Hôm nay,  

Nhà Họ Kiến Về Houston Đoàn Tụ

14/08/200400:00:00(Xem: 322416)

1. Bà con “nhà họ Kiến” tại Jr. Leagues’s Ballroom, Houston.
2. Trụ sở Đại Học Kiến Trúc tại Saigon trước 1975 được coi là “từ đường nhà họ Kiến.
3. Một trong những nghi lễ của “Đêm Truyền Thống Kiến Trúc” có từ thời trương còn ở Saigon là “Lễ Rửa Tội cho các sunh viên tốt nghiệp. Hình trên: “Kiến thầy” Trần Phi Hùng đang rửa tội cho sinh viên tốt nghiệp Nguyễn Trần Quốc Vinh”.
4. Sau đêm đoàn tụ, nhà họ Kiến cùng nhau cắm trại trên bờ biển Galveston


Người viết: CHÚC CHÂN
Bài số 598-1136-vb3030804

Tác giả Chúc Chân tên thật Hùng Túy Trước, tuổi Giáp Ngọ, cư trú và làm công việc kỹ sư tại Austin, Texas. Bà đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ đặc biệt và đã được trao tặng cùng lúc hai giải thưởng danh dự năm thứ ba 2004, một cho bài viết Việt ngữ và một cho bài viết Anh ngữ. Bài viết mới của Chúc Chân lần này là một truyện ký đặc biệt nhân cuộc họp mặt thân hữu đại học Kiến Trúc vừa được tổ chức tại Houston. Tác giả ghi ngay đầu bài viết “Câu chuyện không hư cũng không thực. Cho thực thì thực, cho không thực thì không thực.” Và thêm “Xin cám ơn tất cả bà con lớn bé của nhà họ Kiến đã gởi về những hình ảnh và tài liệu cho bài viết ‘cho vui’ nầy.” Bài đăng 2 kỳ.

*

Tên của tôi đúng ra là Trúc Trân. Ngày ba tôi đi ra hội đồng xả Vĩnh Lợi làm khai sanh cho tôi, ông thơ ký nghe giọng nói vốn không uốn lưỡi của ba tôi viết xuống thành Chúc Chân. Thế nên từ đó chết danh tôi luôn (ý tôi muốn nói danh mang tới chết!). Còn họ maiden của tôi cũng bị thay nốt. Khi qua tới Mỹ, cầm tờ giấy I94 trên tay, thấy không phải họ mình tôi tưỡng cầm nhầm. Sở di trú Mỹ thời đó tự động đổi họ phụ nữ tị nạn Việt Nam sang họ chồng không cần giấy phép. Sau nầy họ mới biết “phong tục” Việt Nam không ai đổi họ sau khi lấy chồng. Đúng ra tôi cũng có một thời mang họ Kiến, Kiến Trúc Trân, cái tên nghe cũng khá êm tai.
Thế nầy, cơ sở làm ăn của họ Kiến vốn dính dáng gốc… Tây như bao nhiêu cơ sở của chính phủ thuộc địa vào thời “trăm năm đô hộ giặc Tây”, và kể ra cũng khá phức tạp. Mở đầu là dòng Mỹ Thuật Đông Dương ở Hà Nội, đương nhiên do Chính Phủ “Mẫu Quốc” thành lập (không rõ vào năm nào). Năm 1926 dòng Mỹ Thuật Đông Dương mở một ban nhỏ đặc biệt chuyên khoa về nghệ thuật kiến tạo, tiền kỳ của họ Kiến. Đến 1942 dòng Mỹ Thuật Đông Dương làm ăn khắm khá được nâng lên thành ngạch Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương. Qua năm 1944 ban nghệ thuật kiến tạo được nâng từ ban thành trường và họ Kiến ra đời từ đó. Cũng vào năm 1944 vì chiến tranh họ Kiến dọn vào Đà Lạt lập nghiệp. Nhưng vì làm ăn không khá, họ Kiến năm sau phải đóng cua. Sau đó nhà Họ mỡ cữa lại vào năm 1947.
Năm 1948 thì họ Kiến đổi qua dòng Viện Đại Học Đông Dương với chương trình huấn luyện (curriculum) của dòng Cao Đẳng Mỹ Thuật Paris. Văn bằng do họ Kiến cấp phát lúc đó được Chính phủ “Mẫu Quốc” nhìn nhận.Cuối năm 1948 thì họ Kiến từ ngạch trường được lên “tước” Cao Đẳng, tuy nhiên vẫn phải theo chương trình huấn luyện của Cao Đẳng Mỹ Thuật Paris. Cho tới khi Hiệp Ước Văn Hóa Việt – Pháp ký ngày10-12-1949 và 30-5-1950, thì Viện Đại Học Đông Dương trở thành Viện Đại Học Hà Nội, “Hà Nội Học Hãng”. Năm 1950 họ Kiến dọn cơ sở làm ăm thêm lần nữa vào Sài Gòn, tiếp tục làm chi nhánh cho “Hà Nội Học Hãng”.
Năm 1954 theo Hiệp Định Geneve ký kết, Viện Đại Học Hà Nội trở thành Viện Đại Học Quốc Gia Việt Nam và sau đó là Viện Đại Học Sài Gòn, “Sài Gòn Học Hãng” cho tới 1975. Vào thời Đệ nhất Cộng Hòa, lúc làm ăn ở “Sài Gòn Học Hãng” thì Đại Học Kiến Trúc được thành lập, gia đình Kiến trở thành một “công ty” rất có thớ. Ăn nên làm ra phát khiếp.
Tất cả gốc tích trên đây là do các trưởng lão họ Kiến (trúc) sao lục và kể lại.
Vào thủa họ Kiến còn hàn vi, bà con họ hàng nhà Kiến rất dể dãi ai muốn xin vào mang họ Kiến cũng đều được vui vẻ đón nhận. Đương nhiên mặc dầu mang họ Kiến, bà con nhà Họ vẫn được “toàn quyền” tiếp tục giữ họ tục như Đinh, Lê, Trần, Nguyễn, v..v.. cho tiện việc sổ sách.
Đặc biệt vào năm 1966, khi Đại Học Kiến Trúc phát triển tối đa, hàng trăm kẻ sĩ đã nhập họ Kiến. Thôi thì Kiến nhớn, Kiến bé, Kiến nam, Kiến nữ, lủ khủ cả đàn. Đến năm 1968 vì bà con họ Kiến đã quá đông nên gia đình Kiến bắt đầu giới hạn, không còn cho nhập Họ thả giàn thiên lý nữa. Bây giờ muốn vào Họ thì dám sỉ phu phải qua một cuộc tuyển lựa tranh tài gay cấn không thua gì Sơn Tinh và Thủy Tinh khi xưa tranh nhau giành nàng công chúa Mỵ Nương kiều diễm.
Theo đạo họ, gia đình chúng tôi chia ngôi thứ trên dưới rõ rệt. Từ bốn tuổi họ trở lên và nếu đủ “mention” thì được trải chiếu ngồi mâm trên. Ba tuổi họ đổ xuống thì ngồi mâm dưới là lẻ đương nhiên. Qua sáu tuổi họ mà nếu đủ “mention”, vốn liếng, thì được Họ cho ra riêng. Nếu sáu năm mà chưa đủ “mention” thì ráng ngồi tại chỗ luyện công. Thế nên trong họ chúng tôi có nhiều nhân tài tuy đã trên sáu tuổi họ, nhưng vẫn còn nhẩn nhơ làm lão làng. Đôi khi mâm trên mâm dưới quí ngài thư thả ngồi sơi ráo. Cũng theo luật đạo họ tôi, anh chị em thuộc mâm trên được làm patron (master). Dân mới vào Họ thì phải chịu theo làm nerge (slave). Patron-nerge giúp nhau kéo cày ráng lượm cho đủ “mention”. Khỏi nói tình thân chúa - tôi, patron-nerge, của chúng tôi thật thắm thiết, làm ăn cộng tác thề sinh tử: “ Sống có nhau, chết kệ mi”. Vì thế nên anh chị em họ Kiến chúng tôi tình thân rất thắm thiết.
Mỗi năm cứ gần tết là ngày giỗ Họ nhà tôi. Ngày giỗ họ Kiến cũng chẳng vào một ngày nhất định nào. Khi gió bấc thổi hui hui nghe chạnh lòng bà con họ Kiến bèn làm giỗ. Ngày giỗ Họ của chúng tôi bầy đình bầy đám to hết cỡ nói. Chúng tôi gọi ngày giỗ Họ là Đêm Truyền Thống (nghe cứ như Đêm Truyền Hịt). Trước ngày nầy anh em bà con chú bác chúng tôi, Kiến đen, Kiến lửa, Kiến kim ôi thôi đủ cả, lo quét dọn trưng bày từ đường rối rít.
Đêm giỗ mở đầu bằng lễ tế gia tiên vô cùng ngoạn mục nhưng không kém phần long trọng. Như có năm đó tôi còn nhớ. Chúng tôi đang xây thêm căn lầu mới. Lúc đó nhà thầu đang treo cái cần vọt với ròng rọc kéo tay cho phu mang xi măng, gạch cát lên xuống từ tầng lầu ba. Đám anh em nhà họ Kiến chúng tôi bèn cho một Kiến càng đánh đu theo ròng rọc thả từ trên lầu ba xuống, mang theo quyển gia phả lận lưng.
Sau phần lễ gia tiên là lễ rữa tội cho đám Kiến gộc đủ vốn dọn ra riêng và lễ tưới nước cho đám Kiến kèn mới nhập Họ. Sau màng lễ lộc rình rang, thì đám Kiến chúng tôi mỡ dạ hội tiệc tùng nhảy nhót tưng bừng thâu đêm suốt sáng.
Năm 1975 họ Kiến bị mất tên như “Sài Gòn ơi bây giờ người đã mất tên...” Họ Kiến biến thành họ Xây thuộc Bộ Xây Dựng Hà Nội. Họ Kiến tan hàng từ đó.
Tôi kể hơi dài dòng văn tự về họ nhà Kiến từ ngày sơ khai, nhưng có thế mới kể được phần dòng họ Kiến lưu vong được. Vâng, lưu vong, họ Kiến nhà tôi cũng nổi trôi điên đảo sau Ba Mưoi Tháng Tư Năm Bảy Lăm.
Sau 75, nhờ có chút dòng võ biền với kỹ thuật làm gốc, nên họ Kiến nhà tôi không bị đánh tư bản mại sản. Dù vậy, thôi thì Kiến thầy hay Kiến thợ, Kiến chủ hay Kiến tôi, Kiến chúa hay Kiến mọi, ai giữ hồn nấy. Một số Kiến nhanh chân, lẹ hồn, chạy năm bảy lăm. Một số Kiến khác đi vượt biên, may thì chui tọt ngay lần đầu nếu kém may hơn thì sau dăm lần cũng thoát. Phần lớn đám Kiến ngồi ổ tại chỗ. Một số Kiến “theo nghiệp đao binh” vì luật đôn quân khi xưa phải chịu trải qua những ngày cay đắng quả mướp cải tạo. Khi diện HO cho đi Mỹ, thì đám Kiến Binh tà tà lên máy bay phản lực đi ra, khỏi phải đi chui, đi rúc gì ráo.
Đương nhiên họ Kiến nhà tôi bây giờ sống trên bốn Châu Á, Âu, Mỹ, Úc. Có lẽ đi săn thú Sarafi ở Phi Châu không hạp với người mình, nên không ai tới đó định cư cả. Họ Kiến lưu vong hải ngọai gần đây có lập một gia phả mới, đứng đầu với trưởng lão thâm niên nhất, Kiến trọng Cương, họ 29, tục họ Đào, hiện còn “đương thế” ngoài chín mươi ở Canada.
Tôi một Kiến vượt biên được định cư ở Mỹ, bỏ họ Kiến từ đó và được Sở Di Trú Mỹ “ban” cho họ Trần. Lúc đầu tôi còn liên lạc manh mối dăm ba Kiến ở Mỹ, nhưng sau đó mất liên lạc họ Kiến luôn. Rồi hai mươi năm sau.... “Tình cờ đất khách gặp nhau,” dòng thơ của Phan Khôi đã nói lên ngắn gọn duyên tái ngộ của tôi và họ Kiến.
Số là thế nầy, ông xã tôi năm đó đăng tên giữa đàng theo khóa tu hè do Làng Mai tổ chức ở Santa Babarra, mong tìm được chút “ánh sáng chân lý” Thiền trong lúc “rút quân”. Khoá tu kéo dài một tuần. Để giữ tâm tịnh, khóa sinh phải giữ im lặng trong lúc nghe giảng huấn, khi đi thiền cũng như khi vào nhà bàn. Suốt tuần lể ông xả tôi dốc lòng “lặng lẻ” tu học. Trong lớp thiền ông xã tôi thường thấy hai chàng xồn xồn chạt tuổi “hoa răm”, hình như họ là bạn, đi cùng nhau từ ngày mới tới. Thỉnh thoảng ông xả tôi “chạm mắt” hai chàng trên đường ra lối vào và trao đỗi vài lời xả giao.
Cho tới hôm trước ngày mãn khóa, tình cờ trong nhà bàn ông xã tôi ngồi ăn cạnh hai chàng. Tình cờ ông xã tôi nghe được tâm tình đôi bạn thủ thỉ. Tuy nghe tiếng được tiếng mất, nhưng khi nào là “kiến”, nào là “trúc”, ông xả tôi không nhịn được sáp vào cuộc đàm thoại với hai chàng. Thì ra hai chàng thuộc họ nhà Kiến chúng tôi. Ông xã tôi bèn nhìn bà con in-law ngay: Kiến Hùng Chương và Kiến Văn Chinh, họ 69.
Ngày chia tay khóa tu học, trong tiếng sóng biển rầm rì ở Santa Babarra, ba chàng anh em họ Kiến bịn rịn trao nhau địa chỉ, email, số điện thoại. Sau đó qua điện thoại và email, Kiến Hùng Chương đã giúp tôi nối lại nhịp cầu họ Kiến và tìm lại được họ Kiến 72 anh em cùng ổ với tôi. Tôi có tên lại trên gia phả nhà họ Kiến từ đó.
Sau hơn hai mươi năm lưu vong dòng họ Kiến nhà tôi đã tổ chức được hai cuộc họp Họ thế giới, lần đầu ở Paris 1989 và lần nhì ở Santa Ana 2000. Khi tôi tìm lại được họ Kiến thì được biết cuộc họp họ Kiến kỳ ba tổ chức năm 2004 ở Houston, gần nhà tôi.
“ Ông xã ơi cái thiệp mời họ Kiến Reunion anh thấy bỏ đâu không"”
Cái thiệp mời thật đẹp và trang nhả. Tên Kiến Trúc Trân của tôi được nắn nót điền vào chổ trống bằng ngọn bút sắt calligraphy với lối viết “triện”sắc sảo. Chương trình họp Họ được in trên lớp giấy mỏng lồng ngoài thiệp mời với sợi giây nơ thắt hờ. Tuy không ướp mùi dầu thơm như các thiệp cưới bây giờ, thế nhưng bức thiệp mời họp họ Kiến hình như có phảng phất hương ngọc lan trong sân nhà họ Kiến ở Sài Gòn khi xưa. Cây ngọc lan cỗ thụ ngày ấy cao khỏi tầng lầu hai ngôi nhà mới cất.
Theo lịch trình, họ Kiến họp mặt kỳ nầy kéo từ tối thứ sáu cho đến hết ngày chủ nhật. Đêm thứ sáu chánh giỗ, Đêm Truyền Thống, được tổ chức tại Jr League Ball Room với dạ tiệc và hàn huyên. Sau đó cả họ sẽ kéo qua Mini Club thưởng thức văn nghệ, “Hát Cho Nhau Nghe”. Thứ bảy họ Kiến đi picnic ngoài bãi biển ở đảo Galveston do ban tổ chức ở Houston tiếp đãi. Ngày chủ nhật dành cho các Kiến ở xa tới du ngoạn thành phố Houston.
“Ý chết, ông xã ơi, hôm nay hết hạn mà em quên gởi thơ hồi báo hai đứa mình sẽ tham dự họp họ Kiến!”
“Còn hai tuần mới tới ngày họp, khéo lo"”


Tuần lể sau - “Gởi cu Tí qua nhà chị hai. Thứ sáu tụi mình làm tới trưa giờ lunch cuốn gói sở lái xe lên Houston còn sớm chán”, “mà bà xã đã book hotel đã nào"” ông xã tôi hỏi.
“ Chưa ông xã ơi, khách sạn hôm nọ anh Phố nói họ Kiến nhà mình ở, em check on line không được. Gọi thì cô receptionist nói đầy rồi, còn hỏi em phải gia đình họ Lin đám cưới cuối tuần nầy không. Em nói không. Cổ nói sorry hết phòng rồi.”
“Thì bà xã check thử mấy khách sạn gần đó, mình ở một đêm thứ sáu thôi, thứ bảy phải vọt về để chủ nhật còn ăn sinh nhật bà già (mẹ) ở Austin.”
“OK, có cái khách sạn nầy gần đó để em book cho xong.”
Thứ sáu - “ Bà xã ơi đừng quên cái bản đồ Houston nghe!”
“Có rồi, em còn in luôn bản đồ chỉ dẩn anh Phách gởi email. Tiến đen kỷ ghê còn nhắc mình lấy theo bạc cắt bỏ toll way.”
Khăn gói, vợ chồng Chúc tôi thẳng tiến Houston.
“Từ highway 290 khi gặp highway 8 nhớ bắc qua nghe. Đi south một đổi thì exit ở Weighart, chạy dọc đường viền xa lộ sẽ thấy khách sạn nằm bên tay mặt”.
“Bà xã khỏi lo, mình không lạc đâu!”
“Tiền toll sao năm nay sao lên giá quá vậy, mới năm ngoái có đồng bạc mà bửa nay một đồng bảy lăm. Rip off!”
“Ủa, sao “HW 59 next exit”" Nếu mình tới 59 thì qua khỏi xa rồi ông xã ơi.”
“Đùng lo, trã thêm một đồng bảy lăm khác mình quay về có sao đâu"”
Sau cùng thì chúng tôi check in khách sạn.
“I don’t see your name Ma'am. Do you have a reservation number"”
“Hm!”
“Nevermind, I have a room for you here anyway.”
Tiền phòng rẻ hơn lúc Chúc tôi book. Sau khi lấy chìa khóa lên phòng, “Ông xã ơi, chắc mình ‘check in’ lộn khách sạn rồi, để em gọi số phone coi phải không”
“Hello”, “Yes you have a reservation here.”...”No problem. I will cancell it. Thank you.”
“Ông xã ơi, lộn thiệt. Nhưng khách sạn nầy mới hơn, phòng lại sạch sẽ rộng rãi, rẻ hơn năm đồng đủ trả tiền toll way.”
Từ khách sạn chúng tôi trực chỉ Jr League Ball Room, theo bản đồ chỉ dẫn đến đúng nơi.
Jr League Ball Room là một ball room sang trọng trang hoang theo kiểu Victoria nằm biệt lập trong một ngôi biệt thự với drive way vòng quanh lối cửa chánh và một parking garage nhiều tầng nằm phía trong thông qua cánh cửa hông. Khi tới nơi Chúc tôi rất ngạc nhiên vì mặc dầu chúng tôi tới sớm cả giờ, mà bà con họ nhà Kiến đã đến khá đông. Câu thành ngữ gốc Mỹ, ”Không ăn đậu không phải Mễ, không đi trể không phải Việt Nam,” không đúng chút nào. Chúng tôi tới bàn reception ghi tên và nhận sticker đề tên dán lên ngực. Kiến đông cả đàn, cộng thêm “đức bề trên” (other significant), không mang tên khó biết nhau. Sau đó chúng tôi ra hiên tìm bà con.
Lâu ngày không gặp, anh em Kiến nhà chúng tôi tay bắt mặt mừng huyên thuyên. Chụp hình nhau đèn nháy lia lịa. Trước khi vào chổ ngồi, ban tổ chức kêu gọi Kiến thầy, Kiến Thợ và tất cả dòng họ Kiến đứng lại cùng nhau để chụp một bức hình gia đình trước sân. Kiến bò lủ nhủ, trong nhà, ngoài hiên, trên sân cỏ. Réo mãi không hết. Thôi thì Kiến nào không vô hàng mặc kệ. Đàng nào sắp cũng không vô hết khung ảnh. “Chụp nghe!”, Chụp nghe!” Trước mặt đám Kiến chúng tôi có khoảng mấy chục chiếc digital camera bắm đèn nháy lia chia. “Mình phải chụp hình ngược lại mấy bác phó nhòm. Chưa bao giờ mình thấy số thợ chụp hình đông như vậy!” có Kiến đề nghị.
“Xin tất cả anh chị em vô chổ ngồi dùm.” Hò hét mãi mới kéo đươc hơn hai trăm Kiến gồm nam, phụ, lão (không có mấy ấu trĩ ) ngồi yên chổ. Bên trong đại sảnh có hơn hai mươi bàn ăn với khăn trắng trải bàn và nghế bọc sang trọng. Trên bục gổ trang trí với bối cảnh cột đá Hy Lạp, La Mã vốn là nghề của họ Kiến nhà tôi.
Kiến như ngọc Phách, họ 64, đứng khai mạc và giới thiệu Kiến văn Trân, họ 60, người điều khiển chương trình (MC). Sau vài dòng giới thiệu thì mâm cổ bắt đầu dọn ra. Thực đơn sea food kiểu Mỹ. “Ông xã ơi, không biết ban tổ chức có quen biết chổ nầy được discount hay không, chớ tiền mình đóng làm sao đủ. Đồ ăn ngon vậy, chổ sang vậy.”
Kiến văn Trân mỡ đầu chương trình giới thiệu các Kiến thầy từ hồi khai quốc họ Kiến ở Sài gòn đã quá vãng hay còn “tại thế”. Đêm đó không kể các Kiến đến từ các tiếu bang khác trên đất Mỹ, họ Kiến đến từ khắp nơi Canada, Đức, Pháp và xa nhất là Việt Nam. Từ Việt Nam tới tham dự, dẫn đầu là Kiến thầy Kiến văn Hậu, họ 56. Từ Canada, dẫn đầu là Kiến lão Kiến văn Bảnh, họ 61. Từ Đức Kiến thầy Kiến phong Lưu, họ 61. Từ Pháp dẫn đầu là Kiến chúa (queen) Kiến thị Việt, họ 65.
Khi MC giới thiệu đến Kiến thầy Kiến văn Chuân, họ 53, Chúc tôi nhớ lại ba mươi năm xưa. Khi còn ở ngôi tổ đường 196 Pasture, Sài Gòn, trong một lần đi hạch miệng, nhìn vệt râu mép một nữa bên trắng và một nữa bên đen của Kiến thầy, Chúc tôi phải ráng cắn răng ngậm cười kẻo bị cho là vô lể.
Sau đó MC gọi từng họ Kiến lên trình làng. Khi gọi đến họ Kiến 65,66, chao ôi đâu mà đông thế. Đám Kiến họ những năm 70s chỉ lưa thưa vài đầu.
Họ Kiến chúng tôi kết thúc buối dạ tiệc bằng cuộc quyên góp tại chỗ và thu được một số tiền để gởi về Kiến thầy Kiến quang Nhạc, một trong những vị khai quốc công thần của họ Kiến trên đất Sài Gòn. Dòng Kiến lưu vong nhờ Kiến văn Hậu mang về Việt Nam tặng vị Kiến lão thành một số tiền tuy không là bao nhiêu, nhưng mang theo một tấm lòng của đám Kiến thợ gởi về người thầy củ.
“Ông xã ơi, khói thuốc quá chừng!”
Mini Club nằm trong khu thương mại Việt Nam trên đường Bellair. Mấy chục năm từ hồi qua Mỹ đến giờ Chúc tôi có hề đi club bao giờ đâu" Cái máy metal dectector gắn ngay cữa vào làm Chúc tôi chùng bước. Vừa bước vào gian phòng âm u với đèn mù mờ đầy khói thuốc, thì cơn suyển dị ứng của Chúc tôi nổi lên ngay. Quả là không hạp, không hạp! Ban nhạc chơi ầm ỉ. Quờ quạng trong ánh đèn mờ, chúng tôi và Kiến văn Hùng, họ 72 nhà tôi, ráng mở mắt đi tìm “trẻ lạc” họ 72 là Kiến quang Đạt và Kiến phước Luyến. “Tìm nhau như thiên cổ tìm nghìn thu” - Phạm Duy. Rồi thiên cổ cũng tìm lại được. Chúng tôi ngồi sát nhau, rán vương gân cổ, lấn át dòng nhạc “cao âm” cở vài trăm watt, gào vào mặt nhau vài dòng tâm sự,
Phải công nhận các Kiến càng và các quí phu nhân hát “cho nhau nghe” với những giọng ca rất truyền cãm, những giọng ca “vượt thời gian”. Other signifiant cũa Kiến đình Tuyên, họ 63, góp mặt với một giọng ca và lối trình diễn vô cùng điêu luyện. Chúc tôi cũng muốn nhắc là Kiến đình Tuyên đã tung ra những chiếc áo dài kiểu mới trên những show trình diễn áo dài thời trang rất ngoạn mục ở Paris, và anh đã mỡ đầu cuộc “cách mạng” áo dài lần thứ hai thập niên 90s, sau cuộc “cách mạng” lần đầu với chiếc áo dài mini tay reglant (") cũa những năm cuối 60s, đầu 70s.
Màng cắt bánh cũng không kém phần hào hứng, chẳng thua gì cô dâu chú rể cắt bánh đám cưới. Chiếc bánh trang hoàng rất khéo. Trên lớp bơ dầy làm phong, vẽ profile của Chùa Một Cột Đình Bảng và “logo” họp mặt họ Kiến 2004.
“Bà xã ơi, giờ nầy hai giờ sáng mình còn ở đây, họ Kiến biểu chín giờ ra tiệm Viet Tofu ngang siêu thị Hồng Kồng lấy chỉ dẫn đi biển làm sao mình thức nổi"”
“Thì chừng nào mình dậy được thì đi”
Chúng tôi tới điểm hẹn khoảng 10 giờ sáng. Parking vắng hoe.
“Thôi mình lái đại ra Galveston tìm.”
“Ý đâu được, như tìm kim, đảo Galveston có bờ biển dài mấy chục dặm mình biết đâu mà tìm.”
“Cái thiệp mời có số phone trong ban tổ chức, để em gọi may ra.”
“Hello, dạ em là Kiến Trúc Trân họ 72”, “ Dạ em thật may quá gọi được cell phone cùa anh. Em đang ở trước Viet Tofu”..., “Dạ, em tưởng giờ dây thung”,... “...quẹo phải... dạ xong quẹo trái... dạ khoảng năm mile.. dạ quẹo trái ở park số..... Cám ơm anh nhiều.”
Xe chúng tôi quẹo trái vào một bải biển công cộng, nhưng ngõ xe vào còn đóng. Đám xe đậu ngổng ngang dọc lề đường gần đó. “A tới rồi,” Chúc tôi reo vui như trẻ nít. Mỡ vội cữa xe Chúc tôi hăm hở tiến bước.
“ Bà xã ơi sao hăng vậy hả"”
“ Ông xã ơi có thấy gì ở đàng kia không"”
“ Thì đám bà con họ Kiến nhà em chớ ai"”
“Vâng, em biết rồi khổ quá nói mãi. Em muốn nói là cái nhà xi măng gạch trước mặt mình đó”
“Nhà xi măng gạch"”
“Ừ, cái rest room đó.”
“Chào các chị.”
“Chào cô. Cô muốn qua đó hả"”
”Dạ em muốn đi rest room.”
“Khóa cữa rồi. Hôm qua dông bão, nên park đóng cửa hôm nay”
Nhìn khuôn mặt lo âu của Chúc tôi, một chị trấn an, “Không sao đừng lo”, chỉ về phía đồi cát bên trên, “Trên đó đó, cô lên đi, thiên nhiên.”
Trên đồi cát sau đám dây bìm bìm bò xanh um, bên một chiếc dù lớn được mỡ chăng ra, có ba chị đứng vịn một chiếc chiếu, bao chung quanh.
“ Cô đi không, sẳn chị vịn chiếu"”
“Cám ơn chị.”
A, khỏe quá!
“Ê! ê! cấm chụp hình! Bác phó nhòm đó không được đúng gần,” một chị la.
Trời Galveston hôm nay âm u, những đám mây đen còn vương vấn sau cơn dông hôm trước. May mà không mưa thế cũng tốt khỏi bị nắng đốt da. Trên bãi cát xám, hai chiếc lều được căng lên. Tôm xanh luột mới vớt ra còn nóng hổi. Thịt heo quay. Bánh mì. Chưa kể ba trăm pound craw fish, giống tôm càng nhỏ vỏ đỏ còn đang trong nồi với đủ gia vị Canjun, ban tổ chức muốn giới thiệu với bà con xa một thức ăn thuộc vùng Louisiana.
Họ Kiến tha hồ ăn nói thỏa thích, tụ tập thành nhiều đám đứng ngồi la liệt trên bải cát.
“Ủa ba chàng ngự lâm họ 72 cũa em đâu rồi"”
“Chẳng biết ông xã ơi. Mới lúc nẫy gặp trên parking lot”, “ Thôi mình cứ nhập đại đám Kiến lão làng.”
Chúc tôi nhận ra Kiến quang Trung, họ 66, tục danh Trung gà đang hàn huyên có vẽ hào hứng, “...căn cứ vô đâu mầy nói về kiến trúc Lý Trần...,” Chúc tôi bèn ráp vào đứng nghe. Trong cuộc có Kiến văn Giệp, họ 66, “Tớ cũng đang tìm những tài liệu về những ngôi chùa xây vào thời Lý, thời Trần...” À Chúc tôi nhớ ra, ngày Chúc tôi vô họ Kiến chụi lễ xối nước, thì Kiến văn Giệp nhận lễ rữa tội ra riêng.
“Anh Trung sao ai cũng gọi anh là Trung gà vậy"”
“Cô không biết sao" Hồi đó anh có trại gà ở Phan thanh Giản gần cầu xa lộ Thủ Đức.”
Kiến tường Quý, họ 60, sáp lại theo chúng tôi ngồi bẹp trên bải cát.
“Anh Quý, những bức họa lan cũa anh đẹp quá, trông rất thiền. Anh vẽ tranh thiền mà anh có thiền không"”
“Có chứ, không thiền thì sao vẽ được"”
“... anh dùng acrylic nước, xong anh lau đi cho tới khi được nét anh muốn....”
“Em phải theo anh học nghề.”
“Cô phải tự tìm. Nghệ thuật là tìm tòi. Mình phải đi tìm chính mình mới sáng tạo được đường nét của mình. Anh dạy cô thì cô sẽ vẽ đường nét cũa anh, không phải cũa cô, cô chỉ copy thôi.”
“Tường Quý em cũa Tường Hùng bộ Chúc không Biết sao"” Kiến quang Đạt hỏi Chúc tôi.
“Không.”
“Chúc có biết dòng Tường Tam, Tường Linh, Tường Lân không"”
“ Hm, tên nghe sao quen quen.” “À Tự Lực Văn Đoàn.”
“Đúng đó.”
Kiến thu Tiên, họ 59, trong ban tổ chức ra lịnh rút quân, nhổ lều kéo về nhà anh nếu ai muốn tiếp tục tán dóc. Ăn thì quá no nhưng hàn huyên chưa đã. Phải gần cả giờ để dòng họ Kiến nhà tôi từ giả nhau. Ba bao craw fish hãy còn sống được vác đi. Trên đường ra xe, vài chú tôm đáng tội rơi rớt đang quờ quạng trên bãi cỏ, ráng tìm đường về nguồn.
Họ Kiến hứa hẹn - Kỳ sau mình sẽ họp Họ ở Sài Gòn.

Chúc Chân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,237,236
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2017 và thêm giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại University of California, Riverside và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnamese: An Intro-ductory Reader” do Viện Việt Học và Đại học Riverside xuấn bản năm 2008. Sau đây là bài mới nhất của tác giả.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài mới của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện là cư dân Bắc California.
Nhân mùa Vu Lan báo hiếu, xin mời đọc bài viết của Susan Nguyễn. Bà là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada. Với bài viết “Đi Tìm Xác Ba”, tác giả đã nhận giải Hồi Ức 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân.
Khiếu.Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH.Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.Tham dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015.Đã nhận giải Đặc Biệt năm 2016. Giải Danh Dự VVNM 2017. Sang năm 2018 nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, thường được gọi đùa là giải Á hậu.
Tác giả tên thật Đặng Thống Nhất, là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụtại Brooklyn Park, Minnesota. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến