Hôm nay,  

Thôi Thế Cũng Đành

21/07/200400:00:00(Xem: 251992)
Người viết: NGUYỄN TRẦN DIỆU HƯƠNG
Bài số 589-1127-vb3200704

Nguyễn Trần Diệu Hương, hiện sống và làm việc tại miền Bắc California, là tác giả có giải danh dự Viết Về Nước Mỹ năm đầu tiên, 2001. Cho tới nay, cô vẫn không ngừng góp bài mới và trở thành một trong những tác giả được đọc nhiều nhất của giải thưởng. Sau đây là bài viết mới nhất của cô, đề cập tới tình trạng “vu qui muộn”.
*
Mình đã chọn đời nhau làm dấu chấm
Mỗi câu văn đâu được chấm hai lần.
Nguyễn Tất Nhiên
*
Chuyên là một trong số rất nhỏ của những người lập gia đình lần đầu ở tuổi ngoài ba mươi, sắp đến giai đoạn “down of the hill”. Lập gia đình muộn dĩ nhiên có nhiều bất lợi, nhưng cũng có rất nhiều thuận tiện. Vì “gừng càng già càng cay” lập gia đình càng muộn, càng có nhiều kinh nghiệm về đủ mọi mặt. Từ cách tổ chức đám cưới đông, vui mà không hao, không bị ai phàn nàn, đến cách chuẩn bị bước vào đời sống “đi thưa về trình”. Lần này thì không phải thưa mẹ, trình cha, mà thưa trình với “người dưng khác họ”.
Nhìn tới nhìn lui trong danh sách bạn bè cùng lứa, hay những người lớn hơn, hình như không ai “quality” trong việc trở thành cố vấn đáng tin cậy của Chuyên. Thật ra không phải là Chuyên đặt tiêu chuẩn cao cho “cố vấn hôn nhân và gia đình” nhưng trong những người bạn thân của Chuyên, hình như không ai đủ tiêu chuẩn làm ‘cố vấn hôn nhân” cho Chuyên. Hồi còn ở Việt Nam thì Chuyên còn nhỏ xíu, chưa được biết nhiều người. Ở Mỹ thì đời sống rất khép kín và đầy tất bật, Chuyên không có dịp quen biết nhiều người, ngoài “mối thâm giao” với tụi bạn từ thời còn chơi cò cò, chơi búp bê ở quê nhà và một hai người bạn thân từ thời còn đầy mùi nắng gió ở trại tỵ nạn. Nhưng người bạn này rất may mắn thành công trong sự nghiệp “hoạn lộ thênh thang” nhưng hạnh phúc gia đình thì luôn luôn ở trong ngõ cụt bế tắc!
Như Trinh chẳng hạn, dù đã lập gia đình, cứ tối thứ bảy đến chơi nhà bạn ở đến gần nửa đêm, nếu không bị “đuổi” thì nhất định không về. Hay Trung, cứ việân đủ cớ -từ khó ngủ đến chuyện phải làm việc nhiều cho kịp “dealine”- để ngủ trong phòng làm việc cạnh cái masterbedroom của hai vợ chồng. Đến Mai, thì mức độ tinh vi còn cao hơn, cứ mỗi khóa học, Mai lại lấy một lớp ở trường đại học mặc dù Mai đã có cử nhân từ hơn mười năm trước để mỗi cuối tuần ôm sách ra thư viện với một cái “good excuse” với chồng "Em phải học từ grade B trở lên mới được hãng bồi hoàn học phí."Khi ông chồng “ngây thơ” và cả tin bảo vợ "Em học lấy “C” đủ pass là được rồi. Hãng không bồi hoàn học phí thì anh bồi hoàn cho em." Thì Mai lại có cớ khác "Tình hình công việc ngày càng người khôn, của khó em phải lấy cao học để bảo đảm nếu mất việc này thì còn tìm được việc khác, mà với major của em thì phải từ điểm B trở lên mới đủ sức thuyết phục."
Thật ra có lần Mai thú thật với chúng tôi:
- Có lẽ tao sẽ học đến già “keep busy” để càng có ít thời gian với chồng càng tốt. Nói thẳng ra thì tội nghiệp, bỏ thì thương mà vương thì tội, nên đi học là “thượng sách” vừa mở mang kiến thức vừa đỡ bực mình vì thấy mình đã sai lầm trong quyết định lớn nhất đời người.
Không giống như người Mỹ bản xứ, vui thì sống với nhau, không hợp nhau thì đường ai nấy đi, nghèo thì dễ dàng hơn, chỉ lấy áo quần rồi lái xe đi sau đó gởi giấy ly dị về nhà cũ để lấy chữ ký của chồng/vợ cũ, giàu thì phức tạp hơn phải đến văn phòng luật sư chia của, đôi khi buồn hơn chia cả con. Khi hai bên cùng chán nhau và chán đời nên không để ý là mình còn phải chia cho luật sư gần 30% tài sản chung, mặc dù ông ta chưa bao giờ đóng góp một penny nào vào tài sản mà hai vợ chồng đã chắt chiu từ nhiều năm qua. Người Việt dù sống ở Mỹ dù đã vào thế kỷ 21 vẫn rất khó khăn khi đi đến chuyện “anh đi đường anh, tôi đường tôi”. Nhiều người bạn của Chuyên nhìn từ phía ngoài thì rất êm êm hạnh phúc, “đồng vợ đồng chồng tát biển đông cũng cạn” nhưng bên trong thì luôn có sóng gió hoặc có tình trạng “vung không đúng số với nồi”. Về chuyện này, mặc dù không gặp may về đời sống gia đình Trinh vẫn giữ được tính khôi hài từ hồi còn đi học:
- Lúc đầu thì đúng là “nồi nào vung nấy” nhưng về sau không biết từ lúc nào, hình như “cái vung bị rớt xuống đất” nên bị méo mó, không còn tròn trịa như trước, thế là có cảnh “vung không đúng số với nồi”.
Chưa hết, công việc hàng ngày của Chuyên là một chuyên viên dinh dưỡng cho tổ chức WIC (Women Infant Children) chuyên cấp phiếu sữa cho các bà mẹ trẻ với thu nhập ở dưới mức nghèo khổ, hầu hết chưa đến hai mươi, còn ở tuổi teenager làm Chuyên có dịp thấy và nghe “những điều trông thấy và đau đớn lòng” đàng sau những nụ cười thiên thần và những đôi mắt trong trẻo ngây thơ của các em bé được mẹ bồng theo mỗi lần phải gặp Chuyên. Điều không may là họ phải làm mẹ khi chính bản thân học chưa đủ trưởng thành và cũng cần có một bà mẹ săn sóc cho mình như người Mỹ vẫn nói “Baby has a baby”. Điều may mắn là họ ở Mỹ một đất nước giàu có tiêu chuẩn sống cao nhất quả đất, dù tiêu chuẩn bảo hiểm y tế còn nhiều điều đáng phàn nàn, nhưng tiêu chuẩn cho các em bé ở những gia đình nghèo thì gần như ở mức độ hoàn hảo. Vì những bà mẹ teenager còn quá trẻ, chưa đủ kiến thức để lo cho mình, dĩ nhiên không đủ sức và không biết cách lo cho con, nên chính phủ phải thuê những nhân viên như Chuyên, hướng dẫn những bà mẹ chưa trưởng thành cách nuôi con, cách chọn thực phẩm đủ dinh dưỡng để xã hội có một công dân khỏe mạnh về thể chất sau này.
Đó là chuyện dài về gia đình ở Mỹ, một nơi có đời sống vật chất bỏ xa tất cả các quốc gia khác và hình như cũng nhiều stress nhất thế giới. Như Trinh đã kể:
- Có những hôm ở sở gặp đủ thứ bực mình, công việc thì dồn dập người cộng sự thì làm biếng làm việc không có hiệu quả, trên đường lái xe về nhà gặp một người lái xe thích “ra dấu bằng ngón tay giữa” về nhà gặp ông chồng không hiểu vợ thì chỉ muốn lái xe đi đến chỗ nào chỉ có trời, có biển để mong gió thổi đi mọi bực mình.
Cho nên Chuyên chưa thấy chuyện lập gia đình riêng là một nhu cầu mặc dù ba mẹ như bao nhiêu người lớn tuổi khác, vẫn muốn Chuyên “yên bề gia thất” càng sớm càng tốt. Cứ nhìn những người bạn đã lập gia đình mỗi lần được đi chơi với bạn học cũ cứ hớn hở như chim vừa được thả khỏi lồng, Chuyên thấy sống một mình hình như là một hạnh phúc mà ít ai thấy.
Vậy mà, bây giờ Chuyên cũng “thôi thế cũng đành” phải lập gia đình vì thấy đã đến lúc cần người để “niềm vui nhân đôi, nỗi buồn chia hai” như lý thuyết. Dù không được hỏi ý kiến những người bạn thời thơ dại cũng đã chia xẻ với Chuyên nhiều kinh nghiệm rất thật của riêng mình.
Yên đã một lần ly dị, đang tương đối hạnh phúc ở hôn nhân lần thứ hai quả quyết:
- Đời sống gia đình thông thường nhiều “bad time” hơn là “good time” nhưng nếu mình khôn ngoan và có kinh nghiệm thì biết cách lẫn tránh những lúc “bad time”.
Mai thêm vào:
- Cách tránh “bad time” tốt nhất là đi học vừa thoải mái tinh thần, vừa có thêm kiến thức.
Mẹ khuyên Chuyên:
- Đàn bà con gái phải luôn luôn dịu dàng, dù ông chồng có ngang bướng đến đâu! Nước đổ vào đúng lúc thì có thể dập được lửa cháy, nhưng không đúng lúc thì lửa càng bùng lên cao. Phải nhớ là nếu đàn bà con gái không dịu dàng thì không còn là đàn bà, con gái nữa.


Bà Paula ở sở là một trong số rất ít những người Mỹ có một gia đình khá ấm êm, cho là:
- Nếu nghe thấy điều gì không hài lòng, thì phải giả vờ như không nghe thấy điều đó. Đôi lúc phải biết nhượng bộ lúc cần, dù là mình đúng hoàn toàn. Phải biết lùi bước bây giờ để sau đó tiến lên được ba bước.
Đó là những điều Chuyên sẽ khắc ghi khi bước vào “đời sống hai người”.
Ở Mỹ người ta có rất nhiều “brial workshop” cho những cô dâu tương lai với đầy đủ hướng dẫn từng bước một, từ việc nhỏ nhặt như chọn một bó hoa cầm tay cho “flower girl” hay cách làm những gói quà bé xíu xinh xinh như một lời cám ơn vật chất rất cụ thể đến những người khách bỏ thì giờ quý báu đến dự ngày vui nhất đời của mình, đến cách chọn lựa một căn nhà cho một gia đình mới với ngân sách riêng của mỗi người. Nhưng hình như không ai chuẩn bị tinh thần cho một người con gái bước vào một “milestone” lớn nhất đời người. Cho nên không ai ngạc nhiên khi thấy tỷ lệ ly dị ngày càng tăng cao, đã vượt qua cái mức 50% từ lúc nào! Ở California thì tỷ lệ đó càng “khủng khiếp” hơn: hai phần ba những người đã từng nói “I do” trước mục sư, linh mục hay quan tòa với lời hứa “đồng cam cộng khổ” cùng “the better half” ngày nào (nay đã trở thành “the worst nightmare”) đã nộp đơn xin trở về đời sống độc thân.
Chừng như đời sống càng bận rộng, người ta càng không có thời gian cho riêng mình, thì lấy đâu ra thời gian cho người khác" Rồi ngày tháng cứ trôi qua, đôi lúc tưởng chừng nhanh hơn vận tốc của ánh sáng, người ta càng nhiều tuổi thì càng trở nên khôn ngoan, dè dặt hơn trong tất cả mọi chuyện nhất là chuyện lập gia đình.
Người bạn thân nhất khi đến dự lễ đính hôn của Chuyên đã tặng Chuyên quyển “Men from Mars, Women from Venus” với lời nói rất chân thành:
- Tụi tao không đứa nào đủ tư cách để khuyên mày cách sống hạnh phúc đến “răng long đầu bạc” như thời ông bà, bố mẹ mình. Thôi thì giữ lấy quyển sách này để khi nào “mây đen kéo về” thì giở sách ra đọc những lời khuyên của ông tiến sĩ John Gray để còn đường trở về với hạnh phúc trong xanh.
Chuyên đã đọc qua được vài chương và thầm cầu nguyện mình đủ sức để “đem cả hai hành tinh Mars và Venus” vào trong mái nhà nhỏ của riêng mình. Sống ở hành tinh nào đi nữa thì người ta cũng cần ánh sáng của mặt trời, và phải tìm ra bí quyết để giữ mặt trời ở với mái gia đình quanh năm.
Ấy vậy mà khi Chuyên đem điều này chia xẻ với bà Paula bà cười thành tiếng:
- Well, my dear, trong trường hợp này thay vì nói “God bless America” phải đổi là “God bless you”. Nhớ là khi cơn giận nổi lên, không ai còn thấy được mặt trời hay 8 hành tinh còn lại mà chỉ thấy cái tôi vĩ đại và hành tinh của riêng mình. Bởi vậy, người ta phải tốn rất nhiều tiển để trả cho chuyên viên Psychology therapist ở đó mọi người tha hồ nói về ưu điểm của mình và lên án khuyết điểm của người khác và cuối cùng nghe được một vài lời khuyên mà nếu người ta bình tĩnh hơn thì không bị mất thì giờ, không phải trả những khoản tiền không nhỏ người ta vẫn có thể nhận ra.
Theo phong tục người Mỹ, Chuyên cũng đến hai department store quen thuộc để thực hiện “Brial register” một ở Bloomingdale với những đồ dùng bằng crystal mà Chuyên rất thích, một ở Target để hợp với túi tiền của những người bạn cùng làm việc rất có lòng nhưng ngân sách eo hẹp. Không giống như người Việt Nam, người Mỹ thường mừng đám cưới cho cô dâu bằng một tiệc nhỏ gọi là “brial shower” thường được tổ chức trước ngày đám cưới khoảng một hay hai tuần ở phòng ăn trưa confeerence room trong sở. Ngày đó cũng có weeding cake, chú rể tương lai cũng được mời đến, những chai apple cider được mở ra cũng sủi bọt vàng óng ánh như champagn thứ thiệt. Ngày hôm đó mọi người bạn trong sở mang đến một món ăn như hình thức pot luck, nhóm cùng làm việc với cô dâu lo phần trang trí và quà được mang đến đúng với loại hàng, màu sắc và kích thước mà cô dâu tương lai đã register ở department store. Tất cả những đồ dùng cô dâu muốn đều đã đăng ký ở tiệm hay có thể đọc thấy trên website với giá bán lẻ. Nếu là một món hàng đắt tiền nhiều người có thể góp tiền lại để cùng mừng cô dâu. Đó là một cách tính toán rất thực dụng của người Mỹ vừa mừng món quà đúng ý cô dâu vừa đỡ tốn tiền vừa tránh cho cặp vợ chồng mới cưới cảnh có một đống quà mừng ngoài ý muốn không biết để chỗ nào, “bỏ thương thương mà vương thì tội”.
Chưa hết cả cô dâu và chú rể tương lai lại phải bỏ ra ít nhất là một ngày đi khám sức khỏe tổng quát đủ thứ từ máu, nước tiểu đến HIV. Điều này để bảo đảm thế hệ tương lai tránh khỏi những bệnh tật bẩm sinh hay bệnh nan y, bảo đảm xã hội sẽ chỉ có những công dân khỏe mạnh bình thường. Ngồi ở phòng lab với đủ thứ bệnh nhân, với đủ thứ hình ảnh của “lão, bệnh và tử” Chuyên gọi người bạn thân để được nâng đỡ tinh thần. Qua đường dây điện thoại tiếng bạn trong trẻo vang lên:
- Chịu khó một chút. Đã đem nửa đời còn lại cho người khác thì tiếc gì một ngày, kiên nhẫn thêm một chút và cũng để biết cảm giác “đoạn trường ai có qua cầu mới hay”.
Chuyên tự an ủi dù sao mình cũng tránh được cảnh “chưa lấy nhau mà đã tính đến chuyện bỏ nhau” bằng cách ký “pre-nuptial agreement” như một thỏa thuận về tài sản của mỗi bên đã có trước ngày lấy nhau là của riêng mỗi người. Sau này chẳng may không thể chịu đựng nhau nữa có lôi nhau ra tòa ly dị thì vẫn có lằn ranh cố định khi phân chia tài sản. Chuyên không nghĩ đến và không muốn làm chuyện này vì nếu đã mất nhau thì tài sản có mất thêm cũng không làm đau lòng thêm nữa. Ấy vậy mà hầu hết người Mỹ và nhiều người Việt Nam đã làm điều này như một bảo đảm để không may “nửa bên kia” có ra khỏi đời mình thì tài sản, công trình mồ hôi nước mắt của mình vẫn còn ở lại. Thường thì bên nào giàu hơn bên đó hăng hái thuyết phục người kia ra tòa ký “pre-nuptial agreement” trước cho... chắc ăn! Để sau này nếu tình có đội nón ra đi thì vẫn còn tiền để lại.
Với Chuyên điều này chưa bao giờ ở trên “checked list” chuẩn bị đám cưới bởi vì Chuyên hiểu cả mình lẫn “nửa bên kia” đều có quan niệm “tri túc tiện túc đại túc hà thời túc” của cụ Nguyễn Công Trứ. Và khi hai bên tương đương về mọi mặt, như người Mỹ vẫn gọi là “compatible” thì thôi cho qua chuyện “pre-nuptial agreement”.
Sắp bỏ lại thời con gái sau lưng điều duy nhất làm Chuyên bùi ngùi là “mối tình mang theo” thời mới lớn. Đó là thời mắt sáng môi tươi ăn chưa no lo chưa tới, không hề tính toán nhưng tình yêu rất thơ mộng và thần thánh. Tình đầu nhẹ như mây trời, thanh khiết như áo trắng học trò chỉ có nắm tay nhau một lần rồi thôi, vậy mà sẽ ở mãi với Chuyên suốt đời. Dù đời sống ở Mỹ có tất bật đến đâu một lúc nào đó tâm hồn bình an, nghĩ về quá khứ chắc hẳn là không ai quên được tình đầu.
Chỉ mong đời sống gia đình của Chuyên cũng được ấm êm như ba mẹ, mặc dù Chuyên hiểu không có mặt biển bình yên nào không có sóng ngầm ở bên dưới. Và để đạt được điều đó hẳn là phải đòi hỏi lòng vị tha từ cả hai phía. Chữ “nhẫn” phải chăng là nền tảng cho sự kết hợp giữa hai người dưng khác họ (và đôi khi khác cả chủng tộc, màu da) dưới cùng một mái nhà"

Nguyễn Trần Diệu Hương
Viết để “đường dài hạnh phúc cầu chúc cho người” và mừng ngày 07/31/04 của KL&MT

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,608,053
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2019. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Đây là bài viết cho năm mới của ông.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới là truyện kể cuối năm dễ làm mềm lòng người.
Tác giả lần đầu đến với Việt Báo Viết Về Nước Mỹ, bài và hình ảnh do thân hữu chuyển đến bằng eMail. Mong Huyen Lam sẽ bổ túc địa chỉ liên lạc và tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. Bài đăng 2 kỳ
Đêm Giáng Sinh, mời đọc bài kể về thùng quà đặc biệt nhận từ bưu điện Mỹ. Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Giáng Sinh.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông chụp hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện "Bắc Kỳ". Bài và hình ảnh mới nhất là chuyện tác giả đi làm tình nguyện viên tại Trung Tâm Cứu Trợ nạn nhân của đám cháy Thomas vừa được thành lập tại Los Angeles.
Tác giả là một cựu du học sinh Nhựt Bổn, từng nhập Nhựt tịch, và có tên Nhựt là Yasushi Takasaki. Trước 30 Tháng Tư 1975, ông là chuyên viên Văn phòng Thống Đốc Ngân Hàng Quốc Gia VNCH, hiện cùng gia đình tái định cư tại Vancouver, Canada, từng làm Telemarketer của 2 hãng điện thoại Mỹ. Năm 2012, ông góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên, Thiên Đàng Còn Xa. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Nhạc sĩ Cung Tiến