Hôm nay,  

Long Đong Tìm Việc Trên Đất Mỹ

12/10/200400:00:00(Xem: 117420)
Người viết: PHƯỢNG QUỲNH
Bài số 630-1169-vb3111004

Tác giả chỉ mới từ Việt Nam sang Mỹ định cư năm 2004, hiện sống ở miền Đông. Bà tên thật Đinh thị Quỳnh Giao. Sinh năm 1949. Truớc 75: Giảng Nghiệm viên Đại học Khoa học Saigon. Nghỉ Đại học khoa học năm 83 vì xin đinh cư Úc nhưng người bảo lãnh chết nên hồ sơ không thành. Sau đó lang thang bán cà phê vỉa hè, bán sơn mài, quản lý phòng máy computer cho một đại học tư thục... Qua Mỹ 2004. Gia đình: hai con. Môt trai đi cùng cha đinh cư ở Úc năm 97. Cháu gái đuợc cha bảo lãnh, đinh cư Úc năm 2000.

Xưa các cụ nói Ngũ thập tri thiên mệnh nhưng tôi tự thấy mình đã Tri từ tứ thập. Sau bao dập vùi kể từ sau năm 75, truân chuyên từ nghề nghiệp đến việc ra nuớc ngoài, tôi tin người ta có số!
Có người đi nước ngoài ngon ơ. Ra bãi, lên đại, không tốn xu nào. Tôi thì vượt biên mãi không xong, đi chính thức cũng trầy vi tróc vẩy. Cứ ngỡ lên phi cơ từ 84 hay 90. Ai dè, qua thiên niên kỷ mới, vũ như cẩn! (vẫn như cũ!)
Việc làm thì thay đổi tùm lum. Tôi thích y nhưng thi rớt mà phải vào khoa học. Tôi không thích nghề dậy mà cuối cùng vẫn dậy!) Sau 75, lại đổi nhiều nghề mà nghề "vinh quang " nhất là... ngồi lề đường bán cà phê cóc và xôi! Sinh viên đi ngang, gặp cô vẫn kính cẩn chào và mua dùm cô gói xôi!
Qua Mỹ , tôi đã dự tính truớc . . . . là sẽ làm việc ở toilette Mỹ cơ đấy! Có gì đâu" Với tôi, không có nghề gì xấu! huống chi, khả năng mình, mình tự biết. Mình qua muộn thì chấp nhận. Hết.
Đầu tiên tôi trông một em bé 4 tháng cho một cặp vợ chồng trẻ. " Job" này do tôi đọc báo. Chỉ tiếp xúc qua phone mà Thanh ,cô chủ nhà, Ok ngay vì "có nhiều người nói khó nghe quá. Cô thì nói dịu dàng, nhỏ nhẹ." Tôi tủm tỉm cười khi nghe Thanh nói vậy.
Tuổi già, làm viêc trí óc từ 95 đến nay, bây giờ " lụ khụ" bồng em bé, tôi cũng có phần ngán. Nhưng có lẽ vì tính tôi thích trẻ con (thích cả người già ) nên ráng làm. Số xui là bé này thuộc loại khó ăn khó ngủ . Cho ăn cả giờ và nhất là cứ ăn nửa bình là stop. Sau một giờ, cho ăn nửa bình tiếp theo không nổi. Thằng nhỏ dãy dụa. Sau một hồi đánh vật với tôi, khi mẹ bé cho thì OK! Có lẽ sau khi đánh vât với bà, mêt quá, đói bung nên thăng Cu chịu bú tiếp" Tôi bảo Thanh " cô sẽ cố thêm hai ngày. Nếu bé không ăn thì cô không làm đâu. Cô trông thì bé phải ăn đủ cữ ." Chắc sợ "bà " hăm he nên sau đó bé ăn. Trông bé có cái cực là buổi trưa buồn ngủ quá nhưng nếu bé thức thì cứ phải chong mắt lên coi! Còn các vụ khác thì đối với tôi là... chuyện nhỏ! Tôi tắm cho bé gọn bân. Ru ngủ thì hết ca tân nhạc, ru con kiểu người Bắc " à ơi, cái cò cái vạc cái nông, sao mày dẵm lúa nhà ông hỡi cò" đến kiểu người Nam 'Ví dầu tình bậu muốn thôi, bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu đi". Khi ru bằng bài thơ:
Em ơi nhẹ cuốn bức rèm tơ
Tìm thử chân mây khói toả mờ
Có bóng tình quân đang giong ruổi
Ngựa hồng tuôn bụi cõi xa mơ
Thì... ông già tía của bé, mới 32 tuổi nhưng khoái thơ bèn hỏi " Phải thơ ông X không cô""
Mẹ bé nuôi con, đứng ở 13 pounds mấy tuần lễ. Tôi nuôi mới hơn một tháng, bé cân 15 pounds. Coi như thành tích baybyseat của tôi OK!
Mới hơn một tháng thì cô em chồng của Thanh từ VN qua, phải ở nhà Thanh để ông anh lo mọi việc nên giao bé lại cho cô này. Tôi mất job! Cũng hơi buồn vì bé khó nuôi nhưng vợ chồng Thanh cư xử rất đàng hoàng,lễ phép. Đi làm đều thưa cô và coi cô như mẹ vì các cháu xem giấy tờ và biết tôi thuộc thành phần nào của chế độ truớc 75. . .
Virginia không có báo hàng ngày như Orange County nên tôi phải chờ đến thứ sáu. Xem thì... toàn 2 bé (trông không nổi) hay các cô làm nail, phải trông đến 9 giờ tối (làm cũng không nổi )
Một chị bạn Gia Long giới thiệu việc trông cụ già đau tim. Thường thì tôi thích phone truớc, hỏi sơ cho biết một số điều, cảm thấy đuợc thì mới đến. Nhưng chị bạn nói "Chị có nói chuyện với Bà Du. Bà ta nói có vẻ tử tế lắm. Dân có học. Bả bảo, phải đến để xem phòng em ở ra sao, có tươm tất không . . . "
Giê su ma, lạy chúa tôi! Khi đến bà Du, tôi ngã ngửa! Ngay khi mở cửa, bà Du trạc tuổi tôi, bà ta nhìn tôi bằng đôi mắt soi mói, không một chút thiện cảm! Đó là tôi mặc giản dị, không "điệu hạnh" đấy! Bà Du có vẻ “chảnh" và:
-Khi sang Mỹ, đi làm thì coi đó là cái job của mình. Đừng nghĩ rằng, ngày xưa mình là ông này bà nọ rồi bây giờ sao người khác lại sai mình!
Tôi hơi chưng hửng. Tôi chẳng nói gì về mình cả" Bà Du không biết, sau 75, tôi từng lê la bán cà phê cóc ở lề đường sao" Nhưng cái làm tôi thấy khó nhất là bà đưa đi coi phòng và nói:
-Ban ngày chị toàn quyền sử dụng phòng này nhưng vì thỉnh thoảng có nguời nhà tôi về nên đêm thì chị qua ngủ chung với cụ!


Trời đất! Coi bà cụ đau tim, không giờ giấc rõ rệt (cụ dậy giờ nào, phục vụ giờ đó. Cụ ngủ giờ nào, ngủ giờ đó! Tiền thì chỉ trả 600US/tháng mà lại còn toan tính đẩy việc coi bà cụ ban đêm cho tôi! Chỉ là nói tránh đi. Chứ bà Du hoàn toàn có thể nói: "Chị ở phòng này. Khi nào có nguời nhà về, thì chị chịu khó ngủ tạm với cụ" thì còn nghe đuợc! Đằng này, bảo ban ngày ở phòng đó, ban đêm ngủ với cụ! cụ già sẽ ho, đi toilette. . . Làm sao ngủ đuợc" có khác nào bắt trông cả ban đêm! Tôi ngán ngẩm nói để trả lời sau vì... Nhưng bà Du:
-Chị cứ cho biết chị có bằng lòng với mức lương đó không" hay chị muốn đề nghị bao nhiêu thì cứ nói !
Tôi chẳng nói gì. Tôi thấy khó chịu, không muốn làm tí nào. Dù có trả gấp đôi, tôi cũng say No. Với tôi, hiện tại, tiền không là quan trọng. Buổi tối gọi phone, gặp ông chồng, tôi chỉ lịch sự :
-Tôi rất tiếc là tôi cũng đã già, khó ngủ nên nếu ngủ chung với cụ sẽ không ngủ đuợc. Do đó không giúp anh chị đuợc. Xin lỗi . . .
Chị bạn tôi cũng bất mãn. Chị nói rằng, trao đổi qua phone, thấy bà Du có vẻ được lắm. Khi gặp mới hỡi ôi! Tôi thắc mắc vì sao chị Du nói, theo kiểu "dằn mặt tôi", chị bạn "tại vì mình có nói cho Du biết cái background của bạn. Đã từng là giảng nghiệm viên đại học khoa học Saigon nên sẽ làm việc chăm sóc bà cụ tốt vì là người có học, hiểu biết ". Trời đất, đâu ngờ " cái background" đó đã làm bà Du chỉnh tôi "đừng nghĩ truớc kia mình là . . . mà bây giờ tự ái.' Chán!
Tôi đọc báo thấy tìm người phụ việc nhà. Khi nói qua phone,chị bảo hai vợ chồng đi làm, cần người nấu ăn, làm việc nhà sơ sơ. Nhưng sau này, khám phá ra chị nói dóc vì vô tình tôi biết chị là sui gia của chủ nhà nơi tôi đang ở tạm. Bà này cho tôi hay, ông chồng đau, ở nhà, chị cần người trông coi chồng nhưng nếu đăng báo, nói trông người bịnh thì . . . mọi người chạy hết. Tôi hỏi kỹ, được biết ông ta cũng không nặng lắm, tôi OK làm thử.
Hai vợ chồng đến gặp tôi. Bà này hơn tôi ba tuổi. Bà nói ngay khi nhìn thấy tôi:
-Giá tôi găp một người như chị Tám, tôi thấy thích hơn là chị!
Tôi hiểu ý chị nói, nhìn cái tướng tôi,có cảm tưởng . . . không làm đuợc việc nặng! một sự đoán sai xa lắc xắc lơ! Chỉ với 30 phút, tôi đã thanh toán nhà bếp, toilette và hút bụi toàn bộ lầu 1 của chủ nhà nơi tôi ở! Tự ngày xưa, tôi đã tập làm việc nhanh và gọn! Những tháng năm đói khổ sau 75, tôi đã từng lê la vỉa hè bán cà phê thì làm sao tiểu thư đuợc"
Bà chủ đi kiếm người làm này được mô tả là có học -con cái đều là bác sĩ, duợc sĩ. Bà ta hạch sách, hoạnh hoẹ đủ điều. Từ việc xem passport đến việc cá nhân riêng tư. Lại chê VN ở dơ! Cứ như người từ VN mới sang là cũng phải ở dơ, quê mùa vậ! Bà nêu việc hút bụi các lầu. Tôi ngạc nhiên :
-Sao hôm nọ qua phone, không nghe chị nói "
-Tôi quên. Nhưng hút bụi có gì đâu" Tôi rất active. Con người phải active mới khoẻ mạnh! Tôi không thích ngồi không ,tôi luôn tìm việc mà hoạt động cho người không bịnh!
Tôi trố mắt. À, lại sổ tiếng Tây nữa cơ đấy. Vì từ nãy giờ, bà xúc phạm tôi khá nhiều nên lần này tôi bình thản:
- Dạ vâng, active thì rất đúng. Tôi cũng vậy. Ở nhà tôi cũng rất active. Nhưng khi ở với chị, tất cả những gì chị muốn tôi làm, chị nêu ra hết, tôi làm tròn trách nhiệm trên các việc đó là đủ. Căn cứ trên các việc chị giao, tôi sẽ thảo luận mức lương với chị. Thì giờ còn lại, tôi dành cho riêng tôi!
Bà ta hỏi tôi:
-Việc riêng của chị là việc gì"
Tôi -đến nước này- đành chịu không nổi:
-Tôi viết báo, thưa chị. Tôi thích viết vì đó là một hobby của tôi! Và đồng thời có vài tờ báo còn trả nhuận bút nữa. Một bài tôi viết có khi là 30 US!!
Bà ta ngạc nhiên. Bà chủ nhà (sau này cho tôi biết, bà cũng bực mình với bà này khi thấy bà ta hạch sách hoạnh hoẹ tôi đủ điều) đứng dậy vào phòng lấy tờ bán nguyệt san Tự Do ở Texas:
-Bài của cổ viết có đăng trong này nè"
Bà ta im lặng. Và vậy là tôi xong luôn cái hy vọng được bà ta mời trông coi ông chồng đau tim của bà!
*
Bạn vàng của tôi, anh VTH giơi thiệu anh P. Anh có cơ sở thêu logo và lúc này công việc nhiều nên cũng cần người phụ. Tôi đến làm thử và bảnh lắm, tuyên bố :
-Em làm thử, học việc. Anh mất thời gian chỉ nên em làm free, không lấy tiền đâu.
Coi vậy, cũng có trục trăc. Đó là anh P yêu cầu tôi giúp anh! "Em nấu cơm cho em ăn thì em nấu dùm cho hai cha con anh" !trời đất, nhè tôi -nữ hoàng làm biếng về bếp núc (thời gian siêng là những năm ngoài 30. Giờ ngoài 50, rất làm biếng!) - mà bảo làm bếp cho ba người ăn! Tôi từ chối nhưng cuối cùng... thì tôi cũng đành giúp nhưng với điều kiện nấu sao ăn vậy. Không đuợc chê ỷ eo! Và giờ làm bếp tính ào giờ làm việc!
Tôi bảo với VTH "Tôi còn đang muốn đi làm những nghề sau đây: toilette công cộng Mỹ, phụ nấu bếp, quét rác đừơng, đứng coi cây xăng... " Nghề nào coi như "tệ hại" nhất của Mỹ, cũng muốn làm qua cho biết mùi Mỹ! Sá gì" Tôi -đã từng đứng vững suốt gần 30 năm qua ở VN- sá gì ba cái chuyện lẻ tẻ đó" Long đong, lận đận từ thuở trẻ đến già. Âu đó là cái số! Số con rệp!

Phượng Quỳnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,076,144
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến