Ngày....tháng...năm
Vừa được thư Vi hôm qua, ngồi viết liền đây. Mình đã dọn nhà. Nhà mới này cũng chỉ là nhà mướn thôi, rộng rãi có 5 phòng ngủ, 2 nhà tắm lại có basement rộng rãi nên có chỗ chơi game thoải mái. Mình chơi game nintendo rất nghề, nghe nói ở Saigon nhan nhản loại game này phải không"
Đời sống vẫn vậy không đủ cũng không thiếu chả có gì mới. Thôi để mình nói về mấy điều Vi hỏi trước rồi sẽ nói chuyện mưa nắng ở xứ này sau.
Chuyện lái xe: Bây giờ mình mới hiểu tại sao mấy ông diện HO sang đây đều đi "đổi bằng". Thì ra họ có bằng lái mới ở VN nghe Vi nói đắt quá nhỉ, thật ra mình không biết 300 ngàn là bao nhiêu, nhưng 1 dollar bằng 5000, suy ra 300 ngàn VN là 60 dollars phải không" Nếu vậy thì đừng học, mình học lái không tốn đồng nào hết. Khi mình sang Mỹ ba mình đã có bằng lái ông dẫn mình ra sân trường high school học chỉ có 5 buổi chiều, mỗi buổi 45 phút, 3 thằng con cùng học mất độ 2 giờ dạy vậy là lái được.
Bọn Mỹ không nhận bằng của xứ nào cả, ai cũng phải thi lại. Thi gồm có 2 phần lý thuyết và thực hành. Thi lý thuyết đâu mới được cấp bằng tạm cho phép lái xe nhưng phải có người có bằng ngồi kế bên cạnh. Sau khi đậu lý thuyết tối thiểu phải 30 ngày mới được đăng ký thi lái. Thi lái ở tiểu bang mình thì lái ngoài đường thật như những xe khác. Các điểm kỹ thuật chính là sang lane (vì đường ở Mỹ có nhiều lane) quẹo và safety. Nói chung là lái rất dễ dàng, đứa em gái của mình ở VN không biết chạy xe đạp (năm nay nó 25 tuổi) mà chỉ học 10 ngày là lái ngon lành, đừng phí tiền vô ích, Vi để tiền đi ăn bún riêu còn có lý hơn.
Nếu có bằng lái nước ngoài thì sau khi thi lý thuyết được phép thi thực hành ngày không phải đợi 30 ngày. Dĩ nhiên là Vi không nên phí tiền chỉ đến sớm 30 ngày, vì thật ra mới sang đâu có xe hơi. Xe hơi Mỹ dễ lái lắm, số tự động (nghĩa là giống Honda 50, không có clutch) leo lên xe chỉ vô số 1 lần rồi chạy tới nơi trả số lại, tay lái lại có power (bằng thủy lực) nên chỉ bẻ bằng một ngón tay thắng cũng power. Sang đây Vi sẽ biết, không nên học một giờ lái ở Việt Nam, luật Mỹ khác, mỗi tiểu bang cũng khác chút đỉnh nhưng nói chung là dễ ợt. Từ con nít đến ông già 80 tuổi ai cũng lái ít khi nào một xe hơi ngồi 2 người, một người một chiếc như xe đạp ở Việt Nam.
Chuyện học hành Vi và các đệ tử đừng lo. trường Community college thì cũng giống trường đại học Việt Nam thôi, có điều mới sang đây thì nghe Mỹ nói không hiểu, nói lại cũng không trôi hơi ngán ngán.
Ngày mới sang mình ở nhà suốt, xem tivi và ăn cho sướng bụng. Đủ loại cam táo lê mận, dưa hấu (dưa hấu ở đây ăn quanh năm, chuối cũng vậy và rẻ lắm) đào, nghe thú vị nhỉ. Xong rồi đi làm giấy tờ, khám sức khỏe rồi...uống thuốc lao 6 tháng. Chiều thì đi dạo chợ, ở đây chẳng có chợ giống Việt Nam toàn là store, đồ nhiều phát khiếp, từ cái móc áo đến cái máy cày, Vi muốn tìm gì cũng có. Được 10 hôm như vậy thì mình đi rửa bát ở nhà hàng tàu, 10 giờ sáng đến 9 giờ tối, tha hồ rửa chén bát, thái thịt, xắt rau....Sau đó nhà mình dọn qua tiểu bang này.
Cũng phải mất một tháng mới quen với cảnh vật nơi đây, mỗi sáng thức dậy mình thường giật mình khi nhìn chung quanh thật xa lạ, lạnh lẽo buồn tẻ. Bây giờ thì quen rồi, thôi mình tạm dừng đây, hơi nhức đầu, nãy giờ ngồi viết tốn hết 2 chai Michelob (bia này ngon lắm, mắc gấp rưỡi bia lon). Cầu mong gia đình Vi sớm sang đây.
Vũ
*
Lá thư của Vũ gởi về VN, không biết Vi đọc nó bao nhiêu lần trước và sau ngày đặt chân đến đất Mỹ.
Ngày Vũ rời Việt Nam, Vi đã cố tình xếp tên Vũ vào một góc kẹt của bộ nhớ của mình, và nghĩ rằng sẽ không bao giờ biết tin tức của Vũ nữa cả. Vậy mà Vũ vẫn nhớ đến bạn bè ở Việt Nam. Vũ gởi thư cho nhiều đứa trong lớp, trong đó có Vi. Lúc viết thư hỏi thăm Vũ, Vi không nghĩ là bức thư đó là điểm khởi đầu cho một loạt thư.
Dạo còn ở Saigon, cùng học ở trong trường, nhà Vi là chỗ Vũ đến mượn gạo những ngày túng thiếu, cho Vũ mượn nhưng Vi không bao giờ kêu Vũ trả. Những lúc Vũ tạt đến nhà Vi nhân buổi cơm, có rau cháo gì mẹ Vi và chị em Vi cũng nhiệt tình mời Vũ dùng. Vũ như một thành viên trong nhà Vi, như một người anh trai trong gia đình đối với các em Vi, thân thiết nhưng không thân đến nỗi có bao nhiêu buồn vui trong người cũng mang ra mà kể hết cho Vi như những đứa bạn gái của Vi. Những khi Vũ rời Việt Nam qua Mỹ và Vi vẫn còn ở lại Saigon, Vũ viết thư và trút nỗi lòng mình trên giấy nhiều hơn. Vi trở thành một người bạn Vũ đặt niềm tin vào để tâm sự một trong những chỗ dựa tinh thần nhỏ nhoi cho Vũ.
Cách xa Vi nữa vòng trái đất, Vũ kể cho Vi nghe về những vất vả khó nhọc trong cuộc sống ở xứ người, về nỗi cô đơn của Vũ, về trái tim rạn nứt của Vũ khi nghe Hòa làm đám cưới. Vũ kể và Vi nghe, Vũ biết là Vi đọc và chia xẻ những suy tư, những vui buồn những niềm đau của Vũ.
Hòa sau khi ra trường cũng giữ liên lạc với Vi, con bé lâu lâu trong thư lại hỏi xem có biết tin tức gì của Vũ không, Vi viết vắn tắt cho Hòa là Vi biết được là Vũ vừa đi học vừa đi làm, vậy thôi. Tuyệt nhiên Vi không cho Hòa xem những bức thư của Vũ gởi cho Vi, những dòng chữ Vũ viết trong lúc phẫn nộ, đau đớn, buồn, tức tưởi, xót xa cay đắng lẫn lộn, vì như vậy có giúp gì được cho Hòa đâu ngoài chuyện làm trái tim Hòa rướm máu nhức đầu.... Vũ khuyên Hòa quên Vũ, khuyên Hòa lập gia đình chính Hòa cũng nhớ như vậy. Cho Hòa xem thư Vũ viết, Vi gợi cho Hòa nhớ quá khứ của tình yêu sinh viên một thời có ích lợi gì đâu, Vi nghĩ vậy.
Rồi cũng đến cái ngày Hòa gởi cho Vi hình đám cưới chú rể lịch sự trong bộ vét màu xám nhạt có cài hoa hồng trên túi áo, cô dâu mặc bộ áo cưới tây phương màu trắng kết ren tha thướt, cả hai đứng dưới giàn hoa giấy đỏ tươi, cười rạng rỡ tươi vui. Không phải chàng Cảnh hù muốn cho Hòa mượn xe đạp dạo Hòa mất xe ở ký túc xá, chú rể là một người mới toanh, Vi không nhận ra được trong trí nhớ của mình. Bạn bè trong lớp nói với Vi chú rể không học ở trường tụi mình.
Khi Vũ viết thư hỏi thăm Vi về "Đường tình duyên của bạn mình" đến lượt Vũ đọc thư Vi tả oán về "mảnh tình rách vắt vai" với anh chàng Thành bên cơ khí. Năm cuối cùng Thành nhận đồ án tốt nghiệp nghiên cứu về một cái máy dệt. Vi nói với Thành là nếu làm đồ án không kịp thì Vi sẽ phụ, vậy là cả chục mấy cái bản vẽ chằng chịt chi chít của cái máy dệt kim Tashu kéo nhau đến đăng ký hộ khẩu ở nhà Vi, để cho Vi sau những giờ học mấy môn học ở lớp mình thì lại cặm cụi gò lưng vẽ cho Thành đến khuya lơ khuya lắc. Vẽ cho Thành xong xuôi, anh chàng nhìn mấy bản vẽ xong rồi chê chỗ này chỗ kia, nói là mình phải vẽ lại mà chẳng cám ơn Vi một tiếng, làm Vi tức không thể tả.
Nỗi đau đến đó chưa phải là dứt. Sau khi Thành ra trường, anh chàng lấy kéo cắt cái bụp mối tình sinh viên với Vi, Thành nói với Vi: "Ba anh nói là nếu anh tiếp tục quen với em thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đường công danh sự nghiệp của anh. Anh suy nghĩ nhiều lắm và thấy là ba anh có lý". Ba Thành, sau mấy năm quen nhau Vi mới biết là cựu đảng viên cộng sản đã từng bị bắt hồi những năm 50, rồi sau đó bỏ chiến khu vào thành phố sống đời của một người dân thường. Dân thường hay tiếp tục làm tình báo cho Việt cộng năm 75, điều đó Vi không biết. Nhưng chuyện nhà của Thành được nhà nước cấp cho căn nhà ngày xưa là của một ông thượng nghị sĩ VNCH, chuyện Thành là bí thư chi đoàn thanh niên cộng sản của lớp Thành, Vi không biết trong cả một thời gian dài vì Thành dấu Vi không nói ra, mãi đến năm học cuối ở đại học Vi mới rõ.
Thành ra trường, đi làm cho một công ty xuất nhập khẩu ở ngoài Bến Bạch Đằng. Saigon nhỏ như bàn tay, có mấy lần Vi chạy xe ngoài đường thấy Thành giữa dòng xe xuôi ngược, cái xe đạp cũ mèm thời sinh viên ngày nào được thay thế bằng chiếc xe gắn máy mới cáu cạnh. Thấy vậy thôi, không một cái gật đầu, một cái vẫy tay, một ánh mắt liếc nhìn, một nụ cười thăm hỏi. Hai đứa bây giờ trở thành hai người xa lạ đi hai hướng khác nhau, như hai nhánh của một hình parabol kéo dài ra đến vô cực không bao giờ gặp lại.
Vi ra trường, không tìm được việc làm. Gõ cửa xí nghiệp này đến xí nghiệp khác. đưa hồ sơ xin việc ra đọc lý lịch xong người ta dội ngay, không mướn. Gần một năm sau khi tốt nghiệp Vi mới xin được một chỗ. Làm cũng không được bao lâu thì có chương trình HO vậy là Vi nghỉ việc, nhà Vi nộp hồ sơ và Vi sống trong nỗi đợi chờ như Vũ ngày xưa, đợi chờ cái giấy thông hành đi định cư ở Hoa Kỳ. Mấy người quen giúp Vi có học sinh để dạy kèm, thời gian Vi chờ đợi để được đi Mỹ nhờ đó trôi qua nhanh hơn.
Mấy năm trời ròng rã, những bức thư Vũ gởi về đem lại cho Vi một nụ cười, một niềm tin trong cuộc sống, một niềm mơ ước ở một tương lai tốt đẹp hơn. Và nước Mỹ bỗng chốc không phải là một xứ sở hoàn toàn xa lạ đối với Vi, vì nước Mỹ đã được Vũ mô tả một phần nào qua những bức thư Vũ gởi về.
Khi biết ngày gia đình mình rời Việt Nam. Vi viết thư báo cho Vũ hay, tiểu bang gia đình Vi sẽ tới cách xa tiểu bang Vũ ở nhiều lắm nhưng cùng ở trên nước Mỹ, Vi nghĩ rằng có dịp "thiên lý tha hương ngộ cố tri" gặp lại người quen xưa như Vũ trên nước Mỹ này sẽ vui biết mấy. Vi nghĩ vậy và mong ngày gặp Vũ sẽ không xa. Bao năm trời ở Mỹ Vũ chỉ gởi về cho Vi một tấm hình chụp ở community college lúc mới qua Mỹ. Vũ trong hình dù khoác cái áo jacket dày cộm vẫn gầy nhom như hồi ở Việt Nam.
Rời Saigon, gia đình Vy đến Thái Land phải ở tại trại chuyển tiếp Bangkok vài ngày rồi mới có chuyến máy bay qua Mỹ, trên đường vào trại xe chở gia đình Vi và mấy gia đình người Việt khác chạy qua những con đường thênh thang sạch bóng, vô số xe hơi chạy ngược, xuôi xe nào kính xe cũng có màu sậm như kính mát. Xe chạy qua những ngôi chùa Thái có mái vàng óng, cong vút, chạy qua những ngôi nhà khang trang nằm dưới những tàn cây lá xanh mượt, chạy qua những dòng xe gắn máy đủ loại, đủ cỡ, đẹp và to hơn nhiều so với những chiếc xe Vi thấy ở Saigon.
Trại chuyển tiếp hóa ra là một ngôi nhà cao tầng, bên ngoài có hàng rào dây thép giăng cao thật cao bao vòng quanh. Bước vào trong trại, đoàn người mới tới với bao nhiêu là vali, túi xách, còn đang ngẩn ngơ trước cảnh trại chuyển tiếp, thì được đón tiếp bởi một hàng rào người la hét ồn ào như vỡ chợ. Ma cũ bắt nạt ma mới, có mấy người la lớn lên "bỏ giày dép ra". Vi nhìn quanh, trại chuyển tiếp là một căn nhà trống hoác mỗi gia đình chiếm một góc nhỏ ở trong đó, mùng, chiếu, soong, nồi chén dĩa xếp ở một góc. Người ta nằm ngồi la liệt trên sàn nhà lát gạch, khung cảnh hỗn độn y như trong mấy trại tản cư, đông người quá lại là đầu mùa hè trong trại nóng hừng hực, cánh đàn ông cứ quần xà lỏn áo thun lá, phụ nữ thì mặc đồ bộ ai nấy đi chân đất, lúc cần thì xỏ đôi dép nhựa vào, trại đã đông, thêm người mới tới lại càng đông, nhưng cuối cùng những người đến trước cũng thu xếp nhích qua nhích lại, san sẽ một diện tích thật chật hẹp cho những người đến sau có chỗ nghỉ lưng. Rồi sẽ có những người có chuyến bay rời trại, rồi những người đến sau sẽ có cơ hội dời vào những không gian thoáng mát hơn, rộng rãi hơn những cái góc kẹt mình chiếm ngụ cho những người mới đến, chỗ ở xoay vòng vòng theo cái qui luật cũ rích nhưng có hiệu lực ở trại.
Thư Vũ kể về những ngày sống ở trại bên Phi, Vi không thấy giống những gì ở bên trại Thái Lan này. Mỗi trưa và chiều trại phát thức ăn, bao giờ mỗi người cũng có một bao nylon cơm, 1 bao nylon canh măng chua hay canh cải cay xé lưỡi và hai quả trứng luộc, thực đơn bất di bất dịch, gia đình càng đông người thì trứng luộc càng nhiều. Những ai có phương tiện tài chánh khả quan hơn, thủ được mấy chỉ vàng hay dollar trong người khi đi thì có thể mua thêm đồ ăn bán ở ngoài hàng rào bên ngoài trại, bán đủ mọi thứ từ nước sôi để pha sữa cho các em đến miếng gà nướng, từ trái táo, chùm nho đến cây cà rem. Mọi chuyện mua bán xảy ra ở hàng rào, sáng nào cũng nhốn nháo, náo nhiệt, người bán người mua la ơi ới. Mấy tờ hai mươi dollar Vũ kẹp vào trong mấy lá thư gởi cho Vi bào là để Vi có tiền gởi thư qua Mỹ, bây giờ được Vi dùng để mua thức ăn ở ngoài hàng rào cho mình và gia đình.
Thời gian trong trại trôi qua chậm như rùa bò. Mỗi sáng có danh sách thông báo tên những người có chuyến bay, người ra đi mừng vui hớn hở vì thoát được cuộc sống gò bó, tù túng, đến nghẹt thở ở trong trại, vui vẻ để lại hết những cái thau nhựa, xô đựng và một lô tài sản mới sắm ở trại cho những người ở lại, còn người chưa có tên trong danh sách thì nhìn người ra đi mà ganh tỵ mà mơ ước, mà khát khao. Có một ông tuổi trung niên bị đau mắt, ngày nào cũng phải lên gặp y tá của trại để họ kiểm tra và cho thuốc, gặp ông đi qua là thiên hạ tránh ra xa lập tức, lỡ mà con vi trùng đau mắt của ông chạy qua mắt mình, ở lại trại không biết bao nhiêu ngày nữa, phải là rước họa vào thân không kia chứ, bà con trong trại bàn, tránh ông là thượng sách.
Rồi cũng đến cái ngày nhà Vi có chuyến bay, đến cái ngày nhà Vi rời trại chuyển tiếp để đi Mỹ. Ngày hôm đó là một ngày giữa tháng tư, nhằm vào dịp lễ gì đó của người Thái. Dọc đường xe chở những người Việt Nam ra phi trường, vô số lần bị người ở trên đường cầm những vòi nước, xô nước tạt vào xe, ai nấy đến phi trường quần áo cũng ướt đẫm những nước là nước, nhưng ai nấy đều vui vẻ vô cùng, vì cuối cùng đã thoát được ra khỏi cuộc sống tù túng, chật hẹp như cá mòi hộp ở trại chuyển tiếp.
Saigon ngày một trở nên xa với không chỉ xa vời trong óc Vi mà cả trong thực tế, khi nhà Vi đã ngồi vào trong một chiếc máy bay khổng lồ cùng mấy gia đình Việt Nam khác, máy bay nay từ Thái đến Nepal nghỉ ở phi trường đó một chốc rồi bay tiếp qua Paris.
Đổi máy bay ở phi trường Charles de Gaulle tại Paris, thời gian eo hẹp, gấp rút chỉ đủ để nhà Vi đi như chạy từ terminal này qua terminal khác để đổi chuyến bay đi London. Những cửa tiệm bày hàng trong phi trường ở Paris có bao nhiêu là tủ kính sáng lóa ánh đèn, trưng bày không biết bao nhiêu là mặt hàng đẹp đẻ, sang trọng khác hẳn với những cửa hàng mậu dịch bách hóa tổng hợp nghèo nàn lèo tèo vài mặt hàng ở gần nhà Vi ở Saigon. Vi cảm thấy mình bắt đầu chới với, lạc lõng trong một thế giới mới, lạnh lùng xa lạ, ngỡ ngàng. Chân Vi đi như chạy cho kịp chuyến bay, nhưng đầu óc Vi bắt đầu hụt hẫng, choáng váng. Đây mới chỉ là một phi trường ở Pháp, rồi gia đình Vi sẽ qua Mỹ, cảnh vật và con người sẽ thay đổi đến mức nào, xa lạ đến mức nào, Vi không hình dung ra được.
Những cửa tiệm bày vô số dầu thơm, kẹo bánh, hàng hóa đủ màu sắc sặc sỡ lướt qua mắt Vi như một cuốn phim quay nhanh đến chóng mặt. Saigon của Vi bây giờ xa thật là xa rồi đến lúc bây giờ Vi mới thấm thía, những bước chân của Vi kéo Vi và xa thêm Saigon, bỏ lại sau lưng Vi bao nhiêu là kỷ niệm, bỏ lại sau lưng Vi cả một phần của một đời người.
Rời Pháp, máy bay chở gia đình Vi bay qua Anh, dừng lại vài tiếng ở phi trường London. Từ cửa sổ máy bay nhìn ra, Vi chỉ thấy sương mù dày đặc, sờ vào cửa sổ máy bay, tay Vi lạnh cóng, rồi máy bay tiếp tục cuộc hình trình, bay vượt Đại Tây Dương, chuyến bay dài không thể tưởng tượng trong trí nhớ của Vi, cuối cùng thì đáp xuống phi trường New York.
Dòng người Việt Nam từ trong máy bay tỏa ra đi các hướng khác nhau khi đến New York, gia đình này về Cali, gia đình kia về Texas...nhà Vi chuyển chuyến bay về Washington DC lúc máy bay đáp xuống phi trường Washington DC Vi nhìn đồng hồ đeo tay của mình, nhẩm tính ra từ lúc rời Bangkok đến bây giờ là hơn 37 tiếng đồng hồ.
Gia đình người bà con đã đến đón nhà Vi ở phi trường. Ngồi vào xe Vi không tài nào để ý đến những phong cảnh của thủ đô nước Mỹ lúc về đêm, người Vi mỏi rã rời, mắt Vi chỉ muốn sụp xuống mà ngủ. Cái cảm giác lắc lư chòng chành trên máy bay vẫn còn đeo đuổi theo Vi mãi không thôi, cổ họng Vi đắng ngắt sau mấy lần say sóng ói trên máy bay chứ không thể ăn bất kỳ cái gì từ lúc chuyển máy bay ở Pháp.
Vi ngủ như chết sau khi về đến nhà người bà con bảo trợ gia đình Vi, đến lúc Vi mở mắt ra thì trời đã về chiều. Vi nghe có tiếng điện thoại reng phía trên đầu rồi nghe tiếng bước chân đi xuống cầu thang dẫn xuống basement nơi nhà Vi đang ở tạm. Tiếng ông bác họ vang lên từ cầu thang "Vi cháu có điện thoại" ai mà biết Vi đang ở Mỹ mà gọi kìa, Vi thắc mắc. Cầm cái ống nghe lên, vừa nói Allo Vi đây là Vi nghe ngay một giọng nói quen thuộc từ đầu dây bên kia. Giọng nói của Vũ.
Vi khỏe không, Vũ hỏi. Vũ nhận được thư Vi biết ngày nhà Vi rời VN và được Vi cho biết địa chỉ của ông bác họ, người bảo trợ gia đình Vi thành ra Vũ phỏng đoán chừng ngày Vi đến và gọi điện thoại. Gọi cầu may thôi, Vũ nói chứ cũng không biết được là Vi và gia đình đã đến Mỹ chưa, giọng nói của Vũ vẫn như ngày nào lúc còn đi học ở đại học, không có gì thay đổi, vẫn pha một chút gì ngang ngang khôi hài trong đó.
Nói chuyện một lát, Vũ nói: "à xe hơi mình mới rồi bị cháy" xe hơi sao lại bị cháy, Vi ngẩn người ra không hiểu, hỏi lại Vũ. Vũ cười hì hì trong điện thoại, đâu biết đâu xe cũ quá thì cháy chứ sao. Hôm đó Vũ bỏ báo xong quay về nhà buồn ngủ quá đánh một giấc, lúc đang ngủ ngon thật là ngon thì ông hàng xóm gõ cửa rầm rầm, đánh thức Vũ dậy, bảo là xe mày đang cháy quá xá cỡ ở ngoài parking lot kia kìa. Vũ chạy ra thấy không còn gì cứu vãn được, xe chữa cháy của địa phương đã chạy tới dập tắt lửa trên xe Vũ, nhưng cái xe coi như bỏ luôn. Xe cũ tuổi đời chồng chất, mua bảo hiểm có một chiều chỉ sợ đụng người ta có chuyện chứ đâu nghĩ tới có ngày bà Hỏa ghé chơi, Vũ nói vậy. Vũ đoán có thể bị chập dây điện, nhưng cũng chỉ là đoán mò vậy thôi. Vũ nói với Vi là Vũ mua chiếc xe hơi khác rồi, xe truck, coi gồ ghề lắm, để sau khi tốt nghiệp đại học nếu kiếm được job ở xa thì sẽ chất hết đồ đạc mình lên xe mà lái đến nơi đó cho tiện. Vũ lại cười, nói tiếp: Mua chiếc xe xong bà già tui giận tui, không thèm nói chuyện với tui mấy ngày. bà cụ thích tui mua chiếc xe bình thường có 4 cửa như đa số dân ở trên này kìa. Vũ nói với Vi xe còn trong warranty của hãng chế tạo xe, để rồi Vũ lái xuống thăm gia đình Vi, tám tiếng lái xe chứ đâu có xa xôi gì.
Mùa hè đầu tiên của Vi ở Mỹ, Vũ ghé thăm Vi cả thảy 3 lần, Lần đầu tiên Vũ đến với một anh bạn hai anh chàng lái 2 chiếc xe truck lớn kềnh càng. Để nếu gia đình Vi muốn đi định cư ở tiểu bang Vũ đang ở thì Vũ và bạn sẽ giúp, Vũ nói vậy. Bố Vi không có ý định dọn đi tiểu bang khác, đầu tàu của gia đình Vi đã cho Vũ biết một cách gián tiếp như vậy. Dù sao ở tiểu bang này vẫn còn một số người bà con của gia đình Vi, bố Vi cảm thấy an tâm hơn là dọn đi xa, nhất là lên tít mù nơi Vũ ở gần với biên giới Canada, khí hậu mùa đông khắc nghiệt hơn đó nhiều so với ở miền này. Vi nghe bố nói thì biết vậy thôi, chứ mùa đông ở Mỹ lúc đó như thế nào Vi không khái niệm gì cả. Chỉ biết là bây giờ vào giữa tháng tư mùa xuân, nhiệt độ bên ngoài nghe nói có bảy mươi độ F, mà Vi vẫn còn thấy lạnh cóng, phải khoác thêm một cái áo len dù ở trong nhà.
Vũ tìm cái bản đồ vùng Vi ở đọc lướt qua, rồi chở chị em Vi qua khu shopping Việt Nam tít bên tiểu bang kế bên để ăn phở. Đường xa lộ năm, sáu lằn xe chạy Vũ lái tỉnh bơ chạy qua đậu xe ở tiệm phở cái một, không ngần ngừ đắn đo lo nghĩ gì hết làm cho chị em Vi phục Vũ quá xá cỡ. Vi hỏi Vũ sao lái qua tiểu bang xa mà không sợ bị lạc hay quá vậy. Vũ cười nói có gì đâu, đọc bản đồ rồi trên đường đi ngó mấy cái bảng chỉ dẫn dọc theo đường đến exit nào thì quẹo vào, vậy thôi, mai mốt Vi biết lái xe rồi cũng sẽ thấy dễ ợt. Chiều tối ăn phở xong trở về đường xa lộ tối thui dưới mắt Vi, trên mặt đường có bao nhiêu là vạch sơn sáng chia lane này với lane khác, xe Vũ chạy băng băng trên xa lộ. Vi nhìn Vũ, xem Vũ có lái bằng mấy ngón tay như Vũ kể trong thư gởi cho Vi hay không, và không thấy như vậy. Vũ chăm chú lái xe, lâu lâu lại lấy tay hất mái tóc của mình qua một bên, cái mái tóc vẫn dài dài y hệt như hồi còn đi học ở Saigon.
Vũ tạt qua nhà Vi đang ở lần thứ nhì bất ngờ như cơn gió, cả nhà Vi, bố mẹ và mấy đứa em vừa học xong lớp anh văn tổ chức cho người tỵ nạn mới đến Mỹ từ trong một chiếc xe 4 cửa đậu ở gần đó bước ra. Vũ chào bố mẹ Vi nói là nhân tiện ghé qua vùng này nên đến thăm gia đình rồi mời cả nhà đi ăn phở. Bố mẹ Vi từ chối chỉ có Vi và mấy đứa em các đệ tử trung thành của Vũ là vui vẻ ngồi vào chiếc xe của Vũ. Vũ đổi xe hả, Vi thắc mắc không phải. xe của ông anh, Vũ mượn. Chiếc xe truck của Vũ không có đủ chỗ chở hết nhà Vi, Vũ nói vậy. Vũ lái qua khu shopping VN ghé vào tiệm phở quen thuộc kỳ trước.
Trong lúc Vũ và chị em Vi đang thưởng thức những tô phở tái, phở chín, phở bò viên thơm ngát mũi, những tô phở đi vào giấc mơ của chị em Vi sau ngày đến Mỹ và được Vũ dẫn đi ăn lần trước thì cửa tiệm bật mở, một đoàn người ào ạt bước vào tiệm phở, cười ồn ào như chợ vỡ. Vũ nhìn lên, vẫy tay chào lại với mấy người trong đó rồi cười nói với Vi "Nhà Vũ đó, bố mẹ, anh chị và mấy đứa cháu lái xe xuống vùng này chơi ngắm cảnh thủ đô, đông quá hả"".
Vi nhìn lên, gật đầu và vẫy tay chào lại bắt gặp thật nhiều khuôn mặt lạ hoắc nhưng ai cũng có cái nhìn thân thiện, nụ cười tươi. Nhà Vũ đó sao" Vi nhìn và không tài nào đoán được ai là cô em gái của Vũ ở VN không biết chạy xe đạp mà qua Mỹ lái xe hơi chạy vù vù, ai là anh trai Vũ đã từng học đại học Phú Thọ Saigon trước 75 giờ đang học master ở Mỹ, ai là em trai Vũ mới vào đại học ai là ông anh họ sửa đồ vest cho Vũ mua sale để đi interview như thư Vũ viết cho Vi....nhà Vũ đông quá xá.
Vũ không dắt chị em Vi qua giới thiệu với gia đình của Vũ, nhà Vũ ngồi ở mấy cái bàn xa tít ở góc kia. Chỉ một thoáng để Vi thấy được nhà Vũ đông đến mức nào, vui vẻ đầm ấm đến mức nào. Vi bỗng hiểu thêm vì sao Vũ quyết định đi Mỹ cùng với gia đình đông đúc của Vũ thay vì ở lại Việt Nam.
Vũ đến thăm Vi lần thứ ba vào một buổi tối cuối hè, trước lúc Vi chuẩn bị vào đại học ở community college. Vũ khuyên Vi mang học bạ, bằng tốt nghiệp đại học ở VN ra đưa cho counselor rồi tìm cách chuyển lên University học lấy master về hóa, hai năm là ra trường, kiếm việc làm dễ dàng hơn chuyện bắt đầu học lại mấy lớp căn bản ở community college phí thời gian đi. tiếng anh Vi nghe còn chưa thạo nói còn chưa thông, Vi đang sợ muốn chết, nghĩ tới vào community college là Vi thấy rét rồi, nói gì đến chuyện đi học ở University, Vi nói Vũ như vậy. Những gì học ở Việt Nam từ mấy cuốn sách quá trình thiết bị và máy hóa chất của Liên Xô, Vi không muốn nhờ đến nữa. Vi muốn bắt đầu lại từ đầu, học cái ngành gì Vi thích kìa.
Vũ hỏi Vi định học gì. Vi trả lời là Vi muốn học ngành dược. Bao năm trời sau 75 Vi chạy xe ngang cổng trường dược ở trên đường Đinh Tiên Hoàng ở Saigon mà thèm muốn, thèm khát. Mấy đứa bạn hồi phổ thông trung học của Vi, gia đình có lý lịch sạch sẽ được nhận vào mấy trường nha, y, dược ở Saigon. Vi nhớ hoài những mơ ước của Vi khi Vi được mấy đứa bạn ở trường dược dẫn vào trường xem các phòng thí nghiệm nghe tụi nó kể chuyện học hành, chuyện đi thực tập xem các xí nghiệp dược phẩm với bao nhiêu là máy móc sáng lóa, cho ra bao viên thuốc đủ màu đủ cỡ...Vũ hỏi Vi có khái niệm gì về ngành dược ở Mỹ hay không, Vi thành thật trả lời là không biết. Vi nói với Vũ, chính Vũ cũng bỏ ngành Hóa khi đi qua Mỹ kia mà. Bây giờ đến lượt Vi thôi. Vi không muốn học tiếp ngành Hóa, Vi không muốn đi làm cho mấy nhà hóa chất ở New Jersey, Vi không phải là con người giỏi cơ khí, giỏi kỹ thuật, ngày xưa Vi đi thi vào ngành Hóa chỉ vì lúc đó mỗi đứa học sinh trung học chỉ được thi vào một trường đại học mà thôi. Vũ còn nhớ hay không.
Nhớ chứ sao không nhớ, Vũ nói. Thời đó mười tám, mười chín tuổi có biết gì đâu mà chọn với lựa. Nhất y, nhì dược, tạm được bách khoa, ô rơ voa sư phạm cứ nghe bà con thiên hạ nói vậy là mình cứ theo, lý lịch không đẹp theo ý của bạn tuyển sinh thì chọn thi vào bách khoa, để ra trường chỉ tiếp xúc với máy móc vô tri mà thôi, không rắc rối đụng chạm đến con người, Đảng và nhà nước đỡ phiền hà. Bây giờ qua Mỹ rồi mình tự do muốn học ngành nào thì học tùy khả năng mình có theo nổi hay không mà thôi. Tùy Vi, Vũ nói nhưng bắt đầu lại từ đầu như mấy đứa học high school, lâu lắm đó nghe.
Sau lần đó Vi không gặp Vũ nữa, chỉ lâu lâu nói chuyện với Vũ qua điện thoại. Thời gian trôi qua, bài vở ở trường nhiều thêm, Vi vừa làm part time ở phòng thí nghiệm vừa đi học, bận rộn túi bụi, những lần nói chuyện điện thoại với Vũ thưa dần, thưa dần rồi mất hẳn. Dịp Giáng sinh, dịp tết âm lịch Vi có gởi thiệp cho Vũ, vắn tắt kể về Vi về mấy đứa em Vi, những đệ tử của anh Vũ luôn luôn bái phục anh sát đất, nhưng hiếm hoi lắm mới nhận được cái thiệp của Vũ, viết còn ngắn hơn Vi. Không còn những lá thư dài năm sáu trang kể chuyện trên trời dưới đất Vũ viết gởi cho Vi dạo còn ở Việt Nam. Bây giờ hai đứa chỉ cần gọi điện thoại là có thể nói chuyện với nhau, chỉ cần mấy chục cents mua con tem là mấy ngày sau có thư để đọc, chỉ cần vào computer đánh email là mở lên đọc ngay thôi, nhưng Lê Trí Vũ bây giờ trở nên xa xôi vô cùng trong bộ nhớ của Vi.
Sau mấy năm đến Mỹ, Vi nhận được thư và ảnh của Hòa. Trong ảnh ngoài Hòa, chồng bây giờ còn có 2 con, một trai một gái. Con bé có nụ cười khoe cái răng khểnh giống Hòa như tạc. Trong ảnh, chồng Hòa bồng cô con gái, còn Hòa bế đứa con trai hai vợ chồng chụp đứng trước cửa nhà, ngôi nhà gạch ba tầng khang trang có giàn hoa giấy lượn vòng duyên dáng ôm lấy cánh cửa sắt, thoáng trong góc hình có mấy chiếc xe gắn máy mới đẹp. Hòa làm ở một công ty đông lạnh hải sản theo thư viết. Khuôn mặt Hòa trong hình cười rạng rỡ vui tuôi và Vi cũng vui lây vì biết bạn mình đang hạnh phúc. Nhiều lúc tự hỏi nếu Vũ trở về VN lấy Hòa mang Hòa qua đây, liệu Hòa có hạnh phúc như vậy không... Vi vẫn viết thư cho Hòa nhưng không đả động gì đến Vũ cả.
Bặt tin Vũ hai, ba năm trời. Thiệp chúc Tết, Giáng sinh gởi đến nhà Vũ không bị trả lại nhưng cũng không thấy Vũ hồi âm. Vi về sau có mấy người quen sống trên vùng đó, người Việt trên vùng đó không nhiều nên biết nhau cả, nói Vi nghe là Vũ vẫn còn ở đó, đi làm cho một nhà máy chế tạo xe hơi.
Một chiều mùa thu cuối tuần, năm cuối cùng của Vi ở đại học Vi nhận được một tấm thiệp trong một phong bì màu hồng khá lớn. Thiệp cưới, chữ viết trên phong bì và trong thiệp khá quen thuộc. Chữ của Vũ
"Hôm nay là đám cưới của mình. Mỗi lần nhìn đến Vi mình lại nghĩ đến Hòa không quên được, cho nên giữa mình và Vi chỉ có thể là bạn".
Vũ
Vi xếp tấm thiệp lại bước ra ngoài vườn sau nhà. Trời mùa thu gió thổi nhè nhẹ làm cho những cành cây lá trổ vàng trổ đỏ xào xạc rung rinh như những bàn tay vẫy chào đưa tiễn. Xa thật rồi đó những kỷ niệm thời sinh viên ngày nào của Vi, Vũ và Hòa- những mối tình nhẹ thoảng qua như cơn gió, nhưng mỗi lần nhớ đến vẫn làm cho người trong cuộc thấy lòng xao xuyến, nao nao. Vi nói thầm với cơn gió thoảng gió ơi hãy mang những lời chúc của Vi đến cho vợ chồng Vũ, chúc vợ chồng Vũ được hạnh phúc bền lâu. Có thể Vi sẽ không bao giờ gặp lại Vũ nữa trên trái đất này. Vi biết vậy, Vũ ở đâu, Vũ làm gì, bao giờ cũng có những người bạn luôn nghĩ tốt về Vũ, mong Vũ được bình yên, may mắn, khỏe mạnh, hạnh phúc. Vũ nhé!
Đối với Vi, Lê Trí Vũ bây giờ thật sự, thật sự trở thành tên của một cố tri.
Vừa được thư Vi hôm qua, ngồi viết liền đây. Mình đã dọn nhà. Nhà mới này cũng chỉ là nhà mướn thôi, rộng rãi có 5 phòng ngủ, 2 nhà tắm lại có basement rộng rãi nên có chỗ chơi game thoải mái. Mình chơi game nintendo rất nghề, nghe nói ở Saigon nhan nhản loại game này phải không"
Đời sống vẫn vậy không đủ cũng không thiếu chả có gì mới. Thôi để mình nói về mấy điều Vi hỏi trước rồi sẽ nói chuyện mưa nắng ở xứ này sau.
Chuyện lái xe: Bây giờ mình mới hiểu tại sao mấy ông diện HO sang đây đều đi "đổi bằng". Thì ra họ có bằng lái mới ở VN nghe Vi nói đắt quá nhỉ, thật ra mình không biết 300 ngàn là bao nhiêu, nhưng 1 dollar bằng 5000, suy ra 300 ngàn VN là 60 dollars phải không" Nếu vậy thì đừng học, mình học lái không tốn đồng nào hết. Khi mình sang Mỹ ba mình đã có bằng lái ông dẫn mình ra sân trường high school học chỉ có 5 buổi chiều, mỗi buổi 45 phút, 3 thằng con cùng học mất độ 2 giờ dạy vậy là lái được.
Bọn Mỹ không nhận bằng của xứ nào cả, ai cũng phải thi lại. Thi gồm có 2 phần lý thuyết và thực hành. Thi lý thuyết đâu mới được cấp bằng tạm cho phép lái xe nhưng phải có người có bằng ngồi kế bên cạnh. Sau khi đậu lý thuyết tối thiểu phải 30 ngày mới được đăng ký thi lái. Thi lái ở tiểu bang mình thì lái ngoài đường thật như những xe khác. Các điểm kỹ thuật chính là sang lane (vì đường ở Mỹ có nhiều lane) quẹo và safety. Nói chung là lái rất dễ dàng, đứa em gái của mình ở VN không biết chạy xe đạp (năm nay nó 25 tuổi) mà chỉ học 10 ngày là lái ngon lành, đừng phí tiền vô ích, Vi để tiền đi ăn bún riêu còn có lý hơn.
Nếu có bằng lái nước ngoài thì sau khi thi lý thuyết được phép thi thực hành ngày không phải đợi 30 ngày. Dĩ nhiên là Vi không nên phí tiền chỉ đến sớm 30 ngày, vì thật ra mới sang đâu có xe hơi. Xe hơi Mỹ dễ lái lắm, số tự động (nghĩa là giống Honda 50, không có clutch) leo lên xe chỉ vô số 1 lần rồi chạy tới nơi trả số lại, tay lái lại có power (bằng thủy lực) nên chỉ bẻ bằng một ngón tay thắng cũng power. Sang đây Vi sẽ biết, không nên học một giờ lái ở Việt Nam, luật Mỹ khác, mỗi tiểu bang cũng khác chút đỉnh nhưng nói chung là dễ ợt. Từ con nít đến ông già 80 tuổi ai cũng lái ít khi nào một xe hơi ngồi 2 người, một người một chiếc như xe đạp ở Việt Nam.
Chuyện học hành Vi và các đệ tử đừng lo. trường Community college thì cũng giống trường đại học Việt Nam thôi, có điều mới sang đây thì nghe Mỹ nói không hiểu, nói lại cũng không trôi hơi ngán ngán.
Ngày mới sang mình ở nhà suốt, xem tivi và ăn cho sướng bụng. Đủ loại cam táo lê mận, dưa hấu (dưa hấu ở đây ăn quanh năm, chuối cũng vậy và rẻ lắm) đào, nghe thú vị nhỉ. Xong rồi đi làm giấy tờ, khám sức khỏe rồi...uống thuốc lao 6 tháng. Chiều thì đi dạo chợ, ở đây chẳng có chợ giống Việt Nam toàn là store, đồ nhiều phát khiếp, từ cái móc áo đến cái máy cày, Vi muốn tìm gì cũng có. Được 10 hôm như vậy thì mình đi rửa bát ở nhà hàng tàu, 10 giờ sáng đến 9 giờ tối, tha hồ rửa chén bát, thái thịt, xắt rau....Sau đó nhà mình dọn qua tiểu bang này.
Cũng phải mất một tháng mới quen với cảnh vật nơi đây, mỗi sáng thức dậy mình thường giật mình khi nhìn chung quanh thật xa lạ, lạnh lẽo buồn tẻ. Bây giờ thì quen rồi, thôi mình tạm dừng đây, hơi nhức đầu, nãy giờ ngồi viết tốn hết 2 chai Michelob (bia này ngon lắm, mắc gấp rưỡi bia lon). Cầu mong gia đình Vi sớm sang đây.
Vũ
*
Lá thư của Vũ gởi về VN, không biết Vi đọc nó bao nhiêu lần trước và sau ngày đặt chân đến đất Mỹ.
Ngày Vũ rời Việt Nam, Vi đã cố tình xếp tên Vũ vào một góc kẹt của bộ nhớ của mình, và nghĩ rằng sẽ không bao giờ biết tin tức của Vũ nữa cả. Vậy mà Vũ vẫn nhớ đến bạn bè ở Việt Nam. Vũ gởi thư cho nhiều đứa trong lớp, trong đó có Vi. Lúc viết thư hỏi thăm Vũ, Vi không nghĩ là bức thư đó là điểm khởi đầu cho một loạt thư.
Dạo còn ở Saigon, cùng học ở trong trường, nhà Vi là chỗ Vũ đến mượn gạo những ngày túng thiếu, cho Vũ mượn nhưng Vi không bao giờ kêu Vũ trả. Những lúc Vũ tạt đến nhà Vi nhân buổi cơm, có rau cháo gì mẹ Vi và chị em Vi cũng nhiệt tình mời Vũ dùng. Vũ như một thành viên trong nhà Vi, như một người anh trai trong gia đình đối với các em Vi, thân thiết nhưng không thân đến nỗi có bao nhiêu buồn vui trong người cũng mang ra mà kể hết cho Vi như những đứa bạn gái của Vi. Những khi Vũ rời Việt Nam qua Mỹ và Vi vẫn còn ở lại Saigon, Vũ viết thư và trút nỗi lòng mình trên giấy nhiều hơn. Vi trở thành một người bạn Vũ đặt niềm tin vào để tâm sự một trong những chỗ dựa tinh thần nhỏ nhoi cho Vũ.
Cách xa Vi nữa vòng trái đất, Vũ kể cho Vi nghe về những vất vả khó nhọc trong cuộc sống ở xứ người, về nỗi cô đơn của Vũ, về trái tim rạn nứt của Vũ khi nghe Hòa làm đám cưới. Vũ kể và Vi nghe, Vũ biết là Vi đọc và chia xẻ những suy tư, những vui buồn những niềm đau của Vũ.
Hòa sau khi ra trường cũng giữ liên lạc với Vi, con bé lâu lâu trong thư lại hỏi xem có biết tin tức gì của Vũ không, Vi viết vắn tắt cho Hòa là Vi biết được là Vũ vừa đi học vừa đi làm, vậy thôi. Tuyệt nhiên Vi không cho Hòa xem những bức thư của Vũ gởi cho Vi, những dòng chữ Vũ viết trong lúc phẫn nộ, đau đớn, buồn, tức tưởi, xót xa cay đắng lẫn lộn, vì như vậy có giúp gì được cho Hòa đâu ngoài chuyện làm trái tim Hòa rướm máu nhức đầu.... Vũ khuyên Hòa quên Vũ, khuyên Hòa lập gia đình chính Hòa cũng nhớ như vậy. Cho Hòa xem thư Vũ viết, Vi gợi cho Hòa nhớ quá khứ của tình yêu sinh viên một thời có ích lợi gì đâu, Vi nghĩ vậy.
Rồi cũng đến cái ngày Hòa gởi cho Vi hình đám cưới chú rể lịch sự trong bộ vét màu xám nhạt có cài hoa hồng trên túi áo, cô dâu mặc bộ áo cưới tây phương màu trắng kết ren tha thướt, cả hai đứng dưới giàn hoa giấy đỏ tươi, cười rạng rỡ tươi vui. Không phải chàng Cảnh hù muốn cho Hòa mượn xe đạp dạo Hòa mất xe ở ký túc xá, chú rể là một người mới toanh, Vi không nhận ra được trong trí nhớ của mình. Bạn bè trong lớp nói với Vi chú rể không học ở trường tụi mình.
Khi Vũ viết thư hỏi thăm Vi về "Đường tình duyên của bạn mình" đến lượt Vũ đọc thư Vi tả oán về "mảnh tình rách vắt vai" với anh chàng Thành bên cơ khí. Năm cuối cùng Thành nhận đồ án tốt nghiệp nghiên cứu về một cái máy dệt. Vi nói với Thành là nếu làm đồ án không kịp thì Vi sẽ phụ, vậy là cả chục mấy cái bản vẽ chằng chịt chi chít của cái máy dệt kim Tashu kéo nhau đến đăng ký hộ khẩu ở nhà Vi, để cho Vi sau những giờ học mấy môn học ở lớp mình thì lại cặm cụi gò lưng vẽ cho Thành đến khuya lơ khuya lắc. Vẽ cho Thành xong xuôi, anh chàng nhìn mấy bản vẽ xong rồi chê chỗ này chỗ kia, nói là mình phải vẽ lại mà chẳng cám ơn Vi một tiếng, làm Vi tức không thể tả.
Nỗi đau đến đó chưa phải là dứt. Sau khi Thành ra trường, anh chàng lấy kéo cắt cái bụp mối tình sinh viên với Vi, Thành nói với Vi: "Ba anh nói là nếu anh tiếp tục quen với em thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đường công danh sự nghiệp của anh. Anh suy nghĩ nhiều lắm và thấy là ba anh có lý". Ba Thành, sau mấy năm quen nhau Vi mới biết là cựu đảng viên cộng sản đã từng bị bắt hồi những năm 50, rồi sau đó bỏ chiến khu vào thành phố sống đời của một người dân thường. Dân thường hay tiếp tục làm tình báo cho Việt cộng năm 75, điều đó Vi không biết. Nhưng chuyện nhà của Thành được nhà nước cấp cho căn nhà ngày xưa là của một ông thượng nghị sĩ VNCH, chuyện Thành là bí thư chi đoàn thanh niên cộng sản của lớp Thành, Vi không biết trong cả một thời gian dài vì Thành dấu Vi không nói ra, mãi đến năm học cuối ở đại học Vi mới rõ.
Thành ra trường, đi làm cho một công ty xuất nhập khẩu ở ngoài Bến Bạch Đằng. Saigon nhỏ như bàn tay, có mấy lần Vi chạy xe ngoài đường thấy Thành giữa dòng xe xuôi ngược, cái xe đạp cũ mèm thời sinh viên ngày nào được thay thế bằng chiếc xe gắn máy mới cáu cạnh. Thấy vậy thôi, không một cái gật đầu, một cái vẫy tay, một ánh mắt liếc nhìn, một nụ cười thăm hỏi. Hai đứa bây giờ trở thành hai người xa lạ đi hai hướng khác nhau, như hai nhánh của một hình parabol kéo dài ra đến vô cực không bao giờ gặp lại.
Vi ra trường, không tìm được việc làm. Gõ cửa xí nghiệp này đến xí nghiệp khác. đưa hồ sơ xin việc ra đọc lý lịch xong người ta dội ngay, không mướn. Gần một năm sau khi tốt nghiệp Vi mới xin được một chỗ. Làm cũng không được bao lâu thì có chương trình HO vậy là Vi nghỉ việc, nhà Vi nộp hồ sơ và Vi sống trong nỗi đợi chờ như Vũ ngày xưa, đợi chờ cái giấy thông hành đi định cư ở Hoa Kỳ. Mấy người quen giúp Vi có học sinh để dạy kèm, thời gian Vi chờ đợi để được đi Mỹ nhờ đó trôi qua nhanh hơn.
Mấy năm trời ròng rã, những bức thư Vũ gởi về đem lại cho Vi một nụ cười, một niềm tin trong cuộc sống, một niềm mơ ước ở một tương lai tốt đẹp hơn. Và nước Mỹ bỗng chốc không phải là một xứ sở hoàn toàn xa lạ đối với Vi, vì nước Mỹ đã được Vũ mô tả một phần nào qua những bức thư Vũ gởi về.
Khi biết ngày gia đình mình rời Việt Nam. Vi viết thư báo cho Vũ hay, tiểu bang gia đình Vi sẽ tới cách xa tiểu bang Vũ ở nhiều lắm nhưng cùng ở trên nước Mỹ, Vi nghĩ rằng có dịp "thiên lý tha hương ngộ cố tri" gặp lại người quen xưa như Vũ trên nước Mỹ này sẽ vui biết mấy. Vi nghĩ vậy và mong ngày gặp Vũ sẽ không xa. Bao năm trời ở Mỹ Vũ chỉ gởi về cho Vi một tấm hình chụp ở community college lúc mới qua Mỹ. Vũ trong hình dù khoác cái áo jacket dày cộm vẫn gầy nhom như hồi ở Việt Nam.
Rời Saigon, gia đình Vy đến Thái Land phải ở tại trại chuyển tiếp Bangkok vài ngày rồi mới có chuyến máy bay qua Mỹ, trên đường vào trại xe chở gia đình Vi và mấy gia đình người Việt khác chạy qua những con đường thênh thang sạch bóng, vô số xe hơi chạy ngược, xuôi xe nào kính xe cũng có màu sậm như kính mát. Xe chạy qua những ngôi chùa Thái có mái vàng óng, cong vút, chạy qua những ngôi nhà khang trang nằm dưới những tàn cây lá xanh mượt, chạy qua những dòng xe gắn máy đủ loại, đủ cỡ, đẹp và to hơn nhiều so với những chiếc xe Vi thấy ở Saigon.
Trại chuyển tiếp hóa ra là một ngôi nhà cao tầng, bên ngoài có hàng rào dây thép giăng cao thật cao bao vòng quanh. Bước vào trong trại, đoàn người mới tới với bao nhiêu là vali, túi xách, còn đang ngẩn ngơ trước cảnh trại chuyển tiếp, thì được đón tiếp bởi một hàng rào người la hét ồn ào như vỡ chợ. Ma cũ bắt nạt ma mới, có mấy người la lớn lên "bỏ giày dép ra". Vi nhìn quanh, trại chuyển tiếp là một căn nhà trống hoác mỗi gia đình chiếm một góc nhỏ ở trong đó, mùng, chiếu, soong, nồi chén dĩa xếp ở một góc. Người ta nằm ngồi la liệt trên sàn nhà lát gạch, khung cảnh hỗn độn y như trong mấy trại tản cư, đông người quá lại là đầu mùa hè trong trại nóng hừng hực, cánh đàn ông cứ quần xà lỏn áo thun lá, phụ nữ thì mặc đồ bộ ai nấy đi chân đất, lúc cần thì xỏ đôi dép nhựa vào, trại đã đông, thêm người mới tới lại càng đông, nhưng cuối cùng những người đến trước cũng thu xếp nhích qua nhích lại, san sẽ một diện tích thật chật hẹp cho những người đến sau có chỗ nghỉ lưng. Rồi sẽ có những người có chuyến bay rời trại, rồi những người đến sau sẽ có cơ hội dời vào những không gian thoáng mát hơn, rộng rãi hơn những cái góc kẹt mình chiếm ngụ cho những người mới đến, chỗ ở xoay vòng vòng theo cái qui luật cũ rích nhưng có hiệu lực ở trại.
Thư Vũ kể về những ngày sống ở trại bên Phi, Vi không thấy giống những gì ở bên trại Thái Lan này. Mỗi trưa và chiều trại phát thức ăn, bao giờ mỗi người cũng có một bao nylon cơm, 1 bao nylon canh măng chua hay canh cải cay xé lưỡi và hai quả trứng luộc, thực đơn bất di bất dịch, gia đình càng đông người thì trứng luộc càng nhiều. Những ai có phương tiện tài chánh khả quan hơn, thủ được mấy chỉ vàng hay dollar trong người khi đi thì có thể mua thêm đồ ăn bán ở ngoài hàng rào bên ngoài trại, bán đủ mọi thứ từ nước sôi để pha sữa cho các em đến miếng gà nướng, từ trái táo, chùm nho đến cây cà rem. Mọi chuyện mua bán xảy ra ở hàng rào, sáng nào cũng nhốn nháo, náo nhiệt, người bán người mua la ơi ới. Mấy tờ hai mươi dollar Vũ kẹp vào trong mấy lá thư gởi cho Vi bào là để Vi có tiền gởi thư qua Mỹ, bây giờ được Vi dùng để mua thức ăn ở ngoài hàng rào cho mình và gia đình.
Thời gian trong trại trôi qua chậm như rùa bò. Mỗi sáng có danh sách thông báo tên những người có chuyến bay, người ra đi mừng vui hớn hở vì thoát được cuộc sống gò bó, tù túng, đến nghẹt thở ở trong trại, vui vẻ để lại hết những cái thau nhựa, xô đựng và một lô tài sản mới sắm ở trại cho những người ở lại, còn người chưa có tên trong danh sách thì nhìn người ra đi mà ganh tỵ mà mơ ước, mà khát khao. Có một ông tuổi trung niên bị đau mắt, ngày nào cũng phải lên gặp y tá của trại để họ kiểm tra và cho thuốc, gặp ông đi qua là thiên hạ tránh ra xa lập tức, lỡ mà con vi trùng đau mắt của ông chạy qua mắt mình, ở lại trại không biết bao nhiêu ngày nữa, phải là rước họa vào thân không kia chứ, bà con trong trại bàn, tránh ông là thượng sách.
Rồi cũng đến cái ngày nhà Vi có chuyến bay, đến cái ngày nhà Vi rời trại chuyển tiếp để đi Mỹ. Ngày hôm đó là một ngày giữa tháng tư, nhằm vào dịp lễ gì đó của người Thái. Dọc đường xe chở những người Việt Nam ra phi trường, vô số lần bị người ở trên đường cầm những vòi nước, xô nước tạt vào xe, ai nấy đến phi trường quần áo cũng ướt đẫm những nước là nước, nhưng ai nấy đều vui vẻ vô cùng, vì cuối cùng đã thoát được ra khỏi cuộc sống tù túng, chật hẹp như cá mòi hộp ở trại chuyển tiếp.
Saigon ngày một trở nên xa với không chỉ xa vời trong óc Vi mà cả trong thực tế, khi nhà Vi đã ngồi vào trong một chiếc máy bay khổng lồ cùng mấy gia đình Việt Nam khác, máy bay nay từ Thái đến Nepal nghỉ ở phi trường đó một chốc rồi bay tiếp qua Paris.
Đổi máy bay ở phi trường Charles de Gaulle tại Paris, thời gian eo hẹp, gấp rút chỉ đủ để nhà Vi đi như chạy từ terminal này qua terminal khác để đổi chuyến bay đi London. Những cửa tiệm bày hàng trong phi trường ở Paris có bao nhiêu là tủ kính sáng lóa ánh đèn, trưng bày không biết bao nhiêu là mặt hàng đẹp đẻ, sang trọng khác hẳn với những cửa hàng mậu dịch bách hóa tổng hợp nghèo nàn lèo tèo vài mặt hàng ở gần nhà Vi ở Saigon. Vi cảm thấy mình bắt đầu chới với, lạc lõng trong một thế giới mới, lạnh lùng xa lạ, ngỡ ngàng. Chân Vi đi như chạy cho kịp chuyến bay, nhưng đầu óc Vi bắt đầu hụt hẫng, choáng váng. Đây mới chỉ là một phi trường ở Pháp, rồi gia đình Vi sẽ qua Mỹ, cảnh vật và con người sẽ thay đổi đến mức nào, xa lạ đến mức nào, Vi không hình dung ra được.
Những cửa tiệm bày vô số dầu thơm, kẹo bánh, hàng hóa đủ màu sắc sặc sỡ lướt qua mắt Vi như một cuốn phim quay nhanh đến chóng mặt. Saigon của Vi bây giờ xa thật là xa rồi đến lúc bây giờ Vi mới thấm thía, những bước chân của Vi kéo Vi và xa thêm Saigon, bỏ lại sau lưng Vi bao nhiêu là kỷ niệm, bỏ lại sau lưng Vi cả một phần của một đời người.
Rời Pháp, máy bay chở gia đình Vi bay qua Anh, dừng lại vài tiếng ở phi trường London. Từ cửa sổ máy bay nhìn ra, Vi chỉ thấy sương mù dày đặc, sờ vào cửa sổ máy bay, tay Vi lạnh cóng, rồi máy bay tiếp tục cuộc hình trình, bay vượt Đại Tây Dương, chuyến bay dài không thể tưởng tượng trong trí nhớ của Vi, cuối cùng thì đáp xuống phi trường New York.
Dòng người Việt Nam từ trong máy bay tỏa ra đi các hướng khác nhau khi đến New York, gia đình này về Cali, gia đình kia về Texas...nhà Vi chuyển chuyến bay về Washington DC lúc máy bay đáp xuống phi trường Washington DC Vi nhìn đồng hồ đeo tay của mình, nhẩm tính ra từ lúc rời Bangkok đến bây giờ là hơn 37 tiếng đồng hồ.
Gia đình người bà con đã đến đón nhà Vi ở phi trường. Ngồi vào xe Vi không tài nào để ý đến những phong cảnh của thủ đô nước Mỹ lúc về đêm, người Vi mỏi rã rời, mắt Vi chỉ muốn sụp xuống mà ngủ. Cái cảm giác lắc lư chòng chành trên máy bay vẫn còn đeo đuổi theo Vi mãi không thôi, cổ họng Vi đắng ngắt sau mấy lần say sóng ói trên máy bay chứ không thể ăn bất kỳ cái gì từ lúc chuyển máy bay ở Pháp.
Vi ngủ như chết sau khi về đến nhà người bà con bảo trợ gia đình Vi, đến lúc Vi mở mắt ra thì trời đã về chiều. Vi nghe có tiếng điện thoại reng phía trên đầu rồi nghe tiếng bước chân đi xuống cầu thang dẫn xuống basement nơi nhà Vi đang ở tạm. Tiếng ông bác họ vang lên từ cầu thang "Vi cháu có điện thoại" ai mà biết Vi đang ở Mỹ mà gọi kìa, Vi thắc mắc. Cầm cái ống nghe lên, vừa nói Allo Vi đây là Vi nghe ngay một giọng nói quen thuộc từ đầu dây bên kia. Giọng nói của Vũ.
Vi khỏe không, Vũ hỏi. Vũ nhận được thư Vi biết ngày nhà Vi rời VN và được Vi cho biết địa chỉ của ông bác họ, người bảo trợ gia đình Vi thành ra Vũ phỏng đoán chừng ngày Vi đến và gọi điện thoại. Gọi cầu may thôi, Vũ nói chứ cũng không biết được là Vi và gia đình đã đến Mỹ chưa, giọng nói của Vũ vẫn như ngày nào lúc còn đi học ở đại học, không có gì thay đổi, vẫn pha một chút gì ngang ngang khôi hài trong đó.
Nói chuyện một lát, Vũ nói: "à xe hơi mình mới rồi bị cháy" xe hơi sao lại bị cháy, Vi ngẩn người ra không hiểu, hỏi lại Vũ. Vũ cười hì hì trong điện thoại, đâu biết đâu xe cũ quá thì cháy chứ sao. Hôm đó Vũ bỏ báo xong quay về nhà buồn ngủ quá đánh một giấc, lúc đang ngủ ngon thật là ngon thì ông hàng xóm gõ cửa rầm rầm, đánh thức Vũ dậy, bảo là xe mày đang cháy quá xá cỡ ở ngoài parking lot kia kìa. Vũ chạy ra thấy không còn gì cứu vãn được, xe chữa cháy của địa phương đã chạy tới dập tắt lửa trên xe Vũ, nhưng cái xe coi như bỏ luôn. Xe cũ tuổi đời chồng chất, mua bảo hiểm có một chiều chỉ sợ đụng người ta có chuyện chứ đâu nghĩ tới có ngày bà Hỏa ghé chơi, Vũ nói vậy. Vũ đoán có thể bị chập dây điện, nhưng cũng chỉ là đoán mò vậy thôi. Vũ nói với Vi là Vũ mua chiếc xe hơi khác rồi, xe truck, coi gồ ghề lắm, để sau khi tốt nghiệp đại học nếu kiếm được job ở xa thì sẽ chất hết đồ đạc mình lên xe mà lái đến nơi đó cho tiện. Vũ lại cười, nói tiếp: Mua chiếc xe xong bà già tui giận tui, không thèm nói chuyện với tui mấy ngày. bà cụ thích tui mua chiếc xe bình thường có 4 cửa như đa số dân ở trên này kìa. Vũ nói với Vi xe còn trong warranty của hãng chế tạo xe, để rồi Vũ lái xuống thăm gia đình Vi, tám tiếng lái xe chứ đâu có xa xôi gì.
Mùa hè đầu tiên của Vi ở Mỹ, Vũ ghé thăm Vi cả thảy 3 lần, Lần đầu tiên Vũ đến với một anh bạn hai anh chàng lái 2 chiếc xe truck lớn kềnh càng. Để nếu gia đình Vi muốn đi định cư ở tiểu bang Vũ đang ở thì Vũ và bạn sẽ giúp, Vũ nói vậy. Bố Vi không có ý định dọn đi tiểu bang khác, đầu tàu của gia đình Vi đã cho Vũ biết một cách gián tiếp như vậy. Dù sao ở tiểu bang này vẫn còn một số người bà con của gia đình Vi, bố Vi cảm thấy an tâm hơn là dọn đi xa, nhất là lên tít mù nơi Vũ ở gần với biên giới Canada, khí hậu mùa đông khắc nghiệt hơn đó nhiều so với ở miền này. Vi nghe bố nói thì biết vậy thôi, chứ mùa đông ở Mỹ lúc đó như thế nào Vi không khái niệm gì cả. Chỉ biết là bây giờ vào giữa tháng tư mùa xuân, nhiệt độ bên ngoài nghe nói có bảy mươi độ F, mà Vi vẫn còn thấy lạnh cóng, phải khoác thêm một cái áo len dù ở trong nhà.
Vũ tìm cái bản đồ vùng Vi ở đọc lướt qua, rồi chở chị em Vi qua khu shopping Việt Nam tít bên tiểu bang kế bên để ăn phở. Đường xa lộ năm, sáu lằn xe chạy Vũ lái tỉnh bơ chạy qua đậu xe ở tiệm phở cái một, không ngần ngừ đắn đo lo nghĩ gì hết làm cho chị em Vi phục Vũ quá xá cỡ. Vi hỏi Vũ sao lái qua tiểu bang xa mà không sợ bị lạc hay quá vậy. Vũ cười nói có gì đâu, đọc bản đồ rồi trên đường đi ngó mấy cái bảng chỉ dẫn dọc theo đường đến exit nào thì quẹo vào, vậy thôi, mai mốt Vi biết lái xe rồi cũng sẽ thấy dễ ợt. Chiều tối ăn phở xong trở về đường xa lộ tối thui dưới mắt Vi, trên mặt đường có bao nhiêu là vạch sơn sáng chia lane này với lane khác, xe Vũ chạy băng băng trên xa lộ. Vi nhìn Vũ, xem Vũ có lái bằng mấy ngón tay như Vũ kể trong thư gởi cho Vi hay không, và không thấy như vậy. Vũ chăm chú lái xe, lâu lâu lại lấy tay hất mái tóc của mình qua một bên, cái mái tóc vẫn dài dài y hệt như hồi còn đi học ở Saigon.
Vũ tạt qua nhà Vi đang ở lần thứ nhì bất ngờ như cơn gió, cả nhà Vi, bố mẹ và mấy đứa em vừa học xong lớp anh văn tổ chức cho người tỵ nạn mới đến Mỹ từ trong một chiếc xe 4 cửa đậu ở gần đó bước ra. Vũ chào bố mẹ Vi nói là nhân tiện ghé qua vùng này nên đến thăm gia đình rồi mời cả nhà đi ăn phở. Bố mẹ Vi từ chối chỉ có Vi và mấy đứa em các đệ tử trung thành của Vũ là vui vẻ ngồi vào chiếc xe của Vũ. Vũ đổi xe hả, Vi thắc mắc không phải. xe của ông anh, Vũ mượn. Chiếc xe truck của Vũ không có đủ chỗ chở hết nhà Vi, Vũ nói vậy. Vũ lái qua khu shopping VN ghé vào tiệm phở quen thuộc kỳ trước.
Trong lúc Vũ và chị em Vi đang thưởng thức những tô phở tái, phở chín, phở bò viên thơm ngát mũi, những tô phở đi vào giấc mơ của chị em Vi sau ngày đến Mỹ và được Vũ dẫn đi ăn lần trước thì cửa tiệm bật mở, một đoàn người ào ạt bước vào tiệm phở, cười ồn ào như chợ vỡ. Vũ nhìn lên, vẫy tay chào lại với mấy người trong đó rồi cười nói với Vi "Nhà Vũ đó, bố mẹ, anh chị và mấy đứa cháu lái xe xuống vùng này chơi ngắm cảnh thủ đô, đông quá hả"".
Vi nhìn lên, gật đầu và vẫy tay chào lại bắt gặp thật nhiều khuôn mặt lạ hoắc nhưng ai cũng có cái nhìn thân thiện, nụ cười tươi. Nhà Vũ đó sao" Vi nhìn và không tài nào đoán được ai là cô em gái của Vũ ở VN không biết chạy xe đạp mà qua Mỹ lái xe hơi chạy vù vù, ai là anh trai Vũ đã từng học đại học Phú Thọ Saigon trước 75 giờ đang học master ở Mỹ, ai là em trai Vũ mới vào đại học ai là ông anh họ sửa đồ vest cho Vũ mua sale để đi interview như thư Vũ viết cho Vi....nhà Vũ đông quá xá.
Vũ không dắt chị em Vi qua giới thiệu với gia đình của Vũ, nhà Vũ ngồi ở mấy cái bàn xa tít ở góc kia. Chỉ một thoáng để Vi thấy được nhà Vũ đông đến mức nào, vui vẻ đầm ấm đến mức nào. Vi bỗng hiểu thêm vì sao Vũ quyết định đi Mỹ cùng với gia đình đông đúc của Vũ thay vì ở lại Việt Nam.
Vũ đến thăm Vi lần thứ ba vào một buổi tối cuối hè, trước lúc Vi chuẩn bị vào đại học ở community college. Vũ khuyên Vi mang học bạ, bằng tốt nghiệp đại học ở VN ra đưa cho counselor rồi tìm cách chuyển lên University học lấy master về hóa, hai năm là ra trường, kiếm việc làm dễ dàng hơn chuyện bắt đầu học lại mấy lớp căn bản ở community college phí thời gian đi. tiếng anh Vi nghe còn chưa thạo nói còn chưa thông, Vi đang sợ muốn chết, nghĩ tới vào community college là Vi thấy rét rồi, nói gì đến chuyện đi học ở University, Vi nói Vũ như vậy. Những gì học ở Việt Nam từ mấy cuốn sách quá trình thiết bị và máy hóa chất của Liên Xô, Vi không muốn nhờ đến nữa. Vi muốn bắt đầu lại từ đầu, học cái ngành gì Vi thích kìa.
Vũ hỏi Vi định học gì. Vi trả lời là Vi muốn học ngành dược. Bao năm trời sau 75 Vi chạy xe ngang cổng trường dược ở trên đường Đinh Tiên Hoàng ở Saigon mà thèm muốn, thèm khát. Mấy đứa bạn hồi phổ thông trung học của Vi, gia đình có lý lịch sạch sẽ được nhận vào mấy trường nha, y, dược ở Saigon. Vi nhớ hoài những mơ ước của Vi khi Vi được mấy đứa bạn ở trường dược dẫn vào trường xem các phòng thí nghiệm nghe tụi nó kể chuyện học hành, chuyện đi thực tập xem các xí nghiệp dược phẩm với bao nhiêu là máy móc sáng lóa, cho ra bao viên thuốc đủ màu đủ cỡ...Vũ hỏi Vi có khái niệm gì về ngành dược ở Mỹ hay không, Vi thành thật trả lời là không biết. Vi nói với Vũ, chính Vũ cũng bỏ ngành Hóa khi đi qua Mỹ kia mà. Bây giờ đến lượt Vi thôi. Vi không muốn học tiếp ngành Hóa, Vi không muốn đi làm cho mấy nhà hóa chất ở New Jersey, Vi không phải là con người giỏi cơ khí, giỏi kỹ thuật, ngày xưa Vi đi thi vào ngành Hóa chỉ vì lúc đó mỗi đứa học sinh trung học chỉ được thi vào một trường đại học mà thôi. Vũ còn nhớ hay không.
Nhớ chứ sao không nhớ, Vũ nói. Thời đó mười tám, mười chín tuổi có biết gì đâu mà chọn với lựa. Nhất y, nhì dược, tạm được bách khoa, ô rơ voa sư phạm cứ nghe bà con thiên hạ nói vậy là mình cứ theo, lý lịch không đẹp theo ý của bạn tuyển sinh thì chọn thi vào bách khoa, để ra trường chỉ tiếp xúc với máy móc vô tri mà thôi, không rắc rối đụng chạm đến con người, Đảng và nhà nước đỡ phiền hà. Bây giờ qua Mỹ rồi mình tự do muốn học ngành nào thì học tùy khả năng mình có theo nổi hay không mà thôi. Tùy Vi, Vũ nói nhưng bắt đầu lại từ đầu như mấy đứa học high school, lâu lắm đó nghe.
Sau lần đó Vi không gặp Vũ nữa, chỉ lâu lâu nói chuyện với Vũ qua điện thoại. Thời gian trôi qua, bài vở ở trường nhiều thêm, Vi vừa làm part time ở phòng thí nghiệm vừa đi học, bận rộn túi bụi, những lần nói chuyện điện thoại với Vũ thưa dần, thưa dần rồi mất hẳn. Dịp Giáng sinh, dịp tết âm lịch Vi có gởi thiệp cho Vũ, vắn tắt kể về Vi về mấy đứa em Vi, những đệ tử của anh Vũ luôn luôn bái phục anh sát đất, nhưng hiếm hoi lắm mới nhận được cái thiệp của Vũ, viết còn ngắn hơn Vi. Không còn những lá thư dài năm sáu trang kể chuyện trên trời dưới đất Vũ viết gởi cho Vi dạo còn ở Việt Nam. Bây giờ hai đứa chỉ cần gọi điện thoại là có thể nói chuyện với nhau, chỉ cần mấy chục cents mua con tem là mấy ngày sau có thư để đọc, chỉ cần vào computer đánh email là mở lên đọc ngay thôi, nhưng Lê Trí Vũ bây giờ trở nên xa xôi vô cùng trong bộ nhớ của Vi.
Sau mấy năm đến Mỹ, Vi nhận được thư và ảnh của Hòa. Trong ảnh ngoài Hòa, chồng bây giờ còn có 2 con, một trai một gái. Con bé có nụ cười khoe cái răng khểnh giống Hòa như tạc. Trong ảnh, chồng Hòa bồng cô con gái, còn Hòa bế đứa con trai hai vợ chồng chụp đứng trước cửa nhà, ngôi nhà gạch ba tầng khang trang có giàn hoa giấy lượn vòng duyên dáng ôm lấy cánh cửa sắt, thoáng trong góc hình có mấy chiếc xe gắn máy mới đẹp. Hòa làm ở một công ty đông lạnh hải sản theo thư viết. Khuôn mặt Hòa trong hình cười rạng rỡ vui tuôi và Vi cũng vui lây vì biết bạn mình đang hạnh phúc. Nhiều lúc tự hỏi nếu Vũ trở về VN lấy Hòa mang Hòa qua đây, liệu Hòa có hạnh phúc như vậy không... Vi vẫn viết thư cho Hòa nhưng không đả động gì đến Vũ cả.
Bặt tin Vũ hai, ba năm trời. Thiệp chúc Tết, Giáng sinh gởi đến nhà Vũ không bị trả lại nhưng cũng không thấy Vũ hồi âm. Vi về sau có mấy người quen sống trên vùng đó, người Việt trên vùng đó không nhiều nên biết nhau cả, nói Vi nghe là Vũ vẫn còn ở đó, đi làm cho một nhà máy chế tạo xe hơi.
Một chiều mùa thu cuối tuần, năm cuối cùng của Vi ở đại học Vi nhận được một tấm thiệp trong một phong bì màu hồng khá lớn. Thiệp cưới, chữ viết trên phong bì và trong thiệp khá quen thuộc. Chữ của Vũ
"Hôm nay là đám cưới của mình. Mỗi lần nhìn đến Vi mình lại nghĩ đến Hòa không quên được, cho nên giữa mình và Vi chỉ có thể là bạn".
Vũ
Vi xếp tấm thiệp lại bước ra ngoài vườn sau nhà. Trời mùa thu gió thổi nhè nhẹ làm cho những cành cây lá trổ vàng trổ đỏ xào xạc rung rinh như những bàn tay vẫy chào đưa tiễn. Xa thật rồi đó những kỷ niệm thời sinh viên ngày nào của Vi, Vũ và Hòa- những mối tình nhẹ thoảng qua như cơn gió, nhưng mỗi lần nhớ đến vẫn làm cho người trong cuộc thấy lòng xao xuyến, nao nao. Vi nói thầm với cơn gió thoảng gió ơi hãy mang những lời chúc của Vi đến cho vợ chồng Vũ, chúc vợ chồng Vũ được hạnh phúc bền lâu. Có thể Vi sẽ không bao giờ gặp lại Vũ nữa trên trái đất này. Vi biết vậy, Vũ ở đâu, Vũ làm gì, bao giờ cũng có những người bạn luôn nghĩ tốt về Vũ, mong Vũ được bình yên, may mắn, khỏe mạnh, hạnh phúc. Vũ nhé!
Đối với Vi, Lê Trí Vũ bây giờ thật sự, thật sự trở thành tên của một cố tri.
Gửi ý kiến của bạn