Hôm nay,  

Tôi Tới Mỹ

15/08/200400:00:00(Xem: 280224)
Người viết: VÀNH KHUYÊN
Bài số 606-1144-vb5120804

Tác giả tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm; Sinh năm 1965 tại Sài gòn; Hiện là nhân viên xã hội tại Salem Oregon. Những bài Viết Về Nước Mỹ của cô thường ngắn gọn, viết giống như nói. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
*
Gia đình tôi qua Mỹ từ tháng 1/90 theo diện HO1. Tôi là con áp út trong nhà. Tôi mong chờ ngày ra đi vô cùng để tự lập bản thân. Vậy mà khi đến Mỹ, tôi đâu có ngờ một sự thật không như mong đợi đang chờ mình. Tôi như vừa được sinh ra lại ở một mảnh đất mới, không tiếng nói, không bạn bè, không kỷ niệm, tôi đã bỏ lại sau lưng hết để bắt đầu.
Do vậy mà đời sống tại Mỹ của tôi ban đầu chỉ toàn là một màu đen, chẳng có gì sáng sủạ Nghề nghiệp chẳng có, người yêu thì không, học thì không biết đến bao giờ xong vì khó quá. Thử thách của cuộc đời lúc đó như sóng vỗ liên tục, tôi chưa đỡ kịp con sóng này thì con sóng khác đã trờ tớị
Biết biển chẳng bao giờ lặng tôi đành đổi thái độ với đời của mình, từ bi quan thành chấp nhận chứ biết làm sao...
Tôi ít nói từ bé. Hễ ai mà chọc tôi, tôi giả câm giả điếc không nghẹ. Chọc dữ lắm, tôi bỏ đi như chuyện không phải của mình. Chọc mà tôi chịu không nổi nữa, tôi nhảy bổ vào người đó hoặc đánh, hoặc ngắt rồi chạy thật lẹ. Dĩ nhiên là phương cách đó đâu có dùng với bố mẹ và anh chị tôi được.
Vì hay bị bệnh từ nhỏ, tôi rất là ghét uống thuốc, lúc nào cần tôi mới uống, cứ mà bắt uống hết theo toa bác sĩ thì cứ những viên mẹ tôi đưa khi tôi đã khoẻ ra chút tôi vứt vào góc giường. Mẹ tôi một lần dọn giường lôi ra quá chừng là thuốc. Mẹ tôi hỏi hết anh chị em trong nhà nhưng không có hỏi tôị Mẹ tôi vẫn nghĩ tôi ngoan lắm. Ha ha mà tôi có hư gì đâu, mọi người đều bảo không phải, còn lại một dưá duy nhất, mẹ tôi kêu tôi lại và bảo rằng "Này con, đã hay bịnh, thuốc tao đưa là tiền là bạc vào người mày, đỡ khổ tao, khổ bố mày lúc về già, đừng có mà phí phạm, mày không nói mà làm còn tệ hơn đó con ạ"...
Tôi ra chiều suy nghĩ "vậy là saỏ".
Lần sau, mẹ có đưa thêm thuốc mà tôi thấy không cần uống, tôi nói thẳng với mẹ "con khỏe rồi, mẹ không cần dưa thêm. " Mẹ tôi trừng mắt "Mày khỏe cái ba vạn, uống mau". Tôi nữa đùa nữa thật "Này nhé, không nói cụ bảo thâm, nói thì cụ mắng, con biết làm sao!" Cũng may, tôi chỉ bị bịnh lai rai, tôi chẳng bịnh nặng thêm, mẹ tôi lo cho 8 người con cũng chẳng có thời gian nhiều để mắng một mình tôị. Tôi cứ giữ sức khoẻ đừng để cụ nhức đầu là được.
Do vậy mà tới Mỹ, để có thể tự lập, tôi phải vừa đi làm vừa đi học, mệt không thể tả. Vừa ở chỗ làm ra, tôi vào cafeteria của trường, tôi cột cái giỏ xách vào chân rồi ngủ như chết. Trời Phật độ sao mà cứ đúng đến giờ vào lớp là tôi dậy. Năm đó, người thương của tôi ở quê nhà đi lấy vợ. Sách vở trước mặt nặng nề như cùm. Tôi vào nói với mấy ông thầy cho dời bài thi cuối khóa vì tôi phải đối phó với chuyện lỡ dở của mình, như trước đây thì tôi lặng im chỉ chấp nhận điểm kém.
Tôi bị một lớp C- và2 lớp B+. Kết quả khóa đó đã kéo điểm trung bình bốn năm của tôi xuống nhiều lắm, nhưng vậy thì đã sao, cuộc đời mà, tôi tự hiểu mình phải mạnh lên để mà sống, để mà đi tiếp, dù quanh mình xa lạ vẫn hoàn xa lạ.
Ban đầu tôi chỉ tính học có hai năm rồi ra đi làm dể còn kiếm tiền trở về quê nhà theo lời hứa với người yêu tôi về trước 3 năm. Tôi học đúng 2 năm thì ra trường. Tôi đã bỏ qua tất cả các lớp English ban đầu giúp tôi nói và phát âm tiếng Anh chuẩn hơn. Tôi xong 2 năm là hoàn toàn nhờ vào cần cù và may mắn hơn là hiểu biết trong trí. Tôi vẫn còn nhớ lúc tôi làm test cuối của lớp Reading 10, lớp dạy sinh viên đọc sách và nắm nội dung sách nhanh hơn, khi làm kiểm tra, tôi không hề hiểu người ta muốn hỏi gì, test là multiple choices tôi cứ đánh câu đúng bằng cách đánh câu A, rồi câu kế đánh câu B, câu kế đánh câu C. Tôi chỉ cần qua cái lớp bắt buộc này để được ghi danh chính thức cho những lớp lấy điểm sắp tới. Tôi không quan tâm lắm dến kết quả. Vậy mà ngày cuối của lớp bà giáo gọi tên tôi và đưa giấy khen vì tôi là người có diểm thi cao đứng thứ ba của lớp nàỵ Tôi như bị sét đánh, đứng ngẩn ngơ giữa lớp, nửa muốn nói với bà giáo không tôi không xứng dáng, nửa như muốn độn thổ, cũng may mà hôm ấy lớp học tan sớm hơn mọi ngày vì là ngày cuốị Khi tôi nói tôi nhờ vào may mắn để ra trường hai năm vì tôi được các thầy cô giáo nâng đỡ rất nhiềụ Họ cho thời gian tôi làm kiểm tra lâu hơn sinh viên bản xứ vì lý do English không phải là tiếng mẹ đẻ. Thật ra một phần tôi đã cần nhiều thời gian hơn để đoán các câu trả lời đúng vì tôi có đọc sách cũng chỉ hiểu 60% là hết sức.
Tôi học như để qua, lúc ra trường hai năm, tôi cầm cái bằng mà trong đầu một chữ tôi cũng không biết mình có hay không, hay đúng ra là tôi bị choáng ngợp khi phải ra thở với bầu không khí đời thường, khác với lúc trước, suốt hai năm tôi bị chìm trong bài vở và việc làm, chỉ biết nhắm mắt và làm cho xong, bây giờ mở mắt ra như là đang sống ở một thế kỷ khác vậy...
Tôi bắt đầu đi kiếm việc, từ công việc của một người quản thủ thư viện đến công việc của một người học làm pizza ban đêm, hay là cashier của một supermarket, tất cả là 15 chỗ nhưng vẫn không có chỗ nào nhận tôi. Họ nói tôi nói họ không hiểu, luc' đó thì tôi nghĩ đời thật là không công bằng, tại sao họ nói tôi lắng nghe và cố gắng hiểu mà họ thì không.
Năm ấy ba tôi bị bịnh nặng phải cắt bỏ 1/2 bao tử vì bị nghi cancer, ba tôi lâm vào tư tưởng tuyệt vọng rất nặng. Ba tôi từ nhà thương về xa lánh tất cả mọi người trong nhà. Ba tôi có biết đâu tư tưởng đó đè ba tôi một thì đè lên mẹ tôi và cả nhà gấp đôi.
Không kiếm ra việc, tôi đành xin trở lại trường học tiếp. Hai năm tiếp theo tôi lên một trường đại học xa nhà một tiếng lái xe. Lúc đó tôi từ chối học một term vì tình trạng gia đình, các anh chị tôi đều đi học xa, tôi không nỡ bỏ mẹ tôi trong cảnh đơn chiếc với ba tôi. Tuy nhiên một thời gian sau tôi nhận ra, sự có mặt của tôi chẳng làm gì tốt dẹp hơn cho cha me. Tôi vốn nhạy cảm và rất tự ti, tôi bỏ lên thành phố lớn sống đi học tiếp không nói cha mẹ một lời nào vì những lý do rất riêng tư, chỉ tự tôi hiểu và tự tôi biết.
Từ nhỏ sống với cha mẹ, giờ lên thành phố lớn, dù sống với cô em gái duy nhất, tôi vẫn có cảm giác như mình mồ côi, một cảm giác vô cùng lạc lõng, chơ vơ, có lẽ cô đơn thì đúng hơn, tôi như một cái ly thủy tinh, biết mình không sớm thì muộn sẽ vỡ ra, vỡ sao đây, thôi thì liều, tôi đâu có còn biết làm gì khác ngoài sự chấp nhận...


Tôi vào trường lớn học mang theo tất cả nghị lực còn xót lại trong bản thân mình. Tôi không thây bài vở là chiến trường chính, mà cô đơn mới là chiến trường chính của tôi. Tôi đi vào trường như là một chiếc bóng. Sáng nào cũng xách một giỏ sách và một giỏ cơm ở lại ăn trưa một mình. Tôi không hề có tới một người bạn.
Thành phố lớn như là một hành tinh nào dó tôi cố tình lạc vào. Ở thành phố tôi sống trước đây, dù không quen, đi ngang qua, họ cũng cười với tôi thân thiện, còn trên này, tôi có cười trước với ai chăng nữa, nụ cười cũng lạc lõng, theo gió bay mất. Tối về nhà, tôi kiếm những người bạn cũ qua phone để tâm sự, họ không có thời gian lắng nghe tôi. Tôi thấy cần một tình bạn dễ sợ, ít nhất là cũng đồng cảm được như những tình bạn tôi đã từng có. Nhưng không cả một năm trời tôi vẫn là một cái bóng, ra lớp, vào lớp rồi về nhà chuẩn bị bài vở, mai lại vào lớp. Tôi nghĩ nếu đời tiếp diễn như vầy, chưa chắc gì tôi học xong 2 năn còn lại, vì tương lai không thấy, tôi không có tiếp xúc với ai, thì sắp tới đây có ra trường chăng nữa cũng chỉ nhận những thư từ chối làm việc mà thôi.
Đang tuyệt vọng tôi nhận được giấy gọi phỏng vấn làm nhân viên xã hội tại thành phố lân cận. Tôi đến sở lao động thi test này lâu rồi đến nay mới được kêu. Tôi trông chờ caí job này như là một vị cứu tinh. Tôi vẫn mong cái gì đó xảy ra trong cuộc đời làm tôi phấn chấn và thay đổi được cảnh tuyệt vọng tôi đang chịu. Có dễ như vậy không hay chỉ là những khó khăn mới, thử thách mới đang chờ dợi"
Tôi mừng lắm khi được nhận vào làm việc tại sở xã hội của thành phố Beaverton, cách nơi tôi đang đi học mười lăm cây số. Chỉ có 3 người phỏng vấn, người ta kêu “the best candidate” nhưng người này vì lý do cá nhân gì đó không nhận việc. Họ kêu tôi là người kế.
Năm dó tôi mới định cư dược 3 năm rưỡi, vốn liếng trong trường còn chưa có, nói gì đến xã hội Mỹ và hệ thống làm việc của cơ quan xã hội Hoa Kỳ. Một điều thật buồn cười, tôi mong người ta kêu tôi dễ sợ, mà đến lúc bà Boss gọi tôi nhận việc, tôi xin phép bà cho tôi hỏi là tại sao bà lại nhận tôi ( tự ti dễ sơ....). Tôi nghe rõ tiếng bà cười lớn ở đầu dây bên kia, bà chọc tôi, "You seemed more honest than the 3rd one".
Tôi hỏi mà không quan tâm đến câu trả lời lắm, tôi như với được cái phao giữa biển, dù biết trước con đường sắp đến chẳng thênh thang rộng rãi gì, nhưng đôi chân tôi háo hức. Ở lưá tuổi 26 có được một công việc, một chỗ đứng, có phải là thành công không" Không. Bây giờ thì tôi hiểu, đó không phải là chỗ đứng, đó là trường đời, một môi trường nghiêm khắc. Tôi đã trăn trở, đau đớn trong quá trình trưởng thành.
Lột bỏ cái xác của một cô tiểu thư, sống với những ảo ảnh của cuộc đời, tôi dã hoà nhập vào cuộc sống của tầng lớp tận cùng của xã hội Mỹ, giao tiếp, trợ giúp, ngay cả xô xát tinh thần, lý trí và bị họ miệt thị để đứng vững như là một con người có lòng nhân ái, có lập trường, có ý chí và nghị lực đấu tranh cho lẽ phải và cái đúng trong mọi trường hợp. Tôi đã rất tự hào về sự mạnh mẽ đó của mình, nhưng đời đã cho tôi thêm bài học kế tiếp: cái gì quá cứng và quá mạnh sẽ dễ gãy, dễ vỡ. Sống trên đời, đôi khi cái đúng không còn đúng khi sử dụng không đúng chỗ.
Từ ngày là nhân viên của sở xã hội, tôi nghe được nhiều tiếng lóng và tiếng chửi thề tiếng Anh. Cứ ở trong trường tôi làm sao mà biết. Vốn ngôn ngữ này đã giúp tôi coi phim dễ hiểu hơn, vì trước đây thật sự tôi không biết. Một điều thật thú vị tôi nghiệm ra bản chất của sự kỳ thị ở Mỹ, đó không là vì màu da, không vì màu tóc, cũng không vì chất giọng không phải người bản xứ, đó không là gì hết... Bạn là ai, chẳng ăn thua gì với họ, nhưng bạn sẽ là thằng ngoại quốc đi tranh giành miếng cơm và manh áo của người bản xứ dù trong thực tế bạn giỏi, bạn cần cù, bạn chịu cực khổ gấp ba bốn lần nó để có những thứ bạn đang có.
Tôi là “maam” khi nói chuyện với khách hàng nếu tôi chấp thuận hồ sơ của họ, còn tôi là đủ thứ xấu xa trên đời họ có thể gán cho tôi, thậm chí có người còn hét lớn vào phone "Go back to your country" khi đơn của họ bị từ chối. Tôi không buồn khi nghe những người khách của tôi nói vậy. Tôi hiểu chỉ vì miếng cơm manh aó hằng ngàỵ. Nhưng còn những người làm việc chung, vì bộ mặt riêng, vì chính trị, họ sẳn sàng kỳ thị tôi để thăng tiến là điều tôi không chịu nổi. Họ có học là tầng lớp hiểu biết, cố tình hiểu sai để có lợi cho ho. Tôi đã đứng riêng một mình trong trận chiến này qua một lần... Tôi học được cái gì... tài năng và sự khôn khéo, không có hai điều đó, tôi nên cúi đầu làm công cho người ta hơn là đâm đầu vô một tảng đá cứng biết sẽ bể đầu mà ráng thử làm chi.
Cuộc đời nhiều khi tôi nghĩ đã sắp sẳn cho mỗi con người một vị trí. Có lẽ hồi nhỏ tôi lười biếng, ít chịu trau dồi nên vào đời chật vật, bị ném vô những chỗ hơi xô xát chút để từ đó mà mở mắt ra, mà trưởng thành mà chọi kiên cường với thử thách.
Từ những ngày được tiếp cận nhiều hơn với đời sống người Việt tại khắp các tiểu bang ở Mỹ, tôi rất tự hào khi được nghe, được thấy thành công của mỗi anh chị em người Việt qua các phương tiện truyền thông đại chúng, dù chẳng phải là của tôi mà sao tôi vẫn thấy tự hào vô cùng. Tôi không hề thấy buồn vì mình không bằng họ và vì sao mình lại đứng tại cái sở xã hội này những hơn mười năm, không hề thăng tiến.
Mỗi người được trang bị một đôi chân, một kiến thức vào đời. Mỗi sáng tôi tìm cho mình một niềm vui trước khi tới sở, niềm vui đó có thể tôi đã mượn một chút của người hàng xóm hôm qua khi vô tình họ cười với tôi lúc ra cửa, một chút của cụ người Mỹ ôm chầm lấy tôi khi tôi giúp cụ thả đồ lên bục cho cashier tính tiền, vì chính tôi muốn tính cho tôi nhanh mà.
Cũng có thể tôi đã mượn một chút của anh, của chị, của bác, của bạn, của bao người tôi chưa từng quen, chưa từng biết, niềm vui khi tôi nhận ra những trăn trở của một con người xa xứ bằng cách này, hay cách khác được khắc phục để hoà mình vào một cuộc sống mới ở nơi không phải là quê hương của mình.
Đời sống tại Mỹ của tôi hiện nay không còn là màu đen. Màu hồng ha" Chưa chắc, nhưng tôi tin, với sức mạnh và nghị lực đang có, tôi không bao giờ để nó trở lại màu đen như những ngày đầu sống tại Mỹ.

Vành Khuyên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,384,021
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến