Hôm nay,  

Đặc Sản... Hoa Kỳ

16/09/200400:00:00(Xem: 155859)
Người viết: KIM N. C.
Bài số 613-1152-vb2130904

Tác giả Kim N.C. cư dân Anaheim, đã viết "Vui buồn nghề Nails," "Người đẹp Hà Thành và nước Mỹ" và “Nước Mỹ Đủ Chuyện”. Sau đây là bài viết mới của bà.

Trong một chuyến trở về thăm quê nhà, chị Ba thấy khắp nơi trên mọi nẻo đường của Saigon, nơi nào cũng tưng bừng nhộn nhịp vì những quán ăn. Nào là quán Đặc sản Đồng Quê, nào là Đặc sản Nam bộ v.v...và v.v... Có quán mở 24/24 như 24 Fitness ở bên Mỹ, nghĩa là non-stop. Đặc sản diễn nôm na là hải sản đặc biệt, thí dụ như hải sâm, rùa biển, con gì mà bắt ở dưới nước lên đều được gọi là hải sản, kể cả con ốc-bù-loong-xe-đạp rớt xuống nước cũng trở thành hải sản tuốt.
Bằng cớ là có một buổi chiều ở Saigon, Cu Bim cháu chị Ba dẫn chị ra con hẻm nhỏ ở đường Nguyễn Thiện Thuật được mệnh danh là Ngã 4 Quốc Tế, chiều chiều con hẻm nhỏ này tràn ngập hàng quán, xe đẩy bán đủ thứ nào hột vịt lộn, hủ tiếu, xôi nóng, ốc xào dừa, ốc bươu luộc chấm mắm gừng, con hẻm nhỏ nhộn nhịp tới quá nửa đêm đón các ca sĩ tan show ghé vào. Cu Bim kêu 2 diã ốc len xào dừa. Mới kêu thôi mà chị Ba đã ứa nước miếng, nghĩ tới mấy con ốc len béo ngậy thơm ngát mùi xả mùi ớt mùi nước dừa mùi rau răm, cứ tưởng tượng nhón con ốc lên hít một cái rột là thấy cả một trời thương nhớ ốc len.
Khi bà chủ quán bê 2 dĩa ốc ra, 2 cô cháu tạm ngừng đấu hót, 2 cô cháu chăm chỉ hút, hít hà loáng một cái là gần sạch dĩa ốc thì chị Ba nhón được một con ốc bù loong của xe đạp dài cỡ lóng tay... Tuy nhiên cũng có những thứ không hề sống dưới nước cũng năm trong thực đơn của quán Đặc sản. Đó là con dế và con bò cạp. Nhưng không hề chi, vì sau khi qua tay mấy người đầu bếp, 2 đứa đó cũng trở thành món đưa cay cho dân nhậu, cứ "vô tư" mà say tí bỉ.
Trở lại món đặc sản Hoa Kỳ, món này rất độc đáo, hầu như mấy trăm triệu công dân của nước Mỹ từ 16 tuổi trở lên kể cả mấy vị Tổng thống, ai ai cũng đã nếm thử ít nhất một lần trong đời, có người ăn vài chục lần...l à thường.
Đặc sản Hoa Kỳ bảo đảm "lô-cạp" no cholesterol, no sugar, hình dạng dễ nhìn. Nó có màu vàng như “áo-nàng-vàng-anh-về-yêu-hoa-cúc. Nó không ở dưới nước mà ở trên cạn; cảm giác khi được ăn thì tùy đối tượng: có kẻ nhăn mặt, có kẻ hốt hoảng bần thần, có kẻ buột miệng ra chưởi thề một phát.
- Cái món gì mà "quái đản" quá vậy"
- Dạ, thưa quí vị, đó là món "Tickets" của Cảnh sát. Bởi vì mỗi khi bị chận lại vì vi phạm luật lệ giao thông, ký giấy nhận phạt và nhận lại 1 tờ copy màu vàng thì hầu như ai cũng nói: "Xui quá, bữa ni "bị" ăn 1 cái ticket. Nghĩ cũng lạ - "Ăn" mà "bị" - thường thì ta chỉ nghe nói là được ăn thôi, tỷ dụ như được ăn tôm hùm... chẳng hạn.
"Ticket" là món ăn khó nuốc khó tiêu làm đau bụng nhức đầu cho người nhận được tờ giấy phát, nó còn làm cho người ta khó ngủ vì không ghi giá tiền bị phạt. Phải chờ khi có một lá thư tình gửi về thì đương sự mới biết được "trị giá" của món ăn đó có "giá trị" là bao nhiêu, lá thư làm cho "họ" bồn chồn lo lắng, than thân trách phận (trách rằng bữa nớ tự răng em gọi cho anh làm chi để anh vượt đèn đỏ, trách rằng mụ vợ già ở nhà không chịu tin "ta" đi làm overtime thứ 7, bày đặt gọi "double check" làm ta vớ cái cell phone mà không ngừng ở stop sign, trách rằng ông-chồng-ưa-thú-điền-viên gọi sai "ta" ghé Home Depot mua phân bón cây cỏ làm chi để cho "ta" nổi nóng mà nhấn ga làm "ta" lái "ô vờ sí pít"...
*
Chị Ba qua Mỹ gần 20 năm nay, được chồng con dẫn đi ăn đủ thứ trên đời nhưng chưa bao giờ ăn thử món này. Tuy nhiên Anh Ba và mấy đứa con thì có vẻ như là...bạn của dân, tức cảnh sát tức Police Officer của Hoa Kỳ. Cứ mỗi lần, trong những bữa cơm chiều, "họ" bắt đầu câu chuyện bằng bữa ni xui quá...là y như rằng.."họ" ăn hoài mà không biết ngán.
Thành phố Placentia có một khu vườn cam, có một cây cầu trên con dốc nhỏ đổ xuống khu vườn này, có đám lau sậy đủ che dấu cho chiếc motorcycle của anh bạn dân ngồi chễm chệ trên xe, tay chĩa cây súng rada mỗi tuần, cứ chiều thứ 3 sau giờ tan sở, anh Ba thường chở lũ con đi học thêm ở thư viện Placentia thì phải đi qua khu vườn cam này. Anh Ba thì vẫn có cái thói quen rất đáng yêu là hễ leo lên chiếc Fiat "Công-vớ-thấy-bồ" là ảnh dzọt 70-80 miles là chuyện nhỏ. Anh Ba vừa phóng xuống chiếc cầu biên giới thì lũ con thấy đèn chớp nháy của cảnh sát bèn chắc lưỡi: thôi rồi, Bố ơi...
Thứ 3 tuần sau, anh Ba lại chở con đi thư viện, lần này thì quả thật là xui, anh Ba đã giảm tốc độ chậm hơn lần trước mà sao vẫn dính. Anh chàng Cảnh sát của tuấn trước ngã mũ nghiêng mình chào anh Ba ra vẻ rất là ngưỡng mộ: "You again". Thằng Út thì trầm trồ "Woa! I can't believe it. Sometime same place, same Police Officer and same mistake - chắc chắn rằng trong lịch sử "bị ăn" ticket, ít ai có được loại tickets vô cùng đặc biệt này.
Buổi chiều thứ Sáu, chị Ba đang chuẩn bị cơm chiều thì anh Ba điện thoại về dặn dò- Mai làm lunch cho anh và nhớ để đồng hồ báo thức. Chị Ba hí hửng chắc chàng đi cày overitme. Một lát sau đứa con gái gọi về:
- Mẹ ơi, mai con muốn turkey sandwich để đi học nha mẹ.
Một chút nữa thì con út nhắn nhe:
- Mẹ ơi, mai con dậy sớm và mẹ nhớ làm cho con cái chicken sandwich. Chị Ba mừng thầm, thứ 7 mà cha lo đi làm con lo đi học thiệt là có phước.
Buối tối cả nhà tập trung ở phòng ăn thì cả 3 cha con anh Ba cùng thú nhận:
- Xui quá, mai phải đi học Traffic School. Quả là có phước, 3 người được đi học. Thắng con út của chị Ba, đi học về hỉ hửng khoe: con mới thi đậu bằng lái, con cũng vừa kiếm được job ở Mac Donald vậy là con có tiền phụ mẹ trả bảo hiểm xe rồi. Vậy mà chỉ 2 ngày sau, nó than thở vừa "bị ăn" ticket vì chạy quá nhanh trong khu trường học.
Chị Ba thì gần như đứng tim mỗi khi nhận được ticket của "mấy người", vì nó làm tham thủng ngân qũy gia đình dài dài mà lần nào chị cũng nghe phân trần hoặc là "lên lớp" kiểu của "họ". Nào là:
- Hôm nay anh xui quá, vừa change lane thì bị "nó" chụp, anh quên mở đèn signal.
- Chưa bao giờ mà xui như bữa này, anh đang chạy trên 55N, vừa quay cái kiếng xe xuống gạt tàn thuốc lá thì bị "nó" chộp. (tội xả rác trên freeway, mà chị nhớ không lầm là gần 500 đô la)
- Thiệt là xui, hồi chiều đi coi xe cho chú Tư, vừa lái xe (thử thôi) ra khỏi dealer, quên dừng ở stop sign, thế là...Chị Ba kêu trời không thấu, xe thì vẫn còn là của dealer mà ticket thì chồng mình "ăn"
- Mom, khi nào muốn qua đườngmẹ phải tới chỗ có đen xanh đèn đỏ bấm cái nút, khi nào thấy nó cho walk thì mới được qua nha. Đừng băng ngang ẩu ở giữa lòng đường nha. Con mới bị chộp đây và Cảnh sát biểu đưa tờ giấy này về cho Bố Mẹ. Té ra ông con út chạy băng qua đường và tờ giấy cảnh cáo nếu trong vòng 1 năm mà còn tái phạm thì cha mẹ phải ra toà vì con dưới 18 vi phạm luật đi đường.
- Mẹ nhớ nha, khi mẹ lái xe ở khu trường học, mẹ thấy có cái bà hoặc ông mặc áo cam, đưa cái bảng Stop xe cộ lại và dẫn học trò qua đường. Khi họ đưa cái bảng lên cao có nghĩa là họ sẽ quay trở lại chỗ cũ và xe cộ phải chờ Bà quay lại mới được lái đi. Con mới "ăn" một cái ticket ở đấy.
- Bữa nay cuối tháng hay sao mà đi đâu cũng gặp Cảnh sát. Hồi sáng tụi nó rủ anh đi đánh Tennis, sực nhớ em dặn mua bánh mì , nên phải ra Brookhurt, tới ngã tư Bolsa đèn vàng quên đứng lại, "nó" đứng núp ở sau lưng bụi lau sậy của tiệm 7 Eleven thế là nó "chụp" được mình (No turn on Red) cho đến khi hãng bảo hiểm tăng tiền và gửi cho 1 lá thư warning, cha con anh Ba mới bớt được cái tật chạy ẩu.


Chị Ba vẫn thường tự hào ta đây lái xe 20 năm mà chưa hề "bị ăn" cái món khó tiêu đó. Chồng chi Ba vẫn thường chế nhạo chị lái xe như rùa bò, chạy cả tháng cũng chưa tới thấy Bolsa. Bữa nớ chị Ba babysister mấy đứa cháu ngoại, ở nhà mãi cũng chán, lũ nhóc đòi chở đi chơi, chị Ba chất cả đám lên xe tính chở lên Camelot, ở đó có game có sân goft mini, có pizza, icecream tha hồ cho lũ cháu ở cả ngày. Mới được nửa đoạn đường, cu Tèo ré lên: Ngoại, ngoại, nước, con khát nước. Chị Ba dỗ dành ráng chút nữa đi con. Thùng nước thì để mãi phiá sau, thằng nhóc la làng quá, chị Ba liền tấp đại vào hè, nhảy ra khỏi xe lôi được mấy chai nước cho lũ cháu thì ò è ò e...chị Ba hết hồn chẳng biết tội vạ gì đây. Ông Cảnh sát bước xuống hỏi chị bằng tiếng Anh dành cho người Châu Á chậm tiêu như chị:
- Bà ở Y.L"
-Dạ, sir
-Tại sao bà đậu ở đây"
-Dạ, bị mấy đứa nhỏ nó la khát nước qúa
-Bà có biết đây là trạm xe bus, cậm đậu"
-Dạ, không sir
-Bà đưa bằng lái, please Madame
Ông Cảnh sát hí hoáy ghi chép rồi đưa giấy cho chị Ba ký vô. Ổng còn nói:
-Bà chưa đi học Traffic School" (chị Ba nghĩ Cảnh sát Mỹ hay thiệt" nó chỉ dòm cái bảng số xe là "nó" biết chị Ba ở Y.L, lại còn biết chị chưa hề đi học Traffic School nữa)
-Dạ chưa bao giờ Sir
-Vậy thì lần này Bà đóng tiền để đi học.
-Yes, Sir
Cảnh sát đi rồi, thằng nhóc chị Ba thỏ thẻ:
-Ngoại ơi con hết khát nước rồi. Mà con "thít" cái xe của Cảnh sát có đèn xanh đèn đỏ đẹp quá.
Chị Ba bần thần dã dượi cho đến bữa cơm chiều, chị mở đầu câu chuyện:
-Xui qúa, bữa nay chở lũ nhóc đi chơi, "bị ăn" ticket.
Cả chồng lẫn con là 8 con mắt tròn xoe, ngây ra nhìn chị Ba như nhìn 1 sinh vật nào lạ hoắc tới từ sao Hoả. Thằng con lên tiếng:
-What" Are you serious Mom" Mẹ mà ăn ticket thì quả là chuyện lạ 4 phương.
Anh Ba cũng ngạc nhiên không kém, không hiểu tại sao "Rùa bò" mà Cảnh sát cũng hỏng tha.
-Sao" Em chạy 30 hay 40 miles"
-Hổng có mai miếc gì hết. Đứng một chỗ.
-Hả, đứng một chỗ mà chỗ nào"
-Chỗ xe buýt đậu
Thế là 8 cánh tay bỏ chén đũa xuống. Tám cánh tay đưa lên là hàng-vạn-cánh-tay-đưa- lên- và cả 4 cái miệng đồng thanh:
-Trời! ngầu thiệt. Dám cả gan đậu vô trạm xe bus. Thôi rồi chuyến này là big ticket, còn đâu thời vàng son kỷ lục 20 năm lái xe no ticket.
Vài tuần sau nhận được giấy đóng tiền, chẳng hiểu vì máu lên sau vụ đó, chị Ba mờ cả mắt và thấy giấy phạt 38 đô la. Chị chép miệng- đỡ khổ, tưởng đâu là "nặng" lắm. Chị gửi check đi trả mà lòng nhẹ nhỏm, vài bữa sau chị Ba nhận được một lá thư khác nội dung nói là cái giá của cái ticket là 380 đô chứ không phải là 38 đô đâu mà ham. Chị Ba thấy con số 380 nó nhảy múa trên người trước mặt chị, chị thấy lá cờ Mỹ cả ngàn cái ngôi sao, chị vò đầu bức tai đập đầu vô gối. Chị thầm oán "thằng cha cảnh sát mắc dịch" không du di cho bà già như chị lần đầu vi phạm.
Rốt cuộc chị Ba khăn gói lên tòa đi học lớp ticket, chị đâu có ngờ "đồng bệnh" như chị đông dữ vậy, mới tờ mờ sáng mà thiên hạ rồng rắn xếp hàng cả cây số chị thấy có tới 70% là phần đông đồng hương người mình. Cô nhỏ xếp hàng kế chị làm quen:
-Dì ơi, chút xíu nữa hễ dì học chung với cháu thì 2 dì cháu mình ngồi kề nhau ở cuối lớp để đánh cờ carô cho đỡ chán nha dì.
-Bộ cháu có đi học rồi hay sao mà rành dữ vậy"
-Dạ, học hoài, ăn ticket hoài, má cháu chữi tắt bếp luôn.
Vô lớp học rồi chị mới biết là không được chuyện trò, không nhai gum, không ngủ gục…. Cô nhỏ làm quen ban sáng của chị Ba đang chúm đầu vào anh chàng Việt Nam trẻ tuổi, cả 2 bị bà thầy Phi Luật Tân cảnh cáo tới 3 lần rồi mời ra về để đi học ngày khác. 8 tiếng trôi qua như cả một thế kỷ, chị ba cũng học hỏi được nhiều điều từ những "đồng bệnh" khác. Mỗi người mỗi kiểu thiên hình vạn trạng "ticket" xứng đáng được manh danh "đặc sản" Hoa Kỳ.
Một buổi sáng thứ bảy khác, chị Ba đang xịt nước tưới cỏ trước sân nhà anh Ba lái xe ra dặn dò:
-Anh đi nhà băng về liền rồi minh đi du hí Bolsa.
Quả nhiên 20 phút sau từ ngoài đường lớn anh Ba quẹo vô một cái rẹt đậu trước nhà, nhưng theo sau là một bác bạn dân lái motorcyle rượt anh Ba từ khu trường EHS trước khi rẽ vào nhà.
Chị Ba thấy ngoài cảnh sát thì thả cả cái giây nước xịt cỏ làm nó quay vòng vòng xịt lung tung chị trợn mắt ngoắc mồm ra tính xực cho một trận thì anh ba múa tay phân trần với cảnh sát:
-Sir ơi là sir, you mà cho ta một cái giấy phạt là con "sư tử Hà Đông" kia nó kill me. Ngoài cảnh sát lạnh lùng bắt đưa bằng lái nhưng không biết nữa nớ là ngày chi mà anh Ba "hên" vô cùng tận. Ngài phán:
-Mày sẽ nhận giấy phạt, đóng tiền và xin ra tòa, tới ngày ra tòa, tao sẽ có không đến và mày sẽ được tha.
Quả nhiên sau đó ngài cảnh sát giữ lời hứa và anh Ba thoát nạn. Tình cờ chị Ba thấy hình ông cảnh sát này trên tờ báo của thành phố Anaheim Hills, vinh danh vị cảnh sát 40 năm phục vụ hữu hiệu trong nghề (có nghĩa là tóm được rất nhiều đứa chạy ẩu) ổng nổi tiếng hơn nữa vì đã nhiều lần cho giấy phạt những người thân của ông kể cả cha mẹ, vợ con.
Lúc này, chị Ba đọc báo nghe nói ở dưới miệt Bolsa có mấy góc đường đã được gắn camera để chụp hình mấy đấng ưa vượt đèn chạy ẩu chị nhắc nhở chồng con phải cẩn thận khi đi vào vùng vịnh tiểu Saigon, nhưng mấy cái camera của Bolsa đâu có thấm thía gì với cái dàn camera vô cùng hiện đại của thành phố Costa Mesa, góc đường số 17 và 19 trên Newport Blvd.
Bữa nọ, chị Ba lái xe xuống Newport Beach thăm mấy đứa con, đi hết freeway 55 là đường Newport và đường 19 chị thấy mỗi góc đường là 1 giàn đèn 5 cái và 4 cái camera trông giống như studio ở Hollywood vị chi góc đường 19 này có đến 20 ngọn đèn và 16 cái camera. Ở đường 17 và Newport cũng thiết kế y chang vậy. Vì lòng vòng khúc này đổ xuống đảo Lido biết bao nhiêu là quán rượu, vừa bước chân vô nhà, anh con rể của chị Ba khoe ngay:
-Mẹ biết không" Tuần rồi con "được" chụp hình ở đường 19, xui quá, bị lúc đó con gái của mẹ gọi con làm con vượt đèn đỏ, cả cái giàn đèn nó lóa lên vàng chóe là con biết ngay "dính" rồi.
Anh con rể phe phẩy cái phong bì lớn rút ra 1 tờ giấy tấm ticket vô cùng hiện đại, giàn camera chụp vô cùng rõ ràng không chối cãi vào đâu được hết. Chị Ba thấy cả thảy và 4 tấm hình được in trong tờ ticket, 1 tấm hình chụp bảng số xe phía trước, 1 tấm chụp nguyên chiếc xe đang ở giữa ngã tư và đèn đang đỏ, 1 tấm chụp rõ khuôn mặt người lái xe (vô phước cho bữa nớ cho ông nào chở đào đi chơi, bà nào chở kép thì chỉ có nước mà độn thổ) và một tấm chụp bảng số xe phía sau xe và cái giá phải trả là 320 đô. Anh con rể của chị Ba vốn là đệ tử của thiếu lâm tự cười cười nói với chị Ba:
-Mẹ à, mai mốt họ còn chế thêm một cái loa vĩ đại ở bên cạnh dàn camera này, mỗi khi nó sắp sửa chụp ai thì nó sẽ la lên "Money" giống như mấy bác chụp hình biểu mình nói "chese" đó mẹ.
Chị Ba đứt ruột ngồi nhẫm tính tới số tiền mà cả nhà chị "đóng góp tích cực" cho cảnh sát bấy lâu nay. Nếu dồn lại chắc đủ tiền đi về Việt Nam mở một quán nhậu. Rồi chị mơ màng nghĩ tới ngày khai trương quá "Đặc sản Hoa Kỳ". Chắc quý vị ai cũng đồng ý với chị Ba, ticket là món ăn thuần túy của mọi người sống trên đất Mỹ.

Kim NC

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,280,970
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Bài viết mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Sau đây là bài mới của bà trong mùa Lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Bài mới viết của ông là tự truyện hiếm có: trực chiến với Pit Bull, loại chó chiến trận lợi hại nhất. Chúc tác giả mau hồi phục công lực.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada. Với bài viết “Đi Tìm Xác Ba”, bà đã nhận giải Hồi Ức 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân. Bài Viết về nước Mỹ gần đây của Susan Nguyễn là “Thăm Cali, Nhớ Vườn Xưa, Nhớ Mẹ”. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một tai nạn của tác giả. Kính chúc bà mau hồi phục.
Nhạc sĩ Cung Tiến