Hôm nay,  

Tù - Nghìn Trùng Xa Cách

16/10/200400:00:00(Xem: 123567)

Người viết: TRẦN CHI LIÊN
Bài số 632-1172-vb6151004

Tác giả Trần Chi Liên, hiện là một công chức tiểu bang, đã dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với bút hiệu Thiên Ân, truyện “Nửa Dòng Máu Việt”. Sau đây là bài viết mới nhất của bà.

Kể từ năm 77, 78 khi người Việt hải ngoại bắt liên lạc được với người thân nơi quê nhà, chính là lúc tôi bắt đầu nghe đến ba chữ "Tù Cải Tạo" và bao nhiêu chuyện thương tâm của người tù cũng như gia đình họ.
Trước năm 1975, gia đình nào cũng có ít nhất một người đàn ông trong quân ngũ, mỗi gia đình đều có nỗi đau riêng nhưng tất cả đều đầy nước mắt. Câu chuyện bắt đầu từ những lá thư trong nước kể lại trường hợp của chính người viết cho thân nhân nơi hải ngoại, sau đó là những bài viết trên báo chí do những người được nghe kể lại, cuối cùng chính nạn nhân viết lại đoạn đường gian nan đã qua trong các trại tù tập trung cộng sản. Không có cái khổ nào hơn cái khổ người tù đã phải gánh chịu. Không còn cảnh nào tệ hơn cảnh vợ con tù lũ lượt gồng gánh đi thăm nuôi chồng, cha. Mỗi một địa danh thuộc vùng rừng thiêng nước độc khắp nơi trong nước là một trong những nhà tù giam hãm cả một thế hệ đã hy sinh tuổi thanh xuân chiến đấu cho lý tưởng tự do. Mỗi một người tù là một câu chuyện tình với kết thúc đẹp như một bài thơ hay bi thảm như chính thân phận tù đầy của họ.
Sau mỗi lần đọc xong một câu chuyện, tôi lại bâng khuâng. Tôi không biết phải cho mình là người vợ tù "cải tạo" may mắn hay bất hạnh khi ôm đứa con hơn năm tháng theo gia đình rời khỏi quê hương trước ngày chồng vào nhà tù cộng sản lớn nhất thế giới của Việt Nam. Dẫu rằng may mắn hay bất hạnh tôi vẫn được gọi là "vợ tù" như những người đàn bà khác và chúng tôi đều có một mẫu số chung: Mỗi người vợ - dù ở bất cứ nơi đâu, tại quê nhà hay hải ngoại - đều có những băn khoăn, trăn trở, đau khổ, suy tư riêng, cùng nuốt vội nước mắt để lo cho cuộc sống còn của chồng con trong tháng năm chàng chịu trăm cay ngàn đắng trong ngục tù và cách nào chăng nữa cùng chịu cảnh "nghìn trùng xa cách".
Ngày ôm con, trong ánh mắt trông theo của chàng, vội vàng cùng cha mẹ và gia đình bỏ lại tất cả sau lưng ra đi, tôi không thể nghĩ đến hay tưởng tượng ra nổi những chuyện sẽ xẩy ra sau ngày đổi đời. Chàng có thừa điều kiện vượt thoát nhưng số mệnh vẫn là số mệnh. Chàng có số tù đầy nên không thoát khỏi cảnh tội tù cho dù chàng hứa chắc như bắp rằng:
- Em ôm con đi trước, anh về lo cho đơn vị xong anh sẽ đi sau. Anh nằm trong phi trường, đi lúc nào chả được.
Tôi đã dùng lời hứa này đến hàng nghìn hàng vạn lần để tự yên ủi mình trong những lúc thất vọng vì tin tức về chàng quá là mơ hồ và mong manh còn hơn sợi tơ hồng đã cột chúng tôi lại với nhau hơn hai năm trước.
Điều may mắn của những người vợ tù nơi hải ngoại là không phải vất vả tung mình vào dòng đời đầy hỗn loạn, giành dựt kiếm sống, không phải đối diện với những khuôn mặt chẳng phải người bỗng dưng xuất hiện để hành hạ, làm nhục những người mang danh "Ngụy Quân, Ngụy Quyền" và gia đình họ. Những người đàn bà chưa từng chân lấm tay bùn hay bon chen cho cuộc sống còn bỗng một ngày thành lọ lem. Chuyện xưa, cô bé Lọ Lem biến thành bà Hoàng. Chuyện nay - thời cộng sản, tiểu thư, học trò, cô giáo biến thành nô ... lệ (thuộc vào thái độ thù hằn của chế độ mới). Cuộc sống của mẹ con ở nhà có khó khăn thiếu thốn vẫn phải nhịn ăn nhịn mặc nhịn đủ thứ, chắt chiu dành dụm để có tiền khăn gói lặn lội vượt rừng lội suối đi thăm nuôi chồng trong tù. Trầy da tróc vẩy đến nơi còn bị chửi mắng trên đầu mà vẫn phải dạ thưa để được gặp chồng. Nhìn hình hài tưởng như không phải của chồøng trước mặt mà sao như nghìn trùng xa cách; muốn khóc mà nào dám khóc; muốn ôm nhau tỏ chút lòng nhớ thương mà chân vẫn như chôn chặt một chỗ; thời gian một hai tiếng đồng hồ gặp mặt không đủ cho bao tháng năm dài mòn mỏi đợi chờ. Làm sao dám nói, làm sao dám tỏ trước ánh mắt soi mói của cai tù"
Sự bất hạnh lớn nhất vợ tù nơi hải ngoại phải chịu chính là sự trông ngóng, đợi chờ trong vô vọng - đợi chờ ngay từ giờ thứ nhất khi rời xa nhau. Chúng tôi không biết điều gì đã và đang xẩy ra cho chồng mình bên kia nửa quả địa cầu. Nghìn lẻ một điều có thể xẩy ra chúng tôi đều nghĩ đến nhưng không có đến một điều được xác định rõ ràng. Sự chờ đợi không chỉ trong một vài ngày hay một vài tháng. Ngay từ khi đến trại tỵ nạn, hàng ngày tôi ôm đứa con còn trong lòng ra trạm xe buýt, đếm từng chuyến xe đổ người mới đến nhập trại, đến từng dẫy lều tạm trú tìm xem có chàng hay không. Đợi chờ và hy vọng mỗi ngày vơi đi theo từng tin tức nhận được:
- 28 tháng Tư phi trường Tân Sơn Nhất bị pháo kích
- Tối 28 anh rời phi trường chạy ra ngoài
- 29 tháng Tư anh vẫn còn lăng quăng ở nhà chưa tìm được đường đi
- 30 tháng Tư Saigòn thất thủ
- Mồng 1 tháng Năm, Saigon đổi tên. Chính phủ Hoa Kỳ ngưng chuyển vận người tỵ nạn.
- Bạn bè đi theo những chuyến bay cuối cùng cũng như trong các chuyến tầu của Hải Quân hoặc tư nhân sau ngày đổi đời, gặp lại cho biết không hề thấy chàng…
Sau những tháng kéo dài cảnh đợi chờ trong trại tỵ nạn với hy vọng mong manh là nghe được tin chồng, hoặc may mắn hơn được đón chồng, từ những người mới đến, chúng tôi đành phải chấp nhận sự thật là từ nay "nghìn trùng xa cách" - không chỉ là cảm tưởng vì còn được thấy chàng bằng xương bằng thịt trước mặt; phải tự mình bắt đầu cuộc sống mới nơi xứ người.
Tôi cùng gia đình gồm cha mẹ và các em đến một tiểu bang miền đông nam Hoa Kỳ với sự bảo trợ của một nhà thờ. Chị em chúng tôi sống đùm bọc lẫn nhau. Cha mẹ và các em thương mẹ con tôi bỗng dưng thành mồ côi chồng, mồ côi cha nên hết lòng lo cho mẹ con tôi đầy đủ. Chị em chúng tôi vừa đi làm vừa đi học lại để tìm tương lai. Cô em gái mười lăm tuổi sau giờ học làm trong nhà hàng, cậu em trai mười bẩy gánh thay cho chị, bỏ học leo lên những bồn xăng cao ngất trời sơn sơn phết phết trong cái lạnh cắt da của mùa đông. Tôi và cô em gái lớn đi bộ cả tiếng đồng hồ dưới cái lạnh không độ "C" để làm công việc chưa bao giờ nghĩ đến - sửa quần áo. Cuộc sống nơi xứ người không là chốn thần tiên như bao người mơ tưởng. Tuy những người bảo trợ sẵn lòng giang tay giúp đỡ, nhưng lúc đó người Việt mình vẫn còn mang lòng tự trọng luôn có trong huyết quản, vẫn rất ngại ngùng khi lên tiếng nhờ vả, nên chi cứ thế mà tự mình dọ dẫm đường đi trong cuộc sống mới. Bao nhiêu lần vấp ngã rồi lại đứng lên, bao lần và vội miếng cơm chan nước mắt...thê thảm!
Người vợ Việt Nam thời Cộng Hòa, một số không nhỏ, là một thứ ký sinh trùng nương nhờ vào đồng lương và sự bương chải của chồng. Đến xứ lạ quê người, không một chữ lận lưng, không một nghề chuyên môn, không một chút kinh nghiệm sống lăn lóc trong đời, người vợ tù hải ngoại cũng phải lăn vào giòng đời mưu sinh. Tuy chúng tôi không gặp những cảnh bóc lột, bắt bớ vô cớ, nhưng trong thời gian đầu chúng tôi là những người có đồng lương thấp nhất trong xã hội vì không hội đủ điều kiện làm việc. Cho dù chính phủ có luật lệ bảo đảm cho công nhân được hưởng mức lương tối thiểu, nhưng chủ nhân ông nào cũng có đủ mánh khóe để cắt đầu nọ, bớt đầu kia.


Tôi không biết những gì xẩy ra tại các quốc gia khác nên chỉ dám kể những sự việc tại Hoa Kỳ mà thôi.
May mắn cho những người được tạm dung tại các tiểu bang giầu có được hưởng thêm trợ cấp của tiểu bang, cuộc sống của họ đỡ chật vật hơn. Phần lớn các tiểu bang khác, trợ cấp của chính phủ lệ thuộc vào sự tài trợ của liên bang, làm sao những người vợ tù không thân nhân với đàn con năm bẩy đứa còn nhỏ dại có thể tự mình mưu sinh! Đó cũng là một trong nhiều nguyên nhân đẩy người vợ tù vào vòng tay người đàn ông khác sau vài năm chờ đợi trong vô vọng để nhờ họ cùng nuôi sống đàn con mình. Ai dám nói họ không đau lòng khi phản bội lại người chồng hương lửa bao năm để có đàn con đông đúc như thế! Đau lòng và bị lương tâm dằn vặt hơn khi nhận được tin bên nhà về người chồng cũ còn lao đao khốn đốn trong tù. Biết làm gì hơn là công khai hoặc giấu diếm người chồng hiện tại để gửi tiền về giúp đỡ chồng cũ. Họ sống trong tâm trạng của người phạm tội khi phải che dấu việc bước đi bước nữa của họ với thân nhân bên quê nhà. Nói thế nào để người thân yêu của mình hiểu" Hai cuộc sống quá khác biệt và ai cũng nghĩ đất Mỹ là thiên đàng hạ giới với nhà cao cửa rộng, xe cộ hào nhoáng…
Những người chồng mới chưa chắc được hưởng hạnh phúc trọn vẹn bên vợ (người ta) của mình khi biết lòng vợ mình vẫn còn hình bóng người xưa cũng như vẫn tiếp tục "thăm nuôi" bằng cách này hay cách khác. Dẫu cho đại lượng, quân tử đến mấy đi nữa cũng không thể tránh được cảnh nồi niêu soong chảo đụng nhau, đay nghiến nhau, hằn học nhau. Cuối cùng đàn con ở giữa, tuy vật chất tương đối tạm ổn nhưng tinh thần thì sao" Mẹ nào không thương con! Cũng chính vì thương con mà mẹ đành lòng bỏ người đầu ấp tay gối đang bị tù đầy bên nhà tìm nơi nương tựa khác cho các con. Họ là những người đáng thương hay đáng trách đây"
Đau khổ nhất cho cả ba khi người tù được thả, tìm đường vượt biên, đến nước thứ ba chờ... vợ bảo lãnh qua đoàn tụ. Giai đoạn này mới chính là lúc thảm cảnh xuất hiện. Người vợ đứng trước ngã ba đường - bỏ bên nào, giữ bên nào" Bỏ cũng khổ mà giữ cũng không xong. Hoàn cảnh của mỗi người có thể viết thành một trang tình sử dài không có đoạn kết vì "hậu quả" vẫn còn kéo dài cho đến hiện tại. Chuyện Kim Kiều tái hợp, dĩ nhiên, buồn nhiều hơn vui. Người lớn xử sự không khéo, sẽ làm tổn thương đàn con và vết thương nào cũng để lại vết sẹo dù to hay nhỏ.
Khi tấm màn nhung kéo xuống kết thúc bi kịch, người đàn bà và đàn con vẫn là những người chịu thiệt thòi nhất. Hai người đàn ông, nào ai biết họ nghĩ gì" Ai cũng cho mình được quyền chiếm hữu những gì thuộc về mình. Anh có công sinh, tôi có công dưỡng. Anh thương vợ thương con, tôi cũng thương không kém gì anh. Ít có người chịu bỏ tự ái và cảm tưởng mất mát của mình để tạo cho những người mình thương có một đời sống mới trong một tâm hồn thanh thản.
Bao năm qua, tôi mới chỉ nhìn được vài gia đình có một kết thúc đáng cho mọi người kính nể. Chỉ cần một chút bao dung của hai người đàn ông, người vợ và đàn con sẽ hạnh phúc biết là bao!
Tôi xin được kể lại câu chuyện cho tôi dấu ấn sâu đậm nhất. Chị mang đàn con năm đứa qua Mỹ. Chị lấy chồng trong giữa niên khoá lớp đệ Nhất trung học (lớp 12 bây giờ). Làm vợ ông Trung Uùy lên đến Thiếu Tá, chị chỉ biết ở nhà lo cho đàn con. Nơi đất khách quê người với học lực Tú Tài một, sinh ngữ Pháp, làm được việc gì để nuôi đàn con năm đứa. Anh có nghề nấu bếp từ bên Việt Nam, anh đề nghị mở một nhà hàng nhỏ cùng làm việc để nuôi đàn con. Chị từ chối vì không muốn phản bội chồng. Anh lại đề nghị chị viết thư về hỏi chồng và sẵn sàng trả lại chị khi nào chồng chị sang đoàn tụ với vợ con.
Chồng chị bị tù đầy tận miền Bắc xa xôi không thể liên lạc. Bố mẹ chồng không còn và gia đình chồng thất lạc khắp nơi. Chị gửi thư về hỏi ý kiến mẹ ruột, mẹ bảo rằng tùy ý chị. Sau một thời gian chờ đợi, chị đành chấp nhận lời anh nhưng vẫn bảo khi nào nhận được tin chồng chị sẽ ra đi. Anh đồng ý.
Anh chị làm ăn vất vả để nuôi đàn con. Anh thương yêu và lo cho chúng không khác gì con mình. Bù lại đàn con cũng thương yêu anh, sau vài năm gọi bằng bác, chúng đã đổi thành ba và lúc nào cũng hãnh diện vì có hai người cha cùng thương yêu chúng. Chúng kể cho anh nghe những chuyện ngày xưa của chúng với bố ruột, rồi mấy ba con cùng cười nắc nẻ với nhau.
Gần mười năm sau, chị nhận được thư chồng từ bên đảo, chàng viết:
"…. Mẹ thường xuyên liên lạc với anh, gửi thư em viết cho mẹ, anh rất thông cảm và thương em nhiều lắm. Thành thử suốt mười năm qua anh không liên lạc với em để em yên lòng sống mà nuôi con. Gửi lời anh cảm ơn anh Quốc đã không quản ngại cưu mang vợ con anh. Anh được họ cho về sớm vì tưởng anh gần chết. Về nhà, mẹ lo săn sóc thuốc thang cho anh và tìm đường cho anh vượt biên. Mẹ bảo: "hoàn cảnh vợ con như vậy, mẹ để con tùy ý quyết định cũng như năm xưa mẹ đã để tùy vợ con quyết định". Em gửi giấy bảo lãnh cho anh. Khi nào anh đến, chúng mình sẽ tìm cách giải quyết cho êm đẹp… Lúc nào anh cũng thương yêu em và các con.."
Trong khi chị băn khoăn bên tình bên nghiã, anh lại từ tốn khuyên chị lo bảo lãnh cho chồng càng sớm càng tốt. Cuộc sống vẫn trôi qua bình thường, anh không tỏ một vẻ gì buồn phiền hay đau khổ. Anh săn sóc chị nhiều hơn, tìm dịp để gần gũi với năm đứa con của chị nhiều hơn. Chị biết tuy không nói ra, nhưng lòng anh rất đau. Chị vẫn còn yêu chồng, nhưng chị không chối cãi là cũng rất thương anh. Tình cảm của anh dành cho chị ra sao, chị đều cảm nhận được hết. Mười năm tuy không hẳn là tình chồng vợ, nhưng cái nghiã nó nặng đến nghìn cân. Anh đã thay chồng, cha để lo lắng bảo bọc cho chị và các con, bây giờ phải chia tay lòng sao nỡ!!!
Ngày phải đến rồi cũng đến, ba mặt gặp nhau ở phi trường cùng năm đứa con có đứa đã cao lớn hơn bố. Chị gặp lại chồng mừng mừng tủi tủi, các con gặp cha cũng ôm cũng ấp nhưng ánh mắt chúng lại nhìn anh. Anh mỉm cười tiến lại, sau cái bắt tay của hai người đàn ông, anh nói:
- Đây là vợ con anh, tôi gửi lại cho anh, tự anh lo cho họ. Tôi để lại tất cả cho mấy mẹ con. Hai tiếng nữa tôi cũng lên máy bay qua Pháp "đoàn tụ" với cô con gái lớn của tôi. Nó mời tôi về hoài nhưng còn vướng mấy mẹ con này tôi chưa đi được….
Đọc lá thư anh gửi về từ bên Pháp kể lại đoạn cuối của cuộc tình tay ba, tôi khóc vì cảm động. Quân tử ngộ quân tử, quả thật chị là người đàn bà may mắn và hạnh phúc nhất trên trần gian. Gần hai mươi năm không còn nhận tin anh, nhưng tôi tin hai gia đình vẫn còn liên lạc với nhau vì trong lòng đàn con anh vẫn là ba của chúng. Tôi cũng tin hai người đàn ông vẫn một lòng tương kính nhau vì cả hai đều muốn người đàn bà mình yêu thương được vui vẻ, hạnh phúc.
Chuyện tình thứ hai tôi xin được dành lại vào dịp khác để còn có chuyện kể. Gần ba mươi năm qua, bao nỗi khổ đau, mất mát của những người tù và gia đình của họ đã là kỷ niệm. Chuyện đi hay ở không còn là điều đáng nói. Vết thương nào rồi cũng phải có ngày lành. Ai "bị" nghìn trùng xa cách thì cũng đã tạo dựng gia đình mới cho mình. Con cái ngày xưa đều đã lớn và đã có gia đình riêng. Nếu có nhớ lại, cũng chỉ còn là một thoáng ngậm ngùi mà thôi.

Trần Chi Liên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,275,839
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và sau 12 năm, vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018, với bài “Thằng Tý Con là... Con Thằng Tý”.
Tác giả cho biết ông nguyên là lính Hải Quân VNCH; 12 năm 4 tháng đúng tính đến ngày 30 tháng Tư 75, tự lái tầu vượt biển năm 1982, hiện định cư tại Úc. Sau đây là một bài viết mới của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Bài mới viết của tác giả là một du ký Hawaii trước ngày núi lửa phun lại vào tyha1ng Sáu vừa qua.
Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín. Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết thứ tư của cô. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Cùng với số báo này, Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Chào mừng tác giả lần đầu họp mặt với Viết Về Nước Mỹ, mời đọc thêm bài viết thứ tư của cô.
Tác giả là cư dân Phoenix, Arizona. Tốt nghiệp cử nhân ngành Nursing tại San Antonio, Texas năm 1974. Làm Registered Nurse cho Saint Joseph's Hospital, Phoenix, Arizona từ năm 1975. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015, là lời cầu nguyện của một bệnh nhân “Thương Đế! Đừng Bắt Con Phải Chết”. Hai năm sau, bà gửi bài thứ hai.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả là tự sự vui về Little Sakigon.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, là phần chính trích từ một bài mới.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ông là “Một Vòng 5,000 Miles” ký bút hiệu Thăng Nguyễn. Tiếp theo, 2014, là bài “Đưa Cha Mẹ Già Qua Mỹ”. Sau bốn năm ngừng viết, bài mới của Thăng là một du ký mùa he2.
Nhạc sĩ Cung Tiến