Hôm nay,  

Tình Người Trên Đất Mỹ

01/08/200400:00:00(Xem: 116041)
Người viết: HOÀNG NGUYỄN
Bài số 595-1133-vb6300704

Tác giả tên thật Nguyễn Thu Hoàng, 52 tuổi, cư trú tại Miduest City, OK, hiện là công nhân clean up của trường Rose State College. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là một tự truyện, để nói lên việc tình người tại Mỹ đã "tạo điều kiện cho gia đình tôi và giúp các con tôi trên con đường học vấn."
*

Tôi không biết đây là lần thứ mấy tôi có ý định viết kể các bạn đọc về những vui buồn, đau khổ và hạnh phúc của tôi nói riêng, cả gia đình nhỏ bé của tôi ở xứ người này, lẫn một đại gia đình tôi ở bên kia bờ đại dương nói chung.
Cứ mỗi lần tìm được tờ Việt Báo ở chợ Việt Nam việc trước tiên là tôi tìm đọc các bài viết về nước Mỹ. Bao nhiêu lần cầm viết, nhưng rồi thôi. Tôi sợ văn chương mình vụng về, ý tưởng nghèo nàn, thô thiển, sẽ làm người đọc chán nản. Nhưng rồi, lần này tôi lại có ý viết bài này chỉ mong các bạn đọc san sẻ cùng tôi những thất bại, những đắng cay cùng những ngọt bùi, hạnh phúc sau thời gian đầu ở xứ người này, nhất là những ai có cùng cảnh ngộ như gia đình tôi. Chúng ta có thể san sẻ rút kinh nghiệm để mà cố gắng, phấn đấu trong mọi trường hợp, hầu tìm đến một tương lai hạnh phúc hơn.
Bên quê nhà, tôi là đứa con gái lớn nhất trong một gia đình rất hạnh phúc. Gia đình tôi không giàu nhưng ba má tôi cố gắng lo cho bảy đứa con có điều kiện ăn học. Trên thuận dưới hòa, chị em bảo ban, dìu dắt nhau. Tốt nghiệp tú tài II, thi vào trường cao đẳng sư phạm Vĩnh Long, sau hai năm học, tôi ra trường và là một giáo viên cấp I dạy lớp 5 tại xã An Khánh, tỉnh Đồng Tháp (Sadéc). Tôi dạy chỉ 2 năm thì mất nước. Bao nhiêu người bỏ nước ra đi bằng cách vượt biên đi tìm tự do. Sở dĩ ba má tôi muốn tôi vượt biên là vì tôi có bệnh đau bao tử (cứ đau bụng hoài bao nhiêu thứ thuốc cũng không giảm). Thêm vào đó tôi lại bị viêm xoang mũi. Tôi phải giải phẫu xoang mũi ở bệnh viện Chợ Rẫy năm Mậu Thân 1968, nhưng bệnh không thuyên giảm. Trong người tôi lúc nào cũng có sẵn lọ thuốc nhỏ mũi, vì tôi có thể chết ngạït nếu không có thuốc.
Từng lớp người nối nhau vượt biên, họ đi bằng thuyền bè mà cũng đi bằng đường bộ. Tội nghiệp ba má tôi cũng gom góp tài sản mua vàng lo cho tôi và đứa em trai thứ bảy theo sóng người ra đi, hầu có phương cách chữa bệnh cho tôi. Chị em tôi rời quê nhà vào tháng 5/1982 tàu chúng tôi ghé vào Thailand, sau khi làm thủ tục nhập trại chúng tôi đã là dân tỵ nạn thuộc trại Sikhiu, ở đây có trên 2,000 người Việt tứ xứ sống rất khổ cực, cứ mong cho sớm được các nước tự do nhận để được định cư.
Dân tỵ nạn trong trại sống nhờ vào tiếp tế của thân nhân từ các nước Mỹ, Úc, Canada, Anh... Riêng chị em tôi không có bà con thân nhân nào cả. Chúng tôi sống nhờ sự cung cấp lương thực của Cao ủy. Ba má tôi, một lần nữa thương lo cho chị em tôi đói khổ phải tìm người nhờ chuyển đô sang trại cho chúng tôi, hai ba tháng 50 đô, rồi ba má trả vàng lại cho thân nhân họ ở VN. Tôi khóc nhiều, khóc vì nhớ gia đình nhớ nhà, khóc vì thương nhớ ba má. Tương lai quá đen tối vì các nước thứ ba chưa mở cửa để nhận người tỵ nạn.
Trong trại cũng có nhà thờ, chùa để dân chúng có thể tự do theo tín ngưỡng của mình. Tôi cũng được quý thầy ở dòng giới thiệu với linh mục (người Thái) cho tôi một chân dạy học ở trại hầu giúp con em học Việt ngữ, Toán, Chính tả và Anh ngữ, vừa cho chúng vào một tổ chức học đường có trật tự nề nếp. Đồng thời cha cũng giúp nhóm giáo viên chúng tôi vừa khuây khỏa đầu óc đỡ căng thẳng, vừa giúp chúng tôi có việc làm thêm chút tiền tiêu xài do cha trả công (gần 10 đô/người). Còn em trai tôi ngày ngày cắp sách đến lân la ở các nhóm học anh ngữ để học ké (học lóm vì không có tiền đóng học phí).
Chúng tôi ở trại gần hai năm thì trại mở cửa cho các nước vào làm việc. Trong thời gian này tôi quen người đàn ông anh ta đi vượt biên cùng với đứa con gái lên năm. Anh ta làm quen và giúp đỡ chị em tôi nhiều việc. Dần dần anh ngỏ lời thương tôi. Tôi biết anh đã có gia đình nhưng theo lời anh, anh đã ly dị vợ. Chúng tôi yêu nhau và hẹn ngày gặp lại ở nước thứ ba.
Bấy giờ tôi ở tuổi 29, tôi không hiểu có phải vì yêu mù quáng không" Tôi đặt trọn niềm tin nơi anh mà không cần điều tra lý lịch. Anh lại là người công giáo trong khi tôi đạo Phật, thế nhưng tình yêu của tôi đối với anh rất chân thành. Sau đó ít lâu cha con anh đi Mỹ, vài tháng sau chị em tôi cũng được một hội nhân đạo bảo trợ qua Mỹ theo diện công chức.
Chị em tôi đến Mỹ vào tháng 11/84 tại tiểu bang Massachusetts. Tôi và anh liên lạc và tìm đến nhau, cuối cùng chúng tôi quyết định xây dựng một gia đình mới. Tôi cũng không quên viết thư về xin phép ba má tôi. Lúc đầu hai người không bằng lòng nhưng anh năm lần bảy lượt thư về năn nỉ và hứa sẽ bảo bọc đời tôi cho hết quãng đời còn lại của anh ta. Cuối cùng ba má tôi cũng xiêu lòng chấp nhận. Thế là một đám cưới nhỏ được tổ chức tại nhà, chỉ vỏn vẹn ba bàn tiệc. Những người khách đến dự là các bạn học lớp ESL của tôi. Thế nhưng tôi rất vui lòng sống bên chồng hạnh phúc. Chồng tôi đi làm cho một chủ người Việt, tôi đi học thêm chút Anh văn. Em trai tôi vừa học nghề vừa làm nhà hàng. Còn đứa con gái anh bắt đầu học lớp hai. Gia đình ổn định chừng hai năm thì tôi vỡ lẽ chồng tôi có vợ và bốn con ở VN và cũng là lúc tôi sinh cháu gái đầu lòng năm 1987.


Chồng tôi bắt đầu nhậu nhẹt, thêm máu mê đánh lottery, bỏ bê công ăn việc làm. Gia đình bắt đầu lủng củng. Chúng tôi thường cãi cọ nhau.Tôi phải xin tiền trợ cấp vì gia đình rất thiếu thốn. Tôi muốn níu kéo hạnh phúc gia đình và lúc này tôi sinh thêm một cháu trai nhưng gia đình càng bế tắc. Tôi dành dụm tiền và bồng bế hai cháu về tiểu bang Oklahoma theo lời khuyên của vợ chồng người bạn quen bên trại tỵ nạn. Đứa con chồng tôi, biết tôi sắp đi nó năn nỉ xin theo. Tôi phải vay mượn tiền bạn bè mua cho cháu một vé máy bay đi cùng tôi. Lúc này em trai tôi đã ra trường và moved về Texas nhận việc.
Đến Oklahoma cháu lớn đã học lớp 10 con gái tôi lớp 1 và con trai út mới 3 tuổi. Người bạn giới thiệu cho tôi giữ babysit. Chúng tôi sống cũng tạm ổn. Chừng năm sáu tháng sau chồng tôi lại bay sang năn nỉ cho quay về để cùng lo cho ba đứa con. Chồng tôi đi làm hãng mà đa số là người Việt và Mễ. Anh ấy làm ca hai, ban ngày giúp tôi đưa con đi học còn tôi ở nhà trông coi baby (4 baby) và lo cơm nước gia đình.
Tạm yên chừng 3 năm thì sóng gió lại nổi dậy. Ngày nọ chồng tôi viện lý do nào là anh người đạo công giáo sống với tôi anh có tội vì đã có gia đình bên Việt Nam. Bây giờ anh phải ly dị và sống riêng ở apartment để cho trọn đạo. Tôi như trên trời rơi xuống, tôi khóc lóc van xin anh hãy ở lại gia đình cùng lo cho con. Nhưng máu anh có lẽ đã đông lạnh. Tôi còn ngây thơ đến độ xin anh ân huệ cuối cùng là cứ vào cuối tuần tôi đưa con đến nơi anh ở để chúng được sống bên cha nó vài ba tiếng đồng hồ.
Anh đi rồi tôi như người chết đuối, không công ăn việc làm, mà con còn quá nhỏ. Cháu lớn con gái anh giờ bước vào năm đầu đại học, con gái tôi học lớp 5 và con trai lớp hai. Nhìn con tôi hồn nhiên cười nói mà lòng tôi tan nát. Em tôi đã có vợ con tôi không muốn làm phiền. Tôi không biết tính sao với hoàn cảnh tuyệt vọng của mình.
Mẹ con tôi chỉ có một xe cũ kỹ để làm chân đi lại. Có lúc buồn khổ quá tôi quẫn trí muốn chạy xe tự kết liễu cuộc đời ba mẹ con tôi. Các cha mẹ baby thấy tôi buồn quá họ thăm hỏi làm tôi càng tủi và tâm sự hết hoàn cảnh gia đình. Thế là họ giúp ý khuyên lơn động viên tôi. Họ sẽ đem con đến gửi sớm và sẽ rước con sớm để tôi kịp đi làm ca hai.
Nhờ sự khuyến khích ấy, tôi apply đi làm, tôi lại apply cùng hãng với chồng tôi vì ngoài ra không có nơi nào gần nhà tôi cả. Sáng ba con tôi đi học (2 cháu nhỏ đi school bus, cháu lớn lái xe đi học). Chiều cháu lớn về trông coi 2 em, tôi mới có xe chạy đi làm và đến 1 giờ đêm mới về đến nhà. Cũng vì làm chung hãng với chồng tôi tôi mới vỡ lẽ. Anh ta nào có sợ lỗi đạo gì đâu, mà chẳng qua đang căp với một cô nhỏ hơn tôi 2 tuổi, vừa bên VN qua, cô ấy chưa biết lái xe nhờ anh ấy đưa đón. Tuy làm chung nhưng tôi và cô ấy chưa hề xảy ra một lời to tiếng nào. Tôi phớt lờ và chừng một tuần sau chồng tôi xin nghỉ việc có lẽ vì xấu hổ.
Năm tháng dần qua, chuyện về ông chồng cũ đối với tôi nay đã nguội lạnh, giờ tôi vui với thành tích của ba đứa con. Cháu lớn học xong 4 năm ra trường hiện làm ở bệnh viện. Cháu vừa làm vừa học thêm để lấy bằng master. Con gái tôi học lớp 12 cháu rất chăm học. Con trai tôi học lớp 9, cả hai cứ cuối niên học là đem bằng khen, medal về khoe mẹ.
Đôi lúc nhớ lại gần 20 năm ở Mỹ với biết bao cay đắng, khổ đau, tôi thấy mình nay đã bình an và hiểu biết hơn về tình người. Ở cái xứ Mỹ này ai cũng bảo nơi đây con người sẽ trở thành máu lạnh, trái tim chai cứng. Tôi thực lòng thấy điều này không đúng. Ông chồng cũ của tôi quả là đã đành đoạn vứt bỏ 4 đứa con ở VN và 3 đứa con ở Mỹ. Nhưng nhìn lại, những cô chú cha mẹ của các baby mà tôi từng chăm sóc, tất cả đối với tôi đều tử tế, nhân hậu. Họ cũng sinh sống ở Mỹ này nhưng họ đầy tình người. Vào lúc that vọng nhất, tôi đã nhận được từ họ biết bao lời động viên, an ủi. Không chỉ bằng lời nói mà còn bằng việc làm. Họ giúp thu xếp để tôi có thể vừa coi trẻ vừa đi làm kịp giờ. Có người còn ứng trước cho tôi mượn tiền đổi xe khá hơn để đi làm rồi trừ dần vào tiền giữ baby.
Riêng tôi, tôi suy nghĩ nếu như tôi ở Việt Nam với 3 đứa con còn nhỏ dại. Liệu tôi có lo cho các cháu thăng tiến trên đường học vấn không" Nuôi thân chúng còn chưa xong, lấy đâu mà lo học đại học. Tôi không những lo cho các cháu ăn học mà đối với cha mẹ, các em tôi và ngay con anh ấy tôi vẫn lo tròn (tôi vẫn gửi tiền về hai bên). Bây giờ tâm thần tôi rất thảnh thơi không mảy may bức rứt gì nữa.
Sau những ngày làm việc mệt mỏi, mỗi cuối tuần mẹ con chúng tôi quây quần bên nhau trò chuyện học hành. Con tôi tập đọc báo Việt cho tôi nghe. Lúc trước cháu đọc bỏ dấu sai hết. Con tôi nói "tiếng Việt sao khó quá mẹ, bỏ dấu nhiều quá". Có lần muốn khoe đọc giỏi, cháu cầm tờ báo lên đọc mục quảng cáo công ty dịch vụ mà cháu đọc là công ty đích vú. Cầm CD nhạc Việt Nam cháu mở cho tôi ấy mà. Cháu lại to tiếng đọc Trăng tàn trên hè phở... Tập cho lũ con đọc tiếng Việt, tôi nhiều phen cười muốn đau bụng. Nhưng nhờ mẹ con chăm chỉ, nay các con tôi đều đọc được tiếng Việt đúng dấu.
Con ơi là con, tôi yêu chúng quá, tôi hạnh phúc với chúng quá. Nước Mỹ, quê hương thứ hai của chúng ta, đúng là đã cho ta biết bao cơ hội để phấn đấu. Nhờ quê hương thứ hai này mà chúng ta mới có thể giúp đỡ, san sẻ với thân nhân chúng ta bên quê nhà. Cũng chính từ đất Mỹ này, có biết bao vị ân nhân ẩn danh, đã phải làm lụng cực khổ để có chút quà gửi giúp trại mồ côi này, trại cùi kia. Đất Mỹ này đâu phải là đất thiếu tình người, phải không các bạn.
Tôi biết nhiều bạn đã từng có hoàn cảnh khóa khăn, tuyệt vọng như tôi.
Viết lên hoàn cảnh và tâm sự của mình, tôi mong các bạn hãy cố gắng, sáng suốt, cam đảm để vượt qua. Hãy vững tin vào tình người, tin vào chính mình, con em mình và vững lòng phấn đấu.

Hoàng Nguyễn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,270,221
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết thứ ba của bà được viết nhân khai trường, để Kính tặng các Thầy Cô cuả Trường SPSG; - Thân tặng các Anh Chị cựu Giáo-sinh SPSG; Và riêng tặng các bạn SPSG/ nhất 9 nhị 15/ K.12/73-75.
Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, đã nhận giải danh dự năm (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” (Á khôi) năm 2017. Tác giả về hưu từ lâu và đang định cư tại Orange County. Bài viết mới, thể hiện tâm tư và cách nhìn chủ quan của “một kẻ lưu vong bất đắc dĩ,” nói theo tác giả, và không có ý định tạo mâu thuẫn, tranh cãi với những người không cùng quan điểm.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình My, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tiếp tục viết bằng tiếng Việt và đây là bài thứ hai.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới về LA họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến