Hôm nay,  

Phép Lạ

08/12/200400:00:00(Xem: 234525)
Người viết: BỒ TÙNG MA

Bài số 672-1214-vb7041204

Bồ Tùng Ma là tác giả được trao tặng giải bán kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ hai. Ông tên thật là Nguyễn Tân, 60 tuổi, cựu sĩ quan, định cư tại thành phố Glendale, hiện làm việc tại một dịch vụ di trú ở Los Angeles. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
*

Tổng ngồi thu hình trên chiếc ghế xô-pha đưa mắt nhìn một lượt khắp căn phòng khách của ngôi nhà vừa mua. Anh hài lòng gục gặc đầu. Tất cả mọi thứ ở đây đều hài hoà với nhau, kể cả cái tủ thờ kiểu cổ. Chỉ còn một tuần nữa là Tết. Trời se lạnh, một cái lạnh dễ chịu của miền Nam California, nên cửa sổ vẫn để mở và lò sưởi không cần bật lên. Hôm nay là ngày nghỉ, vợ anh vừa đi đâu đó về. Anh ngạc nhiên thấy Hoa không đem về những đồ mua sắm như anh đã nghĩ.
-Không mua gì hả"
Hoa không trả lời, chỉ lắc đầu rồi đi xuống bếp. Trái với thói quen nhăn nhó hay nói câu gì đó một cách khó chịu khi về đến nhà, lần này vợ anh có vẻ âm thầm lặng lẽ. Một lát sau Hoa trở lại phòng khách, ngồi trên ghế xô-pha đối diện anh , nhìn mông lung ra ngoài cửa sổ. Hình như chị định nói gì đó nhưng rồi lại đứng dậy đi vào phòng tắm.
Tổng định đến bàn thờ sửa lại hai bức ảnh của ông bà cụ thân sinh cho ngay ngắn thì nghe tiếng Hoa ở sau lưng:
-Anh. . . bình tĩnh nghe nói này.
Tổng ngạc nhiên quay lại nhìn vợ. Hoa cúi gầm mặt xuống, im lặng. Anh hỏi:
-Gì vậy"
Anh biết có việc chẳng lành, nhưng không đoán ra việc gì. Có ai bị tai nạn" Hoa bị mất việc" Hoa làm mất một món nữ trang" Hoa. . .
-Anh bình tĩnh nghe nói đây.
Tổng bực mình gắt lên:
-Thì cứ nói đi!
-Tôi muốn . . . li dị... -Anh cũng thấy là chúng ta sống với nhau không có hạnh phúc, luôn luôn gay gổ, gia đình như cái địa ngục.
Tổng ngồi phịch xuống ghế, im lặng. Hai tiếng "li dị" được Hoa nói ra sau khi đã ngập ngừng, rào trước đón sau. Như thế nghĩa là chị nói thật, chớ không phải noi dỗi như mọi khi trong những lúc gây gổ. Dù sao nó vẫn đột ngột quá, anh không kịp chuẩn bị tinh thần. Anh cảm thấy tim mình đau nhói lên. Đến lúc này Tổng mới nhận ra một cách rõ ràng rằng anh đã yêu vợ mãnh liệt như thế nào. Có thể nào một người mà suốt 20 năm nay, cùng ăn một mâm, cùng ngủ một giừơng với mình, bỗng chốc trở thành xa lạ. Có thể nào trái tim mình mà lại không phải của mình. Dù sống với nhau không hạnh phúc, nhưng không phải quá đau khổ đến nỗi phải rời bỏ nhau. Còn con caiù, còn gia đình đôi bên, còn bạn bè thân thuộc, còn ngôi nhà hai vợ chồng mới mua chưa trả xong nợ, còn ngày Tết sắp đến, còn cái bàn thờ. . . .Không lẽ vợ anh mang tất cả những thứ này vứt bỏ hết vào thùng rác sao. Anh mong đây chỉ là một cơn ác mộng. Có thể lắm chứ. Anh đã từng gặp những cơn ác mộng, từng đau nhói trong tim, từng hỏi đó là mộng hay thực và đã từng bừng tỉnh dậy, vui mừng thấy mình vừa trở lại với đời sống thực bên cạnh vợ con. Tổng đập mạnh tay xuống ghế , đưa mắt nhìn chung quanh, nhìn vợ anh. Tất cả đều là thật, thật giống như chiếc ghế này, như ngôi nhà này, như vợ anh đang ngồi đó, như anh đã từng sống qua 50 năm trên cỏi đời này, như lịch sử mấy chục triệu năm của loài người và như những tiếng còi hụ của xe cảnh sát vừa đi ngang qua khu nhà anh.
-Anh nói gì đi chứ !
Nghe vợ nói, Tổng bỗng lóe lên một tia hy vọng: "Nó bảo mình nói tức là còn cần ý kiến của mình và nó có thể đổi ý". Anh định lựa lời để cứu vản tình thế thì nghe Hoa tiếp tục:
-Sau khi đi-vọc, tôi . . .vẫn ở vậy. Không có đàn ông cũng chẳng sao. Anh đừng tưởng. . .
-Thôi im đi, muốn làm gì thì làm!
Tổng đứng dậy, tiến về phía bàn ăn. Anh lẩm bẩm: " Nó muốn an ủi mình hay sợ mình làm một cái gì liều lĩnh nên mới nói vậy. Khi nói vậy tức là nó đã có quyết tâm. Vậy là hết."
Anh ngồi trên bàn ăn, chống cằm suy nghĩ và nhớ lại khoảng thời gian anh mới gặp Hoa. Ở Việt Nam vào cái thời trai thiếu gái thừa do những cuộc chiến tranh liên tiếp, một phụ nữ như Hoa, dù khá đẹp nhưng đã có một mặt con với người bạn trai, không dễ gì kiếm được một tấm chồng như Tổng, một "trai tơ" chưa đầy 30 tuổi vừa ra khỏi trại "cải tạo". Lúc ấy Hoa bám theo anh như đỉa đói và họ đã kết hôn với nhau. Thật ra, Hoa bám theo anh cũng còn một nguyên nhân khác: Tổng có người chị đang định cư tại Mỹ, lâu lâu gởi về cho anh một thùng quà. Vào thời kỳ mà nay người ta gọi là "bao cấp" ấy, ai có thân nhân ở nước ngoài chẳng khác gì có mảnh bằng Cao đẳng ở thập kỷ 30.
Vợ anh đêm ngày chỉ sợ người ta "chớp" mất anh, chìu chuộng anh đủ điều. Đến khi có chương trình Mỹ nhận cựu tù nhân chính trị, Hoa càng chiều chuộng anh nhiều hơn, đến nỗi anh cảm thấy thương hại và từ sự thương hại này anh càng yêu vợ hơn. Thấy vợ hay ghen bóng ghen gió, Tổng nói:
-Anh lớn tuổi hơn em nhiều, lại không đẹp trai, em khỏi lo.
Tin đồn khi đến Mỹ những người ra đi theo chương trình này sẽ được tiếp đón như những bậc anh hùng và được truy lãnh một số tiền lớn khiến Hoa càng háo hức vui mừng hơn, nhìn chồng với đôi mắt say sưa ái mộ . Dĩ nhiên ít ai tin chuyện này, kể cả Tổng, nhưng anh không buồn cắt nghĩa cho Hoa hiểu vì không nở làm cụt hứng vợ trong lúc chịï đang vui. Khi bước chân xuống sân bay Los Angeles, Hoa chỉ thấy hai vợ chồng người chị của Tổng đến đón, mấy ngày sau vợ chồng con cái phải sắp hàng đợi nguyên cả tiếng đồng hồ để xin trợ cấp, Hoa bất mãn ra mặt khiến ngay cả viên chức của văn phòng trợ cấp cũng ngạc nhiên. Nhưng vốn tính nhạy bén, nên Hoa nhìn nước Mỹ từ một góc độ khác, thực tế hơn bằng cách học nghề làm móng tay rồi xin làm tại một tiệm vùng Mỹ đen. Thấy Hoa làm ra tiền, Tổng cũng làm theo, nhưng anh không theo kịp vợ anh được, anh không muốn ngồi kỳ cọ chân cho phụ nữ, mà có muốn cũng không ai cho, ngay cả đối với những bàn chân sù sì hôi hám, việc này không dành cho đàn ông. Vì thế Tổng càng ngày càng thua kém vợ trong việc kiếm ra tiền. Mảnh bằng Tú tài với ba Chứng chỉ Đại học của anh cọng lại vẫn thua xa bằng Tiểu học và bằng thợ móng tay của vợ anh. Từ đó Hoa bắt đầu nhìn anh bằng cặp mắt khác, từ ái ngại đến coi thường. Khi có tiền Hoa chưng diện hơn và đi mỹ viện sửa lại cái cằm, cặp môi, mí mắt và bộ ngực . . . cho đẹp thêm ra; trong khi Tổng vốn là người ăn mặc xuề xòa, thêm cái vẻ khắc khổ của khuôn mặt, làm anh thua vợ anh thêm một bước nữa. Nhưng anh không hề ngờ anh thua vợ anh một bước rất xa như hôm nay.


Tổng đưa mắt nhìn Hoa. Chị nửa nằm nửa ngồi trên ghế sô-pha, đôi mắt lim dim như đang ngủ, miệng hé mở khoe hàm răng trắnh tinh đều đặn, bộ ngực nhô cao, phập phồng theo nhịp tim. Một người đàn bà đẹp với cái tuổi chín muồi này có khi còn hấp dẫn hơn một cô gái đôi mươi. Dù đã quen mắt nhìn vợ mình, nhưng Tỗng cũng không khỏi xao xuyến trong lòng, nhất là vào lúc mà anh đang cảm thấy sắp mất Hoa. Tổng đứng dậy, đến ngồi bên Hoa, đưa hai tay ôm chân chị:
-Em nói thật sao"
Hoa vùng ngồi dậy:
-Anh làm gì vậy"
-Chúng ta vẫn còn là vợ chồng mà.
-Không, tôi la lên bây giờ.
Tổng vừa thẹn vừa giận, bỏ tay ra. Mãi một lúc sau anh mới nói:
-Em nghe anh nói đây.
-Gì"
-Em suy nghĩ kỹ đi. Biết bao nhiêu cái rắc rối nếu chúng ta li dị nhau. Anh . . . đề nghị. . . chúng ta vẫn là vợ chồng, nhưng em muốn làm gì thì làm, anh không bao giờ ngăn cấm, nhăn nhó. Thậm chí. . .
Anh định nói "thậm chí em có bồ anh cũng không để ý" nhưng anh ngừng lại kịp. Tổng đứng dậy đi vào phòng ngủ nằm xuống chờ đợi phản ứng của vợ. Mấy phút sau Hoa ngồi dậy, đăm chiêu suy nghĩ. rồi chị tới đứng trước cửa phòng nói:
-Nhưng anh không được đụng đến tôi.
Thấy Tổng im lặng, Hoa hỏi:
-Sao"
Tổng gật đầu. Anh xoay mặt vào phía trong, cố ý không cho Hoa thấy vẻ mặt nhăn nhó gần như khóc của anh. Tổng không biết anh đã có lỗi gì để vợ mình lấy cớ li dị, ngoài "lỗi" đem Hoa qua Mỹ để ra nông nổi này. Anh buộc miệng định nói: "Em lấy lý do gì để xin li dị", nhưng anh không dám nói, anh sợ Hoa lại bảo "Anh bình tĩnh nghe nói này".
Khuya hôm đó anh đang nằm ngủ thì nghe có tiếng ồn ào ngoài phòng khách và tiếng đứa con trai trớn:
-Má vào phòng ngủ với ba đi, Tụi con xem TV, nói chuyện ồn ào. sao má ngủ được.
Đó là tiếng Đàm, đứa con trai lớn của anh và Hoa, năm nay 18 tuổi. Đàm là đứa con thương anh nhất trong số ba đứa con trai, kể cả đứa con riêng của vợ anh. Anh mở mắt nhìn ra thấy nó thì thầm gì với mẹ nó, vẻ mặt cau có, dáng điệu vùng vằng, rồi đến bật TV lên cùng ngồi xem với thằng em. Ngày mai chúng không phải đi học nên hôm nay thức khá khuya. Hoa bảo chúng vặn TV nhỏ lại rồi uể oải vào phòng, trùm mền nằm ở mé giừơng, cửa vẫn để mở cho đến khi Đàm đến khép lại.
Suốt mấy tháng Tổng và Hoa vẫn nằm ngủ theo cách như vậy. Tổng là người đàn ông khoẻ mạnh, có những thèm muốn của một người đàn ông, có khi mãnh liệt, nhưng anh không dám "đụng" đến Hoa, mà chỉ chờ đợi. Làm sao một người đàn bà bình thường như Hoa, đêm hôm khuya khoắt ngủ cạnh chồng, lại không có một lúc nào đó quay qua ôm chồng, để hai vợ chồng trở về cuộc sống bình thường. Và biết đâu biến cố vừa qua là một chương mới cho những trang còn lại của đời sống vợ chồng như trước đây. Anh nghĩ vậy và mỉm cười như người đắt thắng. Nhưng Tổng đợi mãi, đợi mãi vẫn không hề thấy có gì thay đổi. Cho nên một hôm, lựa lúc thuận tiện nhất vào khoảng 6 giờ sáng, thời điểm mà trước đây Hoa rất thích. . ., Tổng quay qua ôm lấy chị. Thoạt đầu Hoa ngỡ ngàng, nhưng sau vùng ra la lớn:
-Anh làm gì kỳ vậy!
Hoa ngồi dậy mở cửa vào phòng tắm, ở trong đó khá lâu, xong ra ngồi trang điểm.
Tổng vừa bẻ mặt vừa tức, anh nghiến răng lấy tay vò cái mền như muốn xé nát nó ra, nhưng rồi bình tĩnh hỏi:
-Hôm nay nghiø. đi đâu sớm vậy"
Hoa không trả lời mà nói:
-Tôi đã bảo đừng đụng đến tôi, không có đàn ông cũng chẳng sao.
Nói xong, Hoa ra nhà xe, lái xe đi.
"Hay nó có bồ. Người ta nói đàn bà ngoại tình hay giả vờ chiều chồng lắm, sao nó lại như vậy" Hay nó không thích đàn ông thật."
Tổng vừa lẩm bẩm vừa thay áo quần chuẩn bị đi làm.
Nhưng rồi sự giao thiệp, sự đua đòi theo lối sống Mỹ và sự vắng mặt bất thường của Hoa khiến Tổng nghi ngờ. Anh không muốn tìm hiểu vì không muốn thấy sự thật phũ phàng, anh tự dối mình để sống êm vui. Anh tìm ra sự thật để làm gì" Lấy chứng cứ để hành hung vợ, anh không dám; để ly dị vơ,ï anh không muốn; để đem vợ ra bêu xấu, một việc anh không hề nghĩ đến vì các con. Hoa là mẹ của con anh mà. Cứ thế cho đến một hôm Đàm nói nhỏ với anh:
-Sao ba hiền quá, sao ba để má như vậy" Ai cũng biết cả...
-Chuyện riêng của ba má. . .
-Không phải chuyện riêng, chuyện chung của gia đình.
Tổng thở dài:
-Ba biết làm gì bây giờ. À, con có biết mẹ con từng muốn li dị với ba không"
-Biết.
-Mẹ có nói tại sao không"
-Mẹ nói mẹ không chịu nỗi cái mặt. . . nhăn nhó của ba. Thấy mặt ba. . .gì. . .à, một đống. . .gì. . .à hảm tài, mẹ ghét quá. Mẹ không muốn thấy ba, ba không giống như mấy người bạn của mẹ. . . Ba làm mẹ mất mặt.
-Nhưng ba có làm gì mẹ đâu.
-Con không biết. Ba thử "làm gì" mẹ đi!
Anh làm gì bây giờ nhỉ" Anh không đủ khả năng, mà cũng không ai giúp anh việc này được, may ra chỉ có phép lạ.
Thế rồi một hôm, sau chuyến đi xa ba tuần lễ trở về, mới bước vào nhà Tỗng đã thấy Đàm đứng nơi ngưỡng cửa. Nó buồn rầu nói:
-Ba này! Mẹ nói bây giờ mẹ lớn tuổi, mắt kém, không bì kịp với mấy cô thợ trẻ. Lâu nay mẹ kiếm ít tiền lắm. Mẹ...
Nó không nói tiếp mà bảo anh đi theo nó ra vườn sau, chỉ Hoa đang nằm ngủ trưa trên võng.
Trong ánh sáng chói chang của một ngày hè, Tổng thấy vợ anh phờ phạc xanh xao. Phấn son không đủ che đậy hai mí mắt thâm quần và làn da xanh tái nhăn nheo của chị. Khuôn mặt Hoa được phẫu thuật nhiều lần nay trông như một cái mặt nạ vô hồn. Thân hình chị ngắn ngủn và cuộn tròn lại quanh cặp vú đồ sộ lệch lạc vì chiếc võng có chiều dài quá ngắn và chiều ngang quá hẹp. Chị ngủ say sưa nhưng mỏi mệt, miệng há ra, hơi thở nặng nề có âm thanh khò khè rất nhỏ. Thỉnh thoảng chị ú ớ nói một câu gì đó khiến một tí nước bọt phun ra. Tổng thấy lòng mình se lại. Anh lẩm bẩm:
-Phép lạ đây chăng"

Bồ Tùng Ma

Ý kiến bạn đọc
31/03/202016:59:54
Khách
Câu chuyên cua Tổng có nhiều điểm giống nhu tôi nhung tôi không hiệu kết thúc câu chuyên la sao vây? Chi có 1 cái khác vô cung to lớn la tôi o VN nhung không qua MỸ vi muốn đôi đối nhung nhiều khi tinh yêu có cái giá phai tra cua no. Tôi cám on tác gia rất nhiều vi nhu đã thấy tôi trong chuyên, cái khác nua la tôi không có 1 ai đe xe chia nôi đau.
Khách la trong thoi Covid 2020
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,331,842
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Thụy Nhã, sinh năm 1980, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, khi vừa học vừa làm “full time job” tại trạm kiểm soát hành khách trong phi trường Salt Lake City. Năm 2001, khủng bố cướp phi cơ tấn công nước Mỹ, cô viết “Check Point, Những Ngày Ta Mất Nhau” và nhận giải bán kết Vinh Danh Tác Phẩm. Bẩy năm sau, cô nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2008, với bài “Chuyện của Cây Vông”. Tác giả tốt nghiêp cử nhân ngành tâm lý học và đã hoàn tất chương trình thạc sĩ (master) ngành điều dưỡng, chuyên về AGNP, hiện làm việc tại một bệnh viện và là cư dân Nam California. Bài sau đây, chuyện từ một dòng suối trên cao nguyên miền Nam tới Bolsa Chica, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 194, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Bài trước đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Sau đây là bài tiếp.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới, về chương trình Hospice cung cấp cho người bệnh trong tình trạng chờ mãn phần, không phân biệt tuổi tác, tình trạng gia đình hay lợi tức.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông tiếp tục làm thơ và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên.
Nhạc sĩ Cung Tiến