Hôm nay,  

Đi Tìm Tình Yêu Trên Xứ Mỹ

22/11/200400:00:00(Xem: 129178)
Người viết: LÊ MINH
Bài số 659-1200-vb8211104

Tác giả Lê Minh sinh năm 1960, là giáo viên cấp 1 VN. Saui vượt biên bằng đường biển với 29 ngày lênh đênh trên biển cả, không thực phẩm, nước uống. Được Cao Uỷ Tỵ Nạn vớt vào đất liền vào cuối năm 1980. Hiện định cư tại Garden Grove; Nghề nghiệp: Engineer.
*
Chỉ còn vài tháng nữa là kỷ niệm 30 năm ngày mất nước. Biến cố 30 tháng 4 đã khiến biết bao người phải chịu cảnh tù đày. Biết bao người phải bỏ thây nơi biển cả để tìm tự do. Vợ phải xa chồng, con phải xa cha và biết bao cặp tình nhân phải ngậm nước mắt đau buồn cảnh chia ly.
Sau bao ngày chịu đói khát, khổ nhục trên biển cả, tôi được Cao Uỷ Tỵ Nạn vớt vào trại Songkhla, Thailan. Ở đây được 2 tháng thì tôi được phái đoàn Mỹ phỏng vấn và chấp thuận cho đi Mỹ.
Thế là phải sửa soạn hành trang để lên đường đi trại chuyển tiếp Panattikhom chờ máy bay từ Bangkok đi Singapo, rồi từ Singapo đi tàu ra đảo Galan 2.
Trại Galand 2 do chính phủ Hoa Kỳ mướn đất của Indonesia cất lên chỉ để dành riêng cho những người tỵ nạn được chấp thuận vào Hoa Kỳ ở để học English và chờ thủ tục nhập cảnh Hoa Kỳ.
Tôi ở trại Panattikhom 2 tuần và cũng 2 tuần này tôi có dịp quen với người con gái tên TH. 2 tuần ngắn ngủi đã khiến lòng tôi ray rức hơn 2 năm trời.
Trại Panattikhom gồm những mái nhà lớp bằng thiếc chạy dài không có vách ngăn riêng. Với chiếc chiếu nhỏ làm giường trên nền nhà bằng xi măng ở một góc nhỏ là nơi ở tạm của tôi chờ ngày có danh sách ra phi trường.
Muà Hè nơi đất Thái với cái nóng khô khan, lâu lâu một cơn gió cuốn theo những đám bụi đỏ bám vào người cảm thấy khó chịu vô cùng.
Ở đây những quyển tiểu thuyết chuyền tay nhau đọc là phương tiện rất hữu ích để giết thời gian.
Tôi đang đọc quyển Hãy Yên Tình Yêu của QD đến hồi hấp dẫn thì nghe có tiếng người con gái:
- Chỗ này có ai ở không vậy anh"
Tôi ngước mặt nhìn lên. Người con gái khoảng 19-20 vóc dáng cao hơi gầy. Tóc đen huyền xoả ngang vai, sóng mũi rất cao với cặp mắt thật to mang một vẻ đẹp nửa VN nửa hơi tây phương đang để hành lý xuống nền xi măng cách chỗ tôi ở 3-4 thước.
- Ồ! Chưa có ai ở hết, cô cứ tự nhiên!
Nàng thật tự nhiên, trải chiếc chiếu nhỏ ra lên ngồi, cởi giầy quăng ra một bên rồi lấy trong va li ra cuốn sách nhỏ làm quạt cho bớt đi cơn nóng làm những giọt mồ hôi còn đọng lại trên làn tóc mây.
Tôi bắt đầu gợi chuyện hỏi thăm:
-Cô ở trại nào lên đây dzị"
-Em ở trại đường bộ.
-Cái gì" Cô đi một mình bằng đường bộ"
Nàng kể cho tôi nghe cha nàng là một sĩ quan còn đang trại cải tạo. Mẹ nàng và 2 đứa em, một trai một gái đang ở quê nhà. Vì muốn cho con gái và gia đình có một chút tương lai sau nầy, mẹ nàng đã gom góp đủ 2 lượng vàng cho người dẫn mối đi vượt biên bằng đường bộ vì sợ cảnh hải tặc hoành hành trên biển cả.
Nghe nàng kể tôi đâm ra cảm mến nàng thật nhiệu. Không phải vì nét đẹp nàng, đang có mà là cảm mến người con gái kiên trì, thân gái dậm trường chịu biết bao cực khổ, vượt biết bao nhiêu rừng sâu, suối độc cả tháng trời từ VN băng qua khỏi đất Campuchia và đến biên giới Thailand chỉ vì hai chữ Tự Do.
-Rồi cô được đi định cư ở nứơc nào"
-Em được đi Mỹ, nhưng phải qua Phi Luật Tân trước.
-Tôi cũng đi Mỹ, nhưng lại qua Indonesia.
Chắc có lẽ vì tình đồng hương xa xứ, hai người đều đơn thân đi tìm tự do và nói chuyện rất hợp ý nhau nên chỉ có 2 tuần quen biết mà chúng tôi rất thân với nhau.
Ngày ngày tôi sắp hàng để lãnh thức ăn cho tôi và nàng rồi 2 đứa cùng ngồi ăn chung. Chiều đến thì ra văn phòng dò tên coi có tên mình trên danh sách để đi chưa.
Rồi một buổi chiều đi dò danh sách cho tôi và nàng. Tôi thấy có tên tôi ngày mai 6 giờ sáng phải lên xe bus để ra phi trường.
Lòng tôi thật mâu thuẫn. Tôi trông đợi từng ngày để được sớm đi định cư, bây giờ có tên đi thì cảm thấy ray rức một nổi buồn. Buồn vì biết mình sắp xa TH mà không biết có dịp gặp lại không!
Tôi trở về với vẽ mặt hơi đăm chiên, nàng hỏi:
-Sao rồi"
Tôi mỉm cười
-Bộ anh có tên đi rồi hả"
Ánh mắt nàng quả nhiên quá nhạy bén. Chắc tại nụ cười của tôi hơi khó coi và có phần hơi khác nên nàng đoán biết.
-Ừ! Ngày mai 6 giờ sáng anh sẽ lên xe bus ra phi trường.
-Chúc mừng anh nghe! Anh đi trước, em đi sau. Nếu chúng ta có duyên mình sẽ gặp nhau ở vùng đất mới.
Còn được mấy đồng tiền Thái, tôi mua 2 chai coke và một ít cánh gà chiên dòn của một người Thái bán trong trại để làm bữa tiệc chia tay giữa tôi và nàng.
Tối đêm đó 2 đứa nắm tay đi dạo trên con đường vắng trong tại mà không nói lời nào. Thỉnh thoảng nàng ngước mắt nhìn tôi như cố đoán tôi đang nghĩ gì!


Sáng hôm sau nàng thức sớm để tiễn tôi. Ngồi bên khung cửa kiếng của xe bus tôi đưa tay nắm lấy bàn tay nhỏ bé của nàng cuối cùng. Xe lăn bánh chỉ còn lại bóng vẩy tay càng lúc càng xa dần.
Sau 4 tháng ở Galand thì tôi được một hội Công giáo bảo trợ về Oakland, CA. Người bảo trợ rất tốt với tôi, họ lo ăn ở, thủ tục giấy tờ cần thiết và kiếm trường cho tôi học English, học nghề để tìm một tương lai cho mai nầy.
Ở Oakland hơn 6 tháng mà đầu óc tôi luôn nhớ về TH. Những ngày nghỉ cuối tuần tôi dùng thời gian nầy để đi chùa, các nhà thờ có người VN hay các hội chợ để mong tìm lại được hình bóng nàng.
Tôi sợ câu "Tìm em như thể tìm chim, chim bay biển Bắc anh tìm biển Nam" nên nghe người ta nói ở Orange County có rất nhiều người VN sống mới quyết định dời về O.C. để tìm nàng.
Gần 2 năm trời tôi cố đi tất cả những chỗ tụ hợp, có đông người VN với chút hy vọng mong manh là sẽ gặp lại được nàng, nhưng đất Mỹ qúa lớn "bóng chim tăm cá" biết đâu mà tìm!
Rồi trong một bữa tiệc của người bạn, tôi có dịp quen với bà xã của tôi bây giờ. Nỗi cô đơn của người con trai xa xứ, niềm hy vọng gặp lại TH cũng vơi dần. Tôi và bà xã ngõ lời với nhau, một năm sau thì chúng tôi làm đám cưới.
Một hôm vào tiệm kính của người Đại Hàn để tìm mua cho mình cặp kính mát. Đi vòng vòng ở hàng chưng bay, tôi bỗng nghe tiếng thở dài sau lưng: Anh Lê Minh phải không"
Trời ơi! Giọng nói nầy tôi đã tốn hơn 2 năm trời để đi tìm mà không gặp lại. Giờ không muốn tìm nữa bỗng dưng đứng phía sau lưng mình.
Đầu óc tôi hơi quay cuồng, trái tim tôi hơi đập mạnh...
"Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ"! Tôi và nàng không hề quen biết nhau ở VN, trên bước đường tỵ nạn gặp nhau trên đất Thailan rồi lại phải chia tay. Bây giờ hơn nửa vòng trái đất gặp lại nhau ở đây lại phải nói câu "vô duyên đối diện bất tương phùng"!
Tôi quay mặt nhìn nàng, nỗi mững vui khôn tả, tôi muốn ôm nàng vào lòng để tỏ bày nỗi nhớ thương hơn 3 năm trời xa cách. Nhưng tôi chợt khựng lại, tôi giờ đã có một khoảng cách quá lới đối với nàng.
Nàng có vẽ đẹp hơn lúc ở trại tỵ nạn, nhưng trong ánh mắt đã gợi thêm chút u buồn.
-Em tìm anh quá trời mà không gặp! Giờ trời phật thương tình mình mới gặp lại ở đây!
-Anh cũng vậy! Bộ em làm ở đây hả"
-Dạ! Em làm ở đây được gần 6 tháng rồi!
-Mấy giờ em tan sở" Anh có thể mời em bữa cơm chiều không" Chúng ta lâu ngày gặp lại chắc có nhiều điều muốn nói. Ở đây không tiện nói nhiều.
-6 giờ chiều em sẽ tan sở, anh lại đây đón em nghe!
Tôi ra về mà lòng băn khoăn, không biết chiều nay phải nói với nàng những gì" Tôi đến tiệm trước 6 giờ để chờ nàng. Kiếm một nhà hàng vắng vẻ, tôi lựa một cái bàn trong góc nhỏ để 2 người tiện hàn huyên sau bao ngày xa cách.
Sau khi kêu 2 ly nước và vài món ăn nhẹ, tôi gợi chuyện hỏi nàng:
-Sau khi rời Phi Luật Tân thì em định cư ơ đâu" Có gia đình hay bạn trai gì chưa"
Nàng kể cho tôi nghe sau khi rời Phi Luật Tân nàng được một hội Tin lành bảo trợ ở tân tiểu bang VA. Ở đó không thấy có người VN, thời tiết lạnh lẽo và cô đơn lắm! Ngày ngày chỉ mong có một phép lạ nào đó để gặp lại được tôi. Nàng ghi danh đi học ở một Community College, ở đây nàng quen với một cô bạn người VN cũng đỡ buồn. Sau khi học xong 2 năm, gia đình cô bạn dọn về California, nàng ngõ ý muốn đi cùng và bây giờ share phòng với gia đình người bạn. Cũng chưa nghĩ gì đến chuyện có bạn trai và lập gia đình.
-Còn anh thì sao"
Tôi cũng kể hết những tâm tư của tôi cho nàng nghe và nói thật là mình đã có gia đình.
-Vậy chúng ta còn có thể coi như bạn thân không"
Với ánh mắt u buồn nàng nói:
-Từ lúc quen anh, em đã coi anh như người bạn thân rồi! Hơn nữa 2 đứa mình đâu có nói yêu nhau hay thề non hẹn biển gì! Em đây có lý nào phải bắt anh chờ em suốt cuộc cả cuộc đời chớ!
Tôi nói:
-Tuần sau anh sẽ dắt bà xã của nah đến gặp anh để 2 người quen biết!
Sau đó thì tôi đưa nàng về tiệm đề nàng lấy xe về nhà.
Tuần sau tôi nói với bà xã là có cô bạn thân quên hồi còn ở bên trại tỵ nạn, hơn 3 năm rồi mới gặp lại muốn gặp em để 2 người quen biết.
Tôi chở bà xã đến tiệm kính thì không thấy bóng nàng đâu, hỏi người manager thì mới biết ra là nàng đã tự thôi việc cách đây 3 ngày.
Từ đó tôi không hề có dịp gặp lại nàng được nữa!
P/S: Xin viết bài này để riêng tặng TH, người con gái đã đi qua đời tôi.
TH ơi! Nếu có duyên, vô tình đọc được câu chuyện nầy thì xin hiểu cho chúng ta có duyên mà không có nợ. Cho dù TH ở bất cứ phương trời nào đi nữa, LM vẫn ngày đêm cầu nguyện cho TH có một mái ấm gia đình ấm êm và luôn hạnh phúc!

LÊ MINH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,843,555
Tác giả hiện đang giảng dạy Việt ngữ Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside). Bà thường xuyên tham gia sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là góp phần duy trì văn hoá và ngôn ngữ Việt. Viết Về Nước Mỹ 2017, bà nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những tác giả góp phần phát triển chữ Việt, văn hóa Việt tại hải ngoại.
Tác giả tên thật là Đặng Thống Nhất hiện cư ngụ với vợ tại Brooklyn Park, MN. Ông đã về hưu sau khi dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota. Ông cũng từng dạy Anh Văn thiện nguyện tại Trung hoa và Việt Nam và Việt Ngữ cho chùa Phật Ân tại Roseville, MN. Ông đã đoạt giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 18. Bài mới nhất của ông được đăng 2 kỳ. Sau đây là phần kết.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới nhất của tác giả viết nhân Ngày Lễ Vu Lan năm nay.
Tác giả đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu và hiện vẫn liên tục góp thêm nhiều bài viết giá trị. Là cựu giáo sư trung học ở Việt Nam trước năm 1975, vượt biên đến Mỹ năm 1984, ông đi học và trở lại nghề cũ. Sau nhiều năm dạy tại một trường công lập Mỹ ở San Jose, tác giả về hưu tại Riverside, Nam California.
Tác giả là cư dân Miami, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, quê hương, con người. Viết Về Nước Mỹ 2015, Y Châu nhận Giải Đặc Biệt. Bài mới của ông viết về lễ cưới của hai con Cúc Phương và Quang Nhật. Lễ cưới được tổ chức tại Texas 19/8/2017, kế cận mùa bão lụt.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết về nước Mỹ của Ngọc Anh cho năm thứ 18 là chuyện Bắc Houston, nơi cô đang sống, Tháng 8, 2017
Sau lớp tập cuối cùng trong ngày Thứ Sáu, Châu ngỏ lời mời vợ chồng Phong ra ngoài dùng cơm tối. Phong muốn thoái thác nhưng Châu nói nhân dịp sinh nhật của hắn; hơn nữa, hắn cũng muốn mượn cơ hội này để thảo luận với chàng về lời đề nghị mai mối mấy tuần trước.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà,
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016)
Nhạc sĩ Cung Tiến