cư ngụ tại San Jose và đang là nhân viên thẩm my. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là một chuyện tâm tình...
*

Tôi qua Mỹ tháng Ba. Sống ở miền Đông gần năm tháng. Một vùng rừng cây của Virginia. Các anh em tôi thì định cư ở miền Tây nước Mỹ. Họ thường xuyên gọi thăm tôi. Ai cũng nói: Ở làm chi chỗ "khỉ ho cò gáy " đó. Qua Califonia một chuyến đi. Nhất định sẽ thấy Cali đi dễ khó về. Tôi ậm ừ cho qua chuyện. Ở đâu chẳng là Nước Mỹ" Ở đâu thì tôi cũng vẫn là tôi - Một phụ nữ Việt Nam. Trước 75 tôi đi dạy học. Dầu thời đó nghề dạy học bị chê là nghề "bán cháo phổi" nhưng đi đâu cũng được học trò thương là vui rồị Ngày 30 tháng 4 năm 75 như một tấm lưới úp chụp xuống cuộc đời của từng người Việt miền Nam: tan tác, chia ly, tù đày, khổ đau và nước mắt gia đình tôi có cả. Ông anh tôi là lính không quân. Xa gia đình từ lúc tôi 7 tuổị Không một lần nào gặp lại Từ sau cái đêm Việt cộng vây nhà bắt anh vì nghi anh làm mật thám cho "lính quốc gia" ở tỉnh. Rồi anh bỏ nước mà đị Ông chồng tôi chỉ là thầy giáọ Một giáo sư quèn tỉnh lẻ. Vậy mà một ngày kia từ trường trở về nhà thấy đám đông còn trước cửa, và mẹ chồng tôi khóc: Con ơi, nó bị mời đi làm việc ở đồn công an rồị Tôi hiểu ! Em gái tôi có chồng là sĩ quan Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt cũng vừa được mời đi "học tập vài ngày". Em trai tôi mới ra khỏi Thủ Ỡức nên trở về nhà sớm. Từ đó, hàng tháng chị em tôi cứ sắm sửa đi thăm nuôi. Từ Gò Dừa, Mỹ Phước Tây, Bà Bèo ra tới miền Bắc, cay đắng, ê chề. Một lần đi xin chứng giấy thăm nuôi. Tên học trò "ngu" nhất lớp thuở nào bây giờ là cán bộ công an, hất hàm trịch thượng hỏi tôi:
- Ổng bị tội gì đi cải tạo vậy"
- Phản động.
Hắn làm thinh. Không buồn chào cô một tiếng. Nhìn như người không quen.
Tháng 3 năm 1982 chồng tôi từ trại tù về. Chúng tôi sửa soạn một chuyến vượt biên. Anh nói :
- Ông Đại Úy Hương về nhà 2 tháng làm lò trấu bán cũng khá mà biến rồi. Tới nơi rồi.
Chúng tôi đi lặng lẽ. Không thành! Hú hồn. Trở về đủ số, không mất mạng nàọ. Ngày kia anh lại nói:
- Mình đi nữa.
Tôi do dự:
- Thôi anh đi một mình đị Ở tù có người thăm nuôi.
Anh đi một mình. Thoát, nhưng cũng từ đó tôi đi vào khúc quanh ngang trái của cuộc đời. Anh đã gặp và sống với vợ người tù khác khi vào nước Mỹ, người phụ nữ đó có sẵn hai con. Và họ hạnh phúc có thêm một con chung. Tôi và con tôi bị bỏ quên luôn một cách không thương tiếc.
*

Hai mươi hai năm sau...
Tôi đặt chân đến nước Mỹ tuổi đã ngoài năm mươi. Cái tuổi của người đàn bà nhan sắc phôi pha mà bạn bè tế nhị gọi tôi là "đẹp lão". Tôi không biết đẹp cỡ nào nhưng có thể lắm "gạo trắng nước trong" làm tôi trẻ lại. Em gái tôi cùng chồng định cư ở Mỹ theo diện HO1. Nghĩa là 14 năm chúng tôi mới gặp nhạu. Câu đầu tiên em nói:
- Chị qua đây rồi, để tụi em kiếm chồng cho. Đừng sống thu mình nữa.
Tôi trợn mắt:
- Nói giỡn! Già chết âm mà chồng con gì.
Cả nhà em tôi cười:
- Ở đây 60 tuổi người ta còn tìm bạn bốn phương mà. Để con mở cho dì Ba một account trên Vietsingle tha hồ dì Ba lựa.
Tôi tưởng cháu nói chơi. Hai bữa sau tôi đang ngồi xem "Quân lệnh cuối cùng", lúc Tướng Nguyễn Khoa Nam ôm lá quốc kỳ. Tôi cảm động khóc bù non bù nọt. Tôi đau khổ, tôi cay đắng, tôi nhớ nỗi đau mất nước, tôi nhớ nỗi đau nhà tan. Em rể tôi đi cắt cỏ về cười cười, nói nhỏ với em tôi: Coi ông nào làm mai cho chị đi.
Cháu tôi từ phòng chạy ùa ra, kéo tay tôi :
- Dì Ba có ông nào tìm.


Tôi vui quá. Anh viết thư làm quen. Một bức thư đơn giản như vầy "Qua Mỹ theo diện HO3. Đã ly di." Muốn tìm bạn trong tuổi già, tôi trả lời thư với niềm vui như mình là cô gái trẻ. Hơn một tháng sau, anh quyết định kết hôn với tôi dù chưa gặp mặt. Nhưng anh xin được nói lời chân thật sau hết để tôi tự quyết định cuộc đờị. Anh cho biết anh bị bịnh ung thư. Dù đã trị dứt 8 năm nay nhưng những dị chứng không sao tránh khỏị. Tôi có sẵn lòng làm vợ anh không" Tôi rụng rờị. Hy vọng làm vợ công dân Mỹ sụp xuống như cây cổ thụ gãy ngang. Một mối tình qua "Tìm bạn bốn phương " chết tức tưởị. Dù vậy anh vẫn thỉnh thoảng thư thăm tôi. Tôi đã không vượt qua được chính mình...
Hai tháng sau...
Tôi quen một người khác, anh có cái tên rất đẹp: một áng mây cuối trời trong buổi hoàng hôn - Vân Hoàng - Anh cũng qua Mỹ diện HO. Ly dị vợ mới hơn hai năm nay. Thư qua tin lại. Lần đầu anh gọi tôi. Giọng thật trầm ấm của người đàn ông Bắc, tôi mê liền. Anh bảo anh gốc Bắc, gia đình vào Nam năm 54. Nhận Nha Trang làm quê hương. Mỗi lần nghe tiếng anh tôi lại nhớ đến ông thầy dạy Việt Văn của tôi năm đệ nhị, anh chỉ có một con gái đã lập gia đình và ba cháu ngoại, tất cả đều ở riêng. Còn tôi có một con trai và ba cháu nội. Càng chuyện trò tôi càng thấy thương anh hơn, hiểu anh hơn. Không biết từ lúc nào tôi thấy mình say mê đắm đuối như cô gái tuổi vừa đôi mươi. Chính tôi cũng không tin người phụ nữ tuổi 55 như tôi lại có được tình yêu mãnh liệt như thế. Tôi viết: \
Nước trăm sông vẫn xuôi về biển,
Tình vẫn còn xanh , dẫu lục tuần,
một chút duyên nhau trên xứ lạ,
Mới đây , mà ngỡ đã trăm năm.

Mỗi sáng tôi check mail, thấy thư anh là lòng vui thỏa. Buổi trưa từ chỗ làm anh gọi cho tôi hỏi thăm vài câu: Đang làm gì" Hôm nay ăn gì" Vậy mà tôi vui lắm. Tối về, anh gọi cho tôi. Chúng tôi trò chuyện rất khuya. Có hôm anh bỏ tôi chờ đến 2 giờ sáng khi anh bận đi họp với anh em cựu tù nhân chính tri. Anh bảo thôi lần sau đừng chờ như vậy. Nhưng tôi ngang ngang gởi anh suy nghĩ của lòng mình:

Chờ

Em vẫn chờ anh như nắng hạn chờ mưa,
Như nửa khuya chờ mặt trời buổi sáng,
Như người tù trông chờ ngày mãn hạn,
Như người vợ chờ chồng chinh chiến di xa.

Em chờ anh như mắt lệ nhạt nhòa,
Chờ lau ráo bởi bàn tay lãng tử,
Hạnh phúc nào tự nhiên mà có chứ
Nếu không ươm mơ, xây đắp từng ngày

Em chờ anh! Chờ từng phút. từng giây,
Yêu như thuở tuổi đời vừa đôi tám,
Anh còn nói: Thôi bây giờ già lắm.
Chờ làm chi" Đợi nữa mà làm chi.

Xa quê hương, không hẹn được ngày về,
Cho em đợi Dù trăm năm vẫn đợi

Người ta nói: Rổ rá cạp lại mấy khi mà hạnh phúc" Đã ly dị một lần cũng có thể ly dị lần thứ hai. Tuổi già trái tính trái nết. Sai lần nầy không còn cơ hội sửa sai đâu v.v và v.v.
Chúng tôi bỏ mặc ngoài tai những lời bàn., chúng tôi gặp nhau.
Anh chở tôi đi hết đoạn đường có hai hàng cây đang đổi màu lá đỏ, cam, vàng rất đẹp của mùa thu. Chúng tôi đi giữa mùa thu của Virginia. Tôi vui quá! Dáng anh có phần chậm chạp một chút. Anh đã 58 tuổi rồi còn gì. Hàm râu cắt tỉa rất khéo. Đôi mắt u buồn, mệt mỏị. Nhưng nụ cười anh khi dang tay đón tôi thì rất tươi. Giọng anh rất ấm, ngồi bên bờ sông Potomac chiều thu, lạnh và buồn êm đềm. Tôi thấy thương anh nhiều quá đỗị. Sau năm 75, cuộc đời anh là những tháng ngày gian khó. Sau năm 75, cuộc đời tôi tan tác thê lương.
Xa quê hương, gặp nhau trên vùng đất lạ còn chút thương yêu nầy chúng tôi đã đổi trao nhau. Anh cảm thương cuộc đời tôi đầy bi lụy. Tôi tôn trọng anh, tôn trọng nỗi buồn của anh, chỉ có vậy thôi. Chúng tôi gặp nhau: Muộn màng nhưng hạnh phúc. Cám ơn Vietsinglẹ Cám ơn mục Tìm bạn bốn phương. Cảm ơn cuộc đời chưa đưa chúng tôi vào ngõ cụt. Cảm ơn anh tình nguyện làm bóng mát cho tôi nương tựa đến cuối đời. Dù "tha phương cầu thực" nhưng vẫn còn trong anh, trong tôi:sắc cờ, màu da, lý tưởng và còn cả tình người.

Hoàng Yến

Ý kiến bạn đọc
26/06/201100:48:56
Khách
Đọc bài viết của chị Hoàng yến em rất cảm thông và muốn được làm quen chia sẻ với chị về cuộc hôn nhân đổ vỡ giờ đã thành quá khứ .Hiện tại chị đang rất hạnh phúc phải không?Trời lấy đi của mình hạnh phúc này nhưng sẽ tặng lại cho mình hạnh phúc khác mà .Phải không? Em muốn được làm quen với chị hầu chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống .Rồi không biết chị có nhận được không ?bài viết này đã lâu quá rồi .
Nếu mai mắn gặp chị thì mail cho em ngangthu@ymail.com .Em rất mong và rất mong .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,312,163
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.