Người viết: LÊ KHÁNH THỌ
Bài số 640-1180-vb2251004
Ngày xưa chim Ô Thước có nhiệm vụ đưa Chức Nữ tái ngộ với Ngưu Lang, ngày nay phi cơ vượt mây đưa Chức Nữ New-York tìm lại Ngưu Lang Việt nam cũng vào dịp tháng 7 mưa Ngâu.
Thơ không nán lại Saì gòn lâu để đi chơi như dự định, nàng nôn nóng về Đà nẵng gặp Tú, người bạn thân với em trai nàng từ thuở nhỏ, cùng hoàn cảnh ly dị như nàng. Tú là động lực thúc đẩy Thơ về quê hương mỗi mùa hè kể từ ba năm nay. Cả hai người cùng né tránh bàn định chuyện tương lai, chỉ có một lần Thơ nói lên niềm ước ao đến tuổi về hưu nàng sẽ bỏ xứ Mỹ về sống với Tú. Phần Tú vì nghe nhiều bạn Việt kiều kể nỗi khổ tâm thiệt thòi của những người lớn tuổi qua Mỹ trễ muộn, thêm chuyện đám đàn ông Việt nam láo nháo đứng chìa tay xin tiền trước khu chợ Phúc-Lộc- Thọ thì Tú nhất định không qua Mỹ sống, thà làm nghề dạy học trên mảnh đất quê hương.
Thành phố Đà nẵng không còn như ngày xưa. Những căn nhà lầu ba, bốn tầng san sát nhau che khuất các con hẽm chật chội ngoằn ngoèo. Các hàng ăn, quán nhậu, café mọc lên như nấm lúc nào cũng đông người. Đặc biệt không thấy giới cái bang chìa tay xin tiền như mấy năm trước. Những khu phố mới xuất hiện lạ hoắc. Những con đường lớn trang trí cây xanh được cắt tỉa mỹ thuật chạy ra biển Thanh Bình, Mỹ Khê... Chiếc cầu quay ngạo nghễ trên sông Hàn nốI liền phố và An HảI thay thế cho chiếc phà đưa khách nổ bình bịch ngày xưa.
Các con đường tràn ngập xe gắn máy ngoại quốc đủ loại, xe hơi thay phiên nhau bóp còi một cách tuyệt vọng, những chiếc xe đạp hiếm hoi lăn bánh chậm chạp… Các xe vượt đèn vàng, đèn đỏ thoải mái, biểu diễn lách nhau rất tài tình ! người lái bình tĩnh nhưng người ngồi sau không quen thì rất là hồi hộp ! Trên đường thật khó mà nhận ra bạn bè vì thiên hạ phần đông đều bịt mặt, danh từ mới hơi lạ là « đeo khẩu trang » để bớt hít khói xe, bụi bặm và đồng thời bảo vệ sắc đẹp. Phái nữ thời nay chê nón lá, phần đông đội mũ, kính đeo mắt màu sậm, găng hay áo khoác dài tay. Năm đầu tiên mới về Thơ chê kỳ cục, ngột và nóng, cương quyết không mang khẩu trang cũng như không khoác áo ngoài, nhưng chỉ vài ngày sau chợt nhận ra mình có làn da giống Campuchia nên nay nàng cũng đành bắt chước thiên hạ.
Tú thủ sẵn hai áo mưa trong xe vì cơn mưa bất chợt thường kéo đến vào chiều tối. Có những con đường lớn tuy mới tráng nhựa nhưng chỉ hơn một tiếng sau đã tràn ngập nước, gây ra cảnh người hì hục đẩy xe chết máy. Tú chở Thơ, chiếc vespa thời Bảo Đại, chiếc xe mà Tú mang những kỷ niệm giá trị nào đó đến nổi ngại ngần thay xe mới. Xe nhồi lên nhồi xuống trên các đường nhỏ đầy ổ gà. Nước đục ngầu ngập lên tận nửa bánh xe làm người lái không thể đoán trước được các hục sâu, phó mặc xe đôi khi mất thăng bằng chao đảo. Thơ hồi hộp chỉ lo bị té lăn cù xuống vũng nước dơ… Bỗng nhiên đường tối đen… thì ra đèn vespa bị cháy bóng ! Tú lái chầm chậm dò dẫm nương theo ánh sáng lờ mờ của các xe khác. Thơ cuống quít ôm chặt eo Tú hơn. Dường như quá quen thuộc, Tú trấn an « không sao đâu ! », giọng Tú hòa lẫn trong tiếng mưa rơi nghe thật mơ hồ. Một chiếc xe hơi chạy qua văng tung tóe vào ống quần jean đã ướt đẫm, lòng hơi buồn cho đôi giày cao gót made in HongKong mới mua ở đường Hùng Vương hôm qua.
Chiếc vespa tiếp tục gập ghềnh bơi lội …Thơ lo lắng nghe tiếng xe yếu dần rồi tắt máy. Thở dài leo xuống,Thơ theo Tú đẩy Vespa lên lề đường. Tú thản nhiên ngồi chò hỏ cặm cụi tháo đồ nghề chùi máy . Thơ lơ đãng nhìn cảnh mưa về đêm trên con phố vắng…Bên kia đường cũng có một người đàn ông đang chăm chú sửa xe, người vợ bất động ôm đứa con nhỏ đang ngủ trên vai đứng sát vào vỉa hè. Những giọt nước mát lạnh lất phất bay vào mặt làm Thơ chợt nhớ đến những hạt tuyết trắng rơi vào mùa đông New-York, miên man so sánh đàn ông xứ Mỹ không tháo vát bằng đàn ông Việt nam, xe bị panne là chỉ việc gọi S.O.S câu xe về garage. Tiếng vespa nổ dòn dã, Thơ nhanh nhẹn leo lên yên sau, Tú nói bâng quơ : “Xe cứ kiếm chuyện hư hoài!". Giọng Thơ vui vẻ át trong tiếng máy : “Thì cũng nhờ xe hư nên Thơ mới biết tài nghệ của người sửa xe!».
Trời tạnh mưa, các ngọn đèn đường bên phố sáng rực. Tú ghé vào một quán lộ thiên, thản nhiên kéo ghế ngồi chung bàn với những người lạ mặt vì không còn bàn trống. Nhớ lần đầu tiên mới từ Mỹ về Thơ lí nhí xin phép, nhưng rồi để ý thấy mình không giống ai nên cũng mất thói quen lịch sự. Bàn bên cạnh chuyện trò ồn ào, Thơ liếc qua thoáng thấy ông tóc muối tiêu, có lẻ Việt kiều Mỹ, cái bụng Cam Tích nặng nề oằn lên chiếc ghế nhựa thấp lè tè, loáng thoáng câu chuyện Little Saigon bên Cali càng lúc càng hào hứng trước ánh mắt ngưỡng mộ của đám bạn xứ Quảng.
Thơ thưởng thức tô cháo trắng thơm mùi nếp hương với hột vịt muối cắt đôi, món cá bống kho khô kiểu Huế được chiếu cố nhanh hơn món thịt chà bông. Ngon miệng Thơ đồng ý gọi thêm tô thứ hai như Tú, thầm nhủ cháo trắng không nhiều calories.
Về tới nhà gần 12 giờ khuya, Thơ nôn nao khó ngủ, trằn trọc nghĩ đến ngày mai hội ngộ với các bạn Phan thanh Giản.
Thơ ngạc nhiên nhìn cổng trường Phan thanh Giản đã thay thế tấm bảng lớn “Trường Phan Châu Trinh », hỏi ra mớI biết bây giờ Phan thanh Giản là cơ sở 2 của Phan châu Trinh.
Xe gắn máy sắp thành hàng la liệt phía bên ngoài. Tiếng loa phát thanh ồn ào chứng tỏ buổi lễ đã khai mạc. Trong sân trường đầu người ngồi lố nhố, một số tụ tập ngay lối vào dưới mấy tàng cây xanh lá. Thơ vui mừng nhận ra bạn quen ở bàn tiếp tân: Điểu, Hiệp, Vân, Châu, Trung, Quảng…Một năm rồi mới gặp lại nhau, tay bắt mặt mừng…
Thơ mon men đi lên những hàng ghế trên tìm đám bạn gái, chân ngập ngừng luống cuống vì những đôi mắt lạ nhìn theo. May quá nhận ra Mai thị Út và Kim Long ngoắc vào chiếc ghế trống. Thầy đang đọc diễn văn. Cựu học sinh ngồi ngay ngắn. Thơ làm bộ nghiêm chỉnh chăm chú hướng về phía khán đài. Tấm vải lớn màu xanh sau lưng thầy nổi bật hàng chữ “Kỷ niệm 50 năm trường Phan thanh Giản—Đà nẵng---1954-2004 ». Từ xa, dáng thầy đạo mạo trong bộ veston ( chắc là mới hấp- tẩy- nỉ- xẹt!), tay cầm micro, say sưa thả hồn vào những lời nồng nàn thắm thiết . Cặp kính lão chăm chú trên xấp giấy trắng mà trò không đoán nổi thời gian bao lâu mới tới tờ cuối cùng. Vậy là tính nết của đứa học trò ngỗ nghịch của 34 năm về trước bỗng nhiên sống dậy : “nó» ngáp, “nó» liếc mắt nhìn qua nhìn về, “nó”ngoáy đầu lui mấy lần, sao mà “nó” ngứa ngáy cả người! chịu không nổi “nó” khều trò Long thầm thì : “Thầy đọc chi mà lâu dữ rứa! Khi mô mới xong hè!”. Trò Long trúng mánh vì cũng ngáp vặt nảy giờ, kéo ghế lại gần hơn chụm đầu to nhỏ, đôi khi vui quá quơ tay đánh vào vai nhau ngặt ngoẽo cười hí hí. Trò Út một thời nổi danh gương mẫu chưa bao giờ dám cúp cours, nhăn nhó quay qua nạt nhỏ hai tiểu yêu : “Suỵt! suỵt! Tụi bây ồn quá, im nghe thầy kìa!”. Ngắm gương mặt thành khẩn của trò Út hướng lên thần tượng, hai tiểu yêu phì cười nhưng rồi cũng cố giữ yên lặng được vài phút. Thoáng thấy bóng dáng cao lớn của trò
Chánh từ xa, cả hai mừng rỡ ngoắc lia lịa, vậy là hai nữ một nam to nhỏ mấy chuyện tào lao. Chợt nhớ tới máy hình, trò Thơ nhờ một trò không quen biết bấm cho cả bọn vài tấm kỷ niệm thì trò Út bỗng bỏ rơi thầy, hớn hở xoay người lại nở nụ cười duyên trước ống kính.
Trên khán đài đang trình diễn qua phần văn nghệ, Thơ vòng trở lại phía sau dớn dác tìm Tú. Chen lấn trong đám đông gần 400 người, phải mất một lúc lâu mới thấy dưới gốc cây, Tú đang ngồi chuyện trò tương đắc với một người bạn trai. Thơ rối rít gọi Tú thì ông bạn ngượng ngịu đứng tránh qua hướng khác. Tú vui vẻ hỏi : “Thơ biết ai đây không"quen lắm!”. Thơ chăm chú nhìn, cố gắng lục tìm trí nhớ trong khi ông bạn bối rối cười gượng gạo. Thơ lanh trí nhìn vào ngực áo ông bạn nhưng thất vọng vì ông bạn không mang bảng tên như mọi người. Giọng Tú nhắc nho nhỏ: “Khuê đó!”. Thọ giật mình. Nguyễn duy Khuê à!"( biệt danh Cu Tô có dấu ô đàng hoàng) .Mình nghe lầm chăng!" Định mệnh thật trớ trêu! 35 năm về trước lần đầu tiên gặp Khuê cũng trong sân trường này đây! Tiếp nối những tháng ngày, những giờ ra chơi biết bao nhiêu lá thư tình nóng bỏng đổi trao vội vàng và những buổi trưa rủ nhau trốn học vào ciné nhưng khi ra khỏi rạp thì không nhớ nổi chuyện phim, mặt mày bẽn lẽn vuốt lại tà áo dài trắng đã nát nhàu… Hồi nhỏ xem mấy tuồng cải lương, thấy cảnh bạn thân hoặc vợ chồng không nhận ra nhau sau vài chục năm xa cách, Thơ cho điều đó thậm vô lý, vậy mà giờ đây Thơ không nhận ra người tình năm đệ nhất! Chàng thư sinh ngày xưa chứa chan biết bao nhiêu mộng mơ tương lai mà hiện tại mang vẻ mặt của người đàn ông cam chịu những bất công cuộc đời, thì làm sao Thơ nhận ra nổi!
Thơ bàng hoàng ôm choàng lấy vai Khuê. Khuê không phản ứng, hai tay buông xuôi bất động nhưng không dấu nổi vẻ mặt bồi hồi xúc cảm… Hình như Khuê hơi buồn, một thoáng hờn dỗi vì người xưa không nhận ra mình và có lẻ áy náy bởi sự hiện diện của Tú, người bạn thân chung phòng thời sinh viên Huế. Sau đó là màn chụp hình Thơ cười toe toét đứng giữa người tình cũ và người tình mới, thân ái cặp tay cả hai ông. Tụi bạn thích thú đứng bao quanh xem cảnh lạ, có cả Trí là bạn thân của Khuê xa Đà nẵng hơn 30 năm không hiểu chuyện gì, tròn xoe mắt sửng sốt nghe các bạn chọc ghẹo : “Cứ như là câu chuyện Ông Táo»! Khuê tự nhiên hơn, tâm tình với Tú : “Nhớ hồi xưa tui cưng bả lắm!”.Tú nhắc nhở kỷ niệm : “Ông có nhớ hồi đó chính ông dạy tui hút thuốc không "”.
Thơ quyết định không đi ăn sáng với Tú như thường lệ, hối Tú cứ an tâm đi dạy học, chút nữa Thơ sẽ gặp Thông. Vào bathroom thêm hai lần, soi gương thấy mới qua một đêm mà mặt mày mình chao ơi hốc hác, đôi mắt trảm lơ như con chó đói! Hối hả mặc áo khoác và bịt khẩu trang, ra ngoài ngoắc xe thồ, bảo chở đến “bác sĩ Lê quang Thông đường Lê hồng Phong”. Ông xe ôm rành đường không hỏi lôi thôi. Vừa lái xe ông vừa gợi chuyện :
“Cô lấy phiếu chưa "”.
Thơ chợt có cảm tình với ông xe ôm vì ông không gọi mình bằng bà như thiên hạ (có lẻ mình bịt mặt nên ông tưởng mình trẻ chăng! " Hay là mình trẻ thật!).
Thơ trả lời: “Dạ chưa”. “Giờ này mà cô chưa lấy phiếu thì chắc chiều mới khám!”.
Muốn tìm hiểu thêm về em trai của mình, Thơ hứng thú đi vào màn kịch:
“Bác sĩ Thông có giỏi không ông " Tui mới ở Sài gòn ra không biết.”.
Giọng ông sôi nổi :“Ông Thông nổi tiếng lắm cô ơi, lúc nào cũng đông khách. Dân Qui Nhơn, Quảng Ngãi còn tới đây kiếm ổng! "
Ông gạ thêm: «--- Tui chờ cô vô lấy phiếu rồi tui chở cô về, chiều canh giờ tui chở cô tới lại, cô cần chi đợi cho mất thì giờ!”
“Thôi kệ, tui đợi”.
Ông làm thinh hơi buồn nhưng rồi ông vui vẻ cám ơn khi Thơ cho luôn tiền thối, thưởng công ông khen ngợi thằng em mình và sáng suốt gọi mình bằng cô.
Mỗi khi bước vào ngôi nhà cũ, lòng Thơ lại nao nao xúc động…Căn nhà trên đã thuộc về người khác. Thông xây lầu gian sau, phía trên để ở, phía dưới làm phòng mạch. Những người giúp việc lễ phép chào. Bệnh nhân ngồi sắp hàng đông nghẹt hai bên lối đi. Thơ đưa toa thuốc xin sẵn từ bên Mỹ về cho Thông xem, cười nói: “Bác sĩ Mỹ đầu hàng vi trùng Việt nam rồi, thôi chị phải nhờ em trị tụi nó dùm chị”. Thông không sai người làm, tự tay rót ly nước trao cho chị uống thuốc. Cử chỉ săn sóc nhỏ nhặt đó làm tim người chị bỗng non nớt mềm xèo…
. . .
Mùa đông New-York trờI tốI thật mau… Thơ kéo cao cổ áo lầm lũi bước đi giữa đám ngườI ngoạI quốc lúc nào cũng hấp tấp vộI vàng. Những hạt tuyết trắng lất phất bay vào mặt Thơ mát lạnh làm nàng miên man liên tưởng đến những giọt nước mưa Ngâu xứ Quảng hôm nào. Chạnh lòng nhớ Tú vớI đầu tóc bạc muốI nhiều hơn tiêu trên đôi vai hơi gù khuất sau cổng phi trường Tân Sơn Nhất, nhớ mùi dầu Nhị Thiên Đường, nhớ viên thuốc và ly nước của đứa em trai thân thiết rót cho chị…và rồI những giọt lệ nhạt nhòa dướI cơn mưa tuyết, Chức Nữ tái tê nghĩ đến những ngày dài lê thê trên đất Mỹ…
LÊ KHÁNH THỌ