Hôm nay,  

“tiên Học Lễ Hậu Học Văn”

20/07/200400:00:00(Xem: 99095)
Người viết: TƯỜNG CHINH
Bài số 588b-1126-vb2190704

Vào một buổi xế chiều, những tia nắng không qúa gay gắt của mùa hè ở California làm sáng thêm khuôn viên Đại Học Fullerton, tôi đã có dịp trò truyện với người thầy cũ, giáo sư Ngôn Ngữ Học, Dr. Norman Page. Đề tài hai thầy trò bàn tới là việc giảng dạy môn học đạo đức cho các học sinh tiểu học phải được coi là điều quan trọng trong đời sống hàng ngày.
Trong câu chuyện, giáo sư Norman Page nhận định là các trường học trên toàn cầu, đặc biệt là ở một sứ sở tự do như nước Mỹ cần phải khuyến khích các sinh viên học sinh chú tâm nhiều hơn về vấn đề đạo đức và nề nếp khi các em còn ở lứa tuổi dưới vị thành niên mà ông bà ta thường nói: “Dạy con từ thưở còn thơ”.
Theo quan niệm Á Đông, vấn đề “tiên học lễ; hậu học văn” luôn luôn được chú trọng một cách đặc biệt. Người Việt Nam vốn coi trọng vấn đề lễ nghĩa và đạo lý trong đời sống gia đình. Tuy nhiên, sau gần 30 năm sống tha phương nơi xứ lạ quê người, những thế hệ trẻ được sanh ra và lớn lên tại hải ngoại dường như không có nhiều cơ hội để học hỏi và gìn giữ những di sản văn hóa cũng như nền tảng đạo đức, phong tục tập quán của người Việt Nam từ nhiều ngàn năm qua.


Khi đề cập tới vấn đề “tôn sư trọng đạo” ở bậc đại học, giáo sư Norman Page đã tâm sự: “Tôi theo nghề dạy học hơn nửa đời mình, niềm vui nhất của tôi là được nhìn thấy các học trò của mình thành công trong mọi lĩnh vực. Và điều hạnh phúc nhất là tôi tìm thấy ở các học sinh của mình sự tôn kính và lễ phép đối với các bậc thầy cô giáo của họ.”
Cách đây hơn ba năm, khi tôi còn là một sinh viên năm thứ ba tôi đã có dịp chứng kiến một nữ sinh viên Mỹ đi một cách vội vã vào lớp học trong khi hơn 200 sinh viên khác đang chăm chú lắng nghe vị giáo sư của họ giảng bài. Cô sinh viên này ăn mặc như đi dạo biển, với thái độ hục hặc đã chất vấn vị giáo sư lý do tại sao đã loại bỏ tên cô ta khỏi danh sách ghi danh, sau ba lần cô ta vắng mặt và vài lần vào lớp trễ. Vị giáo sư với dáng vóc ốm và cao, vầng trán rộng đầy vẻ thông minh mà nghiêm khắc, đã yêu cầu cô sinh viên này rời khỏi lớp học ngay tức khắc. Cô ta vô cùng tức giận bước ra khỏi lớp học với một thái độ thiếu lễ phép kềm theo những lời nói rất khó nghe.
Nhìn thấy sự thất vọng từ ánh mắt vị giáo sư của mình ngày hôm đó, tôi lấy làm tiếc cho một sinh viên Đại Học nhưng thiếu lễ nghĩa với chính người thầy của mình.
Tôi tự hứa với chính mình phải luôn luôn là một học sinh gương mẫu và coi trọng vấn đề đạo đức hơn hết.

TƯỜNG CHINH

Ý kiến bạn đọc
01/06/201920:50:39
Khách
toi thich doc viet ve nuoc My cua quy bao, toi thich viet nhung viet rat do nen so bi loai khoi vong chien
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,292,032
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà là chuyện về một viện dưỡng lão.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Bài viết mới là truyện ngắn.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001. Tuy từ 10 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, tác giả vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển và định cư tại Salt Lake City, Utah từ tháng 8 năm 1987 đến nay. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Tuần lễ Halloween bắt đầu, mời đọc chuyện sợ ma. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ và là thành viên ban tuyển chọn chung kết của giải thưởng nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015.Đã nhận giải Đặc Biệt năm 2016. Giải Danh Dự VVNM 2017. Sang năm 2018 nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của bà là chuyện về một gia đình H.O. có các con trên 21 tuổi từng bị từ chối cho đi theo cha mẹ. Nhờ Tu Chính Án của Thượng Nghị Sĩ John McCain, mà họ đã có thể đoàn tụ từ sau năm 1995.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây, thêm một bài mới của ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến