Hôm nay,  

Chuyện 30 Năm Tị Nạn: Biển Mặn

11/10/200400:00:00(Xem: 153188)
Người viết: DÂN ĐEN
Bài số 629-1168-vb7091004

Năm 2005 sắp tới là thời điểm ghi dấu 30 năm người Việt vượt biển tìm tự do. Giải thưởng Viết Về Nước Mỹ mong nhận được những bài viết đặc biệt cho thời điểm này. Sau đây là bài viết về đảo Guam 1975 của Dân Đen Đệ Nhị Bảo Bình. Tác giả cho biết ông tên thật là Lý-Văn-Năm sinh năm 1950, cựu học sinh trường Trần Lục/Chu Văn An 63/70, cựu sĩ quan Hải Quân QLVNCH. Hiện là kỹ sư điện tử làm việc tại tiểu bang Oklahoma. Hy vọng bài viết của ông sẽ gợi ý cho nhiều hồi ức đặc biệt khác.
*

Lời tác giả: Cốt chuyện nầy thật sự xảy ra tại hải đảo Guam, sau khi miền Nam xụp đổ, quân dân Việt Nam phải di tản đến nước Mỹ năm 1975. Sắp gần 30 năm kể tư ø ngày tan hàng, tác gỉa lúc nào cũng mong muốn biết tin tức của nhân vật đựơc gọi bằng “ông Hạm Phó”. Bây giờ và mãi mãi, tấm lòng thủy chung của nhân vật Hạm Phó luôn luôn in hằn trong tâm tửơng của tác gỉa, chắc chắn… cho đến hết cuộc đời. Mong ông được bình an, thanh thản sau bao cơn sóng gió.
*
Tin tức nổi loạn từ trại tỵ nạn Asan loan truyền thật nhanh, không những trong các trại khác ở lân cận mà còn lan rộng đến mọi người dân địa phương ở đây. Tất cả các đài truyền thanh, truyền hình trên hải đảo Guam đều sôi nổi bình luận, đề nghị những giải pháp với chánh phủ về vấn đề đòi hỏi của một số dân tỵ nạn xin trở về Việt Nam.
Đài truyền hình địa phương khai thác tận tình về việc mấy tên lính Mỹ bị đánh đập tơi tả, bàn ghế bị đập phá tứ tung, cộng với việc khai hỏa đốt trại làm mọi người đều sợ, nhất là bọn thông dịch viên làm việc cho sở Di Trú ở đây.
Dũng chẳng biết tin tức đó cho tới sáng ngày hôm sau vụ nổi loạn, khi đã sẵn sàng chờ xe bus xuống trại Asan để làm việc. Ông xếp đã đứng sẵn ngoài cửa, bảo bọn Dũng phải đợi ở khu cư xá này cho tới khi có lệnh mới.

*
Trời tháng Năm ở hải đảo Guam nóng như lò lửa, bên trong căn lều nhà binh dầy chịt, không gió, sức nóng càng tăng thêm. Trung úy Hoài chạy chung một tàu từ Bộ Tư Lệnh Hạm Đội tới đây, xách khăn gói ra bờ biển GapGap, chắc đang nằm ngủ dưới gốc cây dừa nào đó. Dũng không muốn đi, không muốn làm gì hết, cái độ nóng thiêu đốt cháy da làm có thể Dũng đâm ra lười biếng, mệt mỏi, chậm chạp.
Những ngày hôm nay, Dũng vẫn không muốn sắp hàng làm thủ tục sang lục địa, cố ý chần chờ ở đây để mong tìm kiếm thân nhân, nhưng vẫn bằn bặt tin tức.
Căn lều của Dũng nằm gần cổng chánh nhưng cũng gần dẫy nhà cầu cho dân tỵ nạn, có lẽ tụi Mỹ bỏ chất thuốc gì đó hay là cái mũi của Dũng đã quen nên không cảm thấy mùi hôi gì hết. Phía đằng sau cũng là nhà tắm lộ thiên, nhộn nhịp nhất là buổi tối mấy cô, mấy bà đưa nhau đi tắm, đi giặt. Xa hơn nữa là cái trạm nấu ăn. Mỗi lần trại cho ăn cá Tuna hay là thịt Gà đóng hộp là cả lều đều biết trước, bởi vì cái mùi hôi nặng của cá hộp, gà hộp cứ bay ra quanh quẩn đến lều.
Bé Hiệp, con của một người trong lều, lên tiếng khi thấy một người đàn ông bước vào:
-Chào chú!
Dũng ngẩng đầu lên, thì ra là ông Hạm phó của Dũng tạt ngang:
- Dũng này! Có muốn đi hái dừa xiêm không"
- Chào Hạm phó! Hái dừa ở đâu vậy"
- Ở về phía Tây Nam của trại Orote nầy. Mấy “thằng em” ở cùng lều mới cho tôi biết . Ông ta nói.
*
Ông Hạm Phó, sĩ quan Hải quân Nha Trang là đàn anh trước Dũng rất nhiều khóa. Cả hai cùng phục vụ trên chiếc tàu tiếp tế của Hải Đội Vận Chuyển một năm về trước
Ông ta có khuôn mặt thông minh, nhưng nổi bật nhất là cặp mắt thật to-một trông bốn loại người khó tánh- “Nhất lé, nhì lùn, tam hô, tứ lộ” Uống một ngụm bia là mặt đỏ bừng.
Cái tuổi đời hơn ba mươi của ông mới lập gia đình chắc hẳn nếu không phải khó tính thì cũng là một tay kén chọn người vợ rất kỹ lưỡng.
Ngày cưới của ông ở mãi tận xứ Gò Công, thật xa thành phố, cả toán sĩ quan của tàu đèo xe Honda đi ăn cưới mà cứ lo ngay ngáy mấy thằng VC chặn đường, ngày ấy cách đây không lâu lắm.
Trên tàu, mỗi lần đi nhậu, có hai tên phá mồi là Hạm phó và Dũng - Sĩ Quan Tiếp Liệu. Nhưng có ai dám làm mất lòng hai tên này đâu" Tội gì mà mất lòng, hai tên này toàn là chổ “nhờ cậy” không" Họ mà ghét thì mai mốt đừng có hòng mà năn nỉ “giúp đỡ” này nọ.
Những ngày ấy, Dũng cũng đang học Luật với ông ta, đang lúc công tác ở Mỹ Tho, cả hai được Hạm trưởng ký sự vụ lệnh, khăn gói về Saigon đi thi, như những thí sinh “trói gà không được chặt” làm mấy ông thượng sĩ già lắc đầu lia lịa.” Mấy ông quan tàu thủy này định lập chí lớn gì đâ"”
Những ngày công tác ở Vũng Tàu, cả băng sĩ quan độc thân Nha Trang được lòng mấy em nữ sinh trường Pháp. Cũng hẹn hò thắm thiết cảm động dài dài, cũng tiếu lâm, chọc ghẹo thân tình, lại học được mấy em hai tiếng “Xì trum”. Sau đó trên tàu hai tiếng “Xì trum” thông dụng được các quan xử dụng dài dài trong những ngày công tác.
Những ngày tàu đậu ở Saigon, kể cả Hạm trưởng, cả băng sĩ quan Nha Trang kéo tới nhà bố vợ một sĩ quan niên trưởng -Trung úy Long- hào hoa phong nhã để tập “nhẩy đầm” mệt nghỉ.
Mỗi khi tàu về Saigon trong dịp cuối tuần, lại có mục tới trường đua Phú Thọ để thưởng thức những món ăn thật ngon, cũng để cả bọn “tập tành” thử mùi đánh cá ngựa.
Những kỷ niệm thật vui của một sĩ quan đàn em đối với niên trưởng nhiều đến nỗi hai tiếng “Hạm Phó” cũng không thể nào bỏ được.
Có lúc ông ta bảo Dũng:
-Anh đừng gọi Hạm phó nữa. Đất nước, quân đội của mình tan nát hết rồi! Gọi như vậy người ta nghe được, khó chịu lắm!
Dũng lặng thinh, cười trừ, cứ bảo là sẽ bỏ, mà không thể nào “dứt điểm” được cái danh từ xa xưa đó được.
Ngay hôm qua, Hạm phó khuôn mặt nửa buồn, nửa vui bảo Dũng:
-Tôi nghe tin Cao Ủy Liên Hiệp Quốc bắt đầu nhận đơn những dân tỵ nạn muốn xin về Viêt Nam, Chắc tôi sẽ trở về....
Dũng kinh ngạc, la lớn:
-Bộ Hạm phó không sợ tui nó làm thịt hay sao" Về lúc nầy thì chỉ có nước chết mà thôi...
-Tôi cũng nghĩ vậy, nhưng nhà tôi đang có bầu, lại yếu ớt quá, không biết có chịu nổi cảnh sống dưới chế độ mới hay không" Tôi đã hèn nhát chạy tới đây cũng vì sợ chết cho thân mình, bỏ lại vợ con. Trời cao, bể rộng biết đến bao giờ gặp lại. Lỗi lầm này chỉ có một đường là trở lại, cũng như một lần chuộc lỗi với người vợ thương yêu.
Ông ta nói xong, lặng nhìn cái nhẫn vàng đính hôn trên bàn tay trái, cặp mắt xa diệu vợi.
Dũng cũng lặng thinh, không biết nói thế nào đây. Không lẽ gọi ông là kẻ ngu đần! Dũng còn quá trẻ, độc thân, không hề biết được cái tình cảm của một người chồng đối với vợ, với con.
Khi còn tại chức, Hạm phó là một vị chỉ huy rất khó tánh, ông dùng lý trí để điều hành chỉ huy công việc hàng ngày, thẳng thừng trừng phạt những nhân viên bê bối, không bao giờ để tình cảm chi phối. Dũng không ngờ tới bây giờ ông lại quá yếu ớt, giống như một kẻ “nhi nữ thường tình.”
Anh Tịnh, người ở cùng lều, nghe vậy, cũng lên tiếng:
-Ông Phó à! Theo tôi nghĩ, ông nên nấn ná ở lại đây. Có thể, mấy ông Tướng yêu nước sẽ trở về lập khu kháng chiến, một vài năm thế nào cũng giải phóng được Viêt Nam. Ông trở về lúc này thì khác gì “đưa dê vào hang cọp”, tụi nó không giết thì cũng cầm tù ông suốt đời. Cái gương ngoài Bắc năm 1954 còn rõ ràng ra đó. Mấy thằng thanh niên đảng viên trung thành thế đó, đấu tố cả cha mẹ, mà tụi nó còn cầm tù, giết hết. Còn tụi mình lính tráng, công chức của chế độ cũ, hận thù mấy chục năm, thì đừng hòng ở yên với tụi nó. Ông về lúc này thì chẳng giúp gì cho vợ con hết, mà lại thêm khổ sở cả gia đình...
Ông Tịnh nói rất nhiều, nhưng Dũng cũng đã biết tánh ông Phó từ lâu. Dự tính trở về cố hương kỳ này chắc ông ta đã có quyết định rồi!
Dũng nói:
-Nếu Hạm Phó quyết định trở về thì thử xem tình hình ra sao" Coi thử Liên Hiệp Quốc có bảo đảm gì hay không" Sau đó thì ghi danh cũng chưa trễ"
Hạm Phó lặng thinh, gật đầu bước trở về lều, đầu cúi xuống. Mới có mấy ngày mà ông ta trông già hẳn ra.
Mới một thoáng qua đây, cả một hạm đội hùng mạnh, lực lượng bảo toàn, thế mà lẳng lặng rút lui, bỏ ra biển, đem theo những gia đình thân nhân của những vị quan lớn. Có lẽ đất nước chiến tranh lâu quá rồi, những ý niệm công bằng, ngay thật cũng đã bị bom đạn, chết chóc tàn phá. Thời thế đưa đẩy, không còn lý tưởng, không còn danh dự một đời. Bây giờ chỉ là những chăm sóc, những sự bảo vệ cho bản thân, cho gia đình của mình mà thôi. Bất kể từ vị tướng chỉ huy hay một thủy thủ thấp nhất, khi đã “tan hàng” thì ai nấy đều bình đẳng với nhau không còn hơn kém. Phải giữ lấy mạng sống của họ trước hết như là một sự tự nhiên không còn cách khác.
*
Dũng nhìn ông Phó, để nhận xét khuôn mặt của ông về quyết định ngày hôm qua, nhưng không muốn bàn đến chuyện trở về khó nghĩ đó nữa. Chuyện ông Phó rủ đi hái dừa xiêm thấy dễ nói hơn. Chàng nhanh nhẹn đứng bật dậy nói:
-Vậy thì mình đi liền đi!
Ông Tịnh nghe mấy tiếng “dừa xiêm” cũng hăng hái xin tham dự. Ông Tịnh –một công chức chính phủ -lần di tản này đem đuợc cả gia đình vợ, hai đứa con và bà nhạc. Vào tuổi trung niên không biết nói tiếng Anh, ông ta nhiều lúc đăm chiêu nhìn những cảnh vật xa tầm mắt, xa tận chân trời, có thể đang tiếc nuối một thời vàng son đã qua, có thể đang lo nghĩ đến tương lai mịt mùng đang chờ trước mặt.
Từ những vùng đất đã được công binh Mỹ dọn dẹp, bằng phẳng cho những căn lều của dân tỵ nạn, chung quanh là rừng lá thấp, chằng chịt những gai. Bọn Dũng muốn tới rừng dừa, bắt buộc phải vượt qua cánh rừng đầy gai, để xuống sát bờ biển phía Nam hoang vu nhưng có những cây dừa xiêm thật cao, đầy trái.
Mấy tên di cư, không có cái gì trên tay, chỉ trừ cái búa đẻo mà ông Tịnh đã mượn được của mấy người dân Phước Tỉnh. Đường rừng cây cối chằng chịt, thỉnh thoảng có những cây đu đủ hoang, đầy trái xanh, có những cây ổi, trái nhỏ như trái chanh, rất nhiều hột.
Đời sống tỵ nạn lúc này, ăn không ngồi rồi, chỉ bận rộn sắp hàng đi lãnh cơm, lúc đi tìm thân nhân, hay đi tắm biển, lúc chờ tối trời đi xem ci-nê. Nếu được dịp thám hiểm như thế này thì Dũng không thể nào bỏ được. Tương lai thế nào, Dũng cũng đôi lúc nghĩ tới, nhưng lúc này Dũng phải làm cái gì để xoa dịu phần nào những nỗi nhớ nhà khủng khiếp, gắng quên đi những cô đơn của cuộc đời.
Rừng dừa đầy trái, thân cây cao ngất trên trời, Dũng tưởng mình đến sớm, nhưng dân tỵ nạn thật là hay, tin tức “dừa xiêm” mới đó mà rải rác ở đây có những toán người đã tới với cùng mục đích giống nhau.
Chiếc búa “mầu nhiệm” của ông Tịnh đốn ngã cả thân cây dừa lâu năm, có cả trăm trái.
Ông Tịnh nhắc khéo:
-Mấy ông uống nước dừa thì uống vừa vừa thôi. Coi chừng “Tào Tháo rượt” tối nay thì khổ lắm đấy!
Dũng đang thưởng thức ngon lành trái dừa thứ ba, bỗng khựng lại, sực nhớ ra cái vụ nước dừa ở Long Xuyên năm ngoái. Cái ông sĩ quan Vận Chuyển thích nước dừa quá đỗi, uống quá nhiều, uống như uống nước lúc ban ngày, đến buổi tối ông ta cứ lên giường xuống giường cả mười mấy lần để thăm cái nhà vệ sinh.


Với những bàn tay không, cộng với cái búa đẽo mượn theo, ông Tịnh đề nghị đem một mớ dừa về trại để làm việc bán buôn. Ông nói:
-Tối hôm qua, tôi ra “Ngã Tư Quốc Tế,” thấy họ bán dừa một đồng một trái! Tụi mình đem về được là ngày mai có thuốc hút rồi!
Dũng hơi ngần ngừ bởi vì ông Phó và Dũng đâu có hút thuốc, vả lại làm sao mang được mấy trái dừa bằng tay không. Muốn trở về trại phải leo đồi, băng rừng chớ có phải “xa lộ thênh thang” như ở thành phố đâu!
Nhưng cuối cùng, những trái dừa cũng được xỏ xâu bằng những sợi dây leo, cột thành một hàng dài. Mỗi sợi dây trên mỗi trái dừa được cột thành vòng tròn để được lòn khúc cây rừng xuyên qua trở thành cái đòn gánh dã chiến.
Ông Tịnh quá hăng hái với công việc “làm ăn” nên làm tới hai cái đòn gánh dã chiến, dài đến mấy thước.
Trong bọn chỉ có ba tên, Dũng còn trẻ nên được chỉ định một mình phải vác hai đầu đòn gánh. Ông Phó gánh một đầu, đầu kia Dũng vác bên vai phải, ông Tịnh gánh một đầu của đòn thứ hai, đầu kia Dũng vác bên tay trái. Đường về, hành trang quá nặng, cả bọn phải đi vòng ven biển để về trại, thật xa nhưng không phải băng rừng. Hai bả vai của Dũng, lúc về trại ê ẩm cả mấy ngày.
*
Thời tiết cuối tháng Sáu càng ngày càng nóng, dân tỵ nạn lần lượt chuyển trại đưa sang Mỹ. Dũng vẫn muốn chờ đợi thân nhân, một vài đứa bạn cùng khóa Hải quân có gặp rồi lại xa. Thằng Thạch –bạn cùng phòng suốt thời gian thụ huấn ở quân trường – quyết định sang Thụy Sĩ xum họp với gia đình bà chị ruột. Dũng chỉ gặp có một lần ở ngã Tư Quốc Tế, tính khuyên nó ở lại, nhưng lại thôi. Ít ra là hắn cũng có thân nhân để đòan tụ.
Thằng Châu, lúc đó túng tiền đang đi dạo bán sợi dây chuyền vàng trên cổ, gặp một lần ở nhà ăn rồi cũng mất tiêu. Thằng Hùng đi với đứa em có gặp trên chiếc tàu HQ11, lúc đến trại Orote thì cũng chẳng thấy ở đâu.
Thằng Giám thì đánh bóng chuyền tối ngày ngoài bãi biển. Đứa nào cũng không biết tương lai, cuộc đời sẽ ra thế nào, nên đứa nào cũng không có thì giờ nghĩ đến bạn bè nữa rồi.
Dũng cũng có gặp cô hàng xóm, bạn thân. Thời buổi này mà có được quen với một nàng con gái ở trong trại thì cũng đỡ thấy cô đơn. Một buổi tối, Dũng tới lều của nàng, mới vỡ lẽ ra rằng nàng đã có người đàn ông khác đang bảo bọc. Chim đã vào lồng thì Dũng đâu còn muốn liên lạc làm chi.
Bây giờ Dũng chỉ còn ông hạm Phó ở đây. Dũng rời tàu của ông ta từ lâu lắm, để đi thụ huấn ở trường Sinh Ngữ Quân Đội. Nhưng những ngày chia sẻ ngọt bùi trên chiếc tàu dầu như có một sợi dây vô hình nào đó, vẫn luôn gắn bó thân tình của Dũng đối với ông Phó.
Có một lần, Dũng tới lều ông Phó. Hành trang của ông là chiếc vali nhỏ nhắn, đồ đạc xếp thật ngăn nắp. Ông soạn ra, nhìn mãi, cặp mắt ướt, xa xăm, ông nói:
-Đây là những gì nhà tôi soạn ra để tôi mang theo khi di tản. Không ngờ lại cách biệt ngàn trùng...
Dũng thở dài, lặng thinh, không biết nói thế nào để an ủi.
Cuộc chiến tranh ý thức hệ nầy chắc có ngày phải kết thúc. Thằng Mỹ đã hoàn toàn phủi tay với quân đội quốc gia. Thằng Nga, thằng Tàu chắc không còn lý do nào để cung cấp súng đạn cho quân đội Cộng Sản. Bây giờ di sản của quê hương sẽ là những phân ly đau khổ, những thù hận không quên, những dân lành nghèo đói, những bảo thủ ác độc, những tụi cướp ngày có giấy phép, hay là những nhà tù không biết ngày ra. Ở nơi này, biết bao nhiêu người thương nhớ gia đình như ông Phó, ở xứ sở VN xa xôi kia biết bao nhiêu người trông ngóng kẻ ra đi, có thể bỏ xác ở xó rừng, ở một dòng sông hay ngoài biển cả bao la, hay là đang định cư ở một quốc gia nào xa lạ.
Hạm Phó âm thầm chuyển trại, không muốn nói lời từ giã với Dũng. Chắc ông ta không còn muốn nghe những lời cản ngăn nóng nẩy của một người đàn em chân thật. Ông ta đã được Liên Hiệp Quốc chấp nhận đơn xin trở về VN.
Dũng bây giờ không còn một ai thân thiết, ngay như tên bạn di tản cùng tàu cũng sửa soạn qua Mỹ về California đoàn tụ với gia đình. Dũng không muốn đi với nó, mình như chim trời cá nước, vùng vẫy tự do, tội gì phải lệ thuộc vào những người khác, mặc dù hắn cũng muốn Dũng đi cùng.
*
Dũng được chính thức trả lương, sau một thời gian tình nguyện làm thông dịch viên trong những trại tạm trú. Hơn ba tháng qua, tất cả dân tỵ nạn đã nên đường sang Mỹ, chỉ lưa thưa vài trại tạm trú cuối cùng ở đảo cho khoảng hai ngàn người xin trở về quê hương. nhóm thông dịch viên được chỉ định công tác hàng ngày, mỗi cá nhân sẽ thay đổi nhiệm sở tùy theo nhu cầu đòi hỏi.
Sở di trú cũng là chủ hãng của Dũng dành riêng một cư xá của sĩ quan độc thân cho bọn thông dịch viên trên một ngọn đồi Nimitz thật cao, tên của một vị Đô Đốc Hãi quân anh hùng của thời thế chiến. Từ vị trí đó, dưới mắt những người trở về VN, bọn Dũng được họ coi là những nhân viên CIA, mà sự thật nhóm thông dịch viên này chỉ là những nhân viên tầm thường làm việc với đồng lương tối thiểu mà thôi.
Mấy ngày bạo động vừa qua đã làm một số thông dịch viên sợ hãi, từ chức và đã lên đường sang Mỹ. Còn lại bọn Dũng phải làm việc một ngày mười mấy tiếng, phần lớn dân di tản được tập trung ở trại Asan là một trại có đủ tiên nghi, nhà bếp, bệnh xá, vòng rào kẽm gai chằng chịt, để tránh tình trạng nhưng người quá khích rời trại, ra phố biểu tình đòi chính quyền Mỹ cấp phương tiện về VN.
Các công ty du lịch ở Guam gần như phá sản, bởi vì không còn du khách nào tới thăm, họ sợ cái cảnh nổi loạn, đốt nhà, đập phá vừa qua. Cái hình thật to của Hồ Chí Minh quá khổ treo ngay trước trại, như một hung thần canh cửa, không một du khách nào cả gan dám tới. Cả quốc hội địa phương biểu quyết 100% đòi ông Thống Đốc phải có biện pháp khẩn cấp để cứu nguy cho nền kinh tế của đảo.
*
Anh trưởng toán thông dịch viên, như thông lệ, chia cắt nhiệm vụ hằng ngày:
-Các anh hôm nay làm việc dưới tàu Việt Nam Thương Tín nhé…
Có thể cho tàu chạy ra biển thử máy khoảng một ngày… Trên tàu có đủ thức ăn, chổ ở cho các anh. Lần này có cả ông Tướng đi theo, các anh nên cố gắng làm việc đàng hoàng!
Bến tàu của Hải Quân Mỹ rộng lớn thênh thang, chiếc tàu VNTT được sơn sửa mới tinh, sẵn sàng hết mọi thứ để ra khơi, thử máy móc một lần chót, trước khi đơn độc hải hành trở lại VN.
Dũng được chỉ định làm thông dịch viên cho tên Thiếu úy Mỹ ở ngay hầm máy. Cái máy tàu khổng lồ cao ngất, chạy rầm rầm, ồn ào không nghỉ. Mùi dầu cặn nồng nồng, cay cay lúc nào cũng thoang thoảng trong phòng cơ khí, chỉ dể chịu hơn khi tàu chạy ra khơi, nhờ những làn gió biển thật mát thổi vào.
Như thế, nếu mọi việc hoàn hảo, êm xuôi, thì nguyện vọng của những người VN sẽ đươc thỏa mãn. Họ sẽ được trở về quê hương, về với chế độ cách mạng Cộng Sản, nổi tiếng thâm độc, tàn ác đã có từ hơn hai mươi năm dài của cuộc chiến tranh. Trong số người sẽ trở về đó có cả một sĩ quan đàn anh của Dũng, những quân nhân anh hùng đủ mọi binh chủng. Chỉ vì tình thương gia đình, họ đã bất chấp những nguy hiểm trước mắt, bất chấp những hận thù nóng bỏng mới đây, họ trở về như một lần chuộc lỗi với gia đình, với vợ hiền, con dại.
Dũng gặp Hạm Phó lần cuối cùng trong phòng Thông Tin. Ông có vẻ ốm đi, giương mặt tươi tỉnh, nhưng không còn có vẻ gì oai hùng như những ngày ở đơn vị. Dũng hỏi trước:
-Hạm Phó khỏe không"
-Cám ơn anh! tôi vẫn bình thường!
Ông nói tiếp:
-Tôi tưởng anh đi qua Mỹ rồi! Qua đó nhanh lên để học hành cho mau! Nấn ná ở lại đây cũng không tốt đâu.
Dũng định nói thật nhiều, khuyên ông ta ở lại, nhưng chỉ buông tiếng thở dài:
-Thế thì Hạm Phó có bỏ ý định trở về không" Sang Mỹ, anh em mình cùng đi học như ngày nào ở trường Luật. Cùng nhau đi nhậu “phá mồi” như ngày xưa.....
Ông ta cắt ngang, vội vã:
-Tôi đã quyết định rồi, không còn thay đổi nữa...Nếu mạng sống này đổi lấy sự thứ lỗi của nhà tôi thì tôi cũng sung sướng để nhận lấy. Đã nhiều tháng qua, những cô đơn đã gậm nhấm tâm hồn, không trở về VN thì tôi cũng như một cái xác biết đi mà thôi.
Trươ1ùc khi từ giã nhau, ông nói:
- Thôi thì tôi cũng chúc anh thành công, thật thành công cho tương lai trước mặt.
*
Chiếc tàu chở hàng mang cái tên dài quen thuộc Việt Nam Thương Tín từ từ ra khơi với hơn một ngàn người đứng đầy trên boong, đa số mọi người cầm trên tay những lá cờ của Mặt trận giải phóng miền nam. Sau lái tàu là cây cờ đỏ sao vàng bay phất phới. Đây là công trình của họ với mấy chục chiếc máy may, người Mỹ đã cung cấp tất cả mọi thứ, bất cứ những gì những đại diện của họ đòi hỏi. Trên tầu còn được cung cấp thừa mứa lương thực, hàng hoá tiêu dùng. Đây là sự tử tế của người Mỹ dành cho những người Việt trở về quê hương. Từ trên đảo nhìn theo con tầu định mệnh ra khơi, Dũng cũng như mọi người đều biết trước rằng họ sẽ bị những sự kiềm chế, điều tra khắc nghiệt, tận tình của chánh quyền cách mạng.
Những thủy thủ trên chiến hạm, những người lính thủy thương nhớ gia đình, trong đó có những đàn anh của Dũng tốt nghiệp từ lâu, có những hạm trưởng anh hùng, những vị chỉ huy một lòng với quân đội. Con tàu đó mang về một người đàn anh của Dũng, về một vùng đất của Mẹ, một vùng đất vừa đổi chủ, vùng đất của hận thù, của một chủ nghỉa xa vời, độc ác.
Hai ngàn dậm trên biển rộng, cộng với hai cơn bão đang hoành hành trên biển Thái Bình Dương, để từ đây tới được một bến bờ có hình cong như chữ S.
Dù sao, những người trở về sẽ không phải chịu cảnh cô đơn tận cùng trong một xứ Mỹ quá xa. Dũng cầu mong cho tất cả được an lành về tới quê hương, sẽ được xum họp với gia đình, không có những ân hận một đời.
Chiếc tàu xa dần ở chân trời phía Tây, để lại những kỷ niệm mất mát, đắng cay nào đó cho Dũng, trên cái hải đảo xa lạ nầy, nơi đây chỉ là một chốn dừng chân tạm thời của những kẻ thật sự mất nước.
Tất cả những hiện thể của cuộc đời, có thể là số mạng, có thể là những quyết định nào đó của con người. Hãnh diện một đời cho những ai làm đúng. Thật là đáng buồn cho nhưng ai chọn sai con đường. Tất cả, đúng hay sai, có một lúc nào đó hay ngay hiện tại, chỉ còn là những quá khứ thật xa, thật cũ.
Tin tức về sau cho biết khi tầu Việt Nam Thương Tín cập bến Việt Nam, tất cả mọi người trở về đều được lệnh cởi hết quần áo trước khi xuống tầu. Từng đoàn xe bít bùng đã chờ sẵn, chở họ vào nhà tù. Mười hai năm sau, có người còn gặp vị trung tá hạm trưởng tên Trụ tại trại tù Hàm Tân. Không biết ông “Hạm Phó” ra sao.
Sắp gần 30 năm kể tư ø ngày tan hàng, tác gỉa lúc nào cũng mong muốn biết tin tức của nhân vật đựơc gọi bằng “ông Hạm Phó”. Bây giờ và mãi mãi, tấm lòng thủy chung của nhân vật Hạm Phó luôn luôn in hằn trong tâm tửơng của tác gỉa, chắc chắn… cho đến hết cuộc đời.
Mong ông được bình an, thanh thản sau bao cơn sóng gió.
Dân Đen
Đệ nhị Bảo Bình

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,570,283
Tác giả Phan là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu chiến binh Mỹ trực tiếp viết văn bằng tiếng Việt và với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", ông đã nhận Giải Việt Bút mang tên Bà Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông phổ biến ngày 18 -12-2012, kể chuyện tình giữa chàng thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ và một cô gái Việt ở Biên Hòa năm 1973. Trở về Mỹ, ông bà an cư ở Ohio, có 7 người con, tất cả đều đã trưởng thành.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài mới của ông, chuyện mùa xuân và chuyện mùa hè.
Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa, ông kể, “Trong khi đợi bảo lãnh diện đoàn tụ gia đình, tôi có cơ may được học bổng của Liên Âu (EU) để hoàn thành chương trình BA và MBA International Management." Sau khi định cư tại Hoa Kỳ, ông đã hoàn tất luận án tiến sĩ tại Đại Học ở Argosy, San Diego, và là một Phó Giám Đôc kỹ thuật hàng hải của Bộ Quốc Phòng Mỹ, làm việc tại Á Châu.
Tác giả đã có bài viết về nước Mỹ đầu tiên phổ biến từ 2016. Năm nay, khi quyết định tiếp tục viết ông chọn bút hiệu mới cho bài kề về lễ tốt ngiệp kỹ sjư ngành computer của người cháu torng gia đình. Bài đăng 2 kỳ. Mong Mr. Hi tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả tên thật Nguyễn Thụy, 49 tuổi, theo ba mẹ đi H.O.8., tốt nghiệp Computer Enginee-ring. Sau 6 năm làm thuê, đã thành lập và điều hành công ty Newteck - PCB Inc tại City Tustin. Bài viết đầu tiên của ông mang tên “35 Năm, Một Ước Mong” kêu gọi thủ đô tị nạn của người Việt hải ngoại cần có một đền thờ 5 vị tướng anh hùng tử tiết của miền Nam Tháng Tư 1975. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O.
Tác Giả Huỳnh Mai Hoa học Đại Học Văn Khoa Saigon nhưng dang dỡ. Có làm thơ và viết truyện ngắn đăng trên vài nhật báo ở Saigon. Qua Mỹ năm 1993 theo diện HO của chồng, làm nghề tóc. Hiện đã nghĩ hưu, nhưng vẫn làm thơ, viết truyện ngắn đăng trên báo địa phương. Hiện cư ngụ tại thành phố Sacramento, Cali. Đây là bài đầu tiên tham dự VVNM.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Nhạc sĩ Cung Tiến