Hôm nay,  

Nhưng Khi Đã Yêu?!

09/10/200400:00:00(Xem: 106050)
Người viết: KHẤT SĨ
Bài số 625-1164-vb3051004

Tác giả Khất Sĩ đã có góp hai bài Viết Về Nước Mỹ “Đổi Đời” và “Đêm Thức Trắng”. Lần này, ông gửi bai mới kèm ít dòng tự giới thiệu: Khất Sĩ: Qua Mỹ theo diện HO năm 93, đã lăn lê qua nhiều hãng xưởng, nay tạm dừng chân với công việc Web Developer tại GA.
*
Đôi trai gái thực sự có yêu nhau không" Hôn nhân của họ có dựa trên tình yêu hay không" Kẻ bảo không, người nói có.
Cô gái tên là Nguyễn Thị Thanh Phương, 36 tuổi, rất đẹp gái, là kế toán viên của một công ty lớn. Cô Phương là con nhà gia giáo, và được coi là thành phần trung lưu của xã hội Mỹ, mẹ là Bác Sĩ tại bệnh viện Halmington, cha là Kỹ Sư điện lâu năm của BellSouth. Cô sang Mỹ năm 16 tuổi, được cha mẹ cho đi học tại một trường tư thục nổi tiếng. Sau đó, lên Đại Học, cô là một học sinh xuất sắc, tốt nghiệp vào dạng tối ưu. Đặc biệt, không chỉ đẹp, cô Phương còn có vóc dáng của một phụ nữ đài các, sang trọng. Điều này làm cho các anh chàng con cháu Quang Trung, Lê Lợi phải chép miệng, tiếc hùi hụi vì vóc dáng quá ẹ của mình, mỗi khi trông thấy cô ấy.
Với văn hóa Việt Nam, trong thời đi học, cô chỉ chăm chuyện sách đèn, vui chơi là điều rất giới hạn, bạn bè chỉ toàn đám tóc dài Việt Nam, không hề đi chơi qua đêm, và càng không vương vấn chuyện tình ái. Ở cái đất Mỹ này mà một người con gái sắc nước hương trời, tính tình vui vẻ, có lối sống như thế thì quả hơi hiếm. Với lối sống khép kín như vậy mà cha mẹ cô không tính chuyện mai mối cho con gái như thời còn ở Việt Nam thì có vẻ bất công. Họ quá bận rộn chăng" Cha mẹ không lo, cô không tự tìm lấy, đám trai Việt thì sợ không xứng với cô, thế là với từng ấy tuổi mà cô Phương vẫn chưa hề có 1 cọng tình.

Có thể nói, hiện tại cô Phương vẫn thuộc dạng “tài sắc vẹn toàn”, chỉ hơi già chút đỉnh. Đẹp gái, học cao, gia đình gia giáo, tính cách đoan trang, có thể là những nguyên nhân làm cô khó khăn trong chuyện tìm kiếm bạn tình tại cái xứ cao bồi này chăng"
Chàng trai tên là Phạm Văn Lãng. Có lúc trông anh khoảng 50 tuổi nhưng cũng có lúc trông anh đã ngoài 70, tùy hoàn cảnh của anh lúc đó. Tướng mạo của anh thật khó nói, các nhà tướng số chắc cũng phải chào thua … Anh không có tướng nghèo mà cũng chẳng có tướng giàu, không có vẻ hèn cũng chẳng có vẻ sang. Thực tế, anh Lãng không có việc làm, không có nhà cửa, và không có … văn hóa (người ta nói vậy). Dân Việt tại Cali không ai biết rõ anh Lãng “từ đâu ra”, chỉ biết anh tự nhận mình là dân HO, nhưng hầu hết những người được hỏi đều tỏ ra nghi ngờ điều này.
Anh thường lang thang ở khu Phước Lộc Thọ, một trong những khu buôn bán sầm uất nhất của người Việt tại tiểu bang Cali. Thỉnh thoảng người ta thấy anh bắt chuyện với những Khất Sĩ tại đây, nhưng chẳng ai biết anh bắt chuyện với những Khất Sĩ để làm gì. Hồi Trần Trường treo hình ông Hồ Chí Minh trong tiệm, anh Lãng tham gia biểu tình tích cực lắm, đâu cũng thấy mặt anh. Nhưng vì sao anh tham gia thì không ai có câu trả lời cụ thể. Anh tham gia có thể vì quan điểm chính trị, có thể do rỗi việc, hoặc có thể để kiếm chác gì đó. Tóm lại, chẳng ai biết rõ con người anh, màø cũng chẳng ai bỏ công tìm hiểu rõ gốc gác hay tính cách của anh làm gì. Anh thuộc thành phần mà tồn tại hay không tồn tại, không ảnh hưởng đến bất cứ ai.

Vào cuối năm 2004, chẳng hiểu Thiên Lôi làm ăn cẩu thả thế nào mà đôi trai gái đã dính phải tiếng sét ái tình, trong một lần vướng xe nhau tại bãi đậu xe của khu thương xáø Phước Lộc Thọ. Xe của nàng là Lexus 2004, còn xe của chàng thì … “lý lịch không rõ ràng”, cũng như bản thân chàng vậy. Thế là họ bắt đầu “thiên tình sử”…
Cha mẹ của cô Phương dĩ nhiên không đồng ý vì cho rằng anh Lãng là loại “vứt đi”, không cần nói nhiều, trong khi con họ là người có học, gia đình danh giá, lại đẹp gái nữa. Bạn bè cô Phương cũng hùa theo, “mày đâu có tệ mà đi ôm lấy thằng chết bầm như thế. Cái thằng trôi sông lạc chợ … ngay cả cái bằng lớp 9 có lẽ hắn cũng không có!” Với vẻ đẹp, trí thức, và tính nết đoan trang của cô Phương, ai cũng cảm thấy hụt hẫng khi biết rằng cô sẽ lấy một người đàn ông thế kia.
Anh Lãng không thể so sánh với cô Phương về bất cứ phương diện nào, căn cứ vào những gì đôi tình nhân này thể hiện ra bên ngoài. Nhưng đó có thể chỉ là suy nghĩ của người ngoài cuộc, cô Phương vẫn có quan điểm riêng của mình. Bất chấp sự can ngăn của gia đình, chê bai của bè bạn, đôi tình nhân cứ thẳng tiến, và họ đã cưới nhau không bao lâu sau đó…
Thế rồi Ông Trời phụ lòng người tốt! Cô Phương bị mất việc, gia đình mới lâm ngay vào cảnh túng quẫn. Người có thì mất việc, tìm việc mới hoài không ra; người không có việc thì không có thói quen đi làm – chỉ quen xin tiền trợ cấp, vừa tiền giả bệnh vừa tiền giả già – người ta bảo thế. Hoặc nếu anh Lãng có đi xin việc thì chắc cũng chẳng ai nhận; với thời gian, gia đình này càng bi đát. Tuy vậy, họ vẫn tôn thờ tình yêu của mình. Hai vợ chồng “son” vẫn quyết định gắn bó, tự lực cánh sinh.

Tình yêu là tuyệt vời, tiếc rằng nó không thể luộc để ăn thay cơm, hay ký để trả Bills được. Chuyện đến sẽ đến, do không thể nương nhờ cha mẹ, cũng không thể cầu cứu bạn bè, cộng với những trục trặc mà phải người trong cuộc mới biết, hai người quyết định … tự vẫn để bảo vệ tình yêu lý tưởng của mình. Ngày kia, họ đến 1 cây cầu thuộc thành phố Garden, tiểu bang Cali, để cùng nhau nhảy sông tự vẫn, coi cuộc đời này như những gì nham nhở, tồi tệ nhất, không đáng sống.
Sau khi trao nhau những lời yêu đương nồng cháy, hai người hẹn nhau sẽ gặp lại bên kia cõi đời. Anh Lãng nhảy tùm xuống! Đến lượt cô Phương … Chẳng hiểu sao, cô … đổi ý. Thay vì nhảy xuống sông tự vẫn như đã ước hẹn với người yêu, cô Phương vừa vẫy tay vừa la, “cứu người… cứu người!”
Phải mất cả giờ và khó khăn lắm, lực lượng cứu hộ mới đưa được anh Lãng lên bờ, nhưng anh đã chết, mắt trợn trừng và 2 tay vẫn ôm chặt một hòn đá lớn, từ dưới đáy sông, nặng đến cả trăm ký. Có lẽ sau khi “chờ hoài không thấy”, và rồi cảm nhận được thái độ của người yêu lý tưởng, anh Lãng quyết định “ôm đá chết luôn”, chứ không muốn lên nữa.
Bên cạnh cảnh sát, các nhà tâm lý và xã hội học đang cố gắng tìm hiểu và học hỏi thêm về bản chất con người qua vụ này. Còn đối với dân Việt thì vụ này giúp cho sinh hoạt của khu Phước Lộc Thọ thêm phần náo nhiệt. Trong một lần tụ tập tại đây, một người bạn của cô Phương đã lớn tiếng: “Con Phương làm thế là phải rồi… tao đã bảo mà … đời đâu có bất công như vậy chứ.” Cả bọn cười đắc ý. Nhưng một giọng nói nhỏ nhẹ trong đám bỗng bật ra: “ … mà … thế trước đó tại sao con Phương lại đồng ý lấy hắn nhỉ"” Cả bọn im lặng nhìn nhau. Một ông già ngồi đọc báo bên cạnh thấy vậy liền nói: “Có ai biết được cái gì bên trong trái Ổi chứ!” rồi vuốt râu cười tinh quái./.

Khất Sĩ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,732,175
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến