Hôm nay,  

Tôi Học Ordnance Munitions

27/07/200400:00:00(Xem: 110479)

Người viết: PHẠM MINH ĐỨC
Bài số 591-1129-vb2260704

Phạm, Minh Đức sinh năm 1984. Tới Mỹ năm 7 tuổi. Tốt nghiệp trường Bộ Binh Fort Sill ngày 3.10.2002. Gia nhập Sư Đoàn 3 BB. Từ Kuwait vượt sa mạc 15 ngày tiến chiếm phi trường và thủ đô Bá-Đa. Đã trở về đơn vị ở Savannah, Georgia.
+

Sáng Friday, the 4 th of October, tôi rời Fort Sill để đi Alabama tiếp tục giai đoạn 2. Chín tuần BCT đã tốt nghiệp hôm qua, chỉ là huấn luyện chiến đấu cơ bản mà thôi. Còn giai đoạn 2 này mới thực sự đi vào chuyên môn.
Xin vui lòng đọc thư đề Oct 7,2002 của Trung-Tá Craig S. Cotter từ Headquarters, 832D Ordnance Battalion (Tổng Hành Dinh của Tiểu-Đoàn 832 Vũ-Khí và Đạn Dược) gởi cho gia đình tôi như sau:
"It is great pride and pleasuse that we inform you that your son is attending the Ordnance Munitions and Electronics Maintenance School at Redstone Arsenal, Alabama. Your son worked hard to complete basic training and he will now begin a new challenge of completing his specific technical training as an ordnance soldier...Your soldier will train hard here at Redstone Arsenal in order to successfully complete this Advanced Individual Training (AIT)."
(Tôi rất hãnh diện và hân hạnh báo tin con trai qúi vị đang thụ huấn khóa súng ống, đạn dược và bảo trì điện tử tại trường vũ khí Redstone ở Alabama. Con qúi vị đã thành công mỹ mãn về huấn luyện cơ bản và đang bắt đầu những thử thách mới để hoàn tất kỹ năng chuyên môn của một chuyên viên vũ khí.)
Lớp học chưa tới 30 người gồm 3 nữ quân nhân. Trong đó Army và Marine Corps học chung. Mỗi người là 1 laptop. Chúng tôi phải học từ 7 giờ sáng tới 7 giờ tối. Chỉ nghỉ lunch 1 tiếng đồng hồ mà thôi. Đồng thời cũng tiếp tục tập họp mỗi 5 giờ sáng để huấn luyện thể lực nhưng nhẹ hơn. Dù sao, không đến nỗi phải chở vào bệnh viện cấp cứu mỗi ngày hay bị thương chống gậy hoặc vác súng đi giữa nắng trưa mà vẫn ngủ gục như ở Fort Sill.
Cũng còn cái trò 1 giờ sáng hụ còi báo động tập họp. Sau khi rửa mặt xong tỉnh táo, sergeant bảo thôi, đi ngủ! Chỉ còn biết chưởi thầm! Tập họp giữa trưa nóng, mà có một thằng đánh rắm là cả đám hưởi. Thằng nào khịt mũi hay rục rịch là nó phạt tét khói luôn! Cho nên đi lính mà không chưởi thề là mất sướng. Chưởi thề và nói tục xong chúng cười hô hố. Cười nham nhở xong huề!
Mỗi khi làm xong việc của tôi rồi, tôi hay làm giúp luôn phần tụi nó để khỏi bị phạt, nên được cưng nhất. Tụi nó chỉ có ăn là nhanh hơn tôi thôi. Đạt kỷ lục ăn nhanh nhứt là chỉ có 2 phút rưỡi, nó dớt sạch 3 dĩa thịt. Trong khi 5 phút , tôi chỉ có thể ăn hết 1 dĩa. Vậy mà từ 105 pounds, sau 9 tuần huấn nhục, tôi lên tới130 pouds
Học về vũ khí, chia làm 2 phần. Phần nào có trong Handbook là được phổ biến công khai như trong bài này. Phần nào học từ computer ra là bảo mật, không được tiết lộ.
Ammunition là "chơi" với súng đạn và "ngủ" với chất nổ. Thầy thuốc bất cẩn chỉ chết có một người thôi. Nhưng bọn lính như tôi mà bất cẩn thì có thể hủy một kho đạn, một đơn vị, một thành phố. Cho nên RTB nghĩa là Read The Book một ân cần nhắc nhở của cấp trên về cái Job của tôi. Đó là phải am tường tất cả những súng đạn nào mà quân đội Hoa-Kỳ đang sử dụng. Về màu sắc, size, trọng lượng, công thức chế tạo, thành phần hổn hợp, sử dụng vào việc gì, sức công phá ra sao... đóng gói, bảo trì, bao bì, tồn trữ, vận chuyển như thế nào...
Ví dụ detector paper M9 là giấy thử nghiệm chemical phải maintain như thế nào. Đạn dùng cho súng cối của artillery (pháo binh) phải khác với đạn xài cho Bradley. Rocket caliber 84mm thì xài cho súng phóng lựu M136 AT4. Caliber 40mm là dùng cho M203. Mặt trận order loại này mà mình giao lộn thứ kia thì... khóc tiếng Tây hay chết chùm! Đạn 5.56 có 10 viên trong 1 hộp nhỏ. 10 hộp nhỏ trong 1 can. 2 can trong 1 box. 40 boxes trên 1 pallet. Đạn dùng cho súng nào thì đã có code trong laptop. Không thể nào có sự nhầm lẫn. Khi vận chuyển thì xe Fort Lift xúc pallet bỏ vào xe. Chỉ trong chiến tranh khẩn cấp thì trực thăng hay máy bay mới được đáp mà thôi. Vì ASP (Ammunition Storage Point) là nơi máy bay không được bay ngang hay hạ cánh gần. Ví dụ kho vũ khí hóa học Deseret, cách Salt Lake City (Utah) khoảng 45 dặm về hướng Tây-Nam chẳng hạn, phải được canh phòng rất nghiêm ngặt ...
Trước 1975, quân đội Việt-Nam Cộng-Hoà dùng súng M-16 A1 bây giờ cải tiến thành M-16A2 cho Army. Còn Air Force Combat Control thì dùng súng M9s. Súng M16A2 so với M9s thì như cái ná đem so với súng phóng hỏa tiễn!


Chiến tranh Việt-Nam dùng chiến đấu cơ F5, bây giờ có hơn 7 loại khác như F15, F-16, FA-18, Strike Eagle, 12 AF, Tornado, GR4, Apache, Black Hawk... Máy bay B-52 còn dùng và máy bay tàng hình B-2 có thể mang theo bom điều khiển bằng laser nặng 16.907 kg. Trước năm 75 dùng vận tải cơ C-130, nay có loại C-17 Globemaster có khả năng tiếp nhiên liệu trên không và hạ cánh ở những đường bay ngắn nhất. C5 là vận tải cơ khổng lồ có thể mở nắp đằng sau chở 8 xe tăng rồi hả mỏ đằng trước cho xe chạy xuống. Trực thăng hiện tại trang bị hỏa tiễn Sidewinder và đầu đạn M141 Bunker Defeat Munition, trị giá mỗi đầu đạn là 23,040 US$ để hủy diệt thiết giáp và phá hủy hầm kiên cố. Tuy nhiên, loại này tạo ra khói độc, hít vào phổi sẽ làm hư thận và ung thư phổi sau này.
Bom X quang (E) có khả năng làm tê liệt các hệ thống cung cấp điện và khí đốt. Bom E tạo sóng cao tầng giống như xung động điện từ của atomics: Có khả năng xuyên qua lổ thông hơi và hệ thống cable, làm tê liệt cơ chế phát nổ của vũ khí sinh hóa dưới hầm.
Hiệu quả nhất và ghê gớm nhất là bom áp nhiệt BLU-118/B của kỹ sư Dương-Nguyệt-Ánh. Bom này phát nhiệt và tạo sức ép xoáy sâu vào lòng đất. Có thể làm chết người cách 1.100 feet dẫu ở dưới hầm sâu hay có núi đồi che chở. Vũ khí này càn quét các hầm hố ở Afganistan đem lại chiến thắng nhanh chóng cho Mỹ.
Tomahawk trị giá 600.000 US$ gọi là hoả tiển tinh khôn, (vì gặp chướng ngại như núi cao, building, không phải mục tiêu thì tự động bay lên cao, tránh va chạm,) được điều khiển bằng tia laser đang được cải tiến = 1/2 trọng lượng cũ mà chính xác hơn và sức công phá dữ dội hơn.
Nuclear, Biological and Chemical Warfare là hạch tâm nguyên tử và sinh hóa cũng là những vũ khí có thể gặp trên chiến trường:
1/ Nuclear: Sau khi 2 trái bom nguyên tử nổ ở Hiroshima và Kawasaki tháng 8 năm 1945 một kết quả quan trọng là chỉ có màu đen bị hủy diệt, còn màu trắng thì không bị phóng xạ. Ví dụ tất cả quần áo đen, xe đen, nhà đen... đều cháy biến mất ngay trong giây phút đầu. Các dì phước (xơ) mặc đồ trắng, các nhân viên y tế mặc blue trắng đều sống sót. Cho nên khi hạch tâm phóng xạ xảy ra, có thể phủ lên người bằng ra trắng, vải trắng, để tránh bị nhiễm xạ.
2/ Sarin: Một độc chất dưới thể lỏng và thể hơi nhằm tác hại hệ thần kinh. Chất độc thẩm thấu (absorb) qua da, mắt và đường hô hấp làm chảy nước mũi, nước mắt, toát mồ hôi, khó thở, mắt mờ, nhức đầu, ói mửa. Nạn nhân có thể chết vài phút sau khi nhiễm độc. (Khủng bố đã xử dụng chất này trong đường hầm xe điện ở Tokyo năm 1995).
3/ Hydrogen Cyanide: Tức chất độc thủy ngân , thường là chất lỏng, hay khí, không màu sắc, có thể phát nổ và gây cháy bùng, tạo ra những làn khí độc, làm ngứa mắt, da và bộ máy hô hấp. Nạn nhân có cảm giác bị cháy phỏng, khó thở, cơ thể bị tê liệt sau khi hệ thần kinh bị tác hại. Có thể xối nước lạnh và tiếp oxygen để cấp cứu.
4/ Chlorine: Là gas dễ cháy, dễ phát nổ, có màu vàng lục và có mùi hôi khó chịu. Chất độc thẩm thấu qua da, mắt, làm hại nội tạng, cháy bỏng các tế bào, gây khó thở trong vài giờ sau khi hít phải. Có thể chết nếu hít nhiều. Xối nước lạnh và tiếp oxygen để cấp cứu.
5/ Haemorrhgic conjonctivics virus là chất độc gây ra đau đớn cùng cực và có thể làm mù nạn nhân. (Nhà máy hoá chất Al Hakam ở Iraq đã sản xuất chất này vào năm 1994, theo báo cáo của United Nations Special Commission.)
6/ Sulfur Mustards (xem lại "Tôi đi Army " phần 1).
Là 1 ordnance soldier, tôi có nhiệm vụ cung cấp tất cả các loại đạn dược theo order -Từø xe Humvee, Bradley cho đến tất cả các loại đại bác- Sau khi decode là order đúng, tôi phải ký tên inspect xác nhận vũ khí an toàn trước khi bàn giao.
Địa chỉ của tôi lúc học ở đây:
Pvt Phạm, Minh-Đức
C-Co 832 ND ORD BN (1st Plt)
Red Stone Arsenal, Al 38897
Mỗi người được ở trong một phòng riêng. Luật cấm người này không được vào phòng người kia. Con Mỹ bên cạnh tôi có chiều cao 6 feet. Đúng là "dài chân tốn vải ăn no lại nằm"! Có bữa tối nó la cà vào phòng tôi và nằm lên giường tôi nghe nhạc! Tôi sợ thấy bà luôn! Tôi đuổi nó get out và dọa nó. Tao sẽ báo cáo drill sergeant. Nó hét lên "Big deal! I don't care bull shit sergeant." Ngay lúc đó, tôi nhìn ra cửa. Sergeant đã lù lù ở đó hồi nào, mắt long lên sòng sọc: " Stand up!" . Con nhỏ bật dậy đứng nghiêm. Mặt sửng như ngáo thật khó coi! Kết quả nó bị phạt chùi cầu tiêu, hốt rác 10 ngày! Mấy ngày sau gặp nó, tôi say sorry. Nó nói: "It's OK. No big deal!"
Ngày 21-10-2002 tôi pass một cái test cho first block of introductions. Điểm của tôi là 99/100. Cho nên ngày 26.11.2002 lại thêm 1 cái thư thúc hối của Admission Office, trường West Point, New York bảo tôi phải nộp hồ sơ gấp để đi officer!
Sau 10 tuần huấn luyện cấp tốc, pass 3 bài test final quan trọng, tôi đã làm lễ tốt nghiệp Ordnance Munitions lúc 9 giờ sáng ngày 19. 12. 2002 tại Heiser Hall, Redstone Arsenal, Alabama.
Tôi đã hoàn thành kỹ năng của một ordnance soldier để sẵn sàng thực hiện lời thề bảo vệ tự do và tổ quốc.

Phạm, Minh-Đức

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,107,208
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến