Hôm nay,  

Cuộc Đời Triệu Phú

04/12/200400:00:00(Xem: 157882)
Người viết: NGUYỄN LÊ
Bài số 667-1208-vb8281104

Tác giả Nguyễn Lê cư trú tại Philadelphia, PA. Một số bài viết về nước Mỹ của ông đề cập tới nhiều đề tài khác nhau đã được phổ biến, từ kinh nghiệm mở nhà hàng ăn Việt Nam tớiø thú đi ăn nhà hàng tại Hoa Kỳ. Sau đây là bài viết của ông.

Trên đất Mỹ, hầu như ai cũng biết tỷ phú Bill Gate xếp hàng đầu và theo sau là Buffett, Donald Trump vv... Người Việt chưa thấy nói ai là tỷ phú, xin chỉ nói chuyện triệu phú thôi.
Ở Việt Nam, triệu phú trẻ tuổi hiếm có, qua Mỹ gần 3 thập niên, triệu phú Việt Nam nhan nhản trên khắp các tiểu bang.
Cuộc sống của triệu phú ai cũng nghĩ là hạnh phúc, sung sướng vì giàu sang tột đỉnh, tiền tài, danh vọng đủ cả.
Nay xin đề cặp đến triệu phú theo tuổi và bắt đầu bằng triệu phú 60 tới triệu phú 35:
Triệu phú 60 cuộc đời thăng trầm từ nhỏ tới lớn. Tính tình không hợp với ông cụ thân sinh nên ông bỏ đi sống ở riêng năm 19 tuổi. Vốn con nhà buôn, ông tần tảo làm ăn buôn bán, cuối cùng cũng dành dụm được một số tiền ra mở tiệm bán vải.
Trên đường bôn ba kinh doanh, ông quen được một người bạn hàng sau này lấy làm vợ. Hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn và sinh được 4 con trai, ông cho 4 cậu vô đai học danh tiếng vì bản thân ông đã bỏ dở công việc học vấn từ thuở thiếu thời.
Hai ông bà từ từ mua thêm được một cây xăng và vài năm sau mua được một shopping center.
Có tiền có bạc, ông mừng rỡ toòng teng với cô thư ký xinh đẹp và cung cấp tiền bạc tặng nhà tặng xe cho cô. Bà vợ biết được máu ghen nổi lên dọa ly dị, vài lần dọa tưởng đâu thay đổi tính nếùt, tu tỉnh về con đường ngay. Ông vẫn tìm con đường quanh co, khúc khuỷu, cắm đầu bước vào.
Cuộc sống bản thân của ông rất gò bó, ông không dám ăn, dám tiêu. Thay vì mua trái cây tươi tốt mắc tiền, ông mua loại "on sale", quần áo, giày dép, áo lạnh ông chờ dịp "on sale" mới đi mua.
Một hôm ông đi thăm bác sĩ khám bệnh. Vào nhà thương, nhân viên bệnh viện nói ông bị ung thư máu. Ông ra đi vĩnh viễn để lại tài sản cho chính phủ cất giữ vì ông không để lại di chúc.
Ông triệu phú 55 tuổi đời rời Việt Nam mang được gần 700 lượng vàng, hồi còn ở VN ông là nhà nhập cảng máy cày, máy đuôi tôm. Vốn một máy đuôi tôm khoảng 50 đôla ông bán sỉ tới 200 đôla 1 chiếc. Một vốn, 4 lời ông trở thành triệu phú dễ dàng, ông tậu biệt thự, tậu xe peugeot 404, 504 hết cái này tới cái khác.
Di tản, ông mất bộn tiền, tiếc tiền nên ông dè sẻn tiết kiệm cả với bản thân ông. Từ ngày qua Mỹ ông chưa hề bước lên một chiếc xe mới, ông mua một chiếc xe du lịch loại nhỏ, cũ, đã 10 năm. Tay lái không trang bị "power steering" bẻ tay bánh muốn gãy tay. Bị đụng xe hãng bảo hiểm bồi thương ông 800 đôla và dặn ông đem vào nghĩa địa xe bỏ đi, ông tiếc của cho thợ sửa sơ sơ tiếp tục xài lại.
Ông mua mấy căn nhà cho thuê lấy hoa lợi sinh sống, ông giữ lại một apartment 2 phòng, gia đình ông 5 người, hai ông bà ngủ một phần còn 3 con ông chiếm một phòng. Theo tiêu chuẩn Mỹ, mỗi đứa con phải một phòng. Hồi chúng còn nhỏ, không thành vấn đề, lớn lên chúng phải ra phòng khách vì quá chật hẹp, không có chỗ ngồi học hành đọc sách.
Hai đứa lớn vừa tốt nghiệp trung học dọn ngay vào đại học, ở trong Campus. Chúng tự lo xin học bổng, vay mượn tiền của chính phủ rồi cuối cùng cũng tốt nghiệp đại học với bằng kỹ sư.


Triệu phú 50 bắt đầu làm việc tại một hãng sản xuất thực phẩm, ông để ý cách điều hành hãng xưởng, phân phối, sản xuất và phát hành.
Sau 10 năm làm việc cho hãng, ông về làm chủ và mở nhà máy sản xuất đồ hộp, hãng ông chiếm cả chục mẫu đất, nhân công thuê mướn tới cả trăm người. Ông thuê quản lý điều hành hãng và hàng ngày sáng sớm đã đi tập thể dục.
Bà xã ở nhà trông nom 5 đứa con đến trường từ trung tới đại học, thú vui cuối tuần của ông là mảnh vườn trong biệt thự rộng lớn cả vài mẫu đất. Thú vui của bà là shopping mua sắm quần áo, giày dép tại các cửa hàng cao cấp như St John, Chanel, Cartier vv....
Triệu phú 45 bắt đầu bằng nghề kỹ sư và phu nhân cũng đậu bằng kỹ sư điện tử, 15 năm trong nghề, lợi tức nhiều đóng thuế cũng dữ. Chàng từ từ bước vào việc mua nhà, đầu tư địa ốc. Anh mua được 1 khu nhà hàng lớn cũ cỡ gần 1 mẫu đất, phá sập và xây cất dãy nhà phố cao cấp (luxury town home). Mỗi căn bán hơn 800 ngàn đôla, tổng cộng 8 căn gần 7 triệu đô, chàng bỏ túi cất đi gần 1 triệu đô tiền lời.
Thú say mê của chàng là sưu tầm loại xe đắt tiền từ Mercedes bỏ mui, 2 chỗ ngồi tới Mercedes cao cấp 600. Chàng cũng thích cả Jaguar đi chưa được 2 năm khoảng hơn 10 ngàn miles đã vào dealer xe đổi chiếc mới.
Triệu phú 40 ở Việt Nam làm thượng sĩ trong quân đội, bước chân vào nghề "Nails" từ lúc ban đầu đến Mỹ. Được sự tin tưởng của Mall Corporations nên khu thương mại mới lập nào anh cũng được mời vô mở tiệm Nail. Sau khi lập xong tiệm, anh từ từ kiếm khách sang lại và bắt đầu lập tiệm mới trong shopping tân lập gần khắp các tiểu bang.
Thành công ở tuổi còn trẻ, mỗi lần ưng cô bạn gái nào, chàng tặng nàng luôn 1 chiếc xe mới tinh.
Triệu phú 35 tháo vát từ hồi còn nhỏ, mới 18 tuổi lập tiệm bán thực phẩm Á Đông, 10 năm sau các chợ lớn cỡ siêu thị ra đời. Cạnh tranh không nổi, anh quay sang lập các tiệm giặt máy bỏ tiền tự động và lập các tiệm hấp sấy quần áo (dry cleaning), việc điều hành các tiệm anh thuê người điều khiển. Ngoài ra anh còn mở tiệm lo các dịch vụ gửi tiền, gửi vàng về VN, bán vé máy bay, khai thuế.
Chúng ta mới lướt qua cuộc đời của những nhà triệu phú Việt Nam đa số là các ông. Nay xin thêm vài bà triệu phú cho đủ hoa lá cành.
Ở Việt Nam bà mở tiệm bán vàng, kim cương, hột xoàn, qua Mỹ bà lại tiếp tục nghề cũ. Bà sinh được một gái một trai, góa chồng sớm bà ở vậy nuôi con, bà cho cô con gái của hồi môn vài căn nhà. Cậu con trai tốt nghiệp đại học bà cũng xây cất thêm 1 căn biệt thự trị giá cả triệu đôla cho cậu.
Chẳng may một hôm đi xe hơi trên xa lộ, bị xe truck tông vô xe lép xẹp, đem vào nhà thương thì bà trút hơi thở cuối cùng.
Bà bạn của bà cũng giàu sang phú quý. Năm 1975 mới bước chân tới Mỹ bà đã mở chợ thực phẩm bán đồ Á Đông rất phát đạt. Bà có 4 con, 2 trai 2 gái. Cậu cả tước đoạt hết tài sản của bà vì bà không biết ngoại ngữ.
Cuối cùng bà phải vô viện dưỡng lão và qua đời trong viện với sự thương tiếc của các bạn bè.
Tiền rừng bạc biển bà không mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe mãn đời (long term care inscurance) nên bà qua đời trong hoàn cảnh thập phần thiếu thốn.
Cuộc đời triệu phú, một trong muôn mặt đã góp một phần nhỏ mô tả phần nào cuộc sống đa dạng của bộ mặt Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

Nguyễn Lê

Ý kiến bạn đọc
20/11/201717:56:06
Khách
Tuyet voi!!! Hoan Ho Tac Gia.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,341,893
Tác giả lần đầu góp bài. Qua bài viết đầu tiên, đã thấy cách ông viết rất tinh tế, chu đáo, nhiều chi tiết sống động. Mong ông tiếp tục viết về nước Mỹ và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Boeing, OKC. Học vấn: cao học. Gia đình: vợ và ba con: hai gái, một trai. Góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, Lê Như Đức là một tác giả rất được quí trọng. Mừng ông tiếp tục viết.
Tiếp theo chuyện “Saigon 68” đây là một hồi ức Mậu Thân về khu Thành Nội Huế. Định cư tại vùng Bắc Cali từ 20 năm trước, Deborath Tường Vân là nhân viên Sở Xã Hội San Jose và từng chăm sóc Bà Trùng Quang -vị niên trưởng của giải thưởng Việt Báo- liên tục hơn 6 năm cuối đời. Cô đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Hồi ức Mậu Thân của Tường Vân là chuyện kể về khu Tây Lộc trong thành nội, nơi phải gánh chịu nhiều tang tóc nhất trong địa ngục Huế Tết Mậu Thân.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1944, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài viết mới của ông là một hồi ức về trận chiến năm Mậu Thân, khi Đại Đội TQLC do ông chỉ huy được biệt phái theo tướng Nguyễn Ngọc Loan trong trận chiến Mậu Thân tại Saigon 1968.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ ba của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Nhân thời điểm 50 năm sau trận chiến Mậu Thân 1968 Viết Về Nước Mỹ 2018 sẽ có thêm giải thưởng đặc biệt về “Hồi Ức Mậu Thân”. Sau đây, xin mời đọc một bài viết cũ của tác giả Võ Trang, một kỹ sư điện làm việc cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ tại San Diego, kề từ hồi ức đau thương về người cha bị cộng sản chôn sống trong trận Tết Mậu Thân 1968 tại Gia Hội, Huế, khi tác giả còn là cậu bé 15 tuổi. Bài viết đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2009.
Tác giả sinh năm 1929 tại Quảng Trị, Cựu Trung Tá QLVNCH, cựu tù cải tạo. Định cư tại Sacramento, Cali. Năm 1991; Hội trưởng sáng lập Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại từ 1994; Sách đã xuất bản: Truyện ký "Người Trai Thời Chiến"; tập thơ "Chuyện Ngày Xưa"; Từng nhận “Certificate of Recogni-tion do The Sacramento International Poetry Hall of Fame tại Đại Hội Thi Ca Quốc Tế Sacramento 2006; Tác giả hiện là cư dân thành phố Garland, Texas và là Hội Trưởng Hội Người Việt Cao Niên Dallas nhiệm kỳ 2016-2017. Cho tới nay, với tuổi 89, ông cũng là vị tác giả cao niên nhất trong năm 2018 dự Viết Về Nước Mỹ. Kính chúc ông vui khỏe.
Nhạc sĩ Cung Tiến