Hôm nay,  

Nghiệp Nail . . .

07/12/200400:00:00(Xem: 136582)

Người viết: LINH TRẦN
Bài số 671-1213-vb6031204

Tác giả tên thật là Trần Quang Linh, đã tốt nghiệp cử nhân kinh tế tại Việt Nam, hiện là cư dân Santa Ana. Sau đây là bài viết thứ hai của ông.
*

Thái vẫn buồn như lúc chưa đi... San Francisco - Mỹ Quốc, với chiếc cầu treo Golden Gate nghiêng mình soi bóng trên mặt biển xanh dù rất thanh lịch; thành phố Sperlonga với những bãi biển cát trắng mịn ở Nước Ý cổ kính, dẫu rất thơ mộng; Hán Thành - Seoul - Hàn Quốc vẫn luôn lộng lẫy hấp dẫn; các ngôi Chùa Tháp tại Bangkok - Thai Lan, muôn đời kiêu sa cùng ánh vàng chói chang; Mexico sôi nổi với bao cuộc vui ở Puerto Vallarta, Cabo San Lucas . . . Và cả ở Việt Nam trải dài những chuyến du hành lãng tử tại Hạ Long, Hội An, Nha Trang, Mũi Né, Sapa v.v... Tất cả những chuyến đi nối tiếp chuyến đi, đi vùi, đi không nghỉ, Thái những tưởng mình có thể lấy thú vui đi du lịch để bù đắp những khoảng trống trong Tâm Hồn và Trái Tim sau ngày ly hôn , nhưng “ biến cố lớn” trong đời đó như một vết thương không bao giờ có thể lành!
Thái đến Mỹ từ năm bảy tuổi cùng ba mẹ và ba anh chị em khác. Ba Thái là một doanh gia thành đạt trên đất Hoa Kỳ, các anh chị của Thái đều đỗ đạt và thành công trên đường danh vọng. Với hai người anh đầu đều là Bác Sĩ, chị gái là Nha Sĩ , riêng Thái - con út - là kỹ sư điện tử, từ lâu trong ý nghĩ Thái luôn tự cho mình là người thuộc gia đình “ danh vọng “ nhiều người ngưỡng mộ trên đất Mỹ . Ba Thái luôn nói :” ... Cả giòng họ ta đều là người khoa bảng cả lưu lạc trên đất Mỹ... không làm chúng ta chùn bước tiến thân, các con hãy nhớ lấy “chúng ta thà chết đứng, còn hơn sống quỳ”...“. Có lẽ triết lý sống mang đượm nét gia thế này, cộng với sự giàu có của gia đình, đã bao quanh Thái một vòng hào quang tự hào không kém phần kiêu căng tự mãn. Cái ngày Thái tuyên bố lấy vợ mà lại lấy một cô gái trẻ làm nghề nail , làm cả nhà chưng hửng, đến đám bạn bè quý tộc cũng ngơ ngác, bởi bao cô gái học thức giàu có xung quanh Thái chẳng màng.
Thái lấy Hân vì tình yêu chân thành . Tình yêu đó đã nối kết họ với nhau như thể những vần thơ hay liên kết tự nhiên, tạo nên một bài thơ tuyệt tác vậy. Bỏ ngoài tai những lời dèm pha ban đầu, nghề nail là nghề “ cầm tay cầm chân” người ta, nghề không “cao sang”, Thái và Hân đã cùng nhau xây dựng một gia đình hạnh phúc của riêng mình, mặc cho mọi chu cấp của gia đình đều bị cắt bỏ vì Thái dám làm trái lệ của gia đình “ hôn sự phải do cha mẹ quyết định”. Vì vậy, khi giữa hai vợ chồng có chuyện “cắn đắng” gia đình cũng không ai hay"!
Những ngày tháng êm đềm ban đầu của hai vợ chồng và đứa con trai, là chuỗi ngày hạnh phúc bất tận. Hân đi làm nail từ 8 giờ sáng đến 9 , 10 giờ đêm mới về. Còn Thái làm hãng điện từ từ 7 giờ sáng đến 4 giờ 30 chiều. Con gửi người cậu đưa đón giúp, hơn 5 giờ chiều, Thái mới đón con cùng về nhà. Thường thì hơn 10 giờ đêm, cả nhà mới quây quần dùng cơm . Những bữa ăn tối thật vui, ấm cúng, được xen lẫn các câu chuyện về công việc của hai vợ chồng kể cho nhau nghe nổ như bắp rang. Tối khuya Hân vẫn nấu nướng đồ ăn để sẵn, để gia đình dùng hôm sau, còn cô cũng gói đem đi một phần để dùng trên tiệm cả ngày. Khi đó những câu nói lóng Hân mang từ tiệm nail về kể , luôn làm Thái cười ngất:
- Hôm nay tụi em “ chèo” cả ngày mệt đứt hơi . . .- Hân nói hóm hỉnh
- Chèo là sao"
Thái ngơ ngác:
- Đại khái là làm nhanh, làm vội...để kịp làm cho khách khác... bởi khách vào đông quá - Hân giải thích.
Cái nghề nail thật lạ, có khi ngồi chơi cả ngày, đến 6 , 7 giờ chiều khách lại tuôn vào ào ạt làm không xuể. Phải đánh nhanh đánh lẹ mới kịp và vì thế về muộn hơn 9 giờ là chuyện thường. Đến cả “ tiền T “ Thái cũng ngần tò te, khi nghe Hân giải thích là tiền Tip. Rồi vô số từ ngữ mà dân nail hay dùng: good job (khách khen thợ nail làm giỏi bằng cách nói này), chuộng mới nới cũ (diễn đạt ý nói chủ tiệm thường hay nhận người mới vào nhiều quá) làm cho Thái thấy vui lây với không khí mà trước đó Thái và gia đình quan niệm là “xô bồ” khi nhắc đến nghề nail.
Theo lệ thường, hàng ngày vợ Thái mỗi ngày lái xe ra khu chợ Đ.H để xe ở đó, rồi đi theo xe chủ lên tiệm nail. Mới đầu thấy quen, dần dần cũng phát sinh nhiều chuyện làm Thái hồ nghi. Nhiều hôm vợ nói về trễ do tiệm đông khách hay xe hư dọc đường...Thái chỉ lặng thinh không nói. Thêm vào đó nghe nhiều người bạn nói bóng gió vợ mày đi làm có thằng cha đưa đón bảnh trai “ga - lăng“ lắm, làm Thái rất bực bội. Cộng thêm sự trách móc của gia đình mỗi bận về thăm nhà bên nội: “...Bây giờ mày sáng mắt ra chưa " Tao đã nói mấy đứa làm nail đều vậy, nó bây giờ chim sổ lồng mày có giữ được không...“ - Mẹ Thái cằn nhằn, làm Thái như muốn va đầu vào tường tự trách mình(").
Rồi một hôm không chịu nổi, Thái đề nghị vợ nghỉ làm, những trận cãi vã ầm ĩ nổ ra do Hân không chịu nghỉ làm. Trong lúc nóng giận, Thái giơ tay tát vợ. Bà Mỹ gần nhà bấm “911”, Police Mỹ đến còng tay Thái đem đi. Sau đó Thái phải ra toà vì tội đánh vợ, phải nộp phạt, phải đi học liên tục 6 tháng mỗi tuần học một ngày và chịu mọi phí tổn của lớp học, toà án v.v...
Ở Mỹ này “phụ nữ là số một“ , Thái đã va vào một tình huống làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và nghề nghiệp của mình. Còn Hân chỉ biết khóc không nói gì, cô ta vốn sống về nội tâm, chịu đựng nhiều hơn ca cẩm. Đời sống gia đình của họ như một sợi dây bị đứt nay nối lại, vẫn có nút thắt ở giưã, hai vợ chồng chỉ gặp nhau trong im lặng nhiều hơn là nói.
Không khí “trong nén ngoài im“ kéo dài chẳng bao lâu, khi Thái tự mình phá tung. Bởi từ lâu Thái và cả gia đình anh, đều cho rằng Hân lấy Thái là một diễm phúc lớn, được vào làm dâu một gia đình gia thế học hành thành đạt như gia đình Thái là cái may lớn của Hân. Cho dù trên thực tế Hân chỉ là nàng “dâu ảo“ chưa một lần được mẹ chồng thừa nhận dù có cưới hỏi đàng hoàng.Vì thế khi Thái giận dỗi đề nghị ly dị, Hân chỉ khóc và gật đầu đồng ý.
Sau hơn 01 năm ly thân, hai người được Tòa cho ly dị. Hôm đó Thái như kẻ mất hồn vì không ngờ đến kết cục bi thảm này, không ngờ rằng Hân có thể bỏ mình ra đi, rằng cái may mắn cái diễm phúc (ảo tưởng) mà Thái nghĩ rằng mình đem cho Hân trên đất Mỹ này, lại có thể trở nên vô nghĩa đến vậy đến nổi không giữ được chân của một cô gái làm nail yếu đuối như Hân ("!). Còn Hân như kẻ mất phương hướng. Mọi việc trong phút chốc như bát nước đầy đã đổ không thể hốt lại, Thái chỉ biết ôm đầu rên rỉ: “Ôi, nghề nail...nghiệp nail...“


Từ Việt Nam quay về Mỹ sau chuyến đi du lịch dài ngày, Thái vẫn buồn không nguôi. Những cô gái Thái đã gặp sau ngày ly dị (đ ã hơn 02 năm) vẫn chưa có ai có thể thay thế được bóng hình của Hân. Thái vẫn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “ Tại sao mình lại ly dị “mà hoàn toàn vô vọng. Anh vẫn cho mình đúng, không có lỗi, rằng Hân đã có lỗi. Sự đời vẫn vậy, những ai từng ly dị đều cho người kia có lỗi cả. Nghĩ ngơi vài ngày, Thái lại ngật ngưỡng đi trong bóng đêm của hè phố, mặc trời lạnh hay nóng. Theo phán quyết của Tòa gia sản của hai vợ chồng khi ly hôn, Hân hưởng 50% , còn 50% là của Thái và đứa con, Hân được quyền nuôi con còn Thái phải cấp dưỡng hàng tháng. Thái không còn đi làm nữa vì nhiều lý do, anh đem phần tài sản được chia của mình đổ vào những chuyến đi du lịch trong ngoài nước Mỹ và cả về Việt Nam để tìm quên lãng và tìm hiểu lại chính mình sau cuộc hôn nhân tan vỡ mà anh cho rằng chỉ vì Hân đi làm nail,... phải chi Hân đừng làm nghề nail . . .
Một buổi chiều tối, Thái ngà ngà say, bước chân loạng choạng vô tình đưa anh đến một tiệm Nail ở góc phố. Một ý nghĩ bốc đồng thoáng qua, Thái bước vào tiệm và ngồi xuống. Anh yêu cầu được lấy khoé móng chân. Anh nhắm mắt mặc cho cô thợ nail cắm cúi làm công việc của mình bên bàn chân thô kệch của người đàn ông cô đơn.
Tiếng nhạc vọng ra từ tiệm “ Đời tôi cô đơn . . .” với giọng hát của ca sĩ Đon Hồ càng làm anh chán nản với chuỗi ngày buồn nhớ lê thê, hao mòn thể xác tâm hồn. Bỗng Thái nghe đau điếng, cô thợ nail cắt da phạm vào thịt anh làm chảy máu. Thái trừng mắt quát lên :
- Cô kia cô mới vào nghề hay sao " Cô làm tôi đau quá . . .
- Sorry anh, sorry anh...em sẽ cẩn thận hơn . . .- Cô gái cuống quít, vẻ muốn khóc, làm Thái chợt mủi lòng, xuống giọng.
- Thôi, không sao...em cứ làm tiếp.... - Rồi anh lại nhắm mắt nghĩ ngợi lung tung, mặc cho cô gái làm tiếp.
Thái chợt nghĩ có lẽ ngày vợ anh mới đi làm nail , chắc cũng hay bị khách quát mắng và “ hành” lắm. Anh cảm thấy thương hại cho những người phụ nữ làm nail, phải làm nghề này chắc họ vì cuộc sống. Rồi trong đầu anh lại bùng lên ý nghĩa khác dữ dội hơn, đối nghịch lại , xem này... các cô gái cứ mơn mởn làm sao... tay chân trắng nõn... nghề nail phức tạp lắm mà... đủ hạng người... dễ sa ngã phải chăng" Bỗng có tiếng nói trao đổi giữa hai cô thợ ở quày bên, làm Thái chú ý lắng nghe, trong khi vẫn nhắm mắt:
- Tội nghiệp con Hân, từ ngày ly dị chồng vẫn “single” một thân một mình làm nail nuôi con...-
Cô gái tóc nhuộm vàng hai lai nói lớn.
- Nhỏ Hân nhà trước ở đường Magnolia có chồng là kỹ sư điện tử... phải không" Không biết thằng chồng nó mặt mũi ra sao, mà chẳng biết thương vợ con...- Cô thứ hai góp ý thêm.
Thái như chợt tỉnh rượu khi biết hai cô gái đang nói về vợ cũ của mình. Anh đã lạc bước vào ngày chính tiệm nail vợ mình đang đang làm "! . Anh dáo dác nhìn quanh nhưng không thấy Hân đâu . Anh cố gắng lắng nghe hơn chút nữa. Hai cô gái vẫn vô tư trò chuyện.
- Mầy nghĩ coi vợ đi làm cả ngày bù đầu trong tiệm...tối về vẫn cơm nước lo lắng đầy đủ...còn muốn gì nữa " Ghen bóng ghen gió , tự mình làm khổ mình, vợ con tan tác . . .
- Sao mày biết " Lão chủ vẫn chở nó đi làm mỗi ngày kia đó...- cô gái tóc vàng vừa nói vừa cười mỉm.
- Đó là sự thật , lão chủ có vợ con đàng hoàng, bản tánh rất tốt. Con Hân cũng là người đoan trang, không phải trên đất Mỹ này đứa nào làm nail cũng đều “ lạng quạng” đâu "
- Tao nói đùa vậy . . .Tao cũng biết con Hân là người đàn bà tốt. Đâu phải dân làm nail đều “ có vấn đề ”(") , cũng tùy người...khối người giàu có tiếng tăm cũng “ quờ quạng”, “ đổi vợ đổi chồng” như thay áo như dân diễn viên điện ảnh đó, dân ca sĩ đó hay cả những ông trùm bà trùm tài phiệt giàu có người Mỹ kia . . .Ở đâu cũng vậy, nghề nào cũng vậy...có người xấu có người tốt...đừng quơ đũa cả nắm không nên . . .
- Nếu ai cũng nghĩ “ thấu đáo “ như vậy, thì còn gì mà nói...Họ chỉ thấy mặt trái của nghề nail, nào thấy hết những vất vả chịu đựng hy sinh mà người phụ nữ làm nail người Việt trên xứ sở Hoa Kỳ này, đang âm thầm gánh vác . . .
Có khách vào tiệm, hai cô gái đang nói chuyện bỏ đi tranh thủ vào việc. Thái giật mình ngồi dậy, cô gái làm nail cho anh, rụt rè nói :
- Dạ xong rồi , thưa ông . Hết thảy 4 đồng !
Thái gật đầu cười trả tiền , không quên cho thêm tiền tip 2 đồng, rồi vội rảo bước ra khỏi tiệm, sau khi nhìn quanh tiệm này lần nữa. Anh ngạc nhiên với chính mình, hôm nay anh như kẻ khác hẳn. Từ lâu anh ghét nghề nail, nhất là từ khi ly dị vợ, vậy mà hôm nay anh lại đi làm nail, trả tiền công thợ một cách vui vẻ. Ngoài đường về đêm gió thật lạnh, anh ước chừng hơn 8 giờ tối.
Anh nhìn qua cửa kính, ánh đèn trong tiệm nail vẫn sáng trưng. Bên trong các cô thợ vẫn miệt mài bên những bàn tay bàn chân to đùng của mấy bà cô người Mỹ da đen hay người Mễ .Thái thấy ái ngại cho những bàn tay nhỏ nhắn của các cô thợ nail bên cạnh những bàn tay bàn chân hộ pháp ấy. Để làm đẹp “cho đời cho người “, chắc các cô tốn không ít công sức. Lần đầu tiên Thái thấy trân trọng và quý làm sao những cô gái làm nail này một cách kỳ lạ.
Giờ đây chắc ở nhà, người thân của những cô gái ấy đang mong mỏi họ trở về nhà. Những người chồng, những đứa con,...và cả những người yêu...Mong rằng họ đều hiểu được sự hy sinh lớn lao của những người phụ nữ làm nail đó, có lẽ chuyện “ vui buồn”, những “ xung đột” không đáng có sẽ không xảy ra nữa ở đây .
Thái thấy mắt mình như ngấn lệ, lần đầu tiên anh khóc, kể từ ngày ly dị đến nay. Anh chợt trách mình quá “ tự cao tự đại” để rồi tự mình đánh mất cái quý giá nhất của đời người “ đó là hạnh phúc gia đình” . Anh muốn vào tiệm tìm Hân, để nói một câu duy nhất “ Anh vẫn yêu em !” , nhưng anh quyết định không vào mà quay lưng đi thẳng. Mình “ vẫn giận mà thương” - Thái chợt mỉm cười chua cay với ý nghĩ thoáng qua đó .
Ngày mai mình sẽ đến tiệm tìm Hân, để nói lời xin lỗi và sẽ nói câu nói mà đêm nay anh không thể nói. Dẫu muộn màng nhưng thà trễ còn hơn không, Thái tự nhủ vậy. Rồi Hân sẽ xử sự ra sao, anh không muốn hình dung ra màu sắc của nó nữa Bởi ở đâu đó trong Trái Tim mình, hai đứa đều biết mình vẫn từng có một thời yêu nhau say đắm. Anh chỉ kịp nghĩ vậy... trước khi quỵ xuống bên đường, cơn đau thắt ngực bên trái chợt nhào tới như tấn công Thái. Anh gục xuống ngủ thiếp đi, trong gió lạnh. Miệng anh vẫn lẩm bẩm “..Ôi Hân ơi, . . .ôi, nghiệp nail... Anh đã hiểu rồi... em có biết chăng "...“ . Đằng kia có tiếng đóng cửa của tiệm Nail và tiếng ai đó la toáng lên :”...Có người bị bất tỉnh.... ông khách hồi nãy đây mà . . .” . Có lẽ Thái kiệt sức vì quá mệt mỏi khi đi tìm câu trả lời cho chính mình “Tại sao mình lại ly dị" “ (")
Mặc, gió vẫn thổi...Những cánh hoa giấy màu tím của nhà ai bay bay trong gió, như nhắc nhở thổn thức, rằng đêm nay là một đêm thật lạnh nhưng vẫn ấm tình người. Cali mùa này lạnh về đêm hay chuyện đời trên đất Mỹ “nóng - lạnh” thất thường"

LINH TRAN

Ý kiến bạn đọc
08/06/201820:14:52
Khách
Tiệm Nail ở Tiểu bang nào mà làm chân ( Pedicure ) chỉ có 4 $, tác giả có viết nhầm không vậy.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,023,776
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Đây là bài viết mới của Ông.
Tôi đi mình lên trong chuyến xe lửa từ Paris sang Thụy Sĩ với tâm trạng nôn nao và thoáng lo âu ngần ngại, mặc dù đây không phải là lần đầu thân gái dặm trường xuyên quốc gia như thế này
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài "Nước Mỹ là nhà của Mị" ký tên thật là Quynh Gibney.
Tác giả: Nguyễn Thị Thêm Bài số 5834-20-31618-vb5111419 Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975, dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO, hiện là cư dân Nam Ca Li. Bà kể, "Chồng tôi là lính VNCH. Hai con tôi nay là lính của quân đội Hoa Kỳ. Tôi hết làm vợ lính lại làm mẹ lính." Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice A Journey of Hope" của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Nhạc sĩ Cung Tiến