Hôm nay,  

Thiên Thần Áo Trắng

01/11/200400:00:00(Xem: 24295)

Người viết: Trương Ngọc Bảo Xuân
Bài số 642-1183-vb7301004

Bà Trương Ngọc Bảo Xuân là tác giả đã được trao tặng giải chung kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ nhất 2001, với bài viết "32 Năm Người Mỹ và Tôi". Cho tới nay, bà vẫn liên tục góp nhiều bài viết giá trị cho giải thưởng. Hiện bà cư trú tại Boat City, Marina del Rey, California, công việc: giám khảo của Bureau of Barbering & Cosmetology (Nha Khảo Thí ngành Thẩm Mỹ) tại Los Angeles thuộc tiểu bang California. Sau đây là bài viết mới nhất của bà.
*

Mai là đứa cháu Việt lai Mỹ.
Mai đang học nghề y tá. Nó học nghề đó là hạp lắm.
Năm bà ngoại mang bịnh gan nhiễm trùng nằm nhà thương cả tháng, con cháu thay phiên nhau vô nuôi hăm bốn trên hăm bốn, ngủ luôn trong phòng. Mai khỏe mạnh tánh chịu thương chịu khó. Mấy dì nói có con Mai vô tiếp vậy đở quá. Mai là đứa cháu vô nhiều ngày nhứt.
Nó nuôi bà ngoại số dách.
Ngoại khen:
- Con nên đi học làm y tá giúp người bịnh. Tánh con biết thương người lại có sức khỏe mà nhẹ nhàng trầm tỉnh con làm y tá được đó. Phải chi cha mẹ đủ sức nuôi con học tới bác sĩ...
Bà ngoại bỏ lửng câu nói, buồn xa xăm...
Đó là chuyện năm năm về trước. Năm nay Mai mới thực hiện được lời phê của bà ngoại và mấy dì.
Trong thời gian huấn nghệ, bữa trước về nghe nó kể:
- Tuần nầy con đi thực tập trong nhà thương dưỡng lảo. Con thấy tội nghiệp người ta quá hà. Trong nhà thương có ba khu lận. Khu A dành cho người già bình thường, khu B cho người bất bình thường, gần lẫn và một khu đặc biệt cho những người tàn tật bẩm sanh.
Ngày đầu con vô khu A
Khu nầy có những người hiền lắm. Có người cả ngày ngồi đâu ngồi đấy. Có người hiền thì hiền nhưng đôi khi lại lì lợm như con nít.
Phòng bà Jane. Trong phòng bà nầy thơm phứt dầu thơm.
Phận sự của con là giúp bịnh nhân sửa soạn cho buổi sáng. Thay quần áo xong rồi tới phần rửa mặt đánh răng chải đầu. Bà Jane tự động rửa mặt nhưng tới cái màn đánh răng bả ngậm cứng miệng lại. Con năn nỉ biểu bả hả miệng ra cho con đánh răng, cắt nghĩa cho bả hiểu là phận sự của con phải cho xong với bả rồi con còn phải đi qua phòng khác nữa. Bả nhứt định bậm môi cho tới vành miệng tím ngắt. Bả lì như đứa con nít năm sáu tuổi. Bây giờ con mới hiểu tại sao bà supervisor dặn tụi con phải đem theo một giỏ đựng đồ son phấn nước sơn móng tay theo. Con liền dỗ ngọt:
- Cô Jane ơi khi ra phòng coi TiVi nếu cô không sạch sẻ quần áo đẹp miệng mũi thơm tho thì đâu có chàng nào tới ngồi gần cô. Cô có muốn có bạn trai hôn" Cô Jane đẹp lắm nè. Cô có bàn tay dịu dàng nè, để em sơn móng tay cho cô nhé.
Bà Jane nghe nói vậy bả vảnh bàn tay ra cho con tức là bả chịu mục sơn móng tay rồi. Con biết con dụ gần được rồi con mới nói tiếp:
- Nhưng, trước hết cô phải hả miệng ra cho em đánh răng đi rồi em sơn móng tay cho.
Bả hả miệng thúi ra liền. Như mấây đứa con nít, thấy thương hết sức vậy đó.
Xong bà Jane con mệt ứ hự. Qua tới phòng ông Bill.
Ông Bill già lắm. Đặc biệt cặp mắt ông màu xanh biếc, màu nước biển xanh như cặp mắt của tài tử nổi danh Paul Newman. Răng ông rụng hết phải xài nguyên hàm răng giả khỏi có chuyện bắt đánh răng nhưng ổng lại chứng, hổng chịu chải đầu.
Có gì đâu" chỉ loe hoe ba sợi, một nhúm mà ổng lên cơn rắn mắc vò cho rối nùi lại rồi đứng nhìn con cười. Đưa cây lược cho ổng, ổng hổng chịu cầm. Con nói vậy để con chải cho, ổng lắc đầu. Con phải dụ nếu tóc như tổ quạ thế kia mấy “cô” sẽ chê không ai thèm tới gần ngồi coi Tivi đâu. Ông có đôi mắt xanh đẹp quá mấy “cô” mê lắm nhưng tóc như cái tổ chim thì ai dám gần" Nghe nói mấy “cô” mắt ổng sáng lên, thấm ý, ổng mới chịu cho con chải nùi tóc rối.
Vậy đó. Chừng xong rồi con qua phòng khác. Nghe tiếng chân xây lại thì thấy ông Bil tò tò sau lưng.
Cũng may bà xếp vừa đi tới thấy vậy bả cười chọc quê con, nói:
“ Ông Bill thích you rồi đó. Ổng thích con gái lắm. Chịu ai là cứ theo dính đuôi suốt ngày. Vô hại. Không sao đâu. Ổng đi theo you thì ổng không phá người khác.”
Con mắc cở, bắt ông Bill phải ngồi trong phòng khách coi TiVi rồi là xong khu A.
Con qua khu B.
Phòng bà Vilma. Trên tường phòng bà dán hình đầy. Con tới gần nhìn kỷ. Có nhiều tấm hình con nít, người lớn đủ hết.
Bà Vilma ngồi trên xe lăn. Ôm trong lòng bà là con búp bê.
Con búp bê củ lắm trầy trụa hết trơn. Một bên mặt dán miếng băng keo bự. Dưới cổ bể motä lổ. Vừa làm giường con vừa hỏi:
- Con búp bê đẹp quá. Ai cho bà đó"
Bà sáng mắt lên, cười tươi, miệng móm sọm:
- Má mi cho.
Con hơi thắc mắc. Nhìn bà con đoán tuổi, cũng phải già hơn bà ngoại, không dưới... chín chục" Chẵng lẽ còn mẹ... Con hỏi tiếp:
- Má mi cho hồi nào"
Bà lại cười, đôi mắt long lanh đượm đầy vẻ thương yêu:
- Má mi cho hôm qua.
Rồi bà chu mỏ hun con búp bê cái chụt, ôm vô lòng, nhìn con nói :
- Đây là em tôi. Say Hi với em đi. Em bé tên Mimi.
Rồi bà chìa “em bé” ra :
- Nầy hôn nó đi. Nó dễ thương lắm. Hôm qua nó giận nó cào trầy mặt tôi phải dán băng keo lại đây nầy.
Con thấy tội nghiệp bà quá.
Bà xếp con nói:


- Ừ. Ngày mai you vô, có hỏi bà cũng trả lời y như vậy. Bà chỉ nhớ một điều là con búp bê của mẹ bà mới cho hôm qua.
Không ai tới thăm bà hết. Con cái mỗi tháng gởi ngân phiếu trả tiền rồi thôi. Nghe đâu họ ở xa lắm.
Y tá chỉ có bổn phận cho bà ăn, tắm rửa thay quần áo. Đâu có ai rảnh rỗi ngồi thăm viếng bà. Chỉ có con Mimi không lúc nào rời khỏi vòng tay âu yếm của bà.
Trên tất cả những cửa phòng của khu B nầy đều có dán tấm bảng với tên của mỗi người. Trong phòng nào cũng treo đầy hình ảnh cùng tên tuổi người thân để cố nhắc nhở cho bịnh nhân nhớ. Vậy mà có khi chỉ hình chỉ tên hỏi họ cũng chẵng nhận ra người thân thuộc.
Ngày hôm sau con qua tập sự bên khu C.
Đây là khu dành riêng cho những người có tật bẩm sanh. Thí dụ như cụt tay cụt chân, điếc câm hay bị dị hình dị dạng. Thế nhưng, thể xác không đầy đủ mà đầu óc họ thì rất bình thường. Mới là khổ. Họ cũng yêu thương họ vẫn có một trái tim biết rung động đập rộn ràng khi gặp người khác phái đó chứ . Họ cũng có những đòi hỏi thèm muốn cũa thể xác. Thế nên, đôi khi tâm trí họ hơi bất bình thường.
Họ khổ sở lắm. Ai muốn có tình thân ái với họ"
Bác sĩ cũng có chương trình để giúp giải đáp những đòi hỏi về phần xác thịt cho những bịnh nhân nầy vì bác sĩ có cho toa thuốc ngừa thai cho phái nử và những bao condom cho phái nam.
Con gặp cô Betty.
Betty lớn hơn con vài tuổi. Hồi má có bầu con, má được bác sĩ cho uống một loại thuốc để ngừa chứng ụa mửa bị thai hành trong mấy tháng đầu ấy. Về sau người ta cho thu hồi tiêu hủy thuốc ấy vì có xảy ra những đứa trẻ sinh ra bị tật nguyền.
Con may mắn hết sức má con ngưng kịp thời. Còn những người vô phước" Là bị tật khổ sở như cô Bertty. Cô là một nạn nhân của loại thuốc đó.
Cô không có cánh tay. Bàn tay mặt của cô sát trên vai, chân cô thọt. Cô đi đứng thót thót chập chửng trên bàn chân cụt ngủn. Đôi mắt cô bị lồi ra, mới nhìn thấy dễ sợ. Nhìn kỷ mới thấy rất là buồn.
Cô nói chuyện ngọng nghịu khó nghe lắm.
Con nghĩ không ra. Tại sao có người thì đẹp từ đầu đến chân như tiên nga giáng thế" Tại sao người không may mắn thì phải chịu hình phạt toàn diện như vậy" Đã cơ thể thiếu sót mà luôn cả tiếng nói cũng gần như mất luôn.
Dọn cái bàn, con nhìn thấy một cuốn tập thơ. Từng trang từng trang đã củ đã vàng úa đã lật tới lật lui biết bao nhiêu lần"
Cầm lên, con quay qua hỏi:
- Ủa. Betty cũng thích thơ hả"
Betty cười méo mó, trả lời:
- Umhum. Đây là bài thơ tôi thích nhứt.
Rồi Betty lật lật vài trang, chỉ cho con. Y nói:
- Hảy đọc cho tôi nghe.
Con đọc:

SONG

because the rose must fade,
shall i not love the rose"
because the summer shade
passes when winter blows,
shall i not rest me there"
in the cool air"
because the sunset sky
makes music in my soul,
only to fail and die,
shall i not take the whole
of beauty that it gives
while yet it lives"
ah, yes, because the rose
fades like the sunset skies;
because rude winter blows
all bare, and music dies-
therefore, now is to me
eternity!
Richard Watson Gilder.

Con thấy thương Betty quá. Có phải Betty sống trong sự tự an ủi mình qua những vần thơ của một người thi sĩ đã khuất mặt từ lâu"
Con chần chờ trong phòng một hơi hổng biết nói gì" nhưng rồi cũng tới lúc phải qua phòng khác. Tội nghiệp, Betty dặn:
- You nhớ tới nữa nhé. Tới đọc thơ cho tôi nghe.
Con không dám hứa vì con chỉ tập sự có bốn chục tiếng ở đây mà thôi.
Con qua phòng của Peter. Peter khoảng bốn mươi mấy tuổi.
Con đâm ra sợ vì cặp mắt của Peter lúc nào cũng dán sát theo con. Con ráng dọn dẹp phòng cho lẹ, đưa thuốc cho Peter uống. Xong xuôi phận sự con sắp bước ra thì bất ngờ Peter nắm tay con lại, nói:
- Tôi muốn làm tình với you.
Quỷ thần ơi dù đã được bà xếp cho biết trước con cũng giựt mình hết vía. Giựt tay lại con ú ớ:
- Cái nầy... ơ... you... buông tay tôi ra ... không được đâu phải hỏi bác sĩ tôi chỉ là y tá thôi... buông tôi ra...
May mắn bà xếp tới liền. Chắc chuyện nầy xảy ra thường hay sao mà bà xếp bước tới, nói dịu dàng với Peter:
- Được rồi để tôi cho bác sĩ hay nhé. Đừng làm phiền cô ấy để cổ làm việc .
Vậy đó. Xong bốn chục giờ ở đây, con qua tập sự ở bịnh viện khác.
Tuy công việc có bình thường và dể chịu hơn, không làm sao con quên được bà Jane, ông Bill, bà Vilma, cô Betty và ... Peter.”...
Nó lại có thêm một chuyện hết sức may mắn là biết nói tiếng Việt, như vậy nó có thể giúp đựơc nhiều thêm cho những bịnh nhân người Việt không biết tiếng Anh.
Hiện tại Mai đang đợi để thi lấy bằng RN (resister nurse).
Với những kinh nghiệm trong lúc thực tập, hiểu biết sự đau đớn cả thể xác lẫn tâm thần, khi dịu dàng dổ ngọt khi cứng rắn bắt bịnh nhân uống thuốc theo lời dặn của bác sĩ, như vậy chắc chắn Mai sẽ trở thành một người y tá có lương tâm, lòng thương người xoa dịu mọi vết thương từ ngoài da lẫn tâm lý cho người bịnh, xứng đáng là một thiên thần áo trắng như lời của một nhà văn nào đó đã nói.
Và Mai, hiển nhiên nó là một thiên thần áo trắng của riêng tôi.

Trương Ngọc Bảo Xuân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,361,013
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến