Hôm nay,  

Cổ Tích Nước Mỹ

06/12/200400:00:00(Xem: 129272)

Người viết: PHƯƠNG NGUYỄN
Bài số 669-1211-vb4011204

Tác giả Phương Nguyễn tên thật là Nguyễn Kim Phương, hiện cư trú tại Houst5on, Texas. Sau đây là bài Việt Về Nước Mỹ đầu tiên của ông.

Anh rời Việt Nam năm 13 tuổi cùng với gia đình một nông dân nghèo ở Mỹ Tho. Lúc đó, anh đi theo diện "con ghép" của người dì. Trong đầu óc của đứa con nít ăn chưa no lo chưa tới thì nước Mỹ là một thiên đàng.
Khi bước chân qua tới nơi, anh cũng nghĩ mình đang ở thiên đàng. Anh được đến trường, được ăn no mặc ấm như bao đứa trẻ khác trong khi ở quê nhà mấy anh em còn lại của anh phải mò ốùc chăn trâu. Nhưng mọi thứ thay đổi từ khi anh 18 tuổi. Người dì bắt anh ra ở riêng, anh không buồn, vì ở Mỹ này ai cũng phải như vậy. Hơn nữa, gia đình của dì anh cũng khá nghèo, con cái lại đông. Điều quan trọng nhất, anh muốn đi làm kiếm chút ít tiền gởi về chăm lo ba mẹ ở quê nhà.
Ở Cali, anh làm đủ thứ nghề kiếm sống. Việc đầu tiên anh chọn là làm part time trong một nhà hàng của Hàn Quốc. Công việc không khó khăn gì nhưng đòi hỏi phải có sự nhẫn nhịn. Khi làm việc anh ít khi được đứng thẳng mà lúc nào cũng phải hơi cúi người về phía trước (tư thế đứng của người lịch sự theo phong tục Hàn Quốc). Phần thời gian còn lại, anh theo học lớp Nail. Anh vẫn biết nghề này sẽ không phù hợp với anh nhưng anh vẫn chọn, vì đó là con đường ngắn nhất để anh kiếm được nhiều tiền. Anh đang rất cần tiền để ăn, để thuê phòng và để mua một chiếc xe đi lại. Nhưng trời không thương anh, học nail chưa được một tháng anh bị dị ứng với những hóa chất làm đẹp này… anh lại tiếp tục công việc bồi bàn lúc nào cũng phải cúi người về phía trước và miệng lúc nào cũng phải nở một nụ cười tươi khi bưng đồ ăn cho khách…
Những đêm trở về phòng trọ, anh nằm một mình, cái cảm giác chua xót cho kiếp người không người thân, không tiền của, không nghề nghiệp ổn định làm cho anh bật khóc. Nhưng nước mắt có chảy bao nhiêu thì trong đầu anh vẫn không nguôi ước muốn đổi đời. Rồi ở Cali khan hiếm việc, tiền kiếm được anh chỉ có thể trang trải việc ăn uống và một chút gởi về cho gia đình. Anh chán nản thật sự và muốn quay về Việt Nam, nhưng cha mẹ anh đã động viên anh ở lại, còn nước còn tát. Và anh đã ở lại Mỹ với nỗi bế tắc tột cùng của những năm tháng trưởng thành đầu đời. Anh lại lang thang đi tìm cơ hội. Nước Mỹ, theo anh, có thể làø thiên đàng cho những ai đã được chạm một tay vào sự may mắn, còn lại chỉ là địa ngục. Còn nếu bước tới thiên đàng thì có người ta phải trả một cái giá rất đắt.
Công việc tiếp theo nơi xứ người này có khi anh làm trong tiệm giặt ủi, có khi phụ quét dọn trong chợ Phước Lộc Thọ. Một dạo, anh đi bán trái cây ở các bến xe bus nhưng rất ít người mua…. Nói chung, công việc nào kiếm được chút ít tiền là anh lại lao vào như con thiêu thân vậy. Anh vẫn biết rằng ở Mỹ này sung sướng thật, hãnh diện thật nhưng trong túi phải có tiền. Còn anh, kiếm được đồng nào hôm trước thì hôm sau lại tiêu sạch rồi. Hơn nữa, với những người trí thức mà vẫn còn thất nghiệp thì huống chi anh chữ nghĩa không bao nhiêu.
Nhưng dù có vắt kiệt sức lao động mỗi ngày thì anh vẫn cảm nhận rằng nơi đây không phải là chốn để anh đánh đổi. Anh nghĩ đã đến lúc anh cần phải làm một cái gì đó cho bản thân mình, ít ra làm cái gì đó tốt hơn bây giờ. Anh sợ phải sống một cuộc sống mơ hồ lắm rồi. Nói là làm, anh lại ra đi….
Lần này, nghe lời bạn bè anh chọn tiểu bang Colorado lập nghiệp. Nói là lập nghiệp chứ thật ra cũng làm linh tinh như ở Cali thôi nhưng bù lại anh kiếm được nhiều tiền vì ở đây chi phí sinh hoạt thấp, người Việt lại không nhiều nên không có sự cạnh tranh khốc liệt. Mỗi ngày anh cần mẫn như con ong ở cây xăng cũng không ngoài mục đích kiếm tiền. Vì ở Mỹ này, không có gì gọi là chắc chắn nên làm gì thì làm cũng phải có tiền mới được. Những đồng tiền anh gởi về Việt Nam có nhiều hơn một chút nhưng nỗi cô đơn nơi đất Mỹ này vẫn làm lòng anh đau xót. Anh nhớ mẹ, nhớ cha, nhớ mấy đứa em, nói chung nhớ rất nhiều thứ mà nước Mỹ này không có… ngay cả một chút tình người với nhau người ta cũng không có nốt. Tại sao người ta không tin nhau" Hay vì cuộc sống quá hạn hẹp mà thời gian để mọi người xích lại gần nhau không còn" Anh suy nghĩ về ngày mai, ngày mốt và một tương lai gần. Vẫn là thế thôi, một thằng Việt Nam trắng tay nơi đất Mỹ cả về nghĩa đen và nghĩa bóng.
Dù tính sơ sơ, anh cũng đã ở Mỹ hơn tám năm rồi…. Tám năm của một đời người thì quá ngắn ngủi nhưng với một thằng đàn ông hai mươi mốt tuổi là nhiều rồi. Nhất là tám năm ở đất Mỹ yên tĩnh mà bon chen này là một chuỗi thời gian dài biền biệt…. Khổ nỗi, nếu cho anh một con đường để anh quay trở lại thì anh cũng không thể trở về Cali chứ nói chi chuyện trở lại Việt Nam. Anh lại lao vào đời sống Mỹ, ăn, ngủ làm kiểu Mỹ và cố gắng mang một tâm hồn Mỹ.


Ông chủ của anh là một người giàu có và rộng lượng. Đó là niềm an ủi cuối cùng trong cuộc đời làm người của anh, ông không vợ con nên rất thương những người làm nhất là những người chịu thương chịu khó và thông minh như anh. Cơ hội đổi đời đến với anh khi một ngày kia, ông mời anh về nhà và nói chuyện với anh một cách rất thân thiện. Ông muốn nhận anh làm con nuôi . Anh như người bước ra từ cõi mộng. Trên đời này, có những sự thật mà mình không thể nào ngờ được. Dù sao đi nữa, anh cũng hiểu rằng với một người từng trải như ông thì không bao giờ đánh giá sai một con người. Vậy là anh được ăn ngon, mặc đẹp nhưng anh phải làm việc nhiều hơn. Mặc dù, công việc của anh giờ đây không phải ở vị trí đứng đổ xăng cho khách nữa mà trông coi giấy tờ và có thể giải quyết những công việc quan trọng hơn.
Bố nuôi của anh kinh doanh nhiều thứ từ cây xăng, tiệm ăn, khách sạn, đất đai, nhà cửa…. Ngoài bố nuôi, anh còn một ông nội nuôi cũng cực kỳ thương anh, hay dẫn dắt và chỉ bảo cho anh trên thương trường. Rồi theo lời đề nghị của ông nội nuôi, anh và ông nội về Việt Nam thăm ba mẹ ruột cuả anh.
Sau bao nhiêu năm xa cách, lần đầu tiên anh trở lại quê hương với tất cả tình cảm của một người xa xứ buồn vui lẫn lộn. Anh cảm thấy hạnh phúc hơn bao giờ hết, bởi anh hiểu rằng, không tình cảm nào lớn hơn tình cảm của cha mẹ dành cho con. Nhìn ba mẹ phơi lưng ngoài cánh đồng khô hạn, anh chợt nhận ra rằng: cái rét buốt của anh đứng đổ xăng giữa mùa đông băng giá vẫn không bằng nỗi cơ cực ở quê nhà.
Rồi anh trở về Mỹ bằng tất cả nhiệt huyết chính đáng của mình, của tuổi trẻ đầy tham vọng và bản lĩnh. Mỗi ngày anh chỉ có thể ngủ vài tiếng đồng hồ, còn lại là làm việc và học tập. Bởi anh hiểu rằng nhà kinh doanh thành đạt không chỉ có đầu óc nhạy bén mà còn phải có vốn kiến thức hơn người. Tuy rằng anh chưa mang lại hiệu quả gì cho bố và ông nội nuôi nhưng ít ra anh cũng tạo được niềm tin trong lòng họ. Anh thầm cảm ơn họ đã cho anh một cơ hội tốt, không tiến thân được thì anh cũng có kinh nghiệm sau này.
Số phận của anh đã bước sang một trang mới khi anh được đối diện với tầng lớp quý tộc. Mỗi lần bước chân vào những nhà hàng sang trọng ăn những món ăn đắt tiền, anh luôn nghĩ về ba mẹ ở quê nhà, những đứa em tội nghiệp của anh. Nhưng anh chỉ có thể giúp họ cải thiện phần nào thôi, chứ làm sao anh có thể thay đổi cả một đời sống, một quan niệm sống của gia đình. Món ăn mà bố nuôi, ông nội nuôi anh thích và bắt anh hay ăn nhất là "Thịt bò thiên đàng". Bò con từ khi đẻ ra, người ta nuôi trong một cái lồng chuyên dụng, không chờ nó chạm chân xuống đất, cũng như nuôi nó lớn bằng hải sản tươi và sữa thôi. Được hai ba tháng, bò con được đem xé thịt. Mỗi đĩa "thịt bò thiên đàng" phải mất vài trăm đôla. Số tiền mà trước đây có khi cả tuần anh mới gom góp được.
Sở thích của anh là săn bắn. Khoảng tháng 9-10, hai bố con đăng ký tour đi sang Mexico. Trực thăng sẽ đưa những tay thiện xạ đến giữa một khu rừng theo quy định nào đó, rồi được cắm trại, được phục vụ ăn uống, giặt giũ và tha hồ săn bắn. Vác cây súng trên vai, anh lang thang giữa khu rừng vắng vẻ, không có bước chân, không có con đường mòn, gác lại phía sau chuyện cơm áo gạo tiền, anh nghĩ mình đang ở thiên đàng thực sự. Anh vốn yêu thích thiên nhiên hoang dã mà, nước Mỹ xưa giờ vẫn là thiên đàng cho những ai không nản chí và đầy nghị lực. Ở anh, phía sau một nghị lực phi thường anh còn có cả một sự may mắn nữa. Từ lâu rồi, anh không có thời gian nghĩ đến bản thân mình và những việc đã qua….anh cũng đang cố quên đi quá khứ buồn nhiều hơn vui của mình để bước vào một con đường mới, không có lắm chông gai và quỷ dữ. Nhưng đêm trở về căn nhà của mình một cảm giác trống trải cũng lại vây lấy anh nhưng vì căn nhà quá rộng, quá đẹp và như mơ chứ không phải căn phòng tồi tàn không máy sưởi nữa.
Ông nội nuôi của anh mất vì quá già để lại cho anh quyền thừa kế khoảng hai triệu đôla tính tổng cộng tiền mặt trong ngân hàng, nông trại, nhà và một cây xăng. Anh sang thêm một tiệm giặt ủi, một tiệm car wash và mở một tiệm Nail. Nhưng trong tất cả các tiệm, chỉ tiệm Nail của anh là hiệu quả nhất vì người Việt không có ai cạïnh tranh. Anh lại phải tuyển thợ từ tiểu bang khác sang để làm. Nói chung những biến cố xảy ra trong việc kinh doanh cũng giống như trong một đời người ai cũng phải có. Trách nhiệm của anh là làm sao để tạo dựng một sự nghiệp vững chắc cho riêng mình, cho hoài bão tuổi trẻ. Anh lại lao vào công việc với trái tim nóng và cái đầu lạnh nơi đất Mỹ. Tuy lâu lắm rồi, anh chưa có dịp trở về Việt Nam thăm ba mẹ, nhưng dù bận rộn đến đâu anh cũng tranh thủ gọi điện thoại về nhà. Đó là một cách để anh vơi đi nỗi nhớ nhà. Vì biết rằng, bây giờ tiền bạc anh không thiếu nhưng tình cảm anh không có gì.
Thiên đàng đã dành cho anh một chỗ, còn good hay bad là do bản thân anh, vì không ai có thể thay thế anh, không ai có thể giúp anh bằng chính anh phải làm chủ bản thân mình. Mỗi lần gọi điện, mẹ anh vẫn hay hỏi "Nước Mỹ như thế nào hả con"" Mặc dù không biết giải thích thế nào nhưng anh vẫn trả lời mỗi một câu duy nhất, trăm lần như một "Với con, nước Mỹ giống như chuyện cổ tích".

Phương Nguyễn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,344,267
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”